Tuesday, March 30, 2010

Nguyễn Hùng Cường : Thánh vật ở sông Tô Lịch

Chuyện khó tin : Thánh vật ở sông Tô Lịch (Kỳ 1)

Friday, 20. April 2007, 07:56:01

Chuyện khó tin : Thánh vật ở sông Tô L��
LTS: Tháng 06 năm 2001 Công ty liên doanh xây dựng VIC trúng thầu gói thầu 07 dự án cải tạo hệ thống thóat nước Hà nội (CPTA).Công việc cụ thể là nạo vét và kè đá bờ sông Tô Lịch. Tác giả bài viết này là ông Nguyễn Hùng Cường Đội trưởng Đội xây dựng số 12 trực tiếp chỉ huy thi công đoạn sông qua làng An Phú, phường Nghĩa Đô,Quận Cầu Giấy. Và mọi việc kỳ bí và đáng sợ bắt đầu từ đây. Có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng cũng có thể là chuyện tâm linh chúng ta chưa giải thích được.

Trước khi thi công, với tư cách chỉ huy công trường, tôi có mời ông Phạm Ngọc Anh kỹ sư thủy lợi làm chuyên viên kỹ thuật. Ngay ngày đầu tiên đi khảo sát thực địa, ông Anh phát hiện một ngôi đền rất lớn ở bờ sông phía An Phú. Đó là ngôi đền Quán Đới có từ thời Lý. Ông Anh nói luôn:
“ Cậu không nên nhận thi công đoạn sông này. Nguy hiểm lắm”.
Rất ân hận, tôi đã không nghe theo lời khuyên này.

Ngày 15/8/2001, tôi vừa làm lễ trọng đền Quán Đới, vừa cho máy xúc, máy ủi xuống bờ sông khởi công. Vừa thắp được mấy nén hương thì tự nhiên lửa trong nắm hương cứ bùng lên cháy rực, đồng thời tự nhiên ngực tôi đau buốt. Mãi mới vẩy được lửa, cắm lên bát hương thì ngoài công trường báo về có sự cố. Vái vội mấy vái, tôi chạy ra.Thì ra ngoài công trường sau khi đắp đê bơm nước ra, anh em phát hiện rất nhiều cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố trí rất lạ. Cũng là vô sư, vô sách, tôi chỉ huy cho máy nhổ cọc lên. Máy vừa nhổ được hai chiếc cọc, thì tự nhiên như có một lực gì đẩy, chiếc máy xúc từ từ trôi xuống sông, không có cách gì giữ được. Đồng thời đê ngăn nước vỡ, nước tràn vào ngập kín chiếc máy xúc. Cũng gần như cùng lúc ấy có tiếng người hét lên.Trong đống bùn mà máy xúc đã xúc lên có lẫn rất nhiều xương người, xương thú vật, rất nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ đồng như bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, tiền đồng, tiền cổ. Biết là gặp chuyện lớn, tôi cho dừng thi công, yêu cầu công nhân gom tất cả đồ cổ, xương người lại và báo với Bảo tàng Hà nội. Ông Phạm Kim Ngọc Giám đốc Bảo tàng Hà nội và nhiều nhà khoa học đã đến hiện trường thu nhặt cổ vật mang về Bảo tàng.Tối hôm đó, anh Hùng, người lái máy xúc nhổ cọc, đang khỏe mạnh vừa về đến nhà chợt lên cơn động kinh, mắt trợn, miệng sủi bọt mép,người cứ quay tròn như gà bị cắt tiết. Cả nhà anh Hùng biết có sự lạ, sắm lễ ra bờ sông vừa khóc vừa lễ. Thật sợ, lễ xong, đốt vàng mã được một nửa thì điện thoại ở nhà báo tin Hùng đã tỉnh lại.

Không biết làm cách nào, nghe bạn bè mách, tôi phóng xe đi Hải Phòng mời một thầy pháp nổi tiếng về trừ tà. Vừa nói chuyện với thầy, tự nhiên thầy trừng mắt:
“ Này, chỗ ấy âm khí nặng nề, sức tôi không trừ được.
Nằn nì mãi thầy mới đi về Hà nội mà cũng chỉ dám làm lễ cầu an ở bờ sông và ngay đêm đó về Hải Phòng.

Mấy ngày sau,Bảo tàng Hà nội tổ chức một hội thảo khoa học,hội tụ rất nhiều các nhà khoa học cả về sử học, bảo tàng, tâm linh. Kết luận của Giáo sư Trần Quốc Vượng được chấp nhận: đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ thứ IX. Giáo sư cũng đề cập đến lực lượng âm binh tại đây và dặn tôi phải cẩn thận kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của công nhân.

Tôi cùng anh em công nhân thu nhặt hết tất cả xương người liệm vào tiểu và chôn ở bờ sông, hàng ngày cắt cử người hương khói. Nhưng công việc không tiến triển được.Cứ đắp đê lên, lại vỡ. Anh em công nhân ở công trường thì luôn luôn mơ thấy ma quỷ và thường gặp tai nạn lao động. Vét được chút bùn nào lên thì cũng thấy kèm theo xương người, có khi cả đầu lâu.Chúng tôi liệm hết vào tiểu đem chôn gần đó.

Một mặt tích cực đổi mới kỹ thuật thi công, mặt khác tôi vẫn tiếp tục mời thầy cúng trừ tà giải hạn. Nhưng tất cả các thầy bắc, nam đều bất lực.Công nhân tòan nằm mơ thấy những người mặc áo the,khăn xếp đánh đuổi không cho nằm.Nhiều người đã bỏ việc không dám ở lại. Anh Thưởng quê ở Nghệ An là công nhân xây lắp ngủ ở lán công trường, đêm nào anh cũng mơ thấy một bà cụ hiện lên nắm tóc đuổi đi và nói “ Đây không phải chỗ kiếm ăn của mày, về quê mà sống”. Anh Thưởng không chịu bỏ đi, còn khuyên nhiều công nhân ở lại làm. Được ba hôm thì vợ anh làm cấp dưỡng cho công nhân bị bỏng độ cấp 3 tòan thân. Sợ quá anh đưa vợ đi bệnh viện và bỏ việc luôn.

Đến tháng 11/2001 nhờ tích cực vận động tôi đã mời được thượng tọa Thích Viên Thành ở Chùa Hương về làm lễ cúng cho tôi ở hiện trường.Vừa đến hiện trường thầy đã ngồi xuống nhắm mắt niệm phật .Niệm một lúc thầy đứng lên nói:
“Đây là trận đồ trấn yểm rất nguy hiểm,vì các đệ tử thầy sẽ lập đàn tràng hóa giải”.
Sau đó thầy lập đàn tràng hóa giải ở bờ sông hóa giải trấn yểm. Lễ xong thầy Thích Viên Thành nói với mọi người:
“ Mặc dù thầy đã cố hóa giải nhưng anh em phải cẩn thận,còn anh Cường thì phải chịu nhiều hậu quả,gia đình,anh em con cháu cũng gặp họa”
. Rồi buồn buồn thầy nói :
“ Vì cái đàn tràng này tính mạng thầy cũng khó giữ”.
Ba tháng sau thầy Thích Viên Thành hóa. Các đệ tử nói trước khi thầy mất thầy còn nói thầy mất vì trận đồ trấn yểm ở sông Tô Lịch.

Nhưng công việc cũng không tiến triển được. Đê đắp lên là vỡ, kè thép không vỡ thì nước xối từ dưới lên. Đặt đá xuống thì đá chìm nghỉm. Để kiểm tra địa tầng tìm biện pháp thi công mới, tôi thuê một dàn khoan thăm dò đến khoan mấy mũi. Lạ thay cứ hạ mũi khoan xuống một đoạn là mũi khoan gãy. Ba lần như vậy họ lẳng lặng tháo dàn khoan đi mất, không cần đòi tiền. Công nhân thì vẫn hoang mang vô cùng Anh Hoàn quê ở Ninh Bình làm đốc công, có hôm vừa dẫm chân lên đầu cột gỗ thì ở quê nhắn lên bố anh ốm thập tử nhất sinh phải cấp cứu. Anh Nguyễn Văn Nông, thủ kho là người tích cực trong việc thu lượm các hài cốt và di vật thì mẹ bị tai biến mạch máu não. Sau khi thầy Thích Viên Thành làm lễ hóa giải yểm trừ,anh Trần Văn Lợi người Bắc Giang xông xáo nhất nhảy xuống lòng sông vét bùn, vừa lên bờ tắm rửa xong thì nghe tin nhà ở quê bị cháy rụi,một đứa cháu rất thân với anh đột ngột chết.

Các công nhân sợ hãi nghỉ việc cả. Chiều chiều đứng bên bờ sông hoang vắng lòng tôi bỗng chua xót.Tôi có tội gì đâu mà thánh thần hại tôi đến nỗi này.
(Xem tiếp kỳ sau)
Chuyện khó tin : Thánh vật ở sông Tô Lịch (Kỳ 2)

Friday, 20. April 2007, 08:00:31

Chuyện khó tin : Thánh vật ở sông Tô L��
Thấm thoát đã cuối năm, trời trở rét, chỉ còn mấy anh em thân thiết với tôi là ở lại làm. Tôi cho đóng cọc thép sâu tới 4m rồi làm cữ thép chắn nước. Lạ thay cứ bơm sạch nước thì cữ lại vỡ. Lúc này một số báo chí đã nói tới sự kỳ lạ xung quanh công trình sông Tô Lịch đoạn qua làng An phú này. Bảo tàng Hà nội, rồi viện tâm lý, các nhà ngoại cảm cận tâm lý đều đã tổ chức các cuộc họp tại công trình.

Kết luận cuối cùng là ... không giải thích được. Phía các nhà sử học, khảo cổ học thì giải thích đây la di tích nằm trong quần thể chính của Tây thành Đại La(có thể là ngọ môn), nhiều người còn yêu cầu khôi phục di tích này, phía các nhà tâm linh, dịch học thì nói đây là trận đồ địa trấn yểm tà ma, không cho xâm phạm kinh thành, vì là trận đồ cho nên đã giam giữ rất nhiều ma mãnh, những bộ xương người mà tôi đào được rất có thể là xương người bị tế sống chôn lúc làm lễ trấn yểm. Cũng theo họ tôi đã động đến trận đồ, phá hủy nó, giải thoát cho nhiều tà ma nên nó ám vào làm những những người có mặt lúc đó, mặt khác thánh thần cũng oán giận việc làm của chúng tôi nên ra tay trừng phạt. Chuyện thánh thần ma quỷ không ai nhìn thấy, nhưng những sự rủi ro mà chúng tôi gánh chịu đựng thì quá đáng sợ .

Có một hôm đóng cữ mới, bơm nước cạn chuẩn bị đào để kè bờ thì phát hiện có thêm một cọc gỗ. Dùng máy xúc nhổ mãi không được, tôi giao nhiệm vụ cho anh Thuỷ(người Ninh Bình) xuống chặt cụt đi để lấy chỗ làm. Ngay đêm hôm đó anh bị cảm nặng sốt cao, phải đưa vào bệnh viện. Nhưng kinh khủng hơn sáng hôm sau điện thoại từ gia đình anh điện lên mẹ anh bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não. Đến chiều thì tin lên đứa con anh đang học lớp 7 bước từ trên hè xuống sân ngã ngãy sương đùi, mặc dù từ hè xuống sân cao chỉ chênh nhau 30cm. Đến sáng hôm sau thì mẹ anh bị đứt mạch máu não, đang sốt hừ hừ anh Thủy cũng phải vùng dậy chạy vào đền làm lễ mới bỏ về. Sau này tôi mới biết gia đình anh còn gặp nhiều chuyện không may nữa, phải cũng lễ nhiều anh mới sống sót được.

Nhưng bỏ không làm nữa thì cũng không được, đã đổ hết vốn liếng vào đây rùi bỏ đi thì không chỉ chết mình tôi mà còn chết cả nhà, cả họ. Xin nhắc công VIC chúng thầu nhưng làm từng đoạn, các đội nhận khoán lại phải bỏ tiền ra làm rồi thanh toán sau. Mặc dù tôi báo cáo lãnh đạo công ty nhiều lần, báo chí cũng nói đến chuyện này nhưng ông Nguyễn Quang Hưng - Giám đốc công ty vẫn không quan tâm giúp đỡ, ngược lại ông còn nháo báng chê trách chúng tôi không biết làm việc. Vì vốn liếng, vì sĩ diện của một kỹ sư xây dựng tôi bàn với anh em thân tín quyết tâm làm đến cùng. May thay có ông Nguyễn Trường Tiểu - Chủ tịch Hội Đồng quản trị VIC ủng hộ tôi rất nhiều trong công việc(hiện nay ông Tiểu đang làm phó Tổng giám Đốc công ty xây dựng Hà nội ).
Được sự giúp đỡ của ông, tôi đã mời được thày Mão, một thày tứ phủ nổi tiếng nhà ở Vĩnh tuy - Hà nội đến làm lễ tại công trường. Nhiều lần tôi cùng ông Tiểu đến mời ông Mão và cuối cũng đến tháng 6/2002 ông Mão nhận lời, lập đàn tràng giải trận đồ bát quái cho tôi. Đàn lớn lắm có đủ cờ phướn, hương án, lễ mặn, hoa quả có đủ. Trong danh sách chủ lễ có toàn bộ ban Giám Đốc công ty, nhưng ông Hưng không đến dự. Cúng lễ 2 ngày, 2 đêm, hàng trăm người đến xem ầm ĩ một khúc sông. Cúng xong ông Mão nói với tôi: " Cậu đào khúc sông này là cậu khổ rùi. Bây giờ cậu có thể làm xong việc, nhưng nhà cậu sẽ gặp nhiều tai vạ lớn, cậu sẽ mất tất cả những gì quý giá nhất, anh em cậu sẽ tan gia bại sản, gặp nhiều sự oan khuất. Tôi làm lễ cho cậu tôi sẽ bị trả giá. Mặc dù tôi không chết nhưng tôi e rằng sẽ không được như trước".

Ngay sau khi ông Mão lễ xong, chúng tôi cùng về đến nhà, thì ông Mão ngất đi. Từ lúc đó trong ngần nửa tháng người nhà ông Mão đưa ông đi khắp các bệnh viện, không bác sĩ nào biết ông bệnh gì, còn ông Mão lúc mê lúc tỉnh, lúc thì kêu khó chịu trong người, lúc thì kêu đau đầu... cứ vậy mãi sau ông mới khỏi, nhưng từ đó sức khỏe yếu hẳn đi. Trước đây tôi không tin thầy Thích Vân Thành chết vì tai họa sông Tô Lịch, nhưng từ khi chứng kiến ông Mão ốm thì tôi tin rằng thầy Thích Vân thành chết vì ma sông Tô Lịch thật. Nhưng lạ nhất là từ lúc lập đàn tràng lần thứ 2 do ông Mão chủ lễ công việc có vẻ suân sẻ hơn. Cữ dựng lên không bị phá vỡ nữa, kè đập cũng không bị sụt lở, chúng tôi làm được ngần 150m dài, quá 1/3 đoạn sông tôi nhận. Đến đây thì tôi kệt sức, vốn liếng vay mượn khắp nơi rồi không vay thêm được nữa. Tôi quyết định dừng công việc tại đây.

Nhưng tai họa thì không dừng lại, vào đúng ngày tôi hết sạch tiền, định cho anh em nghỉ việc thì tự nhiên một anh em công nhân lên cơn động kinh ngay tại công trường, miệng sủi bọt mép, mắt hoàn toàn ý thức. Lúc tan cơn co giật, anh vẫn mê sảng môm lẩm nhẩm: Trả tao đây, trả tao đây. Ngay hôm sau tôi được tiếp một người quen từ bên Lào về. Đó là anh Tuấn một cán bộ ủy ban dân tộc trung ương. Năm trước trong lúc chúng tôi đào trong trận bát quái anh có đến thăm anh có chọn trong các cổ vật xúc dưới sông lên, xin một cái bát hoa cúc đời Lý. Anh mang về bày ở trong nhà. Từ ngày ấy gia đình anh lục đục, làm ăn thất bại. Vừa rồi anh có đi công tác sang Lào, có một ông thày cúng vừa nhìn thấy Anh vừa hốt hoảng: "Anh có cầm vật gì của người âm không ? ". Anh trả lời: "không có ạ" . Ông thày cúng lắc đầu: " Anh phải nhớ lại thật kỹ đi, tôi thấy sau lưng anh có rất nhiều người âm đang đòi anh cái gì đấy, hình như là bát ăn cơm thì phải. Anh lấy của họ dưới sông làm cho họ không có bát ăn cơm. Anh phải trả họ ngay không thì gay go đấy".

Anh Tuấn nhớ lại chuyện cái bát sợ quá phải bỏ dở chuyến công tác, quay về Hà nội sắm sửa lễ tạ tội và trả cái bát vào dòng sông đúng chỗ tôi đã múc lên. Hôm đó là ngày 24/7/2002.

Chuyện còn rất dài tai họa còn rất nhiều, ba ngày sau đó, bố đẻ tôi đột ngột ra đi và nhiều chuyện nữa đã xảy ra tôi sẽ kể chi tiết sau. Bởi ngay đến hôm nay gia đình tôi còn chịu nhiều oan khuất. Em gái tôi là Nguyễn Thị Bích Hợp bán bảo hiểm cho PJICO chỉ bán bảo hiểm cho công ty Việt Thái Phong, không tham ô tham nhũng đồng nào, chỉ vì các ông Giám Đốc, Phó Giám Đốc tham ô tiền tỷ mà phải ra tòa. Ai biết chuyện cũng thương nhưng không giúp gì được. Dự kiến phiên tòa sẽ bắt đầu vào ngày 10/4/2007. Tôi lo em tôi sẽ bị tù oan. Thế là em đi tù là tại tôi, tại tôi ngu ngốc đã nhận thi công đoạn sông ấy, đã đụng trạm vào trận đồ bát quái ghê gởm ấy. Đã có nhiều người chết, đã có quá nhiều người bị nạn, bị thương tật. Tôi cầu mong thần thánh mười phương, cầu mong các vị quan tòa anh minh cứu giúp em tôi, cứu giúp gia đình tôi.


: Thánh vật ở sông Tô Lịch (Kỳ 3)

Friday, 20. April 2007, 08:05:41

Chuyện khó tin : Thánh vật ở sông Tô L��
Như số báo trước đã kể, thầy tứ phủ Pham Văn Mão sau khi lập đàn tràng hóa giải trận đồ bát quái đã được công trình kè sông Tô Lịch, đoạn qua đền Quán Đôi, nhưng đổi lại gia đình tôi và cả anh em tôi sẽ bị đại nạn, mất tất cả. Đúng như vậy, ngay sau đó công việc trên đoạn sông này bỗng nhiên thuận lợi chả mấy chốc tôi đã làm xong khoảng 150m chiều dài kè sông.

Đến lúc xảy ra sự kiện anh Tuấn bị người âm đuổi theo, trả lại cái bát hoa cúc xuống lòng sông. Bố đẻ tôi ở quê là một người đàn ông trẻ khỏe hơn tuổi 70 của mình, ông vẫn làm việc và lao động như một tráng niên. Sau khi anh Tuấn trả lại cái bát về lòng sông đúng 3 hôm, ngày 27/7/2002, bố tôi đi chơi về đang ngồi uống nước ở nhà đột nhiên đứt mạch máu não và chết ngay sau 6 tiếng đồng hồ cấp cứu. Đây là sự mất mát lớn nhất của cuộc đời tôi. Biết là mọi sự nguy hiểm đang rình rập, ngay sau khi đám hiếu bố tôi kết thúc, tôi ra ngay công trình, đào toàn bộ tám hài cốt moi từ dưới sông đang chôn tạm dọc bờ sông lên, rửa ráy sạch sẽ, xếp vào tiểu đẹp và làm lễ trọng, đưa toàn bộ lên nghĩa trang Bất Bạt an táng, cho mát mẻ vong linh người chết. Trong đau khổ mất cha, trước đàn lễ tôi vừa khóc vừa khấn rất to nhiều người nghe thấy “Tín chủ xin các vong hồn tha thứ cho sự xúc phạm vào nơi yên nghỉ của các vong, nhưng tín chủ cũng chỉ là người làm thuê, thừa lệnh cấp trên mà làm, nay con đã sức cùng, lực kiệt, người thì chết, người thì ốm, tiền thì hết, nếu các vong bắt tội thì bắt tội ông Nguyễn Quang Hưng Giám đốc công ty VIC và ông Nguyễn Trọng Doanh, Giám đốc dự án. Xin các vong nhẹ đỡ trừng phạt con”. Tôi cũng nói thêm, trong suốt thời gian sảy ra chuyện ở đoạn sông Tô Lịch này, hai ông Hưng và Doanh lúc nào cũng tỏ vẻ không tin và không hề có sự hỗ trợ giúp đỡ nào, thậm chí còn nhạo báng và gây thêm khó khăn cho công việc thi công của tôi.

Và cũng thật đáng sợ, chỉ 2 ngày, sau khi tôi an táng toàn bộ 8 hài cốt ở nghĩa trang Bất Bạt, trong chuyến công tác ở Quảng Bình, xe ô tô chở ông Nguyễn Quang Hưng cùng một số cán bộ công ty đã bị nạn. Chiếc xe Toyota bị phá hủy hoàn toàn. Ông Nguyễn Quang Hưng bị chấn thương nặng, gãy 3 chiếc xương sườn, nhiều cán bộ đi cùng cũng bị vạ lây. Vẫn chưa hết, sau đó khoảng 1 tháng, văn phòng Ban quản lý dự án do ông Nguyễn Trọng Doanh trực tiếp phụ trách đặt tại Yên Sở, Hà nội bỗng bốc cháy dữ dội. Ngôi nhà 2 tầng đặt văn phòng dự án và văn phòng một số công ty tham gia thi công dự án bị thiêu rụi hoàn toàn.

Sau khi đã làm xong 150m trên chiếu dài 360m tôi nhận thi công, do các sự việc ghê gớm xảy ra và cũng do sức cùng lực kiệt, tiền vốn không còn, tôi xin thanh lý hợp đồng. Lạnh lùng không một chút nhân đạo, không thương xót, Công ty VIC thanh lý hợp đồng mà không hỗ trợ lấy một xu nhỏ. Tôi bị lỗ 500 triệu đồng vì công trình này. Quay trở về Nghệ An tôi đi cầu khấn ở mọi nơi, nơi nào cũng báo cho tôi biết tôi đang bị đại nạn.

Cũng nói thêm khi thi công , công trình ngoài số cổ vật moi ở trong trận đồ bát quái tôi đã nộp cho bảo tàng Hà nội, các công nhân có moi lên được nhiều bát đĩa, cốc chén cổ. Tôi có giữ lại mấy cái lành lặn. Trong đó có một chiếc tước màu đen mà nói như GS Trấn Quốc Vượng, đó là một đồ cổ rất quý hiếm. Khi về đến nghệ An, do hết tiền, tôi định bán

Chiếc tước đó, Khách mua từ Hà nội vào, sau một ngày trả giá đã thỏa thuận mua chiếc tước ấy với giá gần 10.000USD. Thỏa thuận xong, khách quay lại khách sạn lấy tiền để trả tôi, trong lúc đó chiếc tước vẫn để trên mặt bàn. Khách mang tiền đến, chưa kịp đếm tiền thì thật kinh hãi, chiếc tước không ai đụng tay vào tự nhiên vỡ đôi, rồi vỡ vụn. Khách co giò bỏ chạy. Ngay sau đó tôi cũng sợ hãi quá, mang nốt mấy cái đồ cổ còn lại ra Hà nội gặp GS Trần Quốc Vượng và cho ông hết. Giáo Sư Trần Quốc Vượng lúc đó vừa lấy vợ mới, đang lúc vui vẻ, ông cứ cười tôi về sự yếu bóng vía. Ông giải thích cho tôi là đồ ngâm lâu dưới nước, khi đưa ra ngoài không khí nước bốc hơi ẩm cho gốm bở ra rất dễ vỡ. Chuyện cái tước không liên quan gì đến tâm linh. Tôi thì quá sợ nên không dám giữ một món đồ nào nữa. Tôi không ngờ đó là lần gặp gỡ cuối cùng của tôi với GS Trần Quốc Vượng, vì chỉ ít lâu sau ông mất đột ngột. Trong thâm tâm tôi có cảm giác mấy món đồ cổ từ trận đồ trấn yểm đã làm hại ông. Tôi cũng nhớ ông có xin tôi mấy món đồ lúc ông đến công trình.

Từ đó đã 4 năm qua. Tôi từ một tỷ phú trước khi làm công trình kè sông đã một kẻ tay trắng, phải phiêu bạt nơi biên cương, sang cả Lào để kiếm ăn. Có lúc tưởng như không còn mái nhà, không còn gia đình để về. Ông anh trai thứ hai của tôi,người tham gia công trình cùng tôi, gặp nhiều sự trớ trêu, cay đắng trong hạnh phúc gia đình đến mức đôi lúc ông đã có những ý định tiêu cực. Đến năm 2006 vừa qua, ông gây tai nạn giao thông làm chết người và vướng vào lòng lao lý.
Ông anh thứ ba, người đã cho tôi vay tiền để kè sông Tô Lịch cũng là người làm ăn phát tài, sau đó gặp nhiều sự rủi ro, phá sản toàn bộ.
Cô em gái út của tôi là Nguyễn Thị Bích Hợp công tác tại Sài Gòn thì đang vướng vào một sự oan khuất. Chỉ vì lòng tận tâm tận lực với công ty PJICO mà đang phải ra tòa và lúc tôi viết những dòng này, tòa tuyên tạm hoãn xử lần thứ 2. Lạ nhất cô em gái tôi đi xem lễ nhiều nơi, các thầy đều nói hạn của em tôi bắt đầu từ đại hạn của gia đình tôi từ năm Tân Tỵ 2001 là năm tôi phạm phải trận đồ trấn yểm Đại La trên sông Tô Lịch.

Cũng còn nhiều chuyện nhỏ nữa cũng đều đáng sợ, nhưng nếu kể nữa e rằng chỉ làm bạn đọc bận tâm. Tôi xin dừng bài viết ở đây. Cũng có thể tòan bộ câu chuyện này chỉ là ngẫu nhiên mà rơi xuống số phận tôi, hòan toàn không có yếu tố tâm linh, chỉ biết rằng theo cố Giáo sư Trần Quốc Vượng địa điểm mà tôi thi công là điểm giao hòa của 3 con sông cổ : Sông Tô Lịch, Sông Thiên Phù và Sông Nhuệ. Do vậy, cấu tạo địa chất rất phức tạp và hình thành những vực sâu và rồi những vực sâu cũng được bồi lấp bởi mọi thứ đã từng trôi nổi trong ba dòng của con sông chính chính vì vậy việc thi công rất khó khăn. Nhưng cũng có thầy địa lý nói : đây là điểm giao hòa và là một huyệt phong thủy rất quan trọng. Vì vậy một thế lực nào đó đã lập trận đồ trấn yểm để huyệt này không phát được. Mọi việc tôi không biết rõ, nhưng câu chuyện của tôi và gia đình thì quá đau khổ. Tôi cầu mong mọi sự chia sẻ của bạn đọc.
Thánh vật ở sông Tô Lịch – Kỳ 4

Friday, 20. April 2007, 08:08:29

Thánh vật ở sông Tô Lịch – Kỳ 4
Vào năm 1986, tôi mới là một thanh niên trẻ của làng An Phú – lúc đó thuộc thị trấn Nghĩa Đô của huyện Từ Liêm - bên sông Tô Lịch.Ở ngay bên bờ sông có miếu Đôi Cô, nay là đền Quán Đôi, đối diện khu đất sau này đội thi công 12 thuộc Công ty VIC đào phải trận đồ trấn yểm, gây ra bao chuyện kỳ lạ cũng như bất hạnh cho nhiều người. Do liên quan đến nhiều người còn sống nên cho tôi xin được giấu tên thật của họ.

Vào năm đó – 1986 – tôi được làng chọn làm dân phòng, là nhân viên an ninh tự nguyện để phối hợp với công an bảo vệ trật tự an ninh xóm làng. Khi đó, miếu Đôi Cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ gồm một gian nhà xây, lớp ngói một mái.

Trước cửa miếu có cây đa khá xanh tốt. Trong miếu, trên bệ thờ chỉ có mấy tượng thờ (hình như là tượng Cô) và mấy bát hương cũng rất nhỏ. Miếu nhỏ nhưng có nhiều người đến lễ vào những ngày sóc vọng (mồng một, ngày rằm).

Ở đó thường có một ông thầy Tứ Phủ từ thôn Vòng (Dịch Vọng Hậu) đến chủ trì lễ bái, gọi hồn, ốp đồng. Chính quyền thị trấn, vào những năm đó, do bà Nguyễn Thị Sang làm chủ tịch UBND. Ông N.L là phó chủ tịch UBND. Ông M.G làm bí thư đảng ủy xã.

Trong phong trào chống mê tín dị đoan, bảo vệ trật tự an ninh cơ sở, miếu Đôi Cô được UBND và công an thị trấn coi là một điểm đen cần được giải tỏa. Công an thị trấn Nghĩa Đô và dân phòng thôn An Phú quyết tâm bắt quả tang một vụ hầu đồng để giải tỏa cả miếu Đôi Cô này.

Nghe cơ sở báo tối ngày rằm tháng 10/1986 có một vụ lên đồng tại miếu Đôi Cô, anh Chung - công an khu vực thôn An Phú, cùng ông N.L dẫn các dân phòng phục sẵn gần miếu.

Nghe thấy lầm rầm có tiếng “lạy cô, lạy cô”, từ bốn phía anh em ập vào bắt quả tang hơn 10 bà cùng ông thầy tứ phủ đang lên đồng. Chúng tôi thu hết lễ vật, đưa toàn bộ những người này lên trụ sở UBND.

Ông N.L còn ra lệnh thu hết đồ thờ cúng mang lên trụ sở UBND. Chúng tôi thu hết tất cả bát hướng, tượng thờ, cả rắn thờ, nón thờ mang lên để ở góc phòng UBND.

Theo đúng luật lệ, thầy tứ phủ và các bà tham gia lên đồng bị phạt hành chính rồi được thả về. Còn lại một đống lễ vật và cả đồ áo mũ để lên đồng, cả miếng khăn phủ diện màu đỏ, chất ở góc phòng không biết xử lý ra sao.

Ông N.L đề nghị anh Chung – công an – xin ý kiến, ông M.G đến xem sau đó phán một câu xanh rờn: “Các cậu ném hết xuống sông Tô Lịch cho tôi”.

Sau này tôi nghĩ có lẽ ông M.G cũng không chủ định như vậy nhưng lúc đó, do hứng chí, ông phán như vậy.

Tôi bàn với anh Chung nên xem xét lại, đừng ném đồ thờ xuống sông. Sau đó ông N.L và anh Chung quyết định xuống chùa Bái Ân (thôn Bái Ân), lúc đó cũng thuộc địa phận thị trấn Nghĩa Đô, mời sư thầy Đàm Thanh xuống UBND nhận đồ thờ cúng mang về cất ở chùa.

Ngay sau đó, sư thầy Đàm Thanh lên nhận hết đồ, chở bằng xe đạp về chùa Bái Ân. Hiện nay các ông có tên trên vẫn sống. Anh Chung nay là thiếu ta công an tại Đội 113, công an quận Cầu Giấy. Sư thầy Đàm Thanh vẫn trụ trì chùa Bái Ân.

Sự việc bắt giữ và thu đồ thờ của miếu Đôi Cô cũng qua đi bởi, ngay sau đó, những người đến đến thời cúng tại miếu lại sắm đủ đồ thờ và mọi việc lễ lạy lại y như cũ.

Chỉ có chúng tôi thấy mọi sự không yên được. Đêm nằm thường hay mộng mỵ những chuyện ma quái. Thêm nữa, ngay trong những người tham gia vụ bắt giữ đồ thờ cúng đã xảy ra nhiều chuyện mâu thuẫn. Rồi dần dần những việc lớn xảy ra.

Có điều mọi việc đều tập trung vào những người đã liên quan tới vụ bắt giữ đồ thờ ở miếu Đôi Cô. Việc đầu tiên xảy ra với ông N.L. Chỉ sau đó ít lâu, ngay kỳ bầu cử hội đồng nhân dân thị trấn, ông N.L không trúng cử và mất chức chủ tịch UBND thị trấn.

Sau thời gian bắt vụ miếu Đôi Cô khoảng gần một năm, vợ ông M.G bị bệnh về mắt khi mới 40 tuổi. Cũng chỉ sau đó ít lâu, con trai ông M.G tham gia một vụ dùng súng cướp tài sản công dân may mà không có ai bị thương.

Ngay sau đó con trai ông M.G bị bắt. Cơ quan công an khám nhà ông M.G nhưng không tìm ra khẩu súng tang vật. Tuy nhiên, khi khám phòng làm việc của ông M.G ở trụ sở đảng ủy thị trấn, cơ quan công an lại phát hiện khẩu súng được cất ở trong tủ đựng tài liệu.

Ông M.G khai rằng thấy khẩu súng ở nhà, sợ con ông phạm tội nên ông đã đem lên phòng làm việc cất. Lúc thu khẩu súng, tôi cũng có mặt ở đó và không hiểu sao tôi thấy nét mặt ông M.G rất giống lúc ông nói câu: “Ném tất cả xuống sông Tô Lịch cho tôi”.

Hơn một năm sau, vụ án sai phạm về đất đai tại UBND thị trấn Nghĩa Đô vỡ lở, bà Nguyễn Thị Sang bị bắt và sau đó bị xử hai năm tù.

Anh Chung sau đó chuyển công tác sang quận Tây Hồ và nhiều nơi, trong công việc có nhiều lận đận. Tôi cũng bị nhiều rủi ro nhưng có lẽ do mình là chính.
http://my.opera.com/aloneforever126/blog/2007/04/20/d

Người gặp chuyện"Thánh vật"nói gì?

tienphong.vn - 07:25 25-04-2007

TP - Hôm qua, Tiền phong đã tìm gặp ông Nguyễn Hùng Cường - tác giả bài báo “Thánh vật ở sông Tô Lịch” gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Những vấn đề gây nghi ngờ về độ chân thực trong bài viết của ông Cường đã được Tiền phong đặt ra thẳng thắn.


Ông Nguyễn Hùng Cường. (Ảnh nhỏ, bên trái) và Đoạn sông Tô Lịch - Nơi ông Cường đã kể nhiều chuyện khó tin.

Có ý kiến cho rằng “những chuyện ông Nguyễn Hùng Cường kể là bịa đến 90%”. Ông nghĩ thế nào về chuyện đó?

Nhiều người dân làng An Phú (nơi có khúc sông này) cũng được mắt thấy tai nghe. Lẽ nào tôi lại đem chuyện tôi và gia đình bị ốm đau, bệnh tật, chết chóc, tù tội ra làm trò đùa, đắc tội với người quá cố.

Thêm nữa, theo tôi, trong câu chuyện này, có thể còn những yếu tố địa chất, địa lý, kỹ thuật thi công... mà chúng tôi chưa lường hết được.

Trong gia đình ông có một người (bà Nguyễn Thị Bích Hợp) bị vướng vào vụ án Trần Nghĩa Vinh - Tổng Giám đốc Cty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) có hành vi tham nhũng chiếm đoạt tài sản Nhà nước, đưa và nhận hối lộ. Ông có định nhân dịp này thanh minh cho bà Hợp?

Đến nay, tôi vẫn nghĩ rằng, tôi và gia đình mình gặp những hậu quả rất nghiêm trọng từ việc đụng phải trận đồ bát quái đó. Còn chuyện của em gái tôi (Nguyễn Thị Bích Hợp) là việc của đời sống hôm nay, chịu sự quy định của luật pháp hiện hành.

Tôi nghĩ, em tôi có sai phạm đến đâu thì các cơ quan pháp luật sẽ kết luận, xử lý đến đó, tôi có bênh cũng chẳng được.

Vậy ông viết chuyện “Thánh vật” tường tận như thế để làm gì?

Viết những điều đó ra, tôi muốn được bạn đọc cùng tôi chia sẻ những điều đã xảy ra với tôi, cùng chia sẻ đời sống tâm linh và quan niệm, văn hóa phương Đông.

Theo tôi được biết, qua sách vở và qua tiếp xúc với nhiều nhà khoa học thì nơi chúng tôi thi công là một di tích của thành cổ La Thành mà chúng ta phải tôn trọng. Khi phát hiện được các di vật lịch sử dưới lòng sông, tôi đã giao cho anh em công nhân trong đội (tôi làm Đội trưởng) gom nhặt và báo cho các cơ quan hữu quan, trước hết là Bảo tàng Hà Nội (chỉ tiếc rằng chúng tôi báo cáo hơi chậm).

Ngày càng có nhiều người đến lễ ở hai cây gỗ tại Đền Quán Đôi.

Việc chúng tôi báo chậm cũng có lý do khách quan. Chúng tôi vừa thi công vừa lo lắng, không hiểu sao, vì chúng tôi chưa gặp chuyện kỳ lạ đáng sợ như thế bao giờ.

Tôi vốn người vô sư vô sách, cũng có tổ chức cúng lễ trước khi khởi công, nhưng cứ tưởng hương khói sơ sơ là ổn rồi. Nào ngờ, khi đào lên gặp toàn những thứ đáng kinh hãi, chúng tôi mới biết mình đã gặp chuyện rất hệ trọng.

Khoảng ngày 23 – 24/9/2001, ngay sau khi đào được di vật (cọc gỗ, đồ gốm, sứ, xương người và động vật...), tôi đã yêu cầu anh em trong đội thu lượm đầy đủ, rồi báo cáo lãnh đạo Cty và xin ý kiến. Nhưng chờ mấy hôm không thấy lãnh đạo Cty cho đường hướng giải quyết thế nào; trong khi đó nhiều người nói đây có thể là một trận đồ bát quái từ xưa và liên quan chuyện tâm linh...

Ngày 4/10/2001, sau khi biết chắc các hiện vật chúng tôi đào được là đồ cổ vô giá, tôi đã tìm số điện thoại và báo cáo với Bảo tàng Hà Nội. Ông Đỗ Kim Ngọc, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội là người đầu tiên ngoài công ty chủ quản nghe tôi báo cáo.

Ngày 4/10/2001, ông Ngọc dẫn một số cán bộ tới hiện trường và chúng tôi đã đề nghị ông Ngọc đem các di vật đó về Bảo tàng Hà Nội.

Trong bài viết ông có nêu một số chi tiết khiến người đọc thấy nghi ngờ tính chân thực của sự việc. Đó là: Thượng tọa Thích Viên Thành có mặt tại một buổi lập đàn tế lễ đó và sau đó chết vì “Thánh vật”; GS Trần Quốc Vượng bị “Thánh vật” vì giữ đồ cổ nghiên cứu; ông Đỗ Kim Ngọc (Giám đốc Bảo tàng Hà Nội) được tin báo ngay sau khi đội thi công của ông đào được các di vật đó. Vậy ông có thể nói rõ hơn về việc này không?

Một số hiện vật đào được từ đoạn sông Tô Lịch Đoạn sông Tô Lịch - Nơi ông Cường đã kể nhiều chuyện khó tin

Về cái chết của Thượng tọa Thích Viên Thành, tôi không có cơ sở để giải thích vì sao. Tôi chỉ biết, sau khi nghe thỉnh thị của chúng tôi, thầy Thích Viên Thành đã đến hiện trường lúc đó. Thầy đặt la bàn xuống đất, cho hai đệ tử căng dây đo, thấy kim la bàn quay tít, không chỉ được rõ đâu hướng Bắc đâu hướng Nam.

Thầy nói: “Tôi đến đây nhìn thấy nhiều âm khí nặng nề, u ám quá. Bác hãy cùng anh em đang làm việc ở đây hết sức cẩn thận trong khi thi công. Đây là trận đồ bát quái ai đó lập nên để chặn long mạch...”.

Tôi nhờ thầy ra tay cứu vớt những kẻ vô tội như chúng tôi. Thầy hẹn ngày tôi lên chùa nơi thầy trụ trì để thầy hướng dẫn lập đàn tràng hóa giải. Hôm lập đàn tràng, thầy cho một số đệ tử về chứ thầy không về.

Trường hợp GS Trần Quốc Vượng, tôi không dám khẳng định ông bị “Thánh vật”. Theo tôi, đây là vấn đề tâm linh, chỉ có thể ghi nhận bằng cảm quan từng người. Trường hợp ông Đỗ Kim Ngọc (Giám đốc Bảo tàng Hà Nội) được chúng tôi báo cáo sớm muộn đến đâu thì như tôi đã nói trên.

Nguyên Bảng - Chiêm Thơ

Xung quanh vấn đề “Thánh vật ở sông Tô Lịch”, Tiền phong dự kiến sẽ có bài viết tiếp theo. Tuy nhiên, vì lý do khách quan, Tiền phong sẽ ngừng đăng toàn bộ các bài viết liên quan đến vấn đề này.

Kính mong bạn đọc thông cảm.

Tiền phong

Chuyện"thánh vật"và lá đơn cầu cứu cách đây 5 năm

giadinh.net.vn - 08:45 24-04-2007

Giadinh.net - Giữa năm 2002, ông Nguyễn Hùng Cường (người kể câu chuyện"thánh vật"đăng trên tờ báo nọ) đã từng gửi đến tòa soạn GĐ&XH một lá đơn kêu cứu vì quá trình thi công của họ gặp nhiều điều mà họ cho là kỳ lạ. Dưới đây là nội dung lá đơn.

Đội thi công số 12 được giao cải tạo sông Tô Lịch từ mặt cắt TEI+447 đến TEI+653 thuộc địa phận làng An Phú, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.

Ngày 24/9/2001, chúng tôi tiến hành bơm nước và đào hố móng tại mặt cắt TEI+603 đến TEI+653. Khi đào qua lớp bùn mỏng, tiếp tục cho đào sâu khoảng 2,5m thì thấy lộ ra 7 cọc gỗ được chôn thẳng đứng với những khoảng cách đều đặn và cứ mỗi khoảng cách cột là có 2 cái liễn sành chôn chính giữa. Cho nhổ 2 trong 7 cọc gỗ đó để tiến hành thi công thì tầng cát đen bị vỡ, nước ập vào rất nhanh, không thể thi công được nữa.

Trong đống đất máy đào lên chúng tôi phát hiện có 3 – 4 bộ xương người không được chôn trong hòm hay tiểu sành, rất nhiều xương động vật cỡ lớn (voi và ngựa) cùng các đồ tuỳ táng như kim khâu, dao, đồ trang sức, tiền đồng, lọ sành, bát đĩa, gốm sứ mà chúng tôi cho là đồ vật cổ. Thấy tình hình cụ thể như vậy.

Chúng tôi đã báo cho Bảo tàng Hà Nội. Đến ngày 4/10/2001, đoàn cán bộ của Bảo tàng Hà Nội, có TS Đặng Kim Ngọc và TS Bùi Văn Liên, đã xuống hiện trường khảo sát.

Ngày 7/10/2001, chúng tôi khắc phục sự cố của bờ vây ngăn nước để tiếp tục thi công thì nhận ra tất cả những cọc gỗ chôn tại hiện trường được đóng theo hình bát giác và tiếp tục cho tìm kiếm thì thấy thêm 3 bộ xương người, xương động vật và những hiện vật tương tự như trên. Ngay sau đó bờ vây ngăn nước lại vỡ, chúng tôi phải dừng thi công ở đoạn này đến 4 lần nhưng vẫn không khắc phục nổi, đồng thời tất cả mọi việc để tiến hành thi công của đội đều bị rối tung không theo sự sắp đặt và tính toán. Chúng tôi đã buộc lòng phải tìm thầy cúng (theo phong tục của dân tộc), và xin về ý kiến của họ để tham khảo...

Ngày 9/10/2001, chúng tôi mời được một thầy theo đạo tứ phủ, theo nhận định của thầy thì đây là một đạo bùa bát quái trận đồ đã được chôn yểm lâu đời để trấn long mạch của khu vực này... Trong thời gian này anh em cán bộ công nhân của đội đã gặp những chuyện rất kỳ lạ, khác thường trong công việc cũng như đời sống sinh hoạt. Chúng tôi lại mời Sư ông Chùa Duệ Tú đến hiện trường làm lễ.

Đến thời điểm này chúng tôi đã có công văn gửi lên cấp trên xin ý kiến về việc này, đồng thời chôn cất các bộ xương đã tìm thấy ngay trong khu vực thi công. Cùng thời gian này, chúng tôi đã nhận được thông tin của đoàn cán bộ của Bảo tàng Hà Nội và khảo cổ. Họ cho rằng Đạo bùa này đã được chôn yểm cách đây dưới 1.000 năm – đồ vật tìm thấy tại đây mang phong cách đời Lý và Lê Sơ. Còn công việc thi công của chúng tôi thì vẫn rất khó khăn, hầu như không thể ngăn nước để thi công được. Nói một cách chính xác là đã 14 lần bị vỡ bờ vây dưới mọi hình thức khác nhau. Tất nhiên cũng không loại trừ do tầng địa chất tại khu vực này rất phức tạp, cát chảy, đất trượt.

Là những người thi công trực tiếp tại đây rất mong được cấp trên và các cơ quan, ban ngành hữu trách cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết việc này cho hợp lý về nhiều mặt, như an ninh, văn hoá, xã hội cũng như việc thi công của chúng tôi được tốt đẹp. Kính mong sự quan tâm giúp đỡ.

(Đội trưởng Nguyễn Hùng Cường)


Em gái người tung tin"thánh vật"ra tòa vì tội gì?

giadinh.net.vn - 08:41 25-04-2007

Giadinh.net - Trong quá trình kể chuyện"thánh vật", ông Nguyễn Hùng Cường nói rằng do ông bị báo ứng nên em gái ông (làm ỏ CTy Bảo hiểm PJICO) đã phải vào vòng lao lý. Sự thực em gái ông Cường bị truy tố vì tội gì?

Bà Nguyễn Thị Bích Hợp (em gái ông Cường) là nhân viên Phòng bảo hiểm hàng hải của PJICO đang bị đề nghị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Cụ thể, theo cáo trạng, Cty TNHH Sông Tiền - Tiền Giang ký 2 hợp đồng kinh tế bán 2 lô hàng tôm biển cho Công ty PIZOLER AG (của Thụy Sĩ). Tuy nhiên, một trong 2 lô hàng trên đường vận chuyển sang cho Công ty PIZOLER AG đã bị thiệt hại hoàn toàn do tàu chở hàng bị cháy tại Colombo vào hồi 8h30 sáng (giờ Việt Nam ) ngày 11/11/2002.

Đến 14h cùng ngày, tức là sau khi vụ cháy tàu xảy ra, giám đốc Phạm Hồng Thu của một công ty tên là Việt Thái Phong (thông qua một nhân viên của Cty Sông Tiền) mới đến làm thủ tục mua bảo hiểm cho 2 lô hàng trên tại Chi nhánh của PJICO ở TP.HCM.

Lúc này, Nguyễn Thị Bích Hợp với tư cách là nhân viên Phòng bảo hiểm hàng hải của PJICO, đã tiếp nhận hồ sơ và phát hiện có nhiều điểm không hợp lệ để cấp bảo hiểm.

Mặc dù biết hoá đơn thương mại của Cty Sông Tiền không đủ điều kiện cấp đơn bảo hiểm nhưng Hợp vẫn tính giá trị bảo hiểm hàng hoá dựa trên giá khai khống mà bà GĐ Thu đã khai. Sau đó Hợp viết 2 giấy yêu cầu bảo hiểm cho 2 lô hàng nói trên. Hợp đã lập 2 tờ trình và chuẩn bị sẵn nội dung 2 đơn bảo hiểm để cấp trên ký. Qua hành vi này, Hợp đã hoàn tất thủ tục để cấp bảo hiểm cho 2 lô hàng trên với giá khống gần gấp đôi giá thực giao dịch.

Vụ việc sau đó bị lãnh đạo PJICO chi nhánh TP HCM phát hiện. Hai ông Trần Nghĩa Vinh (khi đó là Tổng giám đốc chi nhánh) và Hồ Mạnh Quân (Phó tổng giám đốc chi nhánh) đã chỉ đạo không trả bảo hiểm cho Việt Thái Phong vì thực tế Việt Thái Phong đã mua bảo hiểm sau khi tổn thất xảy ra gần 6 tiếng.

Thế nhưng, Phạm Hồng Thu đã tìm cách tiếp cận với Vinh và Quân để thương lượng việc ăn chia tiền bảo hiểm bất hợp pháp. Ngày 22/2/2005, Thu đã chi 1,9 tỉ đồng cho Vinh và Quân để hưởng bảo hiểm (tương đương tỉ lệ 50% giá trị bảo hiểm). Sau đó, Vinh đã chỉ đạo cho Quân họp các phòng ban chức năng lại để giải quyết vụ việc theo hướng chấp nhận bồi thường cho Việt Thái Phong!

Cáo trạng khẳng định, do hành vi cố ý làm trái của Nguyễn Thị Bích Hợp, nhân viên Chi nhánh PJICO tại TP HCM và một số nhân vật khác khiến Phan Hồng Thu có thể lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của PJICO.

Đến đây có thể thấy, em ông Cường vì sao bị truy tố.

Monday, March 29, 2010

* Uwe Siemon-Netto-50 năm trước: Hà Nội khởi xướng cuộc chiến Việt Nam

50 năm trước: Hà Nội khởi xướng cuộc chiến Việt Nam

* Uwe Siemon-Netto

Tết 2010 đánh dấu một cộc mốc quan trọng cho người Mỹ gốc Việt. Theo số liệu của Cơ Quan Thống Kê Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau), cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã lên tới con số 1.6 triệu và trở thành cộng đồng thiểu số gốc Á Châu lớn thứ hai toàn nước Mỹ (sau người Trung Hoa*).

Ðối với họ, năm 2010 cũng chứa đựng một khía cạnh đau buồn bởi vì là kỷ niệm thứ 50 của một biến cố khiến họ phải bỏ xứ lưu lạc đến bến bờ này. Năm 1960, cộng sản Bắc Việt thành lập “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam,” gọi tắt là Việt Cộng. Ðiều này đã mở màn cho một cuộc chiến mà hậu quả là nỗi đau đớn chưa nguôi cho hàng chục ngàn người đã từng nếm trải ngục tù cộng sản. Một công trình nghiên cứu y khoa dựa trên nhóm 200 người sống sót đã từng bị hành hạ cho thấy 64% đã biểu lộ những sự hư hại rõ rệt về thần kinh.

Khám phá của Richard F. Mollica, bác sĩ tâm thần của trường Ðại Học Harvard và các cộng sự viên đã minh họa một điều là mặc dù người Mỹ cố quên đi chiến tranh Việt Nam, hậu quả cuộc chiến này vẫn luôn còn đó. Rất nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ không thể quên được sự đón tiếp tồi tệ khi họ trở về Mỹ và bị phỉ báng là những “tên sát nhân trẻ em.” Uất ức vì sự phản bội của đồng hương, hàng ngàn cựu chiến binh Hoa Kỳ đã phải tự tử.

Trong khi đó, dư luận Hoa Kỳ không hề nhắc đến số phận của các cựu chiến binh miền Nam Việt Nam đang sinh sống trên đất nước này. Bây giờ mới rõ ra là họ cũng chịu đựng đau đớn bởi những vết thương vô hình sau khi bị bỏ rơi vào tay bạo ngược. Ðiều này không có gì ngạc nhiên cả. Suốt chiều dài lịch sử, các chiến binh luôn luôn phải gánh chịu hai loại tổn thương - về thể xác gây ra bởi vũ khí và về tinh thần do những ám ảnh đau thương, đặc biệt là nỗi đau bị bỏ rơi ngay tại quê hương của mình.

Hẳn nhiên có nhiều cựu chiến binh miền Nam Việt Nam với những vết thương như vậy trong đám đông nồng nhiệt đầy tiếng pháo đón chào “Năm Canh Dần” vào sáng Chủ Nhật đầu năm. Họ có thể không để lộ ra nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, Bác Sĩ Mollica đã khám phá ra là những vết thương vẫn luôn còn đó.

Khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, những nhà phê bình chính sách Hoa Kỳ đã đồng lòng vào sự bịa đặt rêu rao bởi những tư tưởng gia quá khích và một số bộ phận của truyền thông. Họ cho là Washington và những “tay sai tham nhũng” tại Sài Gòn đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam. Ðến nay đã có đầy đủ bằng chứng để chỉ mặt đích danh thủ phạm: đó là Hồ Chí Minh. Dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh là một thành viên cốt cán của Cộng Sản Quốc tế (Comintern) với nhiệm vụ rõ rệt là áp dụng chủ thuyết Lê-Nin-Nít vào Việt Nam. Hồ Chí Minh đã theo đuổi không mệt mỏi sứ mạng được giao, ngay cả sau khi Hiệp Ðịnh Geneve 1954 tạm thời chia đôi đất nước với Bắc Việt theo Cộng Sản và miền Nam Việt Nam theo khối Tây Âu.

Vài tháng trước kỳ đại hội Ðảng Lao Ðộng lần thứ ba, Quốc Hội Bắc Việt đẻ ra tổ chức Việt Cộng vào tháng 9 năm 1960. Ðiều này chứng tỏ giới lãnh đạo cộng sản đã chuyển từ giai đoạn “khuấy động và tuyên truyền,” giai đoạn đầu của chiến tranh du kích vẽ ra bởi Võ Nguyên Giáp, sang thành “đấu tranh bạo động,” giai đoạn hai của chiến lược này. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn tổng công kích với hình thức chiến tranh qui ước mà thế giới đã được biết qua màn hình TV hàng ngày.

Vào tháng 1, 1960, chính quyền Sài Gòn ghi nhận hàng ngày một số lượng trung bình khoảng 7 “hành vi” khủng bố tại các vùng tiền đồn Việt Nam. Danh từ “hành vi” mà phát ngôn viên quân sự loan báo hàng ngày cho giới báo chí trong “bản tin vào lúc 5 giờ” nghe có vẻ tầm thường nhưng thực chất là những hành động ghê tởm mà số lượng tăng lên nhanh chóng thành hàng trăm và hàng ngàn vụ mỗi ngày.

Ðầu năm 1965, bản thân người viết làm nhân chứng cho một “hành vi” như vậy tại một ngôi làng đã được một toán Việt Cộng chiếu cố đêm hôm trước. Gia đình trưởng làng gồm cha mẹ và 11 người con bị treo cổ chết trên cây. Toàn làng bị bắt buộc phải chứng kiến cuộc tắm máu này. Trong khi đó, một tên cán bộ Việt Cộng răn đe họ “đây là hậu quả cho bất cứ ai cộng tác với ngụy quyền Sài Gòn.” Vị trưởng làng đã trung thành với chính quyền miền Nam Việt Nam trước đó.

Những ký ức như vậy không bao giờ phai mờ được, thì làm sao có thể quên được sự chịu đựng của những cựu chiến binh và công chức miền Nam Việt Nam đã trải qua khi đất nước họ bị đồng minh bỏ rơi và lọt vào tay cộng sản. Nhắc lại lần thứ 50 ngày thành lập tổ chức Việt Cộng cũng là dịp để tỏ lòng tri ân những người đồng minh cũ của Hoa Kỳ, những người đã bỏ mình ngoài biển cả trốn chạy chế độ cộng sản, và đồng thời cho những người đã không ngừng làm kinh ngạc người Mỹ với sự siêng năng, cần cù và lòng trung thành với đất nước này.

Ðã từng chịu đựng sự chế nhạo, nay họ xứng đáng được kính trọng và nhớ ơn sâu sắc. Rất mong năm Canh Dần này sẽ là một năm hạnh phúc và thành công cho tất cả những “Sài Gòn nhỏ” trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.

(Người dịch: Duy Anh. Bản gốc tại www.uwe-thebeat.org)

(*) Phần thêm của người dịch:

Giáo Sư Uwe Siemon-Netto, Ph.D gốc người Ðức, nguyên tổng biên tập về tôn giáo của United Press Internationa, hiện là bình luận gia quốc tế và một nhà thần học (không phong chức) của đạo Lutheran. Ông là sáng lập viên của Center for Lutheran Theology and Public Life (CLTPL) và chủ tịch của tổ chức “The League of Faithful Masks” đặt bản doanh tại Capistrano Beach và trường Concordia University Irvine, California.

Với tư cách một nhà báo, ông chuyên về những đề tài liên quan đến niềm tin, xã hội và ngoại giao. Ông hiện là cộng tác viên thường trực của tờ “The Atlantic Times,” một tờ báo tiếng Anh hàng đầu của giới báo chí Ðức tại Mỹ.

Ông đã từng là phóng viên tường thuật những sự kiện lịch sử quan trọng như vụ xây dựng bức tường Bá Linh năm 1961, hoạt động của Liên Hiệp Quốc, phong trào nhân quyền tại Mỹ, vụ ám sát TT John F. Kennedy, cuộc chiến Việt Nam (trong thời gian 5 năm), cuộc chiến 6 ngày Ả Rập-Do Thái, và Cách Mạng Văn Hóa tại Trung Cộng.

Trong thời gian làm phóng viên chiến trường tại Việt Nam, ông đã chứng kiến tội ác Việt Cộng tại Huế kỳ Mậu Thân 1968, trong đó một số người quen của ông là 3 bác sĩ người Ðức cùng với vợ của một người đang làm việc thiện nguyện tại trường Y Khoa Huế đã bị thảm sát.


Dr. Uwe Siemon-Netto


I. PERSONAL

Dr. Siemon-Netto was born on October 25, 1936 in Leipzig, Germany. He attended both public and private schools in East and West Germany. He has residences in both Washington, D.C. and Gurat in Charente, France. He speaks English, German, and French with almost equal facility. He has been married to Gillian, née Ackers, an Englishwoman, since 1962. His home church is Mount Olivet Lutheran Church (LCMS), Washington, DC.

II. EDUCATION


Acquittal of God: A Theology for Vietnam Veterans

Saturday, March 27, 2010

Máy ảnh chụp hình... hồn ma

Những hồn ma trong bảo tàng (Phần 2)

Sự trở về của những 'hồn ma'


,
Điều đặc biệt trong những bức ảnh chụp "hồn ma" được lưu giữ tại Bảo tàng Anh này là, tất cả những hồn ma xuất hiện trong các bức ảnh đều là các cô dâu.

Mô tả ảnh.
Những "hồn ma" tân nương gây nhiều tranh cãi. Nguồn: Internet.

Cho đến tận ngày nay, người ta vẫn cho rằng, rất khó lý giải dưới góc độ khoa học sự xuất hiện của những hồn ma trong các bức ảnh. Bởi rằng, ở thời điểm những bức ảnh này được thực hiện thì kỹ thuật vi tính hoàn toàn chưa phát triển như hiện tại. Hơn nữa, những người thực hiện các bức ảnh này đều quả quyết rằng, những bức ảnh của họ đều hoàn toàn là thật.

Tuy nhiên, nhiều người lý giải rằng, đây là kỹ thuật chụp 2 lần thời kỳ đầu tiên. Lần đầu tiên là chụp làm nền ảnh. Chụp thêm một lần nữa sẽ cho ra hiệu quả như chúng ta thấy ở những bức ảnh đang gây tranh cãi. Hiệu quả này hoàn toàn có thể làm được với những chiếc máy ảnh 135 ống kính đơn phản quang hồi đầu thế kỷ trước.

Dẫu sao, những bức ảnh đầy kỳ bí này vẫn đáng để chúng ta một lần chiêm ngưỡng.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Nhiều người cho rằng những hồn ma này là hoàn toàn có thật.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Bởi vì không thể lý giải được sự xuất hiện của những "hồn ma" này bằng khoa học.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Tuy nhiên nhiều người lại cho rằng chúng không có thực.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Và hoàn toàn có thể lý giải bằng khoa học.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Những bức ảnh này có thể tạo ra một cách dễ dàng bằng một chiếc máy ảnh 135 cổ.

Máy ảnh chụp hình... hồn ma


,

Bạn tin ma tồn tại? Ấy thế mà một nhà địa chất người Nga đương đại lại có thể chụp được hình của những người đã chết từ rất lâu nhờ một loại máy ảnh độc nhất.

Là một chuyên gia về thiết bị địa chất, Henry Silanov đã thành lập một phòng ảnh nơi mọi người có thể chiêm ngưỡng bộ sưu tập gồm hơn 80 bức ảnh khác thường, từ khủng long, binh sĩ hồi Chiến tranh Thế giới lần II cho tới... người ngoài hành tinh.

Nhà địa chất Henry Silanov.

Khi một cô gái đang thu dọn lều trại, Henry chuẩn bị camera để chụp hình. Cô gái đứng dậy và đi tới chỗ ông. Henry bấm máy. Sau khi rửa phim, ông nhìn thấy cô gái đang lom khom trên đống lều. Bức ảnh mô tả cô gái vài giây trước khi Henry chụp hình. Ông chụp ảnh không phải cô gái mà là dấu vết thông tin mà cô để lại. Điều này có vẻ phản khoa học và nhà địa chất đầy kinh nghiệm này ý thức được về điều đó. Ông sẽ không bao giờ tin bất kỳ ai nói rằng máy ảnh có khả năng chụp được thời gian đã qua, trước giây phút bấm máy. Ông sẽ không tin nếu không tự tay chụp hàng chục bức ảnh như vậy.

Henry chụp bức ảnh khác thường đầu tiên tại Hermitage ở St.Petersburg: ngai vàng của các Nga hoàng. Tuy nhiên, sau khi rửa, bức ảnh lại là khuôn mặt của Peter Đại đế, người đã từng ngồi trên ngai vàng này. Kể từ đó, Silanov bắt đầu chụp các bức ảnh của quá khứ. Nhà địa chất chụp hình một cái phích nước trên bãi cỏ. Hình của chiếc phích bị che phủ bởi hình dáng lờ mờ của một chiếc xô đựng sữa tươi. Hình của chiếc xô không thể trông thấy song rõ ràng nó xuất hiện trên phim. Một bức ảnh khác cho thấy một cây cổ thụ bị bão quật ngã. Mọi người có thể nhìn thấy bóng lờ mờ của ngọn cây bên trên chỗ gãy.

Henry Silanov sử dụng các camera đặc biệt để chụp những hình trên. Các vật kính trong máy ảnh thường được phủ một lớp magnesium fluoride để lọc phần tử ngoại của quang phổ. Tuy nhiên, Silanov tin rằng chính tử ngoại cho phép phim cố định ''ký ức của không gian''. Ông sử dụng thuật ngữ này bởi hiện không có định nghĩa nào tốt hơn. Henry nghĩ rằng không gian là một bức ảnh khổng lồ chứa đầy thông tin về mọi thứ từng được đặt hoặc di chuyển trong đó. Các điều kiện nhất định sẽ bật ký ức không gian này. Ký ức được vật hoá trong lượng tử ánh sáng, khôi phục lại các hình ảnh của quá khứ. Nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị ảnh đã giúp ích Henry rất nhiều trong sở thích mới này.

Các thiết bị quang học truyền thống không để tia tử ngoại đi qua. Để tạo ra một vật kính độc nhất, Silanov sử dụng những hạt quartz tự nhiên và bé nhất, rồi phân tích chúng trên một quang phổ kế. Sau đó, ông làm tan chảy các hạt này để tạo vật kính và đánh bóng thấu kính bằng tay. Phim của máy cũng rất đặc biệt. Nó không có lớp gelatin để lọc tia tử ngoại.

Silanov chụp đa phần các bức ảnh vào mùa hè hàng năm khi dẫn đầu một đoàn thám hiểm khoa học tới vùng đặc biệt của sông Hopyor để nghiên cứu các hoạt động huyền bí. Có một bức ảnh về các cây bụi mà trong đó hiện rõ hình bóng của binh lính. Kết quả phân tích cho thấy đó là những người lính Séc năm 1943. Vật kính bằng quartz bắt được một đơn vị quân đội. Đơn vị này rõ ràng là được triển khai trong khu vực hồi Chiến tranh Thế giới lần II. Một bức ảnh khác cho thấy một người Scythian mặc quần áo cổ xưa. Người Scythian từng cư ngụ trong khu vực này vào thời cổ đại. Quân nhân đội những chiếc mũ nhọn chính là chiến binh Golden Horde. Mọi người có thể nhìn thấy những sợi dây vắt qua sông cạnh các chiến binh. Có lẽ họ đang xây dựng cầu. Một bức ảnh nữa mô tả một con khủng long đang săn mồi trong vùng cách đây hàng triệu năm.

Hình ảnh về hồn ma.

Không thể chọn thời đại của những tấm ảnh trên. Henry Silanov không biết cách kiểm soát cỗ máy ảnh thời gian của ông và vẫn chưa phát minh ra công tắc thời gian. Ông đã thử sử dụng năm máy ảnh cùng một lúc. Kết quả là mọi bức ảnh đều khác nhau. Nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã phân tích các bức ảnh của Henry Silanov và không tìm thấy lỗi kỹ thuật nào. Từ họ, ông biết mình không phải là người duy nhất phát hiện những hình bí ẩn trên ảnh. Loại máy ảnh độc nhất này có thể chụp hình của những người đã chết (hồn ma của họ). Hiện tượng này có câu chuyện riêng của nó.

Một người Mỹ tên là William Mummler đã chụp ảnh đầu tiên về một con ma ngay sau khi con người phát minh ra nhiếp ảnh. William đã chụp hình của chính ông song vô cùng sửng sốt khi phát hiện hình trong suốt của người em họ Sarah. Sarah chết trong cùng ngôi nhà 12 năm trước đó. Trong bức ảnh là một cô gái mặc quần áo trắng đứng ngay cạnh William.

Henry Silanov có bộ sưu tập ảnh ma của riêng ông. Nhà địa chất học này tin rằng những con ma đó muốn nói họ không biến mất. Henry là một người hoài nghi. Ông nhận ra rằng nhiều người sẽ không bao giờ tin giả thuyết của ông bởi chúng chỉ được dựa trên ảnh. Tuy nhiên, các nhà vật lý phải nghiên cứu ký ức không gian nếu bộ sưu tập ảnh khác thường của những người khác cung cấp nhiều bằng chứng hơn về sự tồn tại của ký ức này.



Cho đến nay, giới khoa học chính thống vẫn hoài nghi tính xác thực của các hiện tượng siêu linh kỳ bí chưa giải thích được. Nhưng dù được tin hay không thì những hiện tượng này đã, đang và sẽ luôn tồn tại.


Những khuôn mặt ở Belmez

Đây được coi là hiện tượng siêu linh kỳ bí  nhất trong thế kỷ qua
Đây được coi là hiện tượng siêu linh kỳ bí nhất trong thế kỷ qua.

Một sự kiện kỳ bí đã tồn tại trong một ngôi nhà bình thường ở Tây Ban Nha trong suốt hơn 30 năm qua, và cho đến nay nó vẫn chưa được giải thích.

Sự việc bắt đầu vào năm 1971, khi Maria Gomez Pereira phát hiện một hình thù kỳ lạ giống khuôn mặt người (hình) trên sàn gạch phía trước lò sưởi. Sau đó, chồng cô đã phá sàn gạch này và lát lại bằng gạch khác, tuy nhiên, 1 tuần sau đó khuôn mặt lại tiếp tục xuất hiện trên nền gạch mới.

Gia đình này đã nhờ đến các chuyên gia để giải thích hiện tượng trên. Sau nhiều tuần đào xới phía dưới nền nhà này, họ đã tìm thấy một cái huyệt chứa nhiều xương người ngay phía dưới sàn lò sưởi. Người ta đã lấp cái huyệt này và lót gạch mới cho nền nhà. Nhưng trong vài tuần sau đó, tình trạng cũ lại tái diễn, và lần này lại xuất hiện thêm những khuôn mặt mới.

Dù gia đình Pereira đã tìm mọi cách để phá hủy chúng, những khuôn mặt vẫn kiên trì quay trở lại. Trong suốt hơn 30 năm sau đó, sàn lò sưởi kỳ lạ của nhà Pereira đã được nhiều nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các phóng viên truyền hình ghé thăm. Nhiều người đã cho rằng khuôn mặt là giả tạo, nó đã được người ta vẽ lên. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu và kiểm tra đã chứng minh những khuôn mặt nằm chìm bên trong lớp gạch chứ không phải được vẽ trên bề mặt. Và đây đã được coi là hiện tượng siêu linh kỳ bí nhất trong thế kỷ qua.

Chuyến bay 401

Mô tả ảnh.
Cơ trưởng quá cố Loft thường xuất hiện trên các chuyến bay.

Một buổi tối tháng 12 năm 1972, chuyến bay 401 chở 101 hành khách và phi hành đoàn đã rơi xuống một đầm lầy ở Miami. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đã thiệt mạng. Các mảnh vỡ của máy bay và thi thể các nạn nhân vương vãi trên một diện tích rộng gần 1km.

Sau vụ rơi máy bay này, tin đồn về những bóng ma trên những chiếc máy bay khác bắt đầu lan rộng. Các chuyên gia đã vào cuộc để tìm hiểu thực hư những tin đồn này.

Thành viên phi hành đoàn trên các máy bay cho biết rằng, 2 bóng ma thường xuất hiện trên các chuyến bay là cơ trưởng Bob Loft và cơ phó Don Repo của chuyến bay 401. Phó chủ tịch của một hãng hàng không châu Âu cho biết có lần ông đã nói chuyện với một cơ trưởng mà ông nghĩ rằng đang chịu trách nhiệm trên một chuyến bay, tuy nhiên sau đó ông đã nhận ra đây chính là cơ trưởng quá cố Loft.

Nguyên nhân nào khiến cơ trưởng Loft và cơ phó của mình thường ghé thăm các chuyến bay này? Có giả thiết cho rằng, sau khi tìm lại được một vài bộ phận vẫn còn hoạt động của 401, họ đã tận dụng chúng trên các máy bay khác, do đó cơ trưởng và cơ phó đã "lần theo dấu vết” của chúng để lên các máy bay này.

Biệt thự Woodchester

Ngôi biệt thự này bị rất nhiều hồn ma ám
Ngôi biệt thự này bị rất nhiều hồn ma ám.

Woodchester là một biệt thự được xây dựng từ thời Victoria, nhưng nó chưa bao giờ được hoàn tất và không ai dám đến ở đây lâu dài. William Leigh – một hội viên hội Tam điểm – đã cho xây dựng nó, nhưng kể từ khi ông ta chết vào năm 1873, tòa biệt thự đã là tâm điểm chú ý của các cuộc điều tra vì những hiện tượng kỳ dị xảy ra ở đây. Trong vòng 200 năm qua, có đã có vô số người nhìn thấy “họ”.

Năm 1902, một cha sở nhiều lần nhìn thấy một bóng ma ở cổng vào biệt thự, và vài năm sau người ta cũng thấy bóng ma của một kỵ sĩ. Nhưng chính bản thân tòa biệt thự mới là tâm điểm của của sự kỳ bí. Từ người đàn ông ở nhà nguyện đến những cái bóng trong hầm rượu. Tòa biệt thự là một nơi rợn tóc gáy nhất ở Anh.

Rất nhiều du khách đã bị các “thế lực vô hình” tấn công bất ngờ, thậm chí họ còn bị bất tỉnh đột ngột khi tham quan khu biệt thự này. Trong một phòng tắm là bóng ma của một người đàn ông thường hiện hình dưới dạng một cái đầu nổi lềnh bềnh, phòng kế bên là một người phụ nữ già thường tấn công phụ nữ bằng cách chụp lấy tay họ trong bóng tối.

Chưa ai dám chắc tại sao ngôi nhà lại bị nhiều hồn ma ám như vậy, nhưng có 1 giả thiết là nó được xây dựng trên nền móng cũ của 3 tòa nhà, và có lẽ nó bị tất cả các hồn ma của cả 3 tòa nhà đó ám.

Biệt thự Winchester

Mô tả ảnh.
Khu nhà này cho đến ngày nay vẫn còn là một nơi làm lạnh gáy nhất ở Mỹ.

Sau khi người thừa kế của công ty sản xuất vũ khí William Winchester chết, bà quả phụ Sarah đã dần nhận ra bà đang bị nguyền rủa. Theo bà, những vũ khí do gia đình bà sản xuất đã khiến hàng ngàn sinh mạng phải chết, và họ tìm đến đây để trả thù.

Bà tin rằng cơ hội duy nhất của bà để được tiếp tục sống bình yên là phải xây dựng một ngôi nhà, và không bao giờ hoàn thành nó để những hồn ma không có nơi nương náu. Ngôi nhà có nhiều đặc điểm được thiết kế để bẫy hoặc làm rối trí các hồn ma như những cửa ra vào rất nhỏ, những cái cửa cụt (chẳng dẫn đến đâu hết), các cửa sổ được thiết kế để có thể quan sát được các phần khác của ngôi nhà. Toàn bộ khu nhà có 4 tầng, 467 cái cửa, 47 lò sưởi nhưng chỉ có 2 chiếc gương. Sarah tin rằng các hồn ma rất sợ nhìn vào gương.

Việc xây dựng kéo dài trong suốt 39 năm cho đến lúc Sarah qua đời ở tuổi 83.

Các nhà tâm linh học vẫn thường nghiên cứu khu nhà, và họ cho biết có rất nhiều linh hồn lang thang quanh đây, bao gồm cả linh hồn của Sarah Winchester.

Họ đã được chứng kiến những hiện tượng dị thường như những dấu chân, những tiếng sập cửa, những giọng nói kì lạ…

Khu nhà này đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia, và cho đến ngày nay nó vẫn còn là một nơi làm lạnh gáy nhất ở Mỹ.


Wednesday, March 17, 2010

SV Vũ Hoàng Quang-tại Hà Nội bị công an lén bắt và tra tấn vì bảo vệ Công Giáo

17-03-2010

177.Một sinh viên tại Hà Nội bị công an lén bắt và tra tấn vì bảo vệ Công Giáo

TUMASIC.TK- Mới đây, một cộng đoàn Công Giáo lớn mạnh ở thủ đô đã ra thông cáo phản đối công an Hà Nội đã lén lút bắt giữ và đem đi đánh đạp tàn nhẫn đối với một sinh viên Công Giáo ngay trong lớp học buổi tối tối 15/03. Anh là sinh viên Vũ Hoàng Quang, là sinh viên tại chức của Học viện Tài chính. Sự việc xảy ra lúc 10h tối tại lớp học môn Toán Cao cấp (địa điểm trường Trung cấp dạy nghề số 10 – Bộ Quốc phòng tại số 101 Tô Vĩnh Diện, Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội)


Sinh viên Quang sau khi được băng bó vết thương.

Theo như lời kể của anh Quang và thông cáo của cộng đoàn Công Giáo Vinh tại Hà Nội, khoảng 10 giờ ngày 15/3/2010 khi anh Quang đang trong lớp học môn Toán Cao cấp (địa điểm trường Trung cấp dạy nghề số 10 – Bộ Quốc phòng tại số 101 Tô Vĩnh Diện, Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội) đã bị một nhóm người đi xe biển số xanh vào bắt đi trước sự chứng kiến của giáo viên và sinh viên trong lớp.

Anh bị trói tay chân, bịt mắt và đẩy lên xe bịt kín đưa đi đến một nơi bí mật. Anh Quang bị bịt mắt nên không biết nơi minh bị bắt giữ là chỗ nào.

Sau khi đến nơi, anh được cởi trói. Ngay lập tức, một nhóm công an đánh phủ đầu vào gáy và vào mặt anh Quang bằng dùi cui. Nhóm công an này ép buộc anh ký vào bản viết sẵn có nội dung như sau:

Công giáo là phản động, làm bất ổn anh ninh xã hội.
Công giáo tổ chức gây bạo động trong xã hội,
Công giáo luôn đấu tranh phản đối chính quyền.

Anh Quang đã không chấp nhận ký vào những điều áp đặt và bị tra tấn liên tục suốt cả đêm qua.

Vì không chịu kí vào những văn bản xúc phạm tôn giáo, xuyên tạc vô đạo đức đó, sau khi bị tra tấn như vậy, anh đã bị nhóm công an này đem ra một cánh đồng vứt ở huyện Gia Lâm rồi vứt ở đó. Nếu không tự mình lê vào khu dân cư gần đó ( một ngôi làng ) không biết hiện tình anh sẽ ra sao.


Bạn bè vào bệnh viện chăm sóc sinh viên Quang.

Trong bản tuyên cáo, đại diện cộng đoàn Vinh đã khẳng định "Rõ ràng, hành động này đã được sự tiếp tay của nhà trường cho nhóm người này lộng hành bắt bớ, đánh đập sinh viên công giáo ngay trong trường Đại học."

Trong một xã hội hiện đại ngày nay, hành vi như trên của các cán bộ công an là một hành vi xã hội đen, vô tổ chức, vô pháp luật. Một chế độ pháp trị sẽ không thể dung thứ, bỏ qua những hành vi tấn công vào quyền con người, tấn công, xúc phạm thân thể con người như vậy. Đặc biệt, đây còn là hành vi nhằm mục đích xúc phạm, nhạo báng tôn giáo. Thế ký 21 không chấp nhận những con người với những hành vi như vậy, kể cả những ai chỉ đạo, tiếp tay và ủng hộ.

Đây là hành vi xúc phạm con người nhằm mục đích tôn giáo, chính trị của những cán bộ bảo vệ trật tự trị an xã hội.


Thả anh Quang ra cánh đồng mà không hề quan tâm sau khi đã tra tấn dã man là một hành vi vô nhân đạo.

Bị tra tấn dã man vì là người Công Giáo

Như đã nói, anh Quang bị đánh đập, đối xử vô nhân đạo như vậy là do anh không chịu kí vào những văn bản với nội dung chống đối Công Giáo, thóa mạ Công Giáo.

Bản tuyên cáo của cộng đoàn Vinh cũng nói thêm "Trước đó, anh Quang đã bị Công an nhiều lần sách nhiễu và gọi đi làm việc vì anh là người Công giáo. Anh đã nhiều lần phản đối sự thóa mạ và xuyên tạc tôn giáo trong quá trình giảng dạy của nhà trường tại đây."



Sinh viên Quang thuật lại sự việc

Một người giấu tên, khi được hỏi về sự việc này đã nói đây là hành vi "ngu xuẩn". Người đó nói "Chính quyền làm như vậy chỉ làm tăng thêm mâu thuẫn giữa chính quyền và Công Giáo mà thôi".



Bạn bè đến thăm anh Quang



Kể lại sự việc tối 15/03


Vết thương bụng do bị tra tấn tối 15/03


Các sinh viên Công Giáo cầu nguyện tại phòng của anh Quang.

Hiện nay, cộng đoàn Công Giáo Vinh tại Hà Nội yêu cầu chính quyền và trường Đại học Tài Chính những vấn đề sau:

-Học viện Tài Chính phải chịu trách nhiệm trước việc bảo vệ an ninh của từng thành viên là sinh viên trong trường. Việc nhà trường đã tiếp tay cho nhóm người không rõ tung tích ngang nhiên vào khủng bố, bắt bớ đánh đập sinh viên trước sự chứng kiến của thầy giáo, sinh viên trong trường và bắt người trái phép là điều không thể chấp nhận được.
- Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội yêu cầu Học viện Tài chính trả lời rõ ràng: Ai đã trực tiếp bắt bớ, đánh đập sinh viên Vũ Hoàng Quang ngày 15/3/2010 và ai chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề này.
- Truớc mắt, Học viện Tài chính phải chịu trách nhiệm trong việc chăm sóc điều trị cho anh Vũ Hoàng Quang và yêu cầu cơ quan pháp luật điều tra làm rõ về hành động trái pháp luật này.
Đồng thời, người đại diện của cộng đoàn này cũng tuyên bố sẽ "Tố cáo trước cộng đồng quốc tế về hành động bắt giữ người trái pháp luật nhằm khủng bố các cá nhân dám chứng minh đức tin của mình". Cộng đoàn này ngờ vực "Phải chăng đây là sự kỳ thị, phân biệt tôn giáo đã và đang xảy ra trầm trọng trong các trường đại học và hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay?"

Mới đầu năm nay, mâu thuẫn giữa chính quyền Hà Nội với giáo xứ Đồng Chiêm cũng đã làm xảy ra một vụ hành hung thành viên của cộng đoàn Công Giáo Vinh tại Hà Nội.

Ngày càng nhiều những hành động thiếu thiện chí của chính quyền Hà Nội với Công Giáo.

Trái lại, cùng ngày 15/03, chính quyền tỉnh Hà Nam đã chấp nhận đề nghị của Tòa Tổng Giám Mục Huế và thân nhân gia đình linh mục Nguyễn Văn Lý để tạm thời trả tự do người tù nhân lương tâm này cho việc điều trị bệnh tật.

Cộng Đoàn Vinh Tại Hà Nội Ra Tuyên Cáo Tố CSVN: Đánh Đập SV Vũ Hoàng Quang Học Viện Tài Chánh Hà Nội
VietCatholic News (17 Mar 2010 06:10)
HÀ NỘI - Cộng Đoàn Vinh Tại Hà Nội vừa phổ biến Tuyên Cáo lên án CSVN đã đánh đập dã man sinh viên Vũ Hoàng Quang của Học Viện Tài Chánh Hà Nội và kêu gọi mọi người cầu nguyện cho sinh viên Vũ Hoàng Quang. Nguyên văn Tuyên Cáo như sau:

TUYÊN CÁO CỦA CỘNG ĐOÀN VINH TẠI HÀ NỘI

(V/v: Sinh viên Công giáo bị bắt và đánh đập tàn nhẫn trong Học viện Tài chính Hà Nội)

Anh Mathia Vũ Hoàng Quang, thành viên của Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội, là sinh viên hệ tại chức của Học viện Tài Chính.

Khoảng 10 giờ ngày 15/3/2010 khi anh Quang đang trong lớp học môn Toán Cao cấp (địa điểm trường Trung cấp dạy nghề số 10 – Bộ Quốc phòng tại số 101 Tô Vĩnh Diện, Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội) đã bị một nhóm người đi xe biển số xanh vào bắt đi trước sự chứng kiến của giáo viên và sinh viên trong lớp.

Anh bị trói tay chân, bịt mắt và đẩy lên xe bịt kín đưa đi đến một nơi bí mật.

Theo lời anh Quang kể lại, sau khi đuợc đưa đến một nơi bí mật, anh bị đánh phủ đầu vào gáy, vào mặt bằng dùi cui và ép buộc anh ký vào bản viết sẵn có nội dung như sau:

- Công giáo là phản động, làm bất ổn anh ninh xã hội.

- Công giáo tổ chức gây bạo động trong xã hội.

- Công giáo luôn đấu tranh phản đối chính quyền.

Anh Quang đã không chấp nhận ký vào những điều áp đặt và bị tra tấn liên tục suốt cả đêm qua.

Đến 9 giờ sáng nay, ngày 16/3/2010, nhóm người đó bịt mắt và đưa anh Quang lên ô tô vứt ra cánh đồng thuộc Huyện Gia Lâm. Anh đã tự mò vào làng nhờ người đưa về bệnh viện.

Rõ ràng, hành động này đã được sự tiếp tay của nhà trường cho nhóm người này lộng hành bắt bớ, đánh đập sinh viên công giáo ngay trong trường Đại học.

Đây là một hành động trái pháp luật, khi bắt giữ người không đúng trình tự quy định của pháp luật hiện hành. Việc đánh đập tàn nhẫn nạn nhân và thả người bị đánh trọng thương ra giữa cánh đồng là hành động vô nhân đạo.

Trước đó, anh Quang đã bị Công an nhiều lần sách nhiễu và gọi đi làm việc vì anh là người Công giáo. Anh đã nhiều lần phản đối sự thóa mạ và xuyên tạc tôn giáo trong quá trình giảng dạy của nhà trường tại đây.

Truớc những hành động trắng trợn hành hung đánh đập sinh viên Công giáo có tính chất khủng bố này, Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội tuyên cáo các điểm sau:

- Cực lực phản đối sự phân biệt đối xử, kỳ thị tôn giáo trong các trường đại học ở Việt Nam nói chung và ở Học viện Tài chính Hà Nội nói riêng.

- Học viện Tài Chính phải chịu trách nhiệm trước việc bảo vệ an ninh của từng thành viên là sinh viên trong trường. Việc nhà trường đã tiếp tay cho nhóm người không rõ tung tích ngang nhiên vào khủng bố, bắt bớ đánh đập sinh viên trước sự chứng kiến của thầy giáo, sinh viên trong trường và bắt người trái phép là điều không thể chấp nhận được.

- Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội yêu cầu Học viện Tài chính trả lời rõ ràng: Ai đã trực tiếp bắt bớ, đánh đập sinh viên Vũ Hoàng Quang ngày 15/3/2010 và ai chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề này.

- Truớc mắt, Học viện Tài chính phải chịu trách nhiệm trong việc chăm sóc điều trị cho anh Vũ Hoàng Quang và yêu cầu cơ quan pháp luật điều tra làm rõ về hành động trái pháp luật này.

- Tố cáo trước cộng đồng quốc tế về hành động bắt giữ người trái pháp luật nhằm khủng bố các cá nhân dám chứng minh đức tin của mình. Phải chăng đây là sự kỳ thị, phân biệt tôn giáo đã và đang xảy ra trầm trọng trong các trường đại học và hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay?

- Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội khẳng định sự ủng hộ và nâng đỡ, đoàn kết với từng thành viên trong cộng đoàn trên cơ sở Sự thật – Công lý – lẽ phải và đúng pháp luật.

Xin mọi người cầu nguyện cho sinh viên Mathia Vũ Hoàng Quang trong lúc khó khăn hiện nay.

Hà Nội ngày 16/3/2010

T/M CỘNG ĐOÀN VINH TẠI HÀ NỘI
Giuse Nguyễn Văn Thống

Monday, March 8, 2010

Hồi Ký Trong Lòng Địch - Trần Trung Quân,

Click the image to open in full size.

Hồi Ký Trong Lòng Địch - Trần Trung Quân, do Quan Hưng diễn đọc
Đây là hồi ký của môt chiến sĩ ( ẩn danh) Việt Nam Cộng hòa đã nằm vùng tại Cụv R của VGCS đặt tại Miền Nam Việt Nam suốt 10 năm. Trong bài viết này tác giả tố cáo những liên hệ chặt chẻ giữa PG Ấn Quang và bọn việt gian Cộng Sản trong âm mưu khủng bố, phá hoại, giết dân lành, giết sư tăng như trường hợp của HT thích Quảng Đức để tăng gia phá rối xã hội Việt Nam Cộng Hòa cho đến khi Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa rói vào tay Cộng Sản.


Thượng Tọa Thích Quãng Đức “bị thiêu” chớ không phải “tự thiêu”.


Rõ ràng trái tim đen lửa từ bi là của việt cọng nên mới được"nhà nước" CH XHCN VN cất giữ cẩn thận từ 1975---1991 sau đó chuyển giao cho ngân hàng nhà nước CHXHCN VN bỏ vào SAFETY BOX giữ tiếp đến khi tượng đài "liệt sĩ cách mạng"( sư QĐ (Đức)có công giựt sập nền đệ nhất VNCH )được cs VN xây xong sẽ là nơi giữ trái tim cháy đen lửa từ bi của cọng sản.Những ai có công với 'cách mạng' hay hy sinh vì "cách mạng" để góp phần 'giải phóng' quê hương thoát khỏi ách cai trị của "Mỹ-Ngụy" sẽ được nhà nước cs VN xây đền,xây tượng đài thờ..Người nào có công càng lớn thì được cs VN xây tượng đài càng to.Và những ai có công nhỏ thì được ban thưởng nhỏ như bằng thưởng,huy chương HCM và...v..v.....

Một lần tôi thấy tượng đài lửa từ bi của cọng sản qua INTERNET rất to lớn tại Sài Gòn, như vậy ông sư QĐ(Đức) có công rất lớn với nhà nước cs VN nên mới được cs VN cho xây tượng đài to như thế và to bằng tượng tên việt gian HCM.
Nếu Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự tẩm xăng và tự châm lửa thì đây mới là Tự Thiêu, Còn vụ việc một người đổ xăng và người khác mồi ngọn lửa thì có phải là tự thiêu không ? Người đổ xăng vào người khác và châm ngọn lửa chính là một người đã làm
một hành động Giết Người




http://www.youtube.com/watch?v=5Kk5HJDNi38

-- On Tue, 2/1/11, Lloyd Pham <phamlewriter@...> wrote:
Thưa anh Mat.Trần cùng qúy vị lưu tâm,

1.- Tôi xin khẳng định là việc Tự Thiêu này xảy ra ngay trước mắt tôi tại ngã tư Lê Văn Duyệt & Phan Đình Phùng.
2.- Nói đến việc người đổ xăng lên người cố Hoà Thượng Thích Quảng Đức chính là chú Hùynh Văn Hải pháp danh Chân Ngữ.
3.- Người cầm bình xang tưới lê nhục thân của cố Hoà Thượng Thích Qủng Đức không phải là Nguyễn Công Hoan như sách trong lòng địch của Trần Trung Quân. Đừng lấy râu ông nọ cắm cầm bà kia. Vì người tưuới xăng Chân Ngữ Huỳnh Văn Hải hiện còn đang sống trong một Mobile home ở Bắc Cali.


Audio 1-2


Audio 3-4


Audio 5-6


Audio 7-8



Audio 9-10





Audio 11 Ác Tăng Thích Trí Quang la cán bô CS Pham Văn Bồng, bí danh 028
- Các an tăng ăn Măn và bốn món ăn chơi
- Thích Trí Quang có vợ và 2 con
-Thích Thiện Chiến ( vợ lên chùa thường xuyên để bất tuân dân sự)
- VGCS Trần Bach Đằng chi tiền cho PG Ấn Quang
- Hoa kỳ ngăn carn không cho TT Nguyễn Van Thiệu khui với báo Times về tội ác PG Ấn Quang
-Cuộc hpp bí mật cùa Ngô Đình Nhu= và VGCS Hai Lương là đòn ly gián giữa Hoa Kỳ và Chính quyền Ngô Đình Diệm
-Cái chết bí mật của tên Việt Gian Hồ Chí Minh và Lê Duẫn




Audio 12



audio 13 việt gian Cộng Sản xử dụng Sư Tăng PG Ấn Quang phá hoại VNCH



audio 13A VGCS va Sư Tăng PG Ấn Quang kế hoach giết HT Thích Quảng Đức


Audio 15 VGCS âm mưu dùng bom Mỹ để giết bớt MTGPMN




audio 16 con đường kháng chiến và chuẩn bi cuôc vươt biên


Audio 17- Het



cuốn sách Trong Lòng Địch của Tác giả Trần Trung Quân
tôi xin được trích đoạn lại về cuộc đốt người này, qua cuốn sách Trong Lòng Địch của Tác giả Trần Trung Quân, từ trang số 99 đến trang 114, đã xuất bản vào năm 1984, như sau. Kính mời quý vị cùng theo dõi:

« Vào khoảng 4 giờ rưỡi sáng, Vũ Mạnh Trường mới đi vào công tác cụ thể. Trung úy Dương Quang Lâm, phụ tá của Vũ Mạnh Trường chăm chú ghi từng tên một, và tên người được trao phó cho công tác. Chính Vũ Mạnh Trường cũng đã thấm mệt. Nhấp một ngụm trà cho thấm giọng, Trường đưa đôi mắt đỏ lừ gườm gườm nhìn Thích Trí Quang:

Làm cách mạng không thể không có máu đổ. Nếu là máu nhà sư thì càng tốt nữa. Sự thù hận của dân chúng đối với Diệm-Nhu càng ngùn ngụt bốc cao hơn không còn sức mạnh nào ngăn chặn nỗi nữa. Bộ chính trị trung Ương đảng đã nhận rõ tình hình và quyết định rằng, chỉ vài nhà sư chết thảm là bọn Diệm-Nhu sẽ sụp đổ vô phương cứu vãn. Cho nên Đảng đã quyết định là phải giết sư để xúc tiến công cuộc thống nhất đất nước. Đồng chí Kiều Tuấn Cương ( bí danh của Thích Trí Quang ) nghĩ thế nào?

Thích Trí Quang ấp úng:

Dạ … dạ …

Vũ Mạnh Trường quắc mắt đập mạnh tay xuống bàn giận dữ:

Tôi yêu cầu đồng chí phát biểu ý kiến về sự thực hiện kế hoạch của đảng, có yêu cầu đồng chí tán thành hay phản đối đâu mà đồng chí dạ …

Thích Trí Quang ngồi im, gục mặt xuống. Cả hội trường không ai phát biểu ý kiến nào. Trường đắc chí, hất mặt lên, lớn tiếng dõng dạc:

Đảng ta đã trù liệu cả rồi. Bộ Chính Trị ủy ban Trung ương Đảng đã là những « đỉnh cao trí tuệ của loài người ». Chúng ta bì sao kịp! mà địch cũng không thể nào chống đỡ nỗi. Đảng có lệnh chúng ta phải khích động hoặc tạo điều kiện khích động các sư tự thiêu để cúng dường tam bảo! Có thế mới hấp dẫn được dư luận thế giới, mới gây căm thù sâu sắc trong dân chúng đối với chính quyền miền Nam được. Này, đồng chí Cương, thằng Giác Đức nó dám tự thiêu không?

Chắc là không đâu, đồng chí. Nó nói thì hăng lắm, nhưng chỉ ba hoa thôi. Nó là học trò tôi, tôi biết rõ nó lắm. Háo danh, nhưng rất hèn.

Thế còn Thích Hộ Giác?

Hộ Giác cũng vậy, háo danh. Cái mộng của nó là mò lần lên chiếm ghế Viện Trưởng Viện Hóa Đạo đặng nở mặt với đời. Cái thứ như thế mà đòi hỏi nó hy sinh thì thật là khó. Chỉ có ai hy sinh cho nó leo lên thì chắc nó ký cả hai tay mà thôi.

Thích Thanh Từ thế nào?

Thích Thanh Từ là đệ tử của Thích Thiện Hoa. Thầy Thích Thiện Hoa còn ở Bến Tre chưa lên. Không có lệnh của thầy thì hắn chắc không chịu làm việc gì.

Đến đây, Cao Đăng Chiếm mới lên tiếng:

Việc này, đồng chí Hằng có thể làm được.

Hằng, tức Thích Thiện Minh giật mình đánh thót, vội nhỏm dậy:

Thưa đồng chí …

Nhưng Chiếm đã khoát tay ra dấu cho Hằng ngồi xuống, cười nhạt:

Tôi không bảo đồng chí tự thiêu đâu mà lo ngại. Đồng chí còn đắc dụng vào nhiều việc khác. Tôi chỉ nói rằng, với tài miệng lưỡi của đồng chí và lòng tín cẩn của Thích Quảng Đức nơi đồng chí, chắc đồng chí thừa sức cải tạo tư tưởng của Thích Quảng Đức, để hắn tình nguyện tự thiêu.

Thích Thiện Minh cười tít mắt. Cao Đăng Chiếm đã gãi đúng chỗ ngứa của tên đội lốt thầy chùa để làm chính trị và có nhiều anh hùng tính cá nhân này. Thích Thiện Minh vặn mình mấy lượt cho khắp hội trường phải ngó lại nhìn hắn, rồi mới lên tiếng:

Cái đó, thì mấy anh khỏi lo. Quảng Đức đã bị tôi thuốc nước rồi. Ngày hôm kia trả lời cuộc phỏng vấn của tụi báo chí ngoại quốc, tôi đã gài cho Quảng Đức kẹt cứng rồi. Tôi đã nhân danh Thích Quảng Đức mà tuyên bố như vầy: “ Nếu Diệm không phóng thích tất cả tù nhân chính trị, không ban hành một chế độ đặc biệt cho các tôn giáo, trong đó có Phật Giáo được treo cờ Phật Giáo ngang hàng với quốc kỳ, thì thầy Thích Quảng Đức nguyện sẽ tự thiêu để gióng lên tiếng chuông báo động với thế giới về những hành động kỳ thị tôn giáo, nhằm tiêu diệt Phật giáo của chính phủ Diệm-Nhu. Và Hội đồng Ấn quang sẽ đưa vấn đề ra trước Liên Hiệp Quốc”.

Trường gật gù có vẻ tán thưởng:

Thái độ của Quảng Đức lúc ấy như thế nào?

Quảng Đức không nói gì, chỉ cúi đầu nhìn xuống. Nhưng tôi biết hắn có vẻ hơi thất vọng. Tuy nhiên, tính Quảng Đức rất ôn hòa và vị tha, lại dễ xiêu lòng, nên sau đó, tôi đã thêu dệt cả một tòa sen rực rỡ trên niết bàn đang chờ đợi ông ta, nhờ ông ta hy sinh vì Phật Pháp. Ông ta sẽ đắc đạo, sẽ thành Phật, và bức chân dung của ông sẽ được thờ phượng ở khắp các chùa sau này …

Kết quả có đến 80 phần trăm là Quảng Đức nghe tôi và sẵn sàng hy sinh. Điều tôi lo ngại là chúng ta không ra tay gấp, rủi gặp Hộ Giác, gặp những tên ba hoa như Hộ Giác lỡ miệng xúi bậy ông ta bỏ ý định thì hỏng hết.

Ngày tự thiêu của thầy Quảng Đức gần kề bao nhiêu, thì sức khỏe của thầy sa sút bấy nhiêu. Tim thầy mệt cầm canh. Gần như cả ngày thầy không hề nói một câu, ngoài việc tụng kinh niệm Phật. Ý thầy đã quyết chết và sẵn sàng “ vị pháp vong thân” rồi, nên tùy thân xác còn lưu lại nơi trần thế, hồn thầy đã bay vào thế giới khác. Lúc này, Thích Thiện Minh ra lệnh cho Huỳnh Văn Thạnh phải suốt ngày cận kề bên thầy Quảng Đức, không được rời thầy nửa phút. Không phải hắn lo cho sức khỏe của thầy, nhưng là đề phòng mật vụ VNCH bắt mất thầy thì thực là xôi hỏng bỏng không. Cộng sản đã mất bao nhiêu thì giờ để thuyết phục vừa áp lực thầy tự thiêu cúng dường, thì không thể sơ hở trong phút chót được. Thích Trí Quang đã thức trắng mấy đêm liền để dọn tinh thần cho thầy, trong khi Huỳnh Văn Thạnh nâng giấc thầy còn hơn cha mẹ, lo giặt giũ quần áo, lo từng miếng ăn tới ngụm nước uống cho thầy. Để về sau, chính hắn đã tưới xăng lên người thầy và châm lửa đốt thầy.

Huỳnh Văn Thạnh theo cộng sản từ năm 1959, nhưng hắn không tập kết ra Bắc. Cộng sản để hắn ở miền Nam làm công tác tình báo cho Việt cộng ở khu 5. Tới năm 1962, hắn được biệt phái qua khu Dương Minh Châu, cho xâm nhập vào Sài Gòn hoạt động trong chiến dịch giáo vận. Năm 1964, cho phù hợp với đường lối và chính sách mới của Việt cộng là “gây ung thối trong hàng ngũ quốc gia” Thạnh được triệu ra khu, ẩn bóng một thời gian và sau đó Việt cộng làm hộ tịch giả cho hắn mang tên mới là Nguyễn Công Hoan, và cho hắn về Sài Gòn hoạt động chính trị công khai, đứng phe đối lập với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Năm 1966 tới năm 1972, nhiều lần cán bộ nằm vùng vận động tối đa rồi mới đưa hắn ra ứng cử dân biểu quốc hội VNCH, và hắn đắc cử tại đơn vị Phú Yên.

Sau ngày cộng sản chiếm Sài Gòn tên Huỳnh Văn Thạnh, tức Nguyễn Công Hoan, xuất đầu lộ diện nguyên hình, tích cực tuyên truyền cho cộng sản và chỉ điểm cho công an việt cộng bắt không biết bao nhiêu chiến sĩ quốc gia chân chính. Để trả công cho hắn, việt cộng cho hắn vào quốc hội của cộng sản, để lừa bịp dư luận rằng cái quốc hội của cộng sản không hoàn toàn chỉ gồm những đảng viên hay tay sai của cộng sản, mà còn gồm cả một số dân biểu, nghị sĩ “ Ngụy” đã biết ăn năn hối cải trở về với “cách mạng”.

Tuy nhiên, Nguyễn Công Hoan vào múa may ở quốc hội của cộng sản một thời gian, thì những tên chủ nhân việt cộng của hắn thấy cũng không lừa bịp nỗi ai, nên bèn cho hắn “ vượt biên tỵ nạn” để ra nước ngoài làm công tác kiều vận. Nguyễn Công Hoan đã vượt biển sang Nhật, sau đó, nhờ thủ đoạn và móc nối chính trị hắn đã tới được nước Mỹ một cách ngon lành. Nhưng cái mác dân biểu lưỡng trào của hắn và cuộc tỵ nạn mờ ám của hắn đã bị đồng bào nghi kỵ, cho nên hắn chẳng làm được trò trống gì. Hiện nay, hắn trùm mền núp bóng một tên sư hổ mang để chờ một cơ hội khác.

Đó là những chuyện xảy ra về sau, mà đa số chúng ta, nhất là bạn đọc của Văn Nghệ Tiền Phong đều biết rõ. Nay xin trở lại với chuyện “ tự thiêu của thầy Thích Quảng Đức”. vấn đề mà việt cộng lo ngại nhất là làm sao mang một thùng xăng khá lớn để có thể đốt cháy thầy Quảng Đức ngay tức khắc để các cơ quan công quyền không kịp cứu. Mang một thùng xăng lớn tới nơi mà chúng định thiêu thầy Quảng Đức cho trót lọt không phải dễ, vì an ninh VNCH đã rõ mưu đồ của việt cộng. Huỳnh Văn Thạnh, tức Nguyễn Công Hoan, chính là tên đã được việt cộng trao cho trọng trách cung cấp xăng đốt thầy Thích Quảng Đức, và Thích Thiện Minh là người được đề cử để giám sát vụ này, nên hắn rất lo lắng. Đêm hôm trước khi xảy ra vụ “tự thiêu”, chính Thích Thiện Minh biểu tài xế lái xe chở đi gặp Huỳnh Văn Thạnh để cho biết rằng xăng đã được giấu trong hai thùng nhỏ đựng dầu hôi trong gánh hàng của một nữ cán bộ việt cộng đóng vai người đi bán hàng rong buổi sớm.

Bao nhiêu lít? Thích Thiện Minh hỏi.

15 lít, thưa thầy. Thạnh trả lời.

15 lít đủ đốt không con?

Dư sức mà thầy, 5 lít cũng đủ chết bà Quảng Đức rồi.

Phần kế hoạch F2 con cẩn thận nhé.

Thầy yên tâm, trước khi “ xuất hành”, con sẽ gửi thêm một mũi Trenxinne nữa. sau đó, con sẽ bồi thêm hai mũi trợ tim Haldol là đủ.

Vậy à. Tốt lắm, công con to lắm …

Bảy giờ sáng, ngày 20 tháng 4 năm 1963 ( ngày âm lịch ) dương lịch là ngày 11-6-1963, không khí bên trong chùa buồn như đám ma. Tăng ni ai nấy đều mặt mày ủ rũ thương cho thầy Quảng Đức chỉ chốc lát nữa đây sẽ bị đưa lên giàn hỏa để “ bảo vệ đạo pháp”. Ngoại trừ một số ít cán bộ việt cộng và tay sai núp áo cà sa giết người cho cộng sản, là hăm hở chờ đợi giờ phút xảy ra biến cố.

Ngay từ lúc 4 giờ sáng, Huỳnh Văn Thạnh đã vô giường thầy Quảng Đức, lật mông thầy lên để chích cho thầy một mũi Trenxinne, mà hắn thỏ thẻ thưa là “thuốc trợ tim” để thầy mau bình phục sức khỏe. Thầy Quảng Đức ngủ mê man, ngủ say sưa như một đứa trẻ thơ trong nôi, sau khi đã no sữa, ống thuốc Trenxinne thấm, cơ thể thầy Thích Quảng Đức bỗng mềm nhũn, ngắt véo, thầy cũng không biết đau.

Lúc ấy, Huỳnh Văn Thạnh, tức Nguyễn Công Hoan, mới ra dấu cho đàn em chạy vào lau mình mẩy cho thầy, và thay cho thầy bộ áo cà sa mới toanh. Thế là việt cộng đã chuẩn bị xong để đưa thầy Thích Quảng Đức ra cúng tổ … Các … Mác!!!

Trên đây, là những trích đoạn về lệnh bức tử Hòa thượng Thích Quảng Đức của Phật giáo Ấn Quang, tiền thân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và bọn việt-gian-cộng-sản, trong cuốn sách Trong Lòng Địch của tác giả Trần Trung Quân.