Thursday, July 29, 2010

Quảng Trí-Phim 2012 qua cái nhìn của người học Phật

Phim 2012 qua cái nhìn của người học Phật
Quảng Trí




Bộ phim 2012, hay có thể hiểu là Đại họa năm 2012, do Roland Emmerich đạo diễn, Công ty Sản xuất và Phát hành phim Columbia Pictures phát hành và bắt đầu trình chiếu ở nhiều nước trên thế giới từ ngày 11-11-2009. Đây là một bộ phim rất được nhiều người quan tâm với nhiều lời bình luận khác nhau, có cả tích cực lẫn tiêu cực. Và bộ phim đã đem lại doanh thu rất lớn cho nhà sản xuất.

Phim diễn tả sự hủy diệt của trái đất do những thảm họa động đất và sóng thần gây nên. Bộ phim này lấy nguồn cảm hứng từ tác phẩm “Những dấu vân tay của Thượng đế” (Fingerprints of the Gods) của tác giả Graham Hancock. Và nó còn căn cứ vào lịch của người Mayan, theo lời dự đoán trong lịch này thì thế giới sẽ bị hủy diệt hoàn toàn vào ngày 21-12-2012.

Theo như những tình tiết trong phim 2012, nguyên nhân dẫn đến ngày tận thế của trái đất là sự tập hợp thành hàng của những thiên thể trong hệ mặt trời, điều này tạo nên những tia bức xạ ngắn trong ánh nắng của mặt trời và nó khiến cho trung tâm điểm của trái đất bị hỗn loạn, dẫn đến hàng loạt các trận động đất kinh hoàng diễn ra ở khắp nơi. Kéo theo đó là nhiệt độ của trái đất tăng lên đột ngột khiến băng ở hai cực tan nhanh, rồi sóng thần, lũ lụt diễn ra trên khắp địa cầu. Trước sức tàn phá kinh hoàng của những thiên tai, toàn bộ thế giới bị hủy diệt, những công trình đồ sộ, những tòa nhà kiên cố, ngay cả tượng Nữ thần Tự do, một biểu tượng của nước Mỹ cũng bị sụp đổ, và thậm chí ngay cả những đỉnh núi cao của dãy núi Hymalaya, mái nhà của thế giới, cũng bị nhận chìm trong dòng nước cuồn cuộn của những cơn sóng thần kinh hoàng. Qua đó, chúng ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc về sự vô thường của cuộc sống. Tất cả mọi sự vật hiện tượng trong thế giới này có sinh ra thì sẽ có lúc bị mất đi, bị tàn hoại, dù cho những thứ đó có kiên cố đến mức nào, dù người ta có yêu quý và tự hào về nó đến đâu đi nữa cũng không thể nào nắm giữ, bảo tồn mãi mãi. Ngay cả mạng sống của mình còn chưa giữ được thì nói gì đến việc bảo vệ những vật bên ngoài thân. Vô thường là định luật chung của kiếp sống. Chính vô thường mà mọi sự vật hiện tượng hình thành và phát triển để rồi đi đến giai đoạn tàn hoại. Chúng ta không thể nào thay đổi được định luật này. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là tìm cách kéo dài khoảng thời gian tồn tại và phát triển của các sự vật, hiện tượng.

Những tác nhân chính dẫn đến sự tàn hoại của môi trường tự nhiên và suy nhược sức khỏe ở con người là do sự khai thác, phá hủy thế giới tự nhiên của con người; do khí thải công nghiệp, chất thải y học của loài người vượt quá sức chịu đựng của trái đất; do sự giết hại các loài động vật dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ sinh thái, khiến những trận thiên tai kinh hoàng xảy ra. Ở đây, bộ phim 2012 đã đóng vai trò như là một tiếng chuông cảnh tỉnh mọi người trong vấn đề bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Chúng ta cần phải dừng lại việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ, chấm dứt nạn phá rừng, hạn chế việc giết hại sinh vật, xử lý các chất thải, khí thải một cách hợp lý để giữ cho hệ sinh thái ở mức cân bằng. Nếu không thì chính chúng ta rút ngắn vòng đời của chúng ta, chính chúng ta bức tử trái đất, khai tử thế giới loài người.

Khi được các nhà khoa học dự báo ngày đại họa sẽ xảy đến cho trái đất, những nhà cầm quyền đã bắt đầu một cuộc chay đua với thời gian. Họ đã lập kế hoạch kiến tạo những con tàu đặc biệt để làm phương tiện di tản cho nhiều người thoát qua nạn đại hồng thủy, họ gọi những chiếc tàu đặc biệt này là Ark. Từ “Ark” này được lấy từ sự tích ông Noah đã dùng chiếc thuyền Ark để gia đình ông và các loài vật khác đi tránh nạn đại hồng thủy trong kinh Cựu ước. Theo như trong phim, người ta tạo ra những con tàu đặc biệt này để những nhà lãnh đạo, những nhà khoa học hàng đầu và những người đặc biệt có thể lên những con tàu đặc biệt ấy để di tản. Vì sự kiện này mà nhiều nhà khoa học đã bị ám sát trước khi đại họa xảy ra vì họ tìm cách thông báo cho công chúng biết về đại họa và tiết lộ bí mật về kế hoạch kiến tạo và địa điểm của những con tàu. Ở đây, chúng ta nhận thấy một điều hết sức quan trọng, đó là trong nghịch cảnh, trong những lúc nguy kịch nhất mới thấy rõ lòng người. Những lúc nguy kịch ấy, những điều xấu xa nhất cũng như những điều tốt đẹp, cao cả nhất của con người mới thể hiện rõ, đó là thời điểm trọng đại để người ta thể hiện lòng vị tha quảng đại hay là sự ích kỷ to tướng của mình.

Chính trong thời điểm quyết định sự sống còn của bản thân, nhiều người đã bỏ mặc sự sống chết của người khác, giẫm lên trên sinh mạng của người khác để giành lấy cơ may sống sót cho riêng mình. Trong khi đó cũng có không ít người đã cứu giúp người khác với tất cả khả năng của mình cho đến giây phút cuối cùng, thậm chí họ đã không màng đến sự sống chết của bản thân. Điển hình cho lòng vị tha, hy sinh quảng đại này là Tổng thống Wilson, người đã quyết định ở Thủ đô Washington D.C. để thông báo cho mọi người biết những thiên tai kinh hoàng sắp xảy ra và cũng là để chia sẻ nỗi đau thương, mất mát với mọi người trong khi người con gái và những quan chức thân cận của ông nài nỉ ông lên đường đi đến những con tàu đặc biệt để di tản, và cuối cùng ông đã bị chết trong cơn sóng thần ghê rợn. Bên cạnh đó còn có Jackson Curtis, người đã bất chấp mọi nguy hiểm để đưa người vợ cũ và hai con của mình đi di tản. Và cũng chính Jackson đã bất chấp cả tính mạng, lặn xuống khoang tàu, gỡ những vật vướng kẹt ở các bánh răng để có thể đóng kín cửa con tàu lại, cứu mạng cho tất cả mọi người ở trên tàu. Vì nếu Jackson không làm điều đó thì con tàu không chạy được, nó sẽ bị chìm, tất cả mọi người và cả Jackson đều phải chết.



Chúng ta hãy nghĩ xem, vì mục đích gì mà chúng ta muốn tiếp tục duy trì sự sống của nhân loại? Và nếu chúng ta đánh mất nhân phẩm, đánh mất thiện tâm của mình, thờ ơ trước sự đau khổ, chết chóc của người khác thì chúng ta sống có ý nghĩa gì nữa không? Để làm một con người văn minh, để xứng đáng là một con người thì chúng ta phải có lòng nhân đạo, và đối xử với nhau một cách văn minh, đầy tình người. Điều này đã được Adrian Helmsley, một nhà địa chất học và là người quan trọng trong nội các của chính phủ Mỹ, nhấn mạnh rằng: “Ngay khi chúng ta không còn tranh đấu cho lợi ích của người khác, thì lúc đó chúng ta đã đánh mất đi nhân phẩm của mình”. Và ngay tại thời điểm quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn của số đông, đó là lúc đưa ra quyết định có nên mở cửa những con tàu Ark để cho rất nhiều người đang đứng trên bờ có thể lên tàu hay không, thì hầu hết mọi người nắm quyền lãnh đạo ở trên tàu đã tán đồng quyết định mở cửa tàu. Điều này muốn nói lên rằng, điều quý nhất ở con người đó là lòng nhân đạo, là tình người, chính điều này đã nâng con người lên một tầm cao mới, khác biệt với các loài động vật, nếu con người còn tồn tại mà mất hết nhân tính thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Sự xuất hiện hình bóng những vị Tăng sĩ người Tây Tạng ở trong phim cũng đã làm cho bộ phim thêm phần sâu sắc và giá trị. Trong đó, vị Rinpoche uyên bác đã nhắc lại lời dạy cốt tủy của bản kinh Kalamas với người đệ tử tên Nima khi vị đệ tử này nói lên sự hoài nghi về sự im lặng ghê rợn của núi rừng vào thời điểm đó: “Đừng tin vào bất cứ một điều gì, đơn giản chỉ vì con đã nghe người ta nói”. Và vị Rinpoche này đã lặp lại sự tích cổ trong nhà thiền, ngài đã rót cho Nima một ly trà cho đến khi nó tràn ra ngoài, và nói với Rima rằng: “Giống như ly trà này, tâm con đã đầy những định kiến, và phán xét. Muốn thấy được ánh sáng trí tuệ, thì trước tiên con phải làm cho ly nước của con trống rỗng đã”. Vâng, chúng ta không nên vội tin những lời đồn đại, bởi vì có nhiều thông tin bịa đặt, không xác thực, và bị phóng đại rất nhiều. Chúng ta nên học cách kiểm chứng các nguồn thông tin. Điều này sẽ giúp ta tránh được sự lo sợ, hoang mang không đáng có. Và chúng ta nên gạt bỏ những ý kiến chủ quan, những định kiến của mình, cởi mở lòng mình để học hỏi và tiếp thu ý kiến của người khác. Một điều đáng chú ý nữa là câu trả lời của Rima khi người gác cổng bến cảng yêu cầu anh ta không được dẫn theo những người khách lạ: “Tôi là đệ tử của một vị Rinpoche vĩ đại, tôi không thể làm điều đó. Tất cả chúng ta đều là con dân của bà mẹ trái đất”. Quả đúng như vậy, tất cả chúng ta là con dân của trái đất này, chúng ta phải biết bảo vệ và đùm bọc lẫn nhau, phải đối xử thân thiện với nhau. Chúng ta là anh em của nhau. Và biết đâu trong vòng luân hồi sanh tử, chúng ta đã từng là cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt của nhau. Có ai nhẫn tâm bỏ mặc sự sống chết của người thân, của cha mẹ mình?

Hình ảnh một vị lão Tăng người Tây Tạng, ngài Rinpoche, sống trong một ngôi chùa hẻo lánh trên đỉnh Hymalaya ngồi tĩnh tại uống trà, trong khi mọi người đang chạy loạn, nước đang dâng lên cuồn cuộn, và khi nước ngập đến đỉnh Hymalaya, chuẩn bị nhận chìm ngôi chùa của mình, vị lão Tăng này đã đi đến bên Đại hồng chung, đánh lên những tiếng chuông hùng hồn và chốc lát sau thì tất cả đều chìm trong biển nước. Sức mạnh tâm linh, hay sự định tĩnh của những người tu hành đã thể hiện một cách ấn tượng. Dù phải đối diện với sự thật phũ phàng thế nào đi nữa, tâm họ vẫn luôn bình tĩnh, minh mẫn. Dù cái chết cận kề, họ vẫn không âu lo, vì họ hiểu sâu sắc định luật vô thường của kiếp sống. Và với họ, sự chết không có gì đáng sợ, bởi họ không luyến tiếc bất cứ thứ gì ở đời nữa. Chính vì thế mà trong những giây cuối cùng của sự sống, ngài Rinpoche đã đủ định tĩnh đánh lên những tiếng chuông Đại hùng, để cảnh tỉnh nhân sinh và đánh thức nhân tâm.

Và trong đoạn cuối của bộ phim, tác giả một lần nữa đề cao tính nhân văn, tình thương yêu của con người, mà cụ thể ở đây là tình cảm gia đình, tình thương yêu của cha mẹ và con cái, khi người con gái của Jackson hỏi lúc nào thì họ về nhà, Jackson đã đáp lại rằng: “Chúng ta sẽ tìm một nơi nào đó để sống, ở đâu mà các thành viên trong gia đình được sống bên nhau, thương yêu nhau thì đấy chính là quê nhà”. Tình thương yêu chính là mái ấm che chở và nuôi lớn con người. Thiếu tình thương yêu thì con người bị cô đơn, lạc lõng.

Một điểm không kém phần quan trọng trong phim 2012 là câu kết của nó trong video clip quảng cáo cho bộ phim: “Sự kết thúc là một sự khởi đầu” (The end is just the beginning). Quả vậy, tất cả mọi sự vật hiện tượng đều vận động và biến đổi, chúng không hoàn toàn triệt tiêu mà chỉ là sự chuyển biến. Sự kết thúc của cái này sẽ tạo nên sự khởi đầu cho một cái kia. Đây cũng chính là ý nghĩa về sự tái sinh mà đạo Phật thường nhắc đến. Tất cả mọi thứ, dù hữu hình hay vô hình, có tâm thức hay không có tâm thức đều luôn vận động và biến đổi. Điều này không có gì huyền bí, siêu hình cả. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng cũng cho thấy: “Năng lượng không mất đi và cũng không tự sinh ra, nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác”. Trong phim 2012, khi những người di tản, thoát được nạn đại hồng hủy, họ đã bắt đầu một cuộc sống mới, và lịch sử lại bắt đầu tính từ năm thứ nhất.

Về ngày tận thế, trong Phật giáo không có những lời dự đoán nào, ngoài việc Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng mọi vật đều vô thường, trái đất của chúng ta cũng không ngoại lệ; tuy vậy, chúng ta không nghĩ thế giới sẽ bị hủy diệt vào đúng ngày 21-12 -2012 như trong phim diễn tả.

Sự sống rất mong manh. Chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào chứ không nhất thiết là đến năm 2012. Một khi chúng ta ý thức rõ sự vô thường của cuộc sống thì chúng ta sẽ biết quý trọng từng phút giây của sự sống và sử dụng chúng hữu hiệu hơn. Có lẽ đây cũng là thông điệp chính mà phim 2012 muốn gởi đến tất cả khán giả.

Quảng Trí

Wednesday, July 21, 2010

Danh Sách những người đã về Việt Nam tham dự hoặc gởi bài viết đóng góp ( từ 15 đến 17.07.2007 )

TinParis. Đây là phần trích lại từ bài viết đăng ngày 21.8.2007 trong phần Tham Luận của TinParis.net " Trí thức phải dám nói...Nhưng nói thế cũng chưa đủ "


Danh Sách những người đã về Việt Nam tham dự hoặc gởi bài viết đóng góp trong cuộc hội thảo 3 ngày ( từ 15 đến 17.07.2007 ) tại Saigon với chủ đề " Phật Giáo trong thời đại mới - Cơ Hội và thách thức " .


Trong Cuộc Hội Thảo 3 ngày ( từ 15 đến 17.07.2007) tại Saigon , chúng ta nhận thấy có những khuôn mặt " Đại Trí Thức " có tên sau đây đã về tham dự, hoặc gởi bài đóng góp : ( TS phải hiểu là có bằng Tiến sĩ , còn nếu không có đề thì KHÔNG CÓ BẰNG TS) . Nếu có vị nào thấy không đúng, Tinparis sẳn sàng đăng lên lời đính chánh của quý vị.

- GSTS. Trần Ngọc Ninh, Hoa Kỳ
- GSTS. Cao Huy Thuần, Đại học Picardie, Pháp quốc
- TS. Phạm Trọng Luật, Pháp quốc
- BS.TS. Lương Cần Liêm, Đại học Y khoa Paris, Pháp quốc
- TT. Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác, Đức quốc
- TT.TS Thích Trí Hoằng, Đại học Connecticut, Hoa Kỳ
- ĐĐ.TS. Thích Nguyên Thiện, Hoa Kỳ
- GS. Trần Quang Thuận, Hoa Kỳ
- GSTS. Trần Chung Ngọc, Hoa Kỳ
- TS. Hồng Quang, Hoa Kỳ
- Mật Nghiêm-Đặng Nguyên Phả, Hoa Kỳ
- GSTS. Tâm Đàn, Úc Đại Lợi
- Thích Minh Tâm, Viện Phật học Hoa Nghiêm, Sydney, Úc Đại Lợi
- HT. Thích Giác Lượng, Hoa Kỳ
- GSTS. Trần Chung Ngọc, Hoa Kỳ
- Luật sư Nguyễn Hữu Liêm, Hoa Kỳ
- TS. Lâm Như Tạng, Sydney, Úc Đại Lợi
- TS. Trần Tiễn Khanh, Bác sĩ Trần Tiễn Huyến, Hoa Kỳ
- GSTS. Lê Văn Tâm, Đại học Gottingen, Đức quốc
- Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, Hoa Kỳ
- Nguyễn Kha, Hoa Kỳ
- Trần Văn Kha, Hoa Kỳ
- PTS. Thích Hạnh Tấn, chùa Viên Giác, Đức quốc
- ĐĐ. Thích Phước Tấn, TT chùa Quang Minh, Melbourne, Úc Đại Lợi
- Chánh Tước Đinh Khanh, Canada
- Nhat Dung - MyLy Nguyen, chùa Quang Minh, Melbourne, Úc Đại Lợi
- Nguyễn Văn Hiếu, chùa Quang Minh, Melbourne, Úc Đại Lợi
- TS. Trần Kiêm Đoàn, California, Hoa Kỳ
- HT.TS. Thích Mãn Giác, Hoa Kỳ
- Hoàng Nguyên Nhuận, Sydney, Úc Đại Lợi
- Tâm Diệu, Hoa Kỳ
- NCS. Thích Hạnh Bình, Đại học Hoa Phạm, Đài Loan
- Ths. Thích Giải Hiền, Đại học Quốc lập Quốc tế Chinan, Đài Loan
- TT. Thích Nguyên Hạnh, Trung tâm Phật giáo chùa Việt Nam, Hoa Kỳ
- Nguyên Thuần, Hoa Kỳ
75. Sự truyền bá và tái du nhập của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam vào Cam-pu-chia
- TS. Đỗ Hữu Tâm, Irvine Valley College, Hoa Kỳ
- TS. Thích Quán Thông, Hoa Kỳ
- Phan Mạnh Lương, Hoa Kỳ
PHẬT GIÁO VÀ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ
83. Bài thuyết trình chính: Nền tảng Kinh tế học từ cái nhìn Phật giáo- TT. Thích Tuệ Sỹ, Việt Nam ( *)
- Quán Như-Phạm Văn Minh, Sydney, Úc Đại Lợi
- Đỗ Hữu Tài, Hoa Kỳ
- GSTS. Tạ Văn Tài, Đại học Harvard, Hoa Kỳ
- Tăng thân Làng Mai, Pháp

  • Chú thích :
Đây là phần trích ra từ bài :"Việt Nam sẽ tổ chức Đại Lễ Phật Đản ( Tam Hợp ) Quốc tế năm 2008 ? Khi Lê mạnh Thát đã đầu hàng CSVN " nói về cuộc hội thảo đó.

Trong cuộc Hội Thảo Khoa Học về " Phật Giáo trong thời đại mới - Cơ Hội và thách thức " tại Hà Nội từ ngày 15 đến 17/7/2007, Ông Lê mạnh Thát đóng vai chủ chốt, thay thế Thích minh Châu điều khiển Đại Hội sau bài diễn văn của Thích Minh Châu :

Vì lý do sức khỏe, chúng tôi thật sự xin lỗi không thể tham gia đầy đủ cuộc Hội thảo quan trọng này. Thay vào đó, chúng tôi đã mời Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, thay mặt chúng tôi và bổn Viện chủ trì cuộc Hội thảo.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý vị và kính chúc Hội thảo thành công viên mãn.
NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT MA HA TÁT

Theo sơ dồ tổ chức của cuộc Hội Thảo Quốc Tế, ta thấy rỏ vai trò của Lê Mạnh Thát

A. Ban tổ chức:

1. Trưởng ban: HT.TS. Thích Minh Châu
2. Phó ban: HT.TS. Thích Trí Quảng
3. Phó ban thường trực: GSTS. Lê Mạnh Thát
4. Phó ban: TT.Ths. Thích Giác Toà
B. Ban biên tập (Editors):

1. GSTS. Lê Mạnh Thát
2. ĐĐ.TS. Thích Đồng Bổn
3. ĐĐ.TS. Thích Tâm Đức
4. ĐĐ.TS. Thích Viên Trí
5. ĐĐ.TS. Thích Tâm Minh
6. ĐĐ.TS. Thích Nhật Từ

Nguyễn Văn Chức -NHÂN CHUYẾN ĐI VỀ VN THUYẾT PHÁP CỦA VỢ CHỒNG THIÈN SƯ NHẤT HẠNH TRÍ QUANG VÀ TÔI

NHÂN CHUYẾN ĐI VỀ VN THUYẾT PHÁP CỦA VỢ CHỒNG THIÈN SƯ NHẤT HẠNH TRÍ QUANG VÀ TÔI
- Nguyễn Văn Chức. -

TinParis. Có nhiều vị Tăng Ni, trước đây khi mới chạy Tỵ Nạn CSVN trong những năm 80-87, để " có tiền xây Chùa " thì không hề cấm cản " treo cờ VNCH " trong Chùa , nhưng dần dần khi đã xây xất Chùa khá đẹp, đồ sộ thì mới " giở quẻ lưu manh" kiễu Vẹm là " Chùa không làm Chánh Trị " nên không treo cờ VNCH nữa !
Sau đây là Bài viết Ls Nguyễn văn Chức viết về tên CS " Thích trí Quang " mà vai trò tại Hải Ngoại sẽ được một số đông " tay sai nằm vùng" tại Hải Ngoại ca tụng như " thần thánh " cùng lúc với người cháu của ông lả " Thích Tuệ Sỹ " .

  • Thích Trí Quang là ai ?

Báo chí ngoại quốc từng gọi y là người đã lật đổ Ngô Đình Diệm năm 1963. Báo chí Mỹ năm 1963 còn gọi y là «người làm cho nước Mỹ phải run sợ».
Khoảng 6 năm sau, một ngày cuối tháng 2 năm 1969, y đến tôi.
*
Trưa hôm ấy, tôi đang ngồi trong văn phòng luật sư, thì chú Vân, người tuỳ pháI, hớt hải chạy vào báo tin Thầy Trí Quang đến. Tôi vội xốc lại quần áo. Chừng dăm phút sau, Trí Quang buớc vào, theo sau là một vị sư nữ lớn tuổi. Cả hai đều mặc áo mầu xám.
Tôi đứng lên chào theo phép lịch sự, rồi giơ tay mời ngồi. Trí Quang nhìn tôi, mặt lạnh như băng. Tôi đoán, y chờ đợi nơi tôi một cử chỉ thần phục ngưỡng mộ. Y nhầm. Đối với tôi, y không phải là một nhà tu hành, mà là một tên cán bộ VC vô học dốt nát. Thứ nữa: y đến để xin tôi giúp đỡ, y không đến để ban ân huệ.
*

Theo các tài liệu mà tôi có, thì Trí Quang, tên thật là Phạm Văn Bông, hay Phạm Văn Quang gì đó, sinh tại Quảng Bình, Trung Phần. Y là đệ tử của TT Thích Trí Độ, chủ tịch Hội Phật Giáo Cứu Quốc của Việt Minh.

Cũng theo các tài liệu mà tôi có, thì trong thời gian 1946-1954, y là cán bộ Vịêt Minh, hoạt động công khai cho Việt Minh tại vùng đất do Việt Minh kiểm soát. Thời gian từ 1954 đến 1975, y là cán bộ CS nằm vùng tại Miền Nam Quốc Gia, hoạt động cho CS Bắc Viêt, nhân danh đạo pháp.
Vũ khí của y là tự thiêu . Dĩ nhiên, y không tự thiêu, mà người khác tự thiêu.

Từ 1963 đến cuối năm 1969, người ta ghi nhận 20 cuộc tự thiêu «vì đạo pháp»,không kể cuộc «tự thiêu» ngày 11 tháng 6 năm 1963 của vị Hoà Thượng đáng kính Thích Quảng Đức tại ngã tư Phan Đình Phùng-Lê Văn Duyệt, Sàigòn.

Ngoài vũ khí tự thiêu vì đạo pháp, Trí Quang còn vũ khí xuống đường. Từø 1963 đến cuối nằm 1969, người ta đếm đuơc 119 (một trăm muới chín) cuộc xuống đường. Sư sãi xuống đường, tăng ni xuống đuờng, Phật tử xuống đường, công chức xuống đường, công nhân xuống đuờng, học sinh xuống đuờng, binh sĩ xuống đường, phu xích lô xuống đuờng. Và bàn thờ Phật xuông duờng,,bên cạnh những đống rác cù.
Hôm ấy, y đến tôi.
*

Chúng ta nên ôn lại lịch sử.
Năm 1963, chính quyền Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh cấm các tôn giáo treo cờ tôn giáo ở những nơi công cộng không phải là thánh đuờng hoặc Phật đường. Sắc lệnh ấy áp dụng cho tất cả các tôn giáo, kể cả công giáo. Rất tiếc, lần đầu tiên sắc lệnh ấy lại đuợc thi hành vào dịp lễ Phật Đản ( ngày 8 tháng 5/1963). Tổng Thống Ngô Đình Diệm lại là người Công Giáo. Và tổng giám mục Huế lúc đó lại là Ngô Đình Thục.

Lễ Phật Đản năm đó tại chùa Từ Đàm (Huế) đã biến thành cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo, với những lời thuyết pháp kêu gọi bạo động. Bài thuyết pháp tại chuà Từ Đàm năm ấy đã không đuợc đài phát thanh Huế cho phát thanh . Trí Quang bèn huy đông «Phật tử» đến biểu tình trước đài phát thanh. Thiếu tá Đặng Sĩ, (Phó Tỉnh Trưởng Nội An Thừa Thiên kiêm Tiểu Khu Trưởng) đem quân đội đến giải tán. Một quả tạc đạn nổ. Có «tám em phật tử chết và một số nguời bị thương».

Thiếu tá Đặng Sĩ bị mang ra toà đại hình
Theo dư luận, thì vụ tạc đạn là do đệ tam nhân chủ mưu. Và người hưởng lợi, là tên cán bộ Trí Quang.
Hôm ấy, y đến tôi.
*

Đêm 20 tháng 8 / 1963, chuà Xá Lợi, trụ sở Uỷ Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, bị quân đội của chính quyền Ngô Đình Diệm tấn công. Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết, Thượng Toạ Thích Tâm Châu và nhiều tăng ni bị bắt . Riêng Trí Quang đã «nhanh chân trốn thoát» đuợc vào toà đại sứ Mỹ.

Năm 1964, tướng Nguyễn Khánh lật đổ Dương Văn Minh, và lên làm quốc trưởng. Một số người công giáo xuống đường biểu tình đòi chính quyền phải thẳng tay với những kẻ nhân danh đạo pháp hoạt động cho cộng sản. Họ nêu đích danh Trí Quang.
Theo cuốn Bạch Thư Về Vấn Đề Chia Rẽ Giữa Ấn Quang Và Việt Nam Quốc Tự» của Đại Hoà Thượng Thích Tâm Châu (xuất bản tại Montréal,Canada, năm 1994, trang 35 ) thì Trí Quang đã «cạo bỏ râu mày « cải trang trốn xuống Châu Đốc tìm đuờng sang Cao Mên. ».Khi nghe tình hình tạm yên, Trí Quang trở về Sàigòn.

*
Năm 1966, bàn thờ Phật được mang xuống đuờng, đặt ngang hàng với rác rưởi và phân bón , tại Huế , tại Sàigòn. Người chủ trương và phát động chiến dịch ô nhục này là Trí Quang.
Ngày 19 tháng 6 năm 1966, «quân phiệt» Nguyễn Cao Kỳ, tư lệnh Không Quân kiêm chủ tịch Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương mang quân dẹp loạn miền Trung. Trí Quang bị tướng Nguyễn Ngọc Loan bắt mang về Sàigòn bằng phi cơ quân sự. Về tới Sàigòn, y đuợc cho nằm
tại bệnh viện đỡ đẻ của bác sĩ Nguyễn Duy Tài, đường Duy Tân.
Tôi trách Nguyễn Ngọc Loan. Phải chi hôm ấy tôi có mặt trong chiếc phi chở Trí Quang về Sầi gòn. Tôi sẽ trói Trí Quang lại., bĩt mồm y, trùm chăn bông lên người y, và dùng chầy đập đầu y.
Nguời Quốc Gia chúng ta qúá hiền, và quâ lịch
*
Tôi xin nói rõ: hôm ấy là một ngày cuối tháng 2 năm 1969. Thích Trí Quang đễn tôi.Tại sao y đến tôi?

Một lần nữa, chúng ta hãy ôn lại lịch sử.
Ngày 23/2/1969, lực lượng an ninh của chính quyền Ngueỹn Văn Thiệu vào khám xét Tổng Vụ Thanh Niên Phật Giáo đường Công Lý, Sàigòn, bắt giữ thượng toạ Thích Thiện Minh cùng một số du đãng trốn quân dịch. Tang vật gồm nhiều tài liệu VC, một khẩu súng AK cùng đạn dược, và một bức thư chúc tết của Hồ Chí Minh.
Thích Thiện Minh bị truy tố ra toà về những tội sau đây: phản nghịch, chứa chấp vũ khí bất hợp pháp và chưá chấp du đãng trốn quân dịch.

Trong bộ ba lãnh đạo Phật Giáo Ấn Quang lúc đó ( Thích Minh Châu--thế danh Nguyễn Văn Nam-- phụ trách về đường lối, Thích Trí Quang phụ trách hành động, và Thích Thiện Minh--thế danh Đổ Xuân Hằng-- phụ trách tổ chức), thì TT Thích Thiện Minh đuợc coi là có đởm lược nhất.

Chính vì vậy mà Trí Quang đã đến tôi. Y, nhờ tôi đich thân đứng ra biện hộ cho TT Thiện Minh trước tòa, trước dư luận, cũng như truớc lương tâm của chính y. Nhưng tôi đã từ chối.

Tôi nói với y: «Tôi đã từng biện hộ cho những tên đặc công Việt Cộng can tội mưu sát, phản nghịch. Tôi đã từng nhận lời trối trăng của những tên tử tội Việt Cộng trước giờ hành quyết tại pháp trường cát. Nhưng tôi không thể biện hộ cho những kẻ núp sau tấm áo cà sa để tranh đấu gian lận, một chiều, phá họai chính quyền Quốc Gia, đâm sau lưng các chiến sĩ Quốc Gia, trói tay Quân Đội VNCH, và tiếp tay cho cộng sản thôn tính Miền Nam.»

Những lời nói trên cũng đã đuợc ghi lại trong quyển Việt Nam Chánh Sử của tôi (xuất bản thập niên 1986).

Năm 1989, nhóm Giao Điểm (thân cộng) đả kích tôi. Họ nói: Sài gòn thời đó thiếu gì luật sư giỏi, như Võ Văn Quan, Trần Văn Tuyên, Vũ Văn Mẫu. Thượng Tọa Thích Trí Quang đâu cần phải nhờ đến Nguyễn Văn Chức.

Hôm nay, một ngày cuối tháng 2 năm 2005, tôi xin trả lời, như chưa bao giờ trả lời.
Tôi không dám nói tôi giỏi hơn các vị luật sư nói trên. Nhưng tôi dám nói : trước toà án cũng như trước dư luận Miền Nam bấy giờ, quý vị luật sư nói trên không có đuợc tầm vóc cuả tôi. Hơn nữa, quý vị ấy đạo Phật, mà tôi là đạo công giáo. Chính vì vậy, mà Thích Trí Quang đến tôi. Y cần một tên tuổi công giáo trong luật sư đoàn cũng như trong Thượng Nghị Viện, để biện hộ cho cái «chính nghĩa Ấn Quang» của y. Và tôi đã từ chối . Tuy từ chối , tôi vẫn vào thăm TT Thích Thiện Minh trong tù.
*

TT Thích Thiện Minh bị mang ra xét xử trước toà án Mặt Trận Vùng Ba Chiến Thuật trong ba ngày, 12, 14,15 tháng 3/1969, và bị lên án 15 năm khổ sai .
Thượng toạ được chính quyền Miền Nam ân xá ngày 30/10-/1969, nhờ sự can thiệp của Ân Xá Quốc Tế và phái đoàn Hoa Kỳ trong đó có dân biểu John Conyers.

Và như chúng ta đã biết: nằm 1975 sau khi Miền Nam lọt vào tay Việt Cộng, hai nhà sư Trí Quang và Minh Châu đuợc hưởng ơn mưa móc của bọn chó đẻ Viêt Cộng cờ đỏ sao vàng , an nhiên tự tại, không thiết đến đạo pháp và dân tộc. Riêng TT Thích Thiện Minh vẫn một lòng với đạo pháp và dân tộc, vì vậy đã bị Việt Cộng tống giam, rồi chết trong tù.

Phải chăng cái chết cuả Thượng Toạ Thích Thiện Minh đã khẳng định một sự thật ? Sự thật đó, là : Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thời Cộng Hòa Việt Nam không phải là Phật Giáo Ấn Quang của nhà sư Trí Quang thời đó, cũng không phải là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quốc doanh hôm nay của Việt Cộng.

Chuyến đi VN thuyết pháp mới đây ( Tết năm Dậu 2005) của vợ chồng tên thiền sư Nhất Hạnh--được nhà nước Việt Cộng cỗ võ và tiếp đón linh đình --đã xác nhận điều đó.

Đồng bào trong và ngoài nước đều biết: Thích Nhất Hạnh đã xin đến bái kiến Hoà Thượng Thích Quảng Độ tất cả bốn lần. Và tất cả bốn lần, Hoà Thuợng đã từ chối không tiếp.

Nguyễn Văn Chức
Houston, 28.2.2005

Thích Quang Long, một người tù xuất chúng 12 năm tù CS

Một vị sư - Một đóa sen

Nguyễn Phương Hùng

Mùa hè năm ấy có lẽ là một mùa hè nóng bức oi ả nhất của thập niên tám mươi tại miền Bắc. Trại giam Ba Sao, Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh như nằm yên dưới sức nóng như thiêu đốt, ngay cả về đêm cái nóng như vẫn còn âm ỉ, mọi thứ như tỏa ra hơi nóng – những bức tường, những sàn lót gạch hung hung đỏ, cái sân tráng xi măng trước mặt, ngay cả cái ván lót trên sàn nằm cũng toát ra hơi nóng. Những người tù nhân chính trị chế độ cũ như trong một lò ngục tối trên trần gian, ban ngày thì lao động khổ sai đổ mồ hôi không phải đổi lấy bát cơm mà đổi lấy ít thức ăn độn như khoai hay sắn hay bo bo mà vẫn không đủ no, ban đêm thì cố giỗ giấc ngủ trong cái nóng như nung như đốt ấy trong cái cả nh nằm xếp hai từng như cá đóng hộp trong buồng giam. Mồ hôi lại đổ ra cho đến khi mệt lả người đi thì giấc ngủ chập chờn mới đến.

Cái nóng kinh người đã kéo dài cả tháng nay và đồng ruộng đã nứt nẻ, các em bé chăn trâu mà Trung và các bạn gặp trên đường đi lao động cũng môi khô và chui vào các bụi cây trú nắng. Các giếng nước cũng từ từ khô cạn đưa đến nạn thiếu nước trầm trọng cho cả dân chúng những làng bên ngoài lẫn những người tù khốn khổ trong trại.

Buổi trưa hôm đó cũng như mọi ngày sau khi lao động về, ăn xong phần ăn trưa ít ỏi, các người tù cố nằm giỗ giấc ngủ ngắn để lấy sức lao động buổi chiều thì thấy một vị sư già đang ngồi ngoài sân nắng trong thế kiết già cả nửa tiếng đồng hồ và mặt ngước nhìn thẳng lên trời. Những khi hạn hán thì thầy vẫn cầu nguyện như thế và sau đó chiều tối hay trước nửa đêm thể nào mưa giông cũng kéo đến. Đêm nay cũng thế, Trung cố giỗ giấc ngủ để mà mai còn sức trả cái nợ lao động nhưng không làm sao nhắm mắt được, mồ hôi trên người cứ nhỏ từng giọt như làm cho sức khỏe của anh cạn dần đi theo đêm. Anh nhớ tới thằng bạn thân nằm bên cạnh nói với anh hồi chiều rằng chỉ ước ao ông Trời cho một trận mưa chứ đã tù cả chục năm rồi cũng chẳng mơ ước xa xôi gì ngày trở về nữa.

Thế rồi, như một phép lạ những làn gió mát từ đâu từ từ thổi đến, len lỏi vào những khung cửa sổ, luồng dưới những cánh cửa buồng giam và từ xa xa vài lằn chớp nhoáng lên bên trời. Chẳng bao lâu sau thì những giọt mưa, ôi những giọt mưa cam lồ của Trời ban xuống như thêm sức mạnh cho những người tù biệt xứ lưu đày. Các buồng giam không ai bảo ai đều thức dậy và tung mùng ra để được hít thở những giây phút mát rượi của làn gió lùa vào trại giam.

Vô tình Trung nhìn xuống nơi vị sư già giam cùng buồng với anh, thầy vẫn như còn đang ngồi thiền trong mùng, mặt quay vào tường trong thế kiết già. Trung chợt hiểu và các bạn anh cũng hiểu rằng chính nhờ thầy cầu nguyện mà đã có trận mưa đêm nay. Vị sư già đó chính là Trung Tá Quyền Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo của QLVNCH – Thượng Tọa Thích Quang Long, một người tù xuất chúng đã làm cho kẻ thù phải cúi đầu kính nể. Giang sơn của thầy cũng là một tấm chiếu, hai bộ quần áo tù, và một cái chăn đỏ Trung Quốc như mọi người và nằm một dãy với các Đại Đức Tuyên Úy khác.

Anh nhớ đến thầy Khuê, một vị Tuyên Úy Phật Giáo và Tam Đẳng Huyền Đai Nhu Đạo võ đường Quang Trung, một vị Đại Đức mà anh rất mến thương và kính trọng, đã từng nói với anh rằng nếu nói về đạo Phật, về sự tu hành thì hãy lấy thầy Long mà làm gương; đừng vì một vài vị Tuyên Úy đã không nghiêm giữ được giới răn mà hiểu lầm về đạo Phật mà mất đi niềm tin.

Anh nhớ lại câu chuyện lúc mới bước chân vào trại giam Long Thành sau khi Sài Gòn sụp đổ và hầu như mọi người đều không biết bấu víu vào đâu, niềm tin vào các tôn giáo cũng bị lung lay thì một sự việc đã xảy ra làm mọi người đều kính trọng thầy, nhất là khi biết hai tòa đại sứ bạn đã đến đón thầy đi di tản trước đó nhưng thầy đã khẳng khái chối từ và thanh thản bước chân vào trại giam.

Trong thời gian mới bị giam giữ, một hôm thầy được gọi ra làm việc để gặp hai vị sư quốc doanh là Thượng Tọa Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu. Hai vị này ra sức thuyết phục và chiêu dụ thầy để thầy ủng hộ phong trào “Phật giáo yêu nước”, và nói sẽ bảo lãnh cho thầy ra khỏi tù ngay để nhờ thầy góp công góp sức xây dựng phong trào Phật Giáo Yêu Nước này. Hai vị sư này chính là người mà Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã bắt giam trước năm 1975 vì hoạt động cho Cộng Sản. Thích Minh Nguyệt đã bị đày ra Côn Đảo, còn Thích Thiện Siêu thì thường được gọi là ông Từ Đàm vì tu ở chùa này ngoài Huế. Sau đó chính Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã bảo lãnh cho họ ra khỏi tù để ăn năn hối cải mà trở về lại con đường tu hành vì họ đã bị lộ hình tích. Không ngờ ông trời trớ trêu để có ngày họ lại đến trại Long Thành và đối đầu với thầy trong hoàn cảnh đặc biệt này của đất nước.

Thầy nhìn hai vị sư quốc doanh kia và từ tốn chậm rãi nhưng thật cương quyết thầy nói:

“Các ông đã dựng nên cái phong trào “Phật Giáo yêu nước” ấy thì các ông cứ tiếp tục công việc mà các ông đã làm, còn tôi là một Tuyên Úy trong quân đội và tôi sẽ theo chân các Phật tử trong các trại giam, họ đi đến đâu thì tôi cũng sẽ đi đến đấy với họ cho tới cùng. Thôi các ông về đi”.

Và sau đó thầy chấp nhận việc chuyển trại ra Bắc mở đầu cho một quãng đời biệt xứ lưu đày.

Những ai có may mắn gặp thầy trong trại giam thầy đều kính trọng vị sư già này, người mà lúc nào cũng như mỉm cười, hòa nhã, giản dị, khiêm tốn và giúp đỡ tất cả mọi tù nhân mỗi khi thầy có phương tiện.

Năm 1976, thầy cùng một số Tuyên Úy chuyển trại từ Nam ra Bắc và bị giam giữ tại trại 1 Sơn La hay còn gọi là trại Mường Thái là nơi mà trước kia Pháp đã từng giam giữ những tù nhân bị án lưu đày. Năm sau thì thầy có tên trong số những tù nhân di chuyển về trại Yên Hạ, trại giam này nằm dưới thung lũng và bao vây chung quanh bởi những dãy núi đá vôi, thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Trại Yên Hạ là nơi chuyên giam giữ những tử tội hình sự cướp của giết người mà đã được nhà nước “khoan hồng” tha cho tội chết.

Chỉ hơn một năm sau thì các tù nhân này dần dần kiệt sức vì lao động khổ sai, thiếu dinh dưỡng, thiếu ăn nhất là thiếu chất mỡ và đường, và vì khí độc từ dãy núi đá vôi phả vào từ chung quanh. Bởi thế chỉ sau một thời gian ngắn chuyển trại từ trong Nam ra ngoài Bắc, ai nấy đều gầy như bộ xương còn biết đi. Khi đi lao động hay đi trở về trại, người ta chỉ thấy những bộ quần áo tù phấp phới bay mà chẳng thấy da thịt đâu. Thế rồi sau bốn năm trời giam cầm và lưu đày, một số những người tù lần đầu tiên được nhận một gói nhỏ tiếp tế cực kỳ quí giá từ gia đình trong Nam gửi ra, một số khác thì vẫn chưa nối lại được sợi dây với gia đình trong Nam. Trong gói nhỏ mà các Phật tử gởi cho thầy Long có 15 cục đường móng trâu, lúc đó ai mà c ó được 5 cục đường như thế thì đã là thần tiên rồi, nhưng thầy từ từ đem ra phân phát hết 15 cục đường quí giá đó cho những người cùng buồng. Ưu tiên những tù nhân nào mà đã kiệt lực thì được một cục, những người đau ốm khác thì mỗi người được nửa cục mà thôi, còn riêng thầy thì không có một miếng đường nào hết. Những người tù này khi nhận được cục đường từ tay thầy phân phát đã không cầm được nước mắt trước tấm lòng vị tha, quảng đại vô biên của một vị sư mà tâm đã định và huệ đã ngời sáng.

Thầy cũng không thoát được những vụ hỏi cung, một hình thức tra tấn tinh thần những người tù khốn khó này trong trại giam. Một tên cán bộ từ Hà Nội vào với mái tóc hoa râm có vẻ là một viên chức cao cấp thuộc Bộ Nội Vụ đã hỏi cung thầy trong ba ngày liên tiếp. Hắn vứt cho thầy tờ giấy để tối về khai báo những tội lỗi đã chống đảng, nhà nước và nhân dân trước kia khi hoạt động ở Sài Gòn cho Nha Tuyên Úy Phật Giáo của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Sáng hôm sau, khi kêu ra làm việc tiếp tục, thầy đã nộp bản khai báo cho hắn, vừa xem xong thì hắn đùng đùng nổi giận ném tờ khai xuống bàn và quát tháo:

“Anh khai báo thế này hả? Tại sao anh lại chép Chú Đại Bi vào đây? anh muốn tù rục xương ra không?”.

Vẫn thái độ bình tĩnh và từ tốn của một vị cao tăng thầy chậm rãi trả lời:

“Thì đây chính là những gì mà tôi đã làm và đã tụng niệm khi xưa, có thể thôi!”.

Hắn với vẻ mặt hầm hầm liệng cho thầy một tờ giấy khác để khai báo lại một cách thành khẩn để được sớm khoan hồng. Sáng ngày hôm sau, thầy nộp cho hắn một tờ thứ hai và trên tờ đó thầy chép lại thật nắn nót bài Kinh Bát Nhã. Đến đây thì hắn nổi điên lên và mạt sát thầy thậm tệ và đe dọa rằng thầy sẽ tù mọt gông và đừng mong sẽ được hưởng lượng khoan hồng. Thầy ung dung trả lời rằng:

“Các ông cứ việc giam giữ tôi bao lâu cũng được, tôi chỉ xin các ông hãy thả hết những người tù chính trị chế độ cũ mà các ông đang giam giữ mà thôi”.

Từ đó đến sau, chúng ít khi kêu thầy ra hỏi cung nữa cho đến mãi năm 87, trước khi có một đợt thả lớn tại trại Ba Sao Nam Hà thì trong các vị Tuyên Úy bị hỏi cung có tên thầy. Nhưng đặc biệt lần này chúng gọi thầy bằng thầy chứ không gọi là anh như trước nữa, tuy nhiên chúng vẫn dụ dỗ thầy nhận tội để được khoan hồng. Thầy trả lời rằng các ông cứ thả hết các ông đại đức tuyên úy ra đi vì họ chẳng có tội lỗi gì hết tất cả đều do tôi và họ đều làm theo chỉ thị của tôi hết, muốn gì thì cứ giữ tôi ở lại đến bao lâu cũng được. Chúng đành chào thua và chỉ vài tháng sau thì thầy có tên trong danh sách được thả ra khỏi trại cùng với tất cả các đại đức và những vị mục sư linh mục khác trong các Nha Tuyên Úy quân đội.

Thầy ở tù mười hai năm, một năm trong Nam và mười một năm lưu đày trong những trại giam được dựng lên nơi rừng thiêng núi độc miền Bắc.

Về miền Nam, thầy trở lại chùa Giác Ngạn trên đường Trương Minh Ký cũ ở Sài Gòn để lại lo Phật sự, cúng kiến giúp đỡ các gia đình Phật tử. Khi đi đâu tụng kinh thầy vẫn đơn sơ trong chiếc áo nâu sòng và phe phẩy chiếc quạt đã sờn rách và môi luôn nở nụ cười hiền hậu giống như một ông già nhà quê chất phát hiền lành.

Chùa Vĩnh Nghiêm có vời thầy ra nhưng thầy vẫn ở lại Giác Ngạn – ngôi chùa mà thầy góp công xây dựng lên và trụ trì cho tới khi mất nước – cho tới khi thầy viên tịch vài năm sau đó.

Nguyễn Phương Hùng

Tài Liệu của Thư Viện Đại Học Hoa Kỳ liên quan đến Thích Đôn Hậu

Tài Liệu của Thư Viện Đại Học Hoa Kỳ liên quan đến Thích Đôn Hậu

Tin Paris. Tài liệu này của Văn khố Douglas Pike thuộc Viện Đại Học California ( UCLA), đã chuyển giao cho Viet Nam Center Lubbock. Số tài liệu : 231 0509021a - Juspao doc 111



Một vài "phóng ảnh" dưới đây được trích ra từ tài liệu anh ngữ nghiên cứu về những người lãnh đạo của Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời/ CPCMLT (Provisional Revolutionary Government : PRG) , Mặt Trận Tổ quốc Giải Phóng Nam Việt Nam hay Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (National Front Liberation of South Viet Nam: NFLSV) , và những tổ chức phụ thuộc, 1973.




Theo thư liệu của CPCMLT (Việt Cộng) , nói về tiểu sử của T. Đôn Hậu, thì Ông tuyên bố công khai năm 1967, là không " chấp nhận" Tổng Thống Chế ở Miền Nam, và bắt liên lạc với "Kháng Chiến". Khi Việt Cộng vào Huế Tết 1968, Hậu bỏ thành phố, và theo họ , tìm trú ẩn sau chiến tuyến của họ, do đó khỏi bị họ tàn sát. Ông trở thành Phó chủ tịch trong Liên Minh Quốc Gia, Dân Chủ và Lực Lượng Hòa Bình.





Trong mọi hoạt động, danh sách các người tham dự Nghị Hội Tháng 11 năm 1972, được tuyên dương rộng rãi trong nhiều tháng , những người của CPCMLT và Mặt Trận Giải Phóng coi như là có uy tín với quần chúng. Trong nhiều tuần sau đó, là màn giới thiệu những nhân vật trong danh sách và vài người dù không có tên trong đó. Những chức vị của CPCMLT được nêu tên trong các buổi phát thanh trên radio. Các diễn văn trong các buổi meeting do các vị có tên dưới đây ( có Thích Đôn Hậu ) được phát thanh trên Đài radio Giải Phóng từ ngày 10.11 đến 22.11 :


  • Sau đây là danh sách thành phần của Hội Đồng Cố Vấn của MTGPMN (có tên Thích Đôn Hậu)


Tuan Phan- Lý Tống: Người Anh Hùng Xịt Xịt của bà Tôn Nữ Hàng Hai.

Lý Tống: Người Anh Hùng Xịt Xịt của bà Tôn Nữ Hàng Hai.

Thưa ngài thích Đôn Hậu,

Thưa bà Tôn Nữ Hàng Hai

Cứ tưởng ngài cố Đệ 3 Tăng thống GH/PGVNTN thích Đôn Hậu đầu thai thành con bê…thui rồi, ai ngờ ngài sống lại, bảo “Phựt tử chúng con” noi gương làm tiền của Đệ II Anh Thư Lý Thị Tống…Tiền, trong đó có bà “Phựt tử” yêu quý của thầy thích Tà Lạc là bà Tôn Nữ Hàng Hai (còn gọi là Tôn Nữ Chàng Hãng, hay Tôn Nữ Bà Bà) ở Houston, TX đội nàng nạ dòng hết thời này lên … “Anh Hùng”!

Thầy thích Tà Lạc của bà Tôn Nữ Hàng Hai là “Vĩ Đại Anh Hùng”, đáng bậc thầy của Đệ II Anh Thư Lý Thị Tống…Tiền vì thầy đã vô úy, vô cùng can đảm đưa cả hai bàn tay lông lá sờ mông bóp vú tín nữ 13 tuổi Hồ Thị Thu trong nhà bếp của Chùa Như Lai, Denver CO! Bà Tôn Nữ Hàng Hai khoe, bà đã đích thân gặp và thuyết phục Thống Đốc Colorado rằng: Dù sờ bóp chút đỉnh ngòai da nhưng thầy thích Tà Lạc là “biểu tượng Quốc Gia VNCH” và thầy chưa làm sình ruột tín nữ Hồ Thị Thu!

Ông Thống Đốc nghe có lý nên tha thầy thích Tà Lạc của bà Tôn Nữ Hàng Hai. Hú hồn, không thì “thích Tà Lạc - biểu tượng Quốc Gia VNCH” bị nhốt khám! Bà Tôn Nữ Hàng Hai quả là yêu nước đáng bậc anh thư, chỉ dùng một inch lưỡi mà cứu được thầy thích Tà Lạc khỏi tội!

Khỏi tội sờ sờ sờ bóp bóp tín nữ 13 tuổi, nhưng thầy thích Tà Lạc phải bồi thường mấy triệu đô, mà “Phựt tử” yêu thầy phải chung đậu để trả giá cho cái tánh ham ….hành tà lạc của thầy Viện chủ Chùa Như Lai. Rõ là thầy rên sướng làm trò kêu khổ!

Bà Tôn Nữ Hàng Hai “mắc nợ Lý Tống hai chữ Anh Hùng”, bây giờ anh chàng sồn sồn nầy có tài…Xịt Xịt sẽ làm bà càng sung sướng hơn với bốn chữ Anh Hùng Xịt Xịt phải không bà? Nhưng không thấy bà nhắc tới Anh Hùng Xịt Xịt của bà từng làm hề ra hịch hô hào làm “Cuộc cách mạng đua xe lât đổ Việt Cộng”. Nói tổng quát Lý Tống của bà từ đỉnh cao anh hùng tuột xuống thành thằng hề và mới nhất là tên hèn giả gái làm điều phạm pháp để bị xộ khám không khác những tên đĩ đực mặc hoa da phấn đứng đường hay công viên trong đêm!

Bà Tôn Nữ Hàng Hai nên bay khẩn cấp sang San Jose dùng miệng lưỡi …đàn bà thuyết phục Tòa Án San José rằng: Anh Hùng Lý Tống với tên mới, giống cái là Đệ II Anh Thư Lý Thị Tống Tiền vẫn là Anh hùng của bà đồng thời cũng là “biểu tượng Quốc Gia VNCH” như thầy thích Tà Lạc. Với “bổn cũ sọan lại” nầy, bà sẽ cứu Anh Hùng Lý Tống ra khỏi tù và sau đó quyên tiền dựng tượng thờ sống và nuôi sống “người” cho đến khi “người” tàn cuộc đời làm anh hùng, thằng hề và tên hèn!

Cám ơn ngài thích Đôn Hậu về cái tên Lý Thị Xịt Xịt nghe rất ư là… khóai cảm!

Chào bà Tôn Nữ Hàng Hai

Tuấn Aet Phan

Dung nhan Đệ II Anh Thư Lý Thị Tống Tiền aka Lý Thị Xịt Xịt


BỐ CÁO TÌM CON - HELP WANTED.

Người CHA thích Chánh Lạc (ảnh dưới) đã thất lạc đứa con trai 5 tuổi, vợ có lẽ lấy chồng khác.

Nhân Father Day 2010, thích Chánh Lạc mong tìm lại đứa con ấy giờ đã...55 tuổi cùng con dâu và cháu nội. Ai biết chỉ giùm đến Chùa Denver, Colorado. USA. Hậu tạ muôn vàn. TCL.

Sunday, July 18, 2010

Liên thành - LM Trần Hữu Thanh cùng với 301 Linh Mục khác ký tuyên ngôn lập Ủy Ban Chống Tham Nhũng.1974















LM Trần Hữu Thanh
chủ động dấn thân vào chính trị: đó là năm 1974 ở Sài-gòn. LM Trần Hữu Thanh cùng với 301 Linh Mục khác ký tuyên ngôn lập Ủy Ban Chống Tham Nhũng, chống VNCH

Audio lưu trữ



Tưởng Nhớ Linh Mục Giuse Trần Hữu Thanh GS NGUYỄN LÝ-TƯỞNG . Việt Báo Thứ Hai, 10/29/2007, 12:02:00 AM

Linh mục Trần Hữu Thanh (ảnh), sinh: 8/8/1915 tại Phúc Lộc, Triệu Phong, Quảng Trị; mất: 24/10/2007 tại Hà Nội

-Tiếng nói ngay thẳng trước những bất công xã hội của mọi chế dộ

-Chủ Tịch Phong Trào Chống Tham Nhũng tại Sàigòn năm 1974

-Người tù nhân lương tâm, bị lưu dày sau 1975 tại miền Bắc

-Ngoài 90 tuổi vẫn sống trong tinh thần phục vụ, dã qua dời tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

Chúng tôi vừa nhận dược "Cáo Phó" của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam (Tu Viện DCCT Hà Nội dịa chỉ: 180/2 dường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội. ÐT: (04) 8511239) nguyên văn như sau: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống" (Ga 11, 25)

CÁO PHÓ

Tỉnh DCCT Việt Nam, Tu viện DCCT Hà Nội và gia dình huyết tộc trân trọng báo tin:

Cha Giuse Trần Hữu Thanh

Sinh ngày 08.08.1915 tại Phúc Lộc, Triệu Phong, Quảng Trị

Gia nhập DCCT năm 1928 tại Huế

Khấn dòng ngày 15.8.1937 tại Hà Nội

Lãnh sứ vụ Linh mục ngày 06.06.1942 tại Hà Nội

Ðã an nghỉ trong Chúa lúc 2 giờ sáng, thứ tư, ngày 24.10.2007

Hưởng thọ 92 tuổi với 70 năm khấn dòng, 65 năm Linh mục.

Thánh Lễ nhập quan cử hành lúc 17 giờ 30 ngày thứ tư 24.10.2007

Thánh Lễ an táng cử hành lúc 8 giờ ngày thứ sáu 26.10.2007

Tại Thánh dường Thánh Anphongsô, Giáo xứ Thái Hà

Ðịa chỉ: 108/2 Nguyễn Lương Bằng, quận Ðống Ða, Hà Nội

An táng tại nghĩa trang Trần Nội, xã Thạch Khôi, Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Xin quý vị cầu nguyện cho Cha Giuse Trần Hữu Thanh

RIP

Khắp nước Việt Nam từ Hà Nội dến Sài Gòn, nhiều người dã từng gặp gỡ, quen biết và làm việc chung với Linh Mục Trần Hữu Thanh qua nhiều giai doạn lịch sử của dất nước, nhất là từ 1945 dến 1975. Ngài là tiếng nói ngay thẳng trước những bất công của mọi chế dộ, là Tuyên úy Thanh niên Liên doàn Công Giáo Miền Trung (1945- 1946 dưới thời Việt Minh), chống tham nhũng (vụ gạo miền Trung) dưới thời TT Ngô Ðình Diệm, và Chủ Tịch Phong Trào Chống Tham Nhũng (1974 - 1975) dưới thời TT Nguyễn Văn Thiệu,-là tù nhân lương tâm dưới chế dộ Cộng Sản sau 30/4/1975, bị lưu dày ở miền Bắc...cho dến ngoài 90 tuổi, ngài vẫn sống trong tinh thần phục vụ...Từ năm 1979 dến 2001, bà con bạn bè của ngài khắp thế giới dã nghe tin ngài qua dời. Nhưng ngài vẫn còn sống cho dến ngày 24/10/2007 mới vĩnh viễn ra di về nước Chúa.

Nhân dịp nầy, chúng tôi xin chia buồn với Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, với bà con thân thuộc, bạn bè và các tín hữu giáo dân của ngài (dặc biệt giáo xứ Trần Nội, xã Thạch Khôi, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, giáo phận Hải Phòng là nơi ngài phục vụ trong hoàn cảnh bị lưu dày sau 1975). Ðể tướng nhớ dến một tên tuổi lớn trong hàng ngũ những người tranh dấu của thời dại chúng ta tại Việt Nam, chúng tôi xin ghi lại dôi nét về cuộc dời của ngài.

LM Giuse Trần Hữu Thanh (1915-2007) sinh ngày 08-08-1915 tại làng Phúc Lộc, tổng An Giã (nay dổi tên là xã Triệu Thuận), phủ Triệu Phong (nay là huyện Triệu Hải), tỉnh Quảng Trị, trong một gia dình nông dân. Thân phụ là Cụ Ông Giuse Trần Hữu Phú. Thân mẫu là Cụ Bà Maria Hoàng Thị Luật. Tổ tiên dã từng bị thảm sát vì "Ðức Tin Công Giáo" dưới thời Văn Thân 1885 sau vụ kinh thành Huế thất thủ 23 tháng 5 Ất Dậu (dêm 4 rạng ngày 5/7/1885) dưới thời vua Hàm Nghi do chủ trương "bình Tây sát Tả" của hai quan phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết.

Anh ruột là Linh Mục Gioan Baotixita Trần Hữu Quý (1905- 1953) Chanh xứ Gia Hội (Huế) và Linh Mục Phêrô Trần Hữu Tôn (1907- 1994) nguyên là Cha Bề Trên của GP Huế và cựu Hiệu trưởng trường Thiên Hựu Huế từ 1956-1967.

Ngài có 1 người chị (bà Trần Phi) và 02 người em gái (bà Nguyễn Văn Huệ) và chị Trần Thị Miên (di tu dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm (Phú Xuân, Huế, sau ra khỏi Dòng và dạy học tại trương Thiên Hựu Huế).

Tháng 8- 1929, ngài nhập dệ tử viện Dòng Chúa Cứu Thế Huế.

Ngày 15-08- 1936 vào Nhà Tập của Dòng tại Hà Nội.

Chịu phép cắt tóc ngày 06-06- 1940.

Chịu bốn chức nhỏ: 30- 11- 1940 và 07-06- 1941.

Chịu chức Năm ngày 06-04- 1942.

Chịu chức Sáu và chức Linh Mục ngày 09-04- 1942.

Giáo sư Việt Văn trong nhà Dòng và là một nhà hùng biện dương thời, nổi tiếng thuyết giảng trong các lễ lớn cũng như trong các tuần tĩnh tâm do Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức. Ngài dã từng qua giảng dạo cho Việt kiều tại Thái Lan (từ tháng 2 dến 7/1954) sau dó trở về Hà Nội lo cho dồng bào di cư. Sau Hiệp dịnh Genève 7/1954, trong một chuyến vào Sàigòn công tác in sách dạo, ngài bị kẹt lại không thể trở ra Hà Nội dược.

Năm 1959, ngài dược nhà Dòng gởi qua du học tại học viện Lumen Vitae (Ðại học Louvain, Bỉ). Vốn dã có kiến thức từ trước nên chỉ một năm sau, ngài dã tốt nghiệp Cử nhân Thần học Mục vụ Giáo lý với luận văn "Cathéchèse et Populations Communisantes" (Giáo lý và người dân tiền cộng sản - ngài giải thích communisantes là những người ảnh hưởng cộng sản và dang dần dần trở thành cộng sản vốn là dối tượng phục vụ của ngài ở khu IV, khu V và ở Thái Lan)

Ngài cũng là Chủ Nhiệm Nguyệt San Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp một thời gian dài và dã từng là Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, Phó Giám Tỉnh Dòng tại Việt Nam. Ngài dược xem là Lý thuyết gia về Triết học chính trị (tác giả sách "Cuộc cách mạng Nhân Vị" xuất bản dưới thời TT Ngô Ðình Diệm). Ngài dã xuất bản nhiều sách giáo lý, triết học, dã dịch sách Tân Ước ra tiếng Việt dược Nha Tuyên Úy Công Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ấn hành và phổ biến trước 1975.

Năm 1945, ngài thành lập và làm Tuyên úy Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam Trung Việt. Chủ tịch: Kỹ sư Trương Quang Ngọc (Dân biểu 1955-1963), Phó chủ tịch: Giáo sư Nguyễn Văn Mân (Nghị sĩ 1967 - 1970).

Năm 1949, thời Bảo Ðại, ngài dã giúp ông Trần Ðiền (Nha Thông Tin Trung Việt), vẽ lá quốc kỳ Việt Nam có 3 sọc dỏ và một con rồng hình chữ S. Về sau họa sĩ Tôn Thất Sa sửa lại chỉ còn nền vàng và ba sọc dỏ...

Năm 1967 Hội Ái hữu dồgn hương Quảng Trị dược thành lập tại Sài Gòn, ông Hoàng Xuân Tửu (Phó CT Thượng nghị viện) làm Hội trưởng, LM Trần Hữu Thanh và Thượng Tọa Thích Trí Thủ (sau nầy là Hòa Thượng) dược mời làm cố vấn cho Hội.

Năm 1973, Ngài có tên trong số 301 Linh Mục ký tên vào bản Tuyên Ngôn Chống Tham Nhũng tại Miền Nam Việt Nam, sau dó, 1974, Ngài cho ra dời Phong Trào Chống Tham Nhũng dưới chế dộ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. (Hai vị Phó Chủ tịch của PT là Linh mục Ðinh Bình Ðịnh và cựu NS Hoàng Xuân Tửu. Các thành viên của Phong Trào gồm có các Dân Biểu Ðỗ Sinh Tứ, Nguyễn Văn Binh, Dương Minh Kính, Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Trọng Nho, Nguyễn Văn Cử, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Ðức Cung, Ðặng Văn Tiếp...BS Nguyễn Thị Thanh, LS Ðặng Thị Tám...) Phong trào dã ra mắt vào dầu năm 1974 tại giáo xứ Tân Việt và dã công bố các bản cáo trạng số 1, 2, 3,...trong các cuộc biểu tình hàng chục ngàn người tham dự tại Huế, Ðà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Sài Gòn, Mỹ Tho, Cần Thơ,v.v...lên tiếng chống tham nhũng và dòi hỏi TT Nguyễn Văn Thiệu phải cải tổ nhân sự, thanh lọc hàng ngũ lãnh dạo chính quyền và quân dội. Phong trào rất có ảnh hưởng trong quần chúng và dư luận quốc tế. Nhưng TT Nguyễn Văn Thiệu vẫn im lặng, không có hành dộng tích cực gì!? Ngài dược báo chí trong nước ủng hộ và báo chí ngoại quốc tặng cho danh hiệu"Hiệp Sĩ của Người Nghèo".

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ngài dạy học tại Tập Viện Dòng Chúa Cứu Thế (Thủ Ðức) và bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam bắt cóc, dem giam giữ tại một nơi bí mật (có lẽ là 3 C Tôn Ðức Thắng tức Bến Bạch Ðằng là cơ sở của Trung Ương Tình Báo VNCH cũ). Chị Nhã Ca cho biết: Khi Cha Trần Hữu Thanh bị bắt tại Sài Gòn (khoảng 1976), bị dưa vào khu biệt giam lao xá Chí Hòa. Cha Thanh và chị cùng ngồi một xe. Hai người bị khóa tay cùng một còng số 8. Báo chí dăng tin Cha Thanh chết lần thứ nhất:

Năm 1979, tờ báo LE MATIN ở Pháp loan tin Ngài bị giam cầm tra tấn cho dến chết. Vì thế, chính quyền CSVN dã dưa Ngài về giam giữ tại Lao Xá Chí Hòa (Sài Gòn) ở chung với BS Hồ Văn Châm (cựu TT Chiêu Hồi), ông Nguyễn Tư Thái (tức Thái den, thuộc Trung Ương Tình Báo VNCH)... cho ăn uống, bồi dưỡng một thời gian trước khi dưa ra Hà Nội trình diện trước báo chí trong và ngoài nước. Nhưng phóng viên báo LE MATIN hôm dó bận di ra vùng biên giới Trung Quốc nên không dược gặp mặt Cha Trần Hữu Thanh. Họ dã nhờ một phóng viên người Việt Nam làm dại diện. Bức hình Cha Thanh dược dăng lên báo bị dư luận cho là giả mạo. Vì thế, một tuần sau, Trưởng Ban Tôn Giáo Bộ Nội Vụ (Hà Nội) phải dưa Cha Thanh di gặp Ðức Hồng Y Trịnh Văn Căn dể chụp hình chung với Ngài trước khi Ngài di Roma nhận mũ Hồng Y. Hình dó dược dăng lên các báo Hà Nội và gởi cho báo LE MATIN.

Sau dó, Ngài bị giam tại nhà giam Hỏa Lò Hà Nội, trại Thanh Liệt (Hà Ðông) cho dến hết năm 1979 thì dược dưa về quản chế tại họ dạo Quang Húc, huyện Ba Vì, tỉnh Sơn Tây, cách Hà Nội 60 km. Từ năm 1984 dến 1988, ngài bị quản chế tại một xóm dạo nhỏ có tên là xứ Trần Nội (xã Thạch Khôi, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương), thuộc Giáo Phận Hải Phòng, cách Hà Nội khoảng 75 km.

Năm 1988, dược ra khỏi nhà tù nhưng phải ở lại miền Bắc...

Năm 1988, CSVN muốn trả tự do cho ngài nhưng sợ cho ngài về Sài Gòn thì tiếng nói của ngài có ảnh hưởng lớn dối với dư luận trên khắp thế giới vì Sài Gòn là nơi có dông dảo giáo dân và thường xuyên có mặt báo chí quốc tế...Biết rõ diều dó nên trong các cuộc tiếp xúc với Công An Bộ Nội Vụ Hà Nội, ngài ngỏ ý muốn ở lại Trần Nội phục vụ giáo dân... Sau dó, họ dã trả tự do và cho ngài ở lại phục vụ giáo xứ với tư cách là một Linh mục...Ngài liên lạc với bạn bè ở Nhật Bản gởi hạt giống về cho dân Trần Nội phát triển nghề trồng rau nhờ vậy mà cuộc sống của dân nghèo dược nâng cao, nhiều nhà tranh dã lên nhà ngói. Ngài cũng xin dược nhiều học bổng cho dân nghèo, giúp các tu sĩ, linh mục ở miền Bắc (dặc biệt là giáo dân xứ Trần Nội) nâng cao trình dộ về giáo lý, thần học...Nhiều người dã xin vào chủng viện, trong số dó có LM Trịnh Ngọc Hiên (bề trên DCCT Hà Nội hiện nay)...

Khoảng 1989-1994, Ngài dược vào Miền Nam tất cả ba lần dể dự dám tang của người anh (LM Trần Hữu Tôn qua dời tại Cam Ranh), dám tang của người em (Chị Trần Thị Miên) và dám tang của người Chị (Bà Trần Phi) ...Sau dó lại phải trở ra miền Bắc.

Từ năm 1993 - 1996, ngài dược Tình DCCT Việt Nam cử làm Bề trên DCCT Hà Nội thay thế Cha Vũ Ngọc Bích bệnh nặng (Cha Bích bị mù mắt và qua dời năm 1994) nhưng chính quyền CSVN không cho ngài dược nhập hộ khẩu Hà Nội vì thế ngài vẫn ở Trần Nội và cuối tuần di xe dò về Thái Hà Ấp (DCCT) Hà Nội dể lo việc nhà dòng, giải tội cho các Linh mục, tu sĩ nam, nữ...

Báo chí dăng tin Cha Thanh chết lần thứ hai.

Ngày 07 tháng 01 năm 1999, dài Little Saigon Radio tại Westminster, California loan tin Cha Trần Hữu Thanh dã qua dời tại Việt Nam vào ngày 01-01- 1999. Các Cha Dòng Chúa Cứu Thế VN ở Hoa Kỳ và trên thế giới dều thông báo cho nhau, kể cả các cựu dệ tử DCCT cũng nhận dược tin dó. Trên các báo ở Cali lại dăng bài của Nguyễn Lý-Tưởng viết về cuộc dời của Cha Trần Hữu Thanh dể tường nhớ dến Ngài. Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội dã ghi lại bản tiểu sử dó và gửi cho Cha Trịnh Ngọc Hiên (DCCT) ở Thái Hà Ấp...Nhưng tin nầy không chính xác vì có sự nhầm lẫn giữa LM Lê Văn Thành (anh Cha Lê Viết Phục DCCT Huế) mới qua dời ngày 01-01- 1999, và LM Trần Hữu Thanh, DCCT dang ở miền Bắc.

Cha Ngô Ðình Thỏa tưởng nhầm là LM Trần Hữu Thanh "qua dời" nên dã dánh diện về Việt Nam "chia buồn" với nhà Dòng...

Từ tháng 7- 1998, Cha Trần Hữu Thanh bị thấp khớp nặng, phải vào bệnh viện diều trị, sau dó bệnh tình của Ngài tạm ổn và Ngài trở về Trần Nội giúp giáo xứ...

Lần thứ ba Cha Thanh hôn mê bất tỉnh mấy ngày, tưởng chết ...nhưng dã qua khỏi

Năm 2001, Cha Thanh lại phải vào bệnh viện chữa trị, bệnh càng ngày càng nặng, bụng bị sưng to lên, tiểu tiện rất khó. Bác sĩ doán Ngài bị bệnh xơ gan cổ trướng. Ngài còn bị thêm một cái nhọt lớn ở dưới nách tay trái, dau nhức lắm. Bác sĩ dã mổ và lấy ra một cục mủ to tướng, sau ba ngày băng bó thì vết thương lại lành và Ngài dã xin xuất viện trở về nhà...Gặp mùa Chay, Lễ Tro, Ngài cũng giúp làm mục vụ cho giáo dân. Sau mấy hôm lại thấy mệt và trở bệnh nặng, bị rối loạn tiêu hóa, Ngài bất tỉnh, không còn biết gì nữa nên bệnh viện cho về nhà chờ chết.

Cha Bề Trên dã ban phép Xức Dầu Thánh cho Ngài dể dọn mình lần cuối trước khi chết. Giáo xứ Trần Nội dã dào huyệt, xây gạch chung quanh, và sửa sang lại con dường dể dưa quan tài vào nghĩa dịa, dã dặt mua áo quan và Thầy Tuệ (DCCT) ở Thái Hà Ấp dã lo sắm dủ áo, khăn liệm...Ba người cháu của Ngài dược tin, dã từ Sài Gòn ra Hà Nội thăm....

Nhưng mấy ngày sau, Ngài tỉnh lại và ăn uống bình thường.

Ngày 03 tháng 01 năm 2002, mặc dù chưa dược 60 năm Linh Mục (dến tháng 6- 2002 mới dược 60 năm), giáo xứ Trần Nội dã tổ chức mừng Ngọc Khánh (60 năm Linh Mục) cho Ngài vì sợ Ngài chết trước tháng 6- 2002.

Ngày 06-06-2002, Cha Trần Hữu Thanh dã tổ chức mừng Ngọc Khánh 60 năm Linh Mục tại nhà thờ DCCT Sài Gòn, có dông dủ bà con, bạn bè xa gần dến dự. Mặc dầu tuổi già gần 90, nhưng Ngài vẫn còn sáng suốt, sử dụng máy computer dể viết thư cho bạn bè, con cái, học trò cũ...Ngài vẫn dâng Thánh Lễ mỗi ngày và giảng dạy cho giáo dân ...

Trong các năm 2005 và 2006, nhiều bà con giáo dân ở Hoa Kỳ, Âu Châu, Thái Lan trong khi di du lịch Việt Nam, nghe tin Cha Trần Hữu Thanh còn sống, dã tìm dến DCCT Hà Nội thăm ngài. Gần dây (năm 2007) anh Dương Văn Hoàng cựu dệ tử DCCT Huế có dịp dến thăm ngài tại Hà Nội, ngài có ngỏ ý muốn kể lại cuộc dời của ngài cho con cháu biết. (Ngài muốn nhờ Nguyễn Lý-Tưởng viết lại tiểu sử của ngài dầy dủ hơn)...

Lần thứ tư: Cha Thanh dã chết thật.

Ngày 08/10/2007, ngài vẫn còn dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho người bạn là LM Michel Laliberté (qua dời ở Canada ngày 04/10/2007)...Sau dó, ngài phải vào bệnh viện vì cơn bệnh tái phát bất thường. Ngài qua dời tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) lúc 2 giờ sáng ngày Thứ Tư 24/10/2007, hưởng thọ ngoài 92 tuổi.

* Những kỷ niệm với LM Giuse Trần Hữu Thanh

Người viết dược may mắn biết ngài từ 1945, vì là người dồng hương (cùng xã với ngài). Thời gian dó, cha tôi và các anh của tôi hoạt dộng trong Liên Ðoàn TNCG với ngài. Năm 1947, cha tôi bị chết trong nhà giam của Việt Minh. Năm 1949, anh tôi vượt ngục trở về nhà, sau dó bị Việt Minh phục kích giết chết. Tôi phải bỏ quê lên tỉnh lánh nạn Cộng Sản và tiếp tục học hành. Năm 1952, sau khi học hết năm dầu bậc Trung học, tôi gặp LM Trần Hữu Thanh, ngài khuyên tôi xin vào tu học tại Dòng Chúa Cứu Thế Huế. Nhưng tôi lại bị dau nặng phải vào bệnh viện và sau dó vào học trường Pellerin do các Sư huynh Dòng La Salle diều khiển.

Nhiều lần các Thầy khuyên tôi di tu, nhưng tôi biết con người mình không thích hợp với dời sống tu hành. Càng lớn lên, tôi càng dấn thân vào con dường tranh dấu ...Năm 1963, sau khi TT Ngô Ðình Diệm bị lật dổ, Cha Trần Hữu Thanh từ Sài Gòn ra Huế, nhắn tôi dến gặp tại phòng khách nhà Dòng. Ngài hỏi ý kiến tôi về tình hình chính trị lúc dó. Tôi trả lời: "TT Ngô Ðình Diệm dã chết rồi, vai trò lịch sử của người dã xong, chúng ta không nên nghĩ dến quá khứ nữa mà phải nỗ lực cho tương lai."

Từ 1964 dến 1975, ngài thường theo dõi các hoạt dộng của chúng tôi, khi Phong Trào Chống Tham Nhũng ra dời, tôi thường liên lạc trao dổi ý kiến với ngài. Sau 1975, qua tin tức gia dình và anh em dã từng ở tù chung với ngài tại Chí Hòa dược chuyển ra Bắc, chúng tôi cũng dược biết hoàn cảnh của ngài trong nhà tù và tại Trần Nội. Năm 1989, tôi gặp ngài tại bệnh viện (dường Ðiện Biên Phủ SG), cha con không nói chuyện nhiều dược. Nhưng sau dó, ngài nhắn tôi dến gặp ngài tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn...Tôi hỏi ngài cặn kẽ về Phong Trào Chống Tham Nhũng năm 1974, về những ngày sống trong trại tù CSVN...Ngài cho biết Công An Hà Nội dã hỏi ngài "lý do" tại sao chống Tham Nhũng...Ngài nói "Tôi muốn chính quyền Sài Gòn phải trong sạch dể tạo dược niềm trong dân chúng. Như vậy thì công cuộc chống Cộng mới hữu hiệu"..

Năm 1979, tôi cũng bị dưa từ trại Hà Tây lên nhà giam Hỏa Lò Hà Nội, dể trả lời một số câu hỏi liên quan dến các hoạt dộng dối lập với chế dộ của TT Nguyễn Văn Thiệu trước 1975...Khi dược hỏi về Phong Trào chống Tham Nhũng và LM Trần Hữu Thanh, tôi dã trả lời: "Linh Mục Trần Hữu Thanh là một người ngay thẳng, thấy diều sai trái thì lên tiếng chỉ trích...Ông dã từng chống tham nhũng dưới thời TT Ngô Ðình Diệm (vụ gạo miền Trung) và dưới thời TT Nguyễn Văn Thiệu (Phong trào chống tham nhũng)...Tôi không dồng ý với "Cán bộ" (Công An Bộ Nội Vụ) cho rằng ông là tay sai của CIA"..."Chúng tôi nghĩ rằng VNCH muốn chống Cộng hữu hiệu thì phải có một chính quyền trong sạch mới tạo dược niềm tin trong dân chúng. Một chế dộ tham nhũng, thối nát thì làm sao có hậu thuẫn của dân chúng dược"....(Câu nói nầy củng cố ý ám chỉ chế dộ CSVN hiện tại là một ch dộ thối nát, tham nhũng, mất lòng dân...)

Tôi vẫn hy vọng một ngày nào dó thuận tiện, tôi sẽ viết về ngài. Vì thế, trước khi qua Mỹ, tôi dã liên lạc với Tòa Tổng Giám Mục Huế dể xin các tài liệu lưu trữ liên quan dến lý lịch của LM Trần Hữu Thanh và các Linh mục anh của ngài. Tôi cũng dã trực tiếp với ngài nhiều lần dể phối kiểm lại những diều tôi dã thu thập dược và nghe chính Linh mục Trần Hữu Thanh kể về quá khứ của ngài. Trước dây, vào năm 1999, do một sự hiểu lầm, tôi tưởng rằng ngài dã qua dời, nên dã viết về cuộc dời của ngài, dăng lên báo. Vì thế, khi ngài còn sống, ngài dã dược nghe một người dồng hương viết về ngài...Sau dây, tôi xin trích lại những diều ngài viết trước ngày ngài qua dời:

Tôi dã hai lần dược sống lại!

Lần thứ nhất:

Năm 1979, trong trại cải tạo Thanh Liệt, Hà Nội, tôi dược tờ báo LE MATIN ở Pháp báo tin,bị bức bách dã chết rồi. Ông Trưởng Ban Tôn Giáo Bộ Nội Vụ cho tôi xem bài báo, rồi bảo tôi: Tuần sau, viết một thư cho báo LE MATIN và ra gặp phóng viên nhiều tờ báo nói về chế dộ giam giữ của tôi.

Thế là suốt một tuần, tôi dược vỗ béo,với mỗi sáng thêm một bát mì ăn liền, và sau cùng dược dưa lên Hỏa Lò gặp các phóng viên của 5 tờ báo gồm có Pháp, Nhật, Cuba, Balan, Bắc Hàn. Rủi cho tôi, là ông phóng viên của tờ LE MATIN phải di Lạng Sơn lấy tin về quân dội TRung Quốc qua gây rối nứơc ta, nên giao cho một phóng viên Việt Nam làm dại diện. Cái rủi thứ hai, là bức thư của tôi dề ngày 15, mà lúc gặp các báo và trao thư lại sớm hơn hai ngày là ngày 13.

Một tuần sau, ông Trưởng Ban Tôn Giáo Bộ Nội Vụ, gặp Ðức Hồng Y Căn tại nhà khách Bộ Nội Vụ, Ngài dến chào họ trước khi lên dường qua Roma nhận mũ Hồng Y. Tôi dược dứng bên Ðức Hồng Y, chụp một bức hình. Thế là hình dó dược dăng trên các báo Hà Nội và gửi qua cho báo LE MATIN. Như thế là tôi dã sống lại thật.

Lần thứ hai:

Lần này quan trọng hơn. Ngày 7 tháng 1 năm 1999 internet trong bản tin Công Giáo dã dưa tin tôi qua dời ngày 01.01.1999. Anh Nguyễn Lý-Tưởng dã viết một bản tiểu sử của tôi với những lời phân ưu rất cảm dộng. Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội dã ghi lại bản tiểu sử dó, gửi cho cha Hiên và trách ngài: Sao không báo tin cho Tòa Tổng Giám Mục biết?

Ðây không phải là một tin dổm, mà là một tin nhầm. Số là cha Lê Viết Phục, Dòng Chúa Cứu Thế Huế báo tin cho cha Ngô Ðình Thỏa, Giám Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế ở Hoa Kỳ biết, anh của ngài là cha Lê Văn Thành qua dời hóm.01.1999. Cha Thỏa tưởng là tôi, dánh diện về chia buồn với tỉnh dòng Việt Nam, rồi anh Nguyễn Lý-Tưởng, người dồng hương và bạn thân của tôi, vì lòng tốt, lại dánh luôn cả bản tiểu sử của tôi lên Internet.

Thế là nhiều anh em bạn hữu ở nước ngoài chắc dã tin thật, và truyền cho nhau. Chắc là tôi dã dược nhiều lời cầu nguyện, nhiều tình cảm thương tiếc. Tôi xin hết lòng cảm ơn anh Nguyễn Lý-Tưởng và tất cả những ai dã thương tiếc, cầu nguyện cho tôi.

Tôi vẫn còn sống dây.

Từ tháng 7-1998, tôi bị một cơn thấp khớp nặng, hai chân sưng, không di dược, phải lên Hà Nội, vào nằm bệnh viện Ðông Y, hơn một tháng. Vì cha Bích dã từng nằm ở bệnh viện nầy, và cha Hiên dã giúp cả một gia dình nữ bác sĩ trong viện nầy trở lại, nên nhà Dòng giới thiệu tôi vào dó. Phòng bệnh dàng hoàng, nhưng xem ra bác sĩ chưa chuyên về thấp khớp. Hai tay hai chân người ta sưng húp, nhức nhối mà suốt tháng họ chỉ cho uống thuốc bắc dể chữa nội tạng. May gặp lúc họ muốn dổi phòng,nên tôi xin về nhà.

Về nhà Dòng Hà Nội, gần một tháng nữa, có hơi dỡ, nên qua tháng 9 tôi về Trần Nội. Tại thôn Trần Nội có một bà y sĩ lâu nay chữa tôi, bà nói rõ không chữa khỏi dược bệnh kinh niên, chỉ cho qua cơn dau thôi. Bà chỉ cho uống thuốc lợi tiểu, là trong mình tôi khỏe khắn dược hai ba ngày. Nhờ thế, tôi vẫn làm dược mọi công việc mục vụ.

Mấy tháng qua lại bận rộn. Vì cha xứ Hải Dương dời di, mà chưa diều dược cha mới về, nên giáo dân của thị xã Hải Dương, dều qua bên tôi hết. Hôn phối nhiều, kẻ liệt nhiều, gỡ rối cũng nhiều. Vì cha xứ cũ trong 10 năm qua lơ là công việc.

Tôi lại vì uống thuốc nhiều, nên hai mắt mờ, dọc sách khó, và viết lách khó lắm!

Tuy vậy, tôi còn thấy mình dủ sức làm việc. Lâu nay ít viết thư cho anh em bạn hữu ngay cả những người gửi quà về cho tôi, chính là vì bận việc và mắt mớ.

Hôm nay xin có lời chân thành cám ơn những bạn hữu, con cái lâu nay dã gửi quà cho tôi. Nhờ dó, tôi dã xây dựng dược hai nhà thờ, cho họ Ty và họ Phú Thọ. Tôi xây nhà thờ nhỏ thôi, vừa với số giáo dân trong thôn, nhưng rất xinh xắn. Mỗi nah thờ tốn dộ 6.000 dô. Trước dó dã xây nhà thờ Hưng Long, lớn hơn hai nhà thờ sau. Thế là tôi phục vụ 5 họ, thì cả 5 dều có nhà thờ dàng hoàng.

Hiện giớp tôi dang xây lại nhà thờ xứ Phú Tảo là trung tâm, dể làm một cơ sở cho Dòng Chúa Cứu Thế trong vùng nầy. Trần Nội, nơi tôi dang ở, tôi dã xây một nhà thờ nhỏ xinh xinh, nhưng không có dất, có chỗ dể hội họp. Phú Tảo 1ít công giáo hơn, nhưng có cả thửa vườn rộng hơn 10.000 mét vuông. Tôi vừa xây cất xong dợt 1. Ðã tốn gần 6.000 dô. Cần phải trang trí bàn ghế, dể kịp hoạt dộng trong mùa chay còn cần 5.000 dô nữa.

Với tuổi 85, tôi cần phải làm hăng, làm nhiều, làm gấp, trước khi Chúa gọi về. Cám ơn Chúa, vì mắt tôi có hơi mờ, chân hơi yếu, nhưng trí óc vẫn minh mẫn dể làm việc. Hai mươi hai năm, ít sách vở, ít trao dổi với anh em, nhưng Chúa Thành Thật giúp cho phần nào sâu sắc và sáng suốt hơn.

Nhớ anh em, bạn hữu, thân tình, con cái lắm, nhớ rõ từng người. Nhưng ít thư từ vì không có thì giờ, và mắt hơi mờ, xin anh em bạn hữu, con cái nhớ cầu nguyện nhiều cho tôi. Và thay vì phúng diếu, xin lễ. Xin rộng rãi giúp tôi chóng hoàn thành cơ sở Phú Tảo của tôi trong năm nay. Ðã phải vay nợ 3.000 dô rồi. Chết dừng dể nợ lại, và phải thực hiện diều mình mong ước, là tổ chức dược năm mười khóa huấn luyện giáo lý viên trước khi lìa dời.

Mong anh em bạn hữu chiếu cố. Chúc mọi người một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, dầy ơn Chúa.

Lần thứ ba: Cha Thanh bệnh năng, hôn mê, nhà Dòng chuẩn bị quan tài, dồ liệm, dào huyệt, xây kim tĩnh...nhưng cha Thanh dã sống lại

Ngày 29/01/2002, từ Hà Nội cha Thanh dã viết một bức thư cho anh em ở hải ngoại (qua Ông Nguyễn Quang Cẩn, một bạn già của ngài) kể chuyện:

-Ở Trần Nội, năm ngoái, sau Tết một thời gian, tôi thấy dau mỏi trong người, không thích ăn uống nên người ta dưa tôi vào bệnh viện Hải Dương. Người ta khám nghiệm, tiêm cho 3 chai nước biển, rồi dưa lên bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, khoa thấp khớp vừa dược Nhật Bản tài trợ xây dựng và trang bị dầy dủ. Người ta khám nghiệm dủ thứ, nhưng mỗi ngày chỉ có vài viên thuốc. Bác sĩ thì ít thấy, còn sinh viên y khoa thì hầu như mỗi ngày có dến 5, 7 người, hỏi han mình dủ thứ chuyện về bệnh gút thấp khớp của tôi. Lúc dó bụng tôi sưng to, tiểu tiện khó, nên ngày nào cũng bị phành bụng ra cho họ búng, họ bảo là xơ gan cổ trướng. Tôi lại bị một cái nhọt ở dưới nách tay trái, dau nhức lắm, người ta mổ và lấy ra một cục mủ to tướng, băng bó ch ba lần là lành hẳn. Tôi lại thấy khỏe mạnh, nên xin ra về.

Về nhà mấy hôm, gần Lễ Tro, tôi về Trần Nội dể làm Lễ Tro cho giáo dân. Người ta quý trọng Lễ Tro lắm, hầu như không ai bỏ di Lễ. Nhưng sau Lễ mấy hôm, tôi lại yếu mệt, dau nhức xương lưng và hai chân. Biếng ăn uống, nên họ dạo lại dưa lên Hà Nội, và lần này dưa vào bệnh viện xương cốt Bạch Mai. Ban dầu tôi thấy dỡ, nhưng ít ăn uống lắm, ngứa khắp mình. Người ta tiêm sérum nhiều. Càng ngày tôi càng biếng ăn, nênc àng yếu hơn, sau cùng không chịu ăn, và bộ máy tiêu hóa rối loạn, nên người ta phải tiêm nước biển hết hai tay lại tiêm vào chân.

Mấy ngày sau tôi bất tỉnh, người ta tiêm nước vào chân, tôi cựa quậy nên vỡ mạch máu làm một vết thương lớn ở chân phải. Ngừơ ta tính cắt thịt mông vá vào nhưng sợ vá không thành mà thêm một vết thương nữa. Khi dó tôi bất tỉnh, không biết gì, nên Bác sĩ cho về Dòng.

Về nhà Dòng, Cha Bề Trên dã kíp xức dầu cho tôi, lúc tôi không ý thức gì, và cả nhà lo việc tống táng.

Giáo xứ Trần Nội dã cho dào huyệt xây gạch chung quanh, ngay trước Thánh Giá trong nghĩa dịa, và nhân dịp dã dổ xi măng con dường từ ngoài dường cái vào dến huyệt, Thầy Thật dã di dặt một cỗ áo quan, và Thầy Tuệ dã lo sắm dủ áo khăn liệm. Nhà Dòng báo tin nên ba người chấu gái của tôi và vợ chồng cháu Sĩ dã ra dưa dám tôi.

Mấy ngày sau, tôi tỉnh lại, ăn uống dược, nên các cháu về Nam, ngôi mộ dược lấp lại, cổ áo quan bán lại cho người ta, thế là tôi thoát chết.

Mấy tháng nay tôi khỏe lại, không bị một cơn phong thấp nào, bụng dã xẹp, tiêu hóa tốt, nhưng ăn phải kiêng cữ nhiều thứ. Các anh em thường nói: thịt gà, cá chép, ba ba, món ấy cha già chớ ăn, cữ hết mọi món ăn dồ biển, cả fromage, cả rượu, ngay cả rau muống. Chỉ ăn khoa i Tây, khoai dồng, rau cải, rất ít ăn dường, cữ ăn mặn, trái cây chỉ có chuối, dôi khi ăn du dủ, hồng, táo, nho. Mỗi buổi tối, có một bát cháo dậu xanh. Nhờ vậy nên tiêu hóa tốt. Ngày dêm dều có anh em trực, vì hai dầu gối tôi không dứng dậy dược, chỉ ngồi trên xe lăn. Mỗi ngày vẫn dồng tế, vẫn ngồi xe lăn. Nhà có nhiều cấp, nhà thờ nhiều cấp nên cần ba người khiêng cả xe lăn lên cấp, rồi dẩy qua dầy lại 1lúc làm lễ. Ðôi khi tôi giảng cũng dẩy xe ra trước bàn thờ, ngồi vậy mà giảng.

Chúa cho hai mắt sáng không deo kính, tai vẫn tốt, và trí khôn vẫn nhớ như xưa. Tôi nhớ hết mọi người dã quen biết, họ hàng, bạn hữu...Ai dến thăm tôi, tuy 20, 30 năm xa cách, tôi vẫn nhớ tên nhớ mặt và nhớ mọi việc trong gia dình.

Qua những lời tâm tình của Cha Trần Hữu Thanh trong thư ngày 29/01/2002 gử anh em hải ngoại, chúng tôi nhận thấy ngài vẫn còn sáng suốt, sử dụng máy computer dể viết thư và mặc dù già yếu, bệnh hoạn, ngài vẫn dâng Thánh Lễ và giảng dạy cho con chiên.

(Viết tại California ngày lễ an táng LM Trần Hữu Thanh: thứ sau 26/10/2007. )

GS NGUYỄN LÝ-TƯỞNG

Lm Vũ Khởi Phụng CSsR: Nhớ Cha Trần Hữu Thanh

Lm Vũ Khởi Phụng CSsR: NHỚ CHA TRẦN HỮU THANH

"Thôi, tắt đèn đi ngủ !" đó là những lời nói cuối cùng của cha Trần Hữu Thanh. Lúc đó đã gần 2 giờ sáng ngày 24.10.2007. Có ba đệ tử ở bên cha già trong phòng bệnh viện. Hai chú đã ngủ, một chú thức bên giường cha, không hiểu sao cha cho đánh thức hai người đang ngủ rồi lại bảo tắt đèn đi ngủ. Chú đệ tử thưa rằng ánh sáng là do đèn ngoài đường hắt vào, còn trong phòng đã tắt đèn rồi. Đột nhiên cha Thanh nấc liền hai lần. 92 năm cuộc đời chấm dứt.