Wednesday, November 25, 2009

Tuan Phan -Trần Văn Thưởng lợi dụng “Điểm Sách BDMT để nhục mạ VNCH

“Phật tử” VBĐL Trần Văn Thưởng lợi dụng “Điểm Sách Biến Động Miền Trung” để nhục mạ VNCH. Re: [Thaoluan9] Fw: Fw: Điểm Sách Biến Động Miền Trung

“Phật tử” VBĐL Trần Văn Thưởng lợi dụng “Điểm Sách Biến Động Miền Trung” để nhục mạ VNCH.

Đọc qua bài “Điểm sách Biến Động Miền Trung” ký tên Trần Văn Thưởng K. 17 vừa phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn điện tử, tôi thấy có khá nhiều điều đáng lưu ý, sẽ phân tích sau. Điều dễ thấy trước nhất là sự mập mờ về tên tác giả: Trần Văn Thưởng với E-mail: levanthang10@... hoặc Le Van Thang theo sự giới thiệu của cựu Đại tá Trương Như Phùng (xem email đính kèm). Sư mập mờ về tên tác giả báo hiệu các điều khác dẫn đến hành vi nhục mạ VNCH của Trần Văn Thưởng (hay Le Van Thang ?) sẽ bàn luận sau đây:

I. Trần Văn Thưởng hay Le Van Thang <levanthang10@ gmail.com> theo đạo gì khác (đạo…ù ù ?) chứ không phải là đạo Phật, qua lời tự khai: Tôi xác nhận tôi là Phật tử đôc lập, chưa bao giờ tiếp xúc với các vị tu hành Phật giáo hay TCG, bởi vì tôi là lính trận, nên tôi phải chuyên nằm rừng quanh năm. Hơn nữa tôi chưa bao giờ lạy Phật hay bất cứ vị sư sãi nào. Tôi theo đạo Phật vì Ông Bà Tổ Tiên tôi là đạo Phật. Buồn cười là tôi không bao giờ kiên nhẫn để đọc kinh điển của đạo Phật…

Hai điều kiện tiên quyết xác định một tín đồ Phật Giáo (còn gọi là Phật tử) là tôn kính Đức Phật qua lễ bái và hiểu biết Giáo Lý qua kinh điển. Hắn thú nhận không có hai điều kiện nầy mà lại xưng là Phật tử rồi dám kết tội nặng nề Liên Thành …“vừa đánh phá PG vừa bôi nhọ QLVNCH, vừa thi hành NQ36CSVN. suy diễn LT là “…Việt gian ăn tiền của CSVN”?

I/1 - Hắn không có kiến thức căn bản Phật Giáo nên hắn không phân biệt được sự khác nhau giữa Phật Giáo và Giáo Hội Phật Giáo, nôm na là Đạo và người theo Đạo nên hắn lên án LT “đánh phá Phật Giáo” khi LT kể tội ác của những tên VC nằm vùng mặc áo cà sa, nổi bật là tên Diệp Trương Thuần aka thích Đôn Hậu, Chánh Đại Diện GH/PGVNTN Miền Vạn Hạnh, sau lên ngôi Đệ 3 Tăng Thống.

LT không hề đụng chạm đến Đức Phật và Giáo Lý nhà Phật, gọi chung là Phật Giáo, trong khi bọn GTC đã phản Phật, nhục mạ Ngài, đem bàn thờ Phật xuống đường đặt gẩn nơi cống rãnh dơ bẩn và phá hoại Giáo Lý nhà Phật khi chúng làm nhiều điều dâm ô để thỏa mãn nhục dục, nói láo để lừa bịp, giết người để… tranh đấu v.v… LT đã minh định Lằn Ranh Sư - Cộng: - ''Nói hắn thả Thầy ra. Đời thủa nhà ai hắn lại đi bắt Thầy đã làm lễ quy y và đặt Pháp danh cho hắn. Thằng con bất hiếu.'' Mẹ tôi cũng như hằng trăm ngàn Phật tử ở Huế, họ đối với quý Thầy một lòng tôn kính, điều Thầy nói, việc Thầy làm tất cả đều đúng, tuyệt đối phải nghe lời Thầy dạy. Tôi bắt những tên Việt Cộng đội lốt thầy tu, thầy tu hoạt động cho Việt Cộng. Thầy Ngoạn hoạt động cho Việt Cộng, chứ đâu bắt Thầy Ngoạn đạo đức tu hành như Mẹ tôi và hằng trăm ngàn Phật Tử ở Huế vẫn lầm tưởng. (BĐMT trang 316)

2.- Nếu hắn là Phật tử tất hắn phải hiểu rành giới cấm Sát Sinh quan trọng nhất của Phật Giáo, không cho phép giết người nói riêng và tiêu diệt sinh vật nói chung nhưng hắn lại bênh vực bọn Giặc Thầy Chùa đã từng dửng dưng đổ xăng thiêu sống (thật ra là xác vừa chết) của Quảng Đức, để dùng cái gọi là xác “tự thiêu” nầy làm vũ khí …đấu tranh cho…Đạo Pháp!?

Không có kiến thức Phật Giáo lại chưa bao giờ tiếp xúc với các vị tu hành Phật giáo” thì hắn làm sao biết được tăng ni nào làm đúng lời Phật dạy, tăng ni nào phá hoại Phật Giáo hay là cán bộ CS mặc áo CS? Thí dụ:

- Phật Giáo không hề dạy bọn GTC tu hạnh xuất gia, mang họ Thích của Phật lại có vợ 3 con như Pháp Sư Giác Đức, có vợ một con như Chánh Lạc (thêm tội bóp vú tín nữ Hồ Thị Thu), Thiện Minh (thêm tội nhậu bồ câu rô ti với Martell), có tình nhân như Đôn Hậu, Quảng Độ v.v... Đại lão hòa thượng 80 tuổi như Phước Huệ ăn ở với tín nữ Diệu Đức suốt 15 năm dài, còn Nhất Hạnh vừa dâm ô, vừa nói láo…Nêu những tội lỗi phạm Ngũ Giới Cấm của bọn nầy là “đánh phá Phật Giáo” ư? Đối với tội lỗi của bọn nầy, bất cứ ai nếu bực tức hay nổi giận cũng có quyền chửi thẳng: “Đ.M. Tu hành cái con c_t gì mà kỳ vậy?”

II. Trần Văn Thưởng hay Le Van Thang <levanthang10@ gmail.com> đồng hóa một số quân nhân VNCH bất xứng với toàn thể QL/VNCH cho dù họ là một số Tướng Tá VNCH đã phản bội quốc gia dân tộc qua những hành động vì gái vì tiền, hay lý do nào khác mà chứa chấp hoặc tha bổng bọn VC nằm vùng. Điển hình như Nguyễn Khánh, đăc biệt là Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Trung mang tiếng nhơ với câu vè “Một lá đa mà hai ông tướng”! Lôi tội trạng của ba ông nầy ra không có nghĩa là đánh phá hay nhục mạ QL/VNCH như hắn hồ đồ kết tội những người có can đảm nói lên sự thật vì QL/VNCH không chỉ gồm ba ông nầy! Ngược lại, vô số quân nhân VNCH các cấp vô danh lẫn nổi tiếng đã làm rạng rỡ Quân Lực VNCH suốt cuộc chiến… mà Tinh Hoa gom tụ vào anh linh Ngũ Hỗ Tướng, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung tá Nguyễn Văn Long v.v…cùng nhiều chiến sĩ không tên tuổi đã tự sát, giữ tròn tiết tháo trong ngày 30-4-1975!

II/1. Hắn dẫn chứng câu “Chống Cộng kiểu củ … khoai” trong sách BĐMT để kết tội LT nhưng hắn phải biết câu nầy xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Đây nguyên văn:

“ …Hơn nữa những người mà ông Đại Tá Tỉnh Trưởng ra lệnh cho tôi trả tự do là những cán bộ kinh tài của cơ quan Thành Ủy Việt Cộng, họ là loại “Made in cộng sản Hà Nội “thứ thiệt”. Rời khỏi văn phòng Đại Tá Tỉnh Trưởng lòng đầy thất vọng và chán nản, có gì mắc nghẹn ở cổ, muốn nói lên một câu cho vơi bớt nỗi bực tức trong lòng: “Chống Cộng kiểu củ … khoai”. (BĐMT trang 336) Câu nầy chỉ nhắm vào đàn anh Võ Bị Đà Lạt của hắn là Đại tá Lê Văn Thân, Tỉnh Trưởng Thừa Thiên lúc đó nhưng hắn cố tình xuyên tạc để vu cáo LT cái tội “bôi nhọ QL/VNCH” !?

II/ 2. Hắn có lẽ là…thánh nên không hề nổi giận?! Một binh nhì QL/VNCH, học thức kém xa hắn vẫn có quyền thốt lên lời nghe có vẻ chói tai nhưng rất thực tế, không màu mè: “Đ.M. Chống Cộng cái con c_t gì mà kỳ vậy?” Câu này nặng nề hơn “Chống Cộng kiểu củ… khoai” hoặc “Chống Cộng kiểu nầy thì về nhà ôm vợ ngủ sướng hơn!” (LT-BĐMT) để xổ ra nỗi bực tức hay giận dữ trước nghịch cảnh xương máu binh sĩ đổ ngoài chiến trường trong khi ở hậu phương cấp lãnh đạo VNCH buôn bán nhu yếu phẩm, vũ khí, xăng dầu, kể cả xe tăng M 113 cho…Việt Cộng! Thậm chí mở động đĩ, sòng bạc vĩ đại dưới quyền chỉ huy của Phạm Văn Đỗng, một vị tướng VNCH lại biến thành tên Tú Ông, Chủ Động và Chủ Sòng!

Rồi khi Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh di tản chiến thuật, áp dụng binh pháp “đầu to đít teo” nào đó dạy ông ta phải rút bỏ cao nguyên và Quân Đoàn 2, làm Liên Tỉnh lộ 7 trở thành địa ngục trần gian, ngập xác quân dân cán chính VNCH thì thử hỏi nếu hắn là nạn nhân trong lúc đó, hắn cũng có thể gào thét một câu vang động cả đất trời: “Đ.M. Chống Cộng cái con c_t gì mà kỳ vậy? VC chưa đánh đã ra lệnh bỏ chạy?”

Bởi “Đ.M. Chống Cộng cái con c_t gì mà kỳ vậy?”, “Chống Cộng kiểu củ khoai hay “Chống Cộng kiểu nầy thì về nhà ôm vợ ngủ sướng hơn (LT-BĐMT) nên trong thời Đệ II VNCH mới có câu nói mô tả nấc thang xã hội tương xứng: “Nhất Đĩ, nhì Sư, tam Cha, tứ Tướng” mà tin chắc hắn cũng từng nghe qua!

Rồi khi VNCH mất ngày 30-4-1975, nạn nhân VC, thuyền nhân vượt biên, tù nhân “cải tạo” VC đều có quyền dùng các câu gào thét, chửi rủa nói trên để tỏ bày sự tức giận bất mãn của họ. Nhất là khi ở hải ngoại, cựu TT Nguyễn Văn Thiệu đã tàn nhẫn phủi tay: “Họ [thuyền nhân] không mắc mới gì đến tôi”! Đây mới là câu nói biểu lộ bản chất thật của con người Nguyễn Văn Thiệu, còn câu “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm” có ý nghĩa cảnh báo bản chất dối trá của VC nhưng oái ăm thay lại ứng nghiệm cho người nói: “Đừng nghe những gì Nguyễn Văn Thiệu nói, hãy nhìn kỹ những gì Nguyễn Văn Thiệu làm”!

Không có lửa sao có khói, hắn nên tự hỏi nguyên nhân nào khiến họ vì giận dữ phải chửi rủa thô tục như vậy? Một mụ nhà quê mất con gà còn tự sáng tạo bài văn có vần có điệu đào mồ cuốc mả cha mẹ ông bà của kẻ trộm gà …vô danh vì con gà là tài sản đáng kể của mụ huống hồ nhân mạng cả dân tộc, đất nước và Đạo Pháp hàng ngàn năm! Nếu hắn là nạn nhân, một Phật tử chân chính, hắn nên tiếp tay gào thét, chửi mạnh hơn nữa, thẳng vào mặt bọn bất xứng, lãnh đạo VNCH và Giáo Hội PGVNTN, tiếp thân GHÂQ.

III. Trần Văn Thưởng hay Le Van Thang <levanthang10@...> viết “Điểm sách Biến Động Miền Trung” với mục đích gì?

III/1. Gỡ lại danh dự cho đàn anh Cựu Đại Tá Lê Văn Thân, Tỉnh Trưởng Thừa Thiên, sau là Phó CHT Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Điều nầy dễ thấy khi hắn khoe tốt nghiệp Khóa 17 VBĐL, tâng bốc Lê Văn Thân là người tài đức, nhưng mỉa mai làm sao, một kẻ chống Cộng Sản mà thả...cán bộ Việt Cộng theo như lời kể của LT. Hắn nhờ đàn anh Trương Như Phùng (Khóa 8 VBĐL) giới thiệu phổ biến khắp nơi bài viết của hắn như bằng chứng đây là đại công của hắn, xin trình báo “giới Võ Bị Đà Lạt” trên hoàn vũ … để tường!

Trong quân đội. tinh thần “Huynh đệ chi binh” được đề cao nhưng nó không mang tính chất “thượng đội hạ đạp” hay trung thành mù quáng như con chó trung thành tuyệt đối với chủ! Quân nhân chỉ trung thành với Tổ Quốc, tuân kỷ luật quân đội trong chiến đấu và thời bình. Bây giờ, tuy quân đội đã tan hàng nhưng tình “Huynh Đệ Chi Binh” vẫn còn do mối ràng buộc tình cảm quá khứ để giúp đỡ, an ủi nhau trong hoàn cảnh lưu vong xứ người!

Hắn đi quá và làm sai “tình Huynh Đệ Chi Binh” khi hắn tận lực bảo vệ đàn anh Lê Văn Thân, biến thành “tình phe đảng Võ Bị Đà Lạt”. Nói thật, vào Võ Bị Đà Lạt, lấy nghề lính làm lẽ sống không khác gì vô chùa kiếm cơm, tránh đói, sau dần dần cơm được no, tiến lên bò được cỡi chứ chưa chắc mọi người vào Võ Bị Đà Lạt hoàn toàn vì lý tưởng quốc gia dân tộc hay thỏa chí tang bồng hồ thỉ! Nếu mọi thành viên Võ Bị Đà Lạt từ Uý tới Tướng một lòng vì lý tưởng Quốc Gia Dân Tộc thì khó có ngày 30-4-1975!

VBĐL Lê Văn Thân tự quyền thả tù VC khiến LT bất mãn định nói câu ““Chống Cộng kiểu củ…khoai” là còn nhẹ, chứ gặp một binh nhì VNCH còn sống sót từ chiến trường về, sẽ chửi thẳng vào mặt: “Đ.M. Thả cán bộ VC hả! Đ.M. Chống Cộng cái con c_t gì mà kỳ vậy?”

III/2. Giải tội cho bọn Giặc Thầy Chùa GH/PGVNTN (tiếp thân GHẤQ). Thật là lạ lùng một kẻ không bao giờ lạy Đức Phật, đọc kinh điển Phật Giáo, tiếp xúc sư sãi như Trần Văn Thưởng mà tận tình bảo vệ những tên CS nằm vùng mặc áo CS! Tuy nhiên, hắn là sĩ quan VBĐL, trình độ Cử Nhân không dốt nát đến độ không biết thời sự đất nước nhất là tại Miền Trung vào thời Đệ II VNCH dù cho hắn viện cớ hắn là người lính trận, chuyên nằm ngoài bờ bụi rừng rú đánh nhau với VC.

Hắn thắc mắc: “Tại sao có hiện tượng đánh phá Thượng Tọa Thích Trí Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ?” chỉ là giả vờ nêu câu hỏi thôi vì thực sự bấy lâu nay hắn đã theo dõi rất sát các vấn đề liên quan tội ác của GH/PGVNTN được nêu ra trên các diễn đàn ngôn luận ở hải ngoại! Khi đặt ra câu hỏi nầy, hắn – Trần Văn Thưởng tự lộ mặt hắn là ai, tương tự Trần Kiêm Đoàn lộ mặt là tên VC khi hắn tôn kính, gọi hai tên CS mặc áo CS Trí Quang, Đôn Hậu là… thầy!

Cái lý lịch tín ngưỡng lạ lùng của hắn: “không bao giờ lạy Phật, đọc kinh Phật, gặp sư sãi ” cũng là láo khoét, giả mù sa mưa để dễ lấy cảm tình độc giả rằng những điều hắn viết…vô tư, khách quan vì hắn là “một Phật tử…độc lập”! Dù biết hắn giả dạng ngây thơ cụ nhưng tôi cũng phải cho hắn rõ:

Không ai đánh phá hai thầy Trí Quang và Quảng Độ của hắn mà người ta chỉ vạch ra chân tướng ma tăng, Cộng tăng của hai tên nầy cùng các tên khác trong Giáo Hội PGVNTN, tiếp thân GHẤQ vì đây là cái quyền và bổn phận của họ, trong đó có…tôi! Nếu “đánh” là đánh bọn phản Phật, phá Pháp, hại Đời, còn “phá” là phá các âm mưu lừa bịp của bọn chúng mà người đời dễ bị lọt bẫy bởi bề ngoài chúng phủ chiếc áo cà sa, tay lần chuỗi bồ đề, miệng luôn “A Di Đà Phật”!

III/3. Dùng tài liệu CIA giải mật để giải tội một lượt cho bọn Giặc Thầy Chùa và đàn anh Cựu Đại tá Lê Văn Thân. Hai mục đích nầy quá lộ liễu và đi đôi với nhau: Hễ bọn Giặc Thầy Chùa không là Cộng Sản thì dàn anh Lê Văn Thân đã thả người dân lương thiện chứ không phải là cán bộ VC! Hắn mượn lời tâm sự của Lê Văn Thân vào năm 1974 khi là Chỉ Huy Phó/TVBQGVN để chứng minh lý lịch trong sáng của thích Trí Quang. “….TT Thích Trí Quang không phải là CS, mà lại yêu nước theo cách riêng của vị tu hành nầy”. Xin lỗi, một kẻ đã thả cán bộ VC còn ca ngợi tên cán bộ CS mặc áo CS tên Phạm Văn Bồng aka thích Trí Quang là…yêu nước như Lê Văn Thân thì đáng bị phỉ nhổ vào mặt: “Đ.M. Chống Cộng cái con c_t gì mà kỳ vậy?”. Không biết khi chết, Lê Văn Thân có “bị” phủ Cờ Vàng không?

Trở lại tài liệu giải mật của CIA mà hắn xem như…“thánh kinh”, ca ngợi nồng nhiệt: “Chỉ cần đọc tài liệu mật vừa được giải mật của CIA, là độc giả thấy ngay cái láo khoát về việc vu khống PG - nói chung- và khối Ấn Quang-nói riêng- là CS, khi đọc cuốn sách BĐMT.”

Tài liệu tình báo của CIA là để phục vụ quyền lợi tối thượng của nước Mỹ nên hư thực, chính xác hay dỏm cũng đều thông qua bàn tay, khối óc và ý muốn của …người Mỹ! Nếu CIA là “thần thánh tình báo” thì dưới thời TT Kennedy, Mỹ đã không thất bại ê chề trong vụ đổ bộ lên Vịnh Con Heo (Bay of Pigs Invasion) của Cuba vào tháng 4-1961 nhằm lật đổ Fidel Castro và nhiều vụ khác nữa trên thế giới. Nếu tài liệu tình báo CIA chính xác tại sao năm 2003, khi chiếm Iraq, hạ bệ xong Saddam Hussein chính quyền TT George W. Bush không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt (Weapon of Mass Destruction)? Cả thế giới thấy rõ CIA dựng ra tài liệu WMD giả tại Iraq để Mỹ lấy cớ tấn công nước nầy, bất chấp dư luận thế giới và tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc!

Hồi năm 1963 ngày 22-8, diễn ra cuộc bố ráp quy mô các chùa chiền thuộc Giáo Hội Ấn Quang tại Thủ đô Saigon, chính quyền VNCH thu được nhiều truyền đơn tài liệu chống chính phủ, in trên loại giấy đặc biệt made in USA chỉ có ở cơ quan USAID, không hề bán ngoài thị trường!

Sẽ không uổng phí tới 58 ngàn nhân mạng lính Mỹ cùng với hàng trăm tỷ đô la cho chiến tranh Việt Nam nếu CIA là “thần thánh tình báo” và VNCH đã có cơ may là một Nam Hàn thứ hai tại Á Châu!

Tóm lại, với bàn tay phù phép, CIA làm đủ mọi thứ hư thật, chân giả chỉ nhằm phục vụ quyền lợi của Mỹ nhưng thành công hay thất bại không hoàn toàn do CIA quyết định (Mưu sự tại nhân, thành sự ư thiên)! Chính TT Nguyễn Văn Thiệu đã chua chát vỡ lẽ: “Làm kẻ thù của Mỹ thì dễ, làm bạn với Mỹ thì rất khó.”

Do đó sự thật xảy ra tại miền Trung với các nhân chứng, các tội đồ cùng các nạn nhân, các vật chứng mới là các tài liệu chính xác, khó mà ngụy tạo dù CIA muốn ngụy tạo bằng các kỹ thuật tình báo và khoa học! Như tôi đã nói: “Ai tin Trí Quang không là Cộng Sản cầm bằng như Kim Trọng tin Thuý Kiều còn trinh …một chút (độ 10 %?) , chứ chưa mất hết, để dành cho Kim Trọng! (Chữ trinh còn một chút nầy!Nguyễn Du)

IV. Các chuyện phụ trong bài “Điểm sách Biến Động Miền Trung”.

IV/1- Trần Văn Thưởng đặt câu hỏi hết sức vô duyên và ngu xuẩn trái ngược kiến thức của một cựu sĩ quan VNCH khoá 17 VBQG Đà Lạt: “- Tại sao LT phải chờ cho Tướng Thân chết, rồi viết sách?” Giữa hắn, LT và tướng Thân ai biết ai chết trước ai, trong khi thế hệ LT, LVT và TVT nay đã già, có nhiều người đã tữ giã cõi đời đột ngột. Ra sách tương tự làm chiếc bánh khi đủ vật liệu thì làm và muốn làm lúc nào thì tùy ý người ta hà cớ phải thắc mắc tại sao LT ra sách lúc nầy, tại sao chờ ông A bà B chết rồi mới ra sách v.v…? Thế những kẻ chống đối LT muốn …chờ LT tàn phế hay chết vì bệnh tật, già yếu thì khỏi ra sách luôn để không còn ai là nhân chứng số 1, nêu lên tội ác bọn GTC đã cấu kết VC gây bao thảm họa giáng xuống đồng bào miền Trung? Tôi hỏi ngược lại, thế tại sao hắn không chờ LT…chết rồi mới lên tiếng bài bác quyển BĐMT?

IV/2 - Trần Văn Thưởng theo ba con đường đã mòn nhẵn, cỏ mọc không nổi: “vừa đánh phá PG vừa bôi nhọ QLVNCH, vừa thi hành NQ36CSVN” cùng dẫn đến một mục tiêu LT thì e rằng cái đầu của hắn đã nhiễm nặng virus “đội nón cối, mang dép râu” phát tán từ nhiều tên thủ kho nón cối dép râu trong cộng đồng NVHN rồi đấy! hắn hãy dùng con đường nào mới hơn, chứng minh cụ thể và hùng hồn trước dư luận để tự dư luận đánh giá LT có phải là “ vừa đánh phá PG vừa bôi nhọ QLVNCH, vừa thi hành NQ36CSVN” chứ đừng chơi trò “định hướng dư luận” theo kiểu “Tăng Sâm giết người”. Cộng đồng NVHN trong đó có Phật tử và đồng môn Võ Bị Đà Lạt của hắn không dễ tin những điều mà hắn muốn áp đặt trong hoàn cảnh tự do ngôn luận hiện nay. Công lao của hắn sẽ là công cốc vì hành động lấy giấy báo gói than hồng của hắn!

IV/3. Hắn đả kích LT là nhẫn tâm không cứu tên CS mặc áo CS thích Chơn Thể “tự thiêu” làm như hắn nhân đạo lắm nhưng hắn lại bênh vực tội ác giết người của GTC Giáo Hội Ấn Quang trong vụ gọi là “tự thiêu” của thích Quảng Đức! Vụ “tự thiêu” của tên CS mặc áo CS thích Chơn Thể chỉ là vụ giết người loại tép riu so với vụ “tự thiêu” của Quảng Đức năm 1963 tại một ngã tư đường của thủ đô Saigon. Bọn GTC Giáo Hội Ấn Quang gồm cả trăm tên nam nữ đã như gỗ đá, thản nhiên bảo vệ vụ giết người man rợ, dùng cảnh thiêu sống (thực ra xác vừa chết) Quảng Đức làm vũ khí tuyên truyền khắp thế giới để chống Đệ I VNCH, bảo vệ…Đạo Pháp! Trong lúc giết người mà miệng niệm rân “Nam Mô A Di Đà Phật”, Phật nào chứng cho hành động gian ác nầy mà chúng dám rêu rao bảo vệ …Đạo Pháp!?

V. Kết Luận. Trần Văn Thưởng (hay Le Van Thang <levanthang10@...>), tốt nghiệp sĩ quan VBĐL khoá 17 đã nhục mạ VNCH khi hắn khẳng định: Chỉ cần đọc tài liệu mật vừa được giải mật của CIA, là độc giả thấy ngay cái láo khoát về việc vu khống PG - nói chung- và khối Ấn Quang-nói riêng- là CS, khi đọc cuốn sách BĐMT.

Hắn đã phủ nhận sự hiện diện của các cơ quan an ninh tình báo VNCH, phỉ báng Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, Nha An Ninh Quân Đội VNCH, được lập ra để làm …kiểng coi chơi!? VNCH chống Cộng chỉ dựa độc nhất vào tin tức tình báo của CIA (đúc kết thành tài liệu của CIA) nên cái gì CIA phán là đúng: VNCH đã bắt lầm thích Trí Quang, các tên CS mặc áo CS cùng nhiều cán bộ VC khác nên Tổng Trưởng Nội Vụ Hà Thúc Ký và xếp VBĐL Lê Văn Thân đã phải thả ra!

V/1- Hắn chạy tội cho Tuớng Lê Văn Thân, Phó CHT Trường VBQG Đà Lạt, khai thác câu chửi, thật ra chỉ là câu nhận xét bình dị trong BĐMT: “Chống Cộng kiểu củ … khoai” về ông nầy hồi còn là Đại tá Tỉnh Trưởng Thừa Thiên để làm vũ khí tấn công và vu cáo LT đã “bôi nhọ QL/VNCH”! Nếu đúng là Phật tử chân chính, vừa là một quân nhân tác chiến đối mặt với VC, hắn cũng phải buồn giận mà gào thét, thậm chí xổ nho chùm vào mặt những kẻ bất xứng, bất tài, vô đạo trong vai trò lãnh đạo VNCH và trong vai trò lèo lái con thuyền Giáo Hội PGVNTN đã gây ra bao thảm cảnh cho Dân tộc và Đạo Pháp: “Đ.M. Chống Cộng cái con c_t gì mà kỳ vậy?” “Đ.M. Tu hành cái con c_t gì mà kỳ vậy?”.

Lúc đó, hắn sẽ thấy câu“Chống Cộng kiểu củ khoai” chẳng thấm vào đâu so với tội thả cán bộ VC của Lê Văn Thân, xếp Võ Bị Đà Lạt của hắn! Nếu quân kỷ nghiêm minh và nhất là không có bọn Giặc Thầy Chùa sau lưng thì Đại tá Lê Văn Thân có thể đã ra Tòa Án Quân Sự như Tướng Lê Văn Tư bị giáng cấp Binh Nhì vì tội danh…bán xe tăng M 113 cho VC!

V/2. Hắn cấu kết với Cựu Đại tá Trương Như Phùng Khóa 8 VBĐL, là đàn anh của hắn ở Houston, TX. Hắn trịnh trọng nhờ Trương Như Phùng phổ biến rộng rãi bài viết “Điểm Sách BĐMT” dưới tên tác giả khác là Le Van Thang (xem nguyên văn email đính kèm). Trương Như Phùng giữ chức “Chủ tịch Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia Houston, TX” mà có xe đò chạy từ Saigon ra miền Trung, sát cánh với LS Việt Tân Hoàng Duy Hùng…(xem bài của Đặng Phúc: “Trương Như Phùng lấy tư cách gì để Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia ? Cộng Đồng Houston xin đừng quên Trương Như Phùng đã làm gì?” trên điện báo Hồn Việt.UK)

Như vậy đã rõ, “ngưu mã tầm nhau” nên xuất hiện một mắc xích nối một số Võ Bị Đà Lạt thờ ma Việt Cộng hay làm lợi Việt Công, từ Trần Văn Thưởng đến Trương Như Phùng! Giới VBĐL chân chính Quốc Gia nghĩ sao về mắc xích VBĐL phản bội Quốc Gia nầy?

V/3. Hắn noi gương ông thầy tối cao Nguyễn Văn Thiệu cựu CHT Trường VBQG Đà Lạt và Tổng Thống VNCH, nổi tiếng nói láo để tự tâng bốc: Tôi mà tham nhũng thì cái chính phủ này sẽ sụp đổ chỉ trong 3 ngày!”, còn trắng trợn tuyên bố: Mỹ còn viện trợ, thì chúng ta còn chống CộngNếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập”! (Trích từ Wikipedia) Đúng vậy, Nguyễn Văn Thiệu buộc phải move out ngôi nhà đồ sộ đường Thống Nhất sau 8 năm cầm quyền dưới cây gậy và củ ca rốt của Mỹ!

Trong cương vị nguyên thủ quốc gia là Tổng Thống VNCH, Nguyễn Văn Thiệu lại cho rằng VNCH chống Cộng Sản mạnh yếu tùy theo mức độ viện trợ của Mỹ, đã là tấm gương cho hắn, - Trần Văn Thưởng, K.17 VBĐL. Nguyễn Văn Thiệu rõ ràng đã nhục mạ Quân Dân Cán Chính VNCH, chống Cộng theo lòng tốt của Mỹ, hoàn toàn lệ thuộc viện trợ Mỹ kể cả “viện trợ tin tức tình báo” (!) theo lời ca ngợi của Trần Văn Thưởng: “Chỉ cần đọc tài liệu mật vừa được giải mật của CIA …”: Mỹ là ông Chủ chứ không là Đồng Minh của VNCH! Như vậy cả thầy trò của hắn đáng được nhận câu nguyền rủa: “Đ.M. Chống Cộng mà tự nhục mạ mình. Đ.M. Chống Cộng cái con c_t gì mà kỳ vậy?

Tuấn Phan

- Một thiện nam trong tôn giáo nhà Phật đồng thời là cựu quân nhân VNCH.

- Một trong hàng triệu nạn nhân của Việt Cộng với sự đồng lõa của Tập Đoàn Giặc Thầy Chùa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tiếp thân Giáo Hội Ấn Quang.


From: Phung Truong
Subject: [PhoNang] Fw: Re: Kinh Trinh
To: PhoNang@yahoogroups .com
Date: Monday, November 23, 2009, 1:29 PM

Kinh chuyen Xin vui long pho bien de rong duong du luan theo loi de nghi cua SVSQ Truong VBQGVN Le van Thang thuoc Hoi Cuu Sinh Vien SQ Truong VBQGVN Houston - Xin cam on
Kinh
Truong nhu Phung
Cuu SVSQ Truong VBQGVN



From: vanthang le
Subject: Re: Kinh Trinh
To: truongphung1934@ yahoo.com
Date: Monday, November 23, 2009, 3:11 PM

Kinh goi NT. Neu duoc, kinh nho NT cho len TTCSQDVNCH hay bat cu mot net nao.
Kinh,
TVT K.17

____________ ___

ĐIểm Sách Biến Động Miền Trung [1]

Mục đích của điểm sách là trả lời những câu hỏi :Tại sao cuốn sách BĐMT lại xuất hiện vào thời điểm nầy? Chủ đích chính của cuốn sách BĐMT? Vì tiền? vì chính trị? đánh phá Phật giáo và QLVNCH? Lý do của việc đánh phá?. Phải chăng Phật giáo là một mối quan tâm hàng đầu và lo sợ cho chế độ CSVN?Tại sao có hiện tượng đánh phá Thượng Tọa Thích Trí Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ? Ai là kẻ đánh phá? CSVN? TCG quá khích? Chống cộng nông cạn? Việt gian ăn tiền của CSVN?

Ông LT qua Mỹ trên ba thập niên nay, không tai tiếng cho đến thời điểm nầy, thì bất ngờ ông tung ra cuốn sách BĐMT. Hậu quả là gây ra sự bất đồng trong CĐVNHN hiện nay, làm hại cho việc đoàn kết VNHN, vô tình hay cố ý làm lợi cho việc CSVN thi hành NQ36CSVN. Buồn cừoi là cuốn sách chỉ là một sản phẩm tiểu thuyết hóa, căn cứ vào các dữ kiện của lịch sử, trong đó LT là chứng nhân. Tiếc thay chứng nhân nầy lại không phải là kẻ đáng tin-theo nhận xét của tôi- nếu độc giả đọc và suy nghĩ một cách khách quan. Chỉ có khách quan, óc sáng suốt và lý luận vững chắc, là độc giả sẽ thấy khó mà tin cuốn sách nầy. Chỉ cần đọc tài liệu mật vùa được giải mật của CIA, là độc giả thấy ngay cái láo khoát về việc vu khống PG-nói chung- và khối Ấn Quang-nói riêng- là CS, khi đọc cuốn sách BĐMT. Cám ơn ông Trần Bình Nam đã bỏ thì giờ để dịch ra Việt ngữ .
www.tranbinhnam. com

Tôi xác nhận tôi là Phật tử đôc lập, chưa bao giờ tiếp xúc với các vị tu hành Phật giáo hay TCG, bởi vì tôi là lính trận, nên tôi phải chuyên nằm rừng quanh năm. Hơn nũa tôi chưa bao giờ lạy Phật hay bất cứ vị sư sãi nào. Tôi theo đạo Phật vì Ông Bà Tổ Tiên tôi là đạo Phật. Buồn cừoi là tôi không bao giờ kiên nhẫn để đọc kinh điển của đạo Phật. Tôi đã phục vụ, trung thành với nhiều cấp chỉ huy theo đạo TCG; Tướng Hiếu là người đã cứu mạng tôi và giải thoát tôi cái nghiệp chướng thân bại danh liệt;Tướng Thơ cũng là ân nhân của tôi. Nói thẳng là tôi đau lòng khi thấy sụ chia rẽ tôn giáo, khuynh hướng chống cộng quá dị biệt, hay hiện tượng chụp mũ lẫn nhau trong CĐVNHN, nên bất đắc dĩ phải nhập cuộc cho đến khi cái tiểu xảo của cuốn sách phải được bạch hóa, rồi tôi sẽ câm miệng để an hưởng tuổi già.

Là ngừoi lính VNCH, tôi thật đau đớn khi nghe những lời nhục mạ QLVNCH-nói chung-và Đại tá Tinh trưởng Thừa Thiên Lê Văn Thân-nói riêng- khi đọc nguyên văn cảm nghĩ của LT về Đại Tá Lê Văn Thân, Tỉnh trưởng Thừa Thiên: Chống cộng củ. . . khoai. . Lý do là Đại tá Thân không đồng ý về việc LT không can thiệp vào việc tự thiêu của Đại Đức Thích Chơn Thể, và LT bị Đ/T Thân bực mình vì hành động đó, cũng như việc LT để yên cho xác chết nằm giữa công cộng. Ông LT viện lý rằng Đại Đức Thích Chơn Thể là CS nằm vùng.Độc giả có thể nghĩ, LT thật là một ngừoi quốc gia yêu nước, chống cộng nhiệt thành. Tuy nhiên đọc đi đọc lại đôi ba lần tôi bỗng nhớ đến lời Tướng Lê Văn Thân năm 1974 khi ông là Chỉ Huy Phó/TVBQGVN. Bây giờ tôi lại càng khâm phục ông hơn nữa. Tướng Thân là một ngừoi bắc theo đạo TCG, rất trầm lặng và có kiến thức chiến lược rất sâu rộng. Nghe chuyện kể của ông về kinh nghiệm xứ Huế lúc ông làm tỉnh trưởng Thừa Thiên, tôi bán tin bán nghi về những ý kiến của ông; chẳng hạn như TT Thích Trí Quang không phải là CS, mà lại yêu nước theo cách riêng của vị tu hành nầy; chẳng hạn như ông cho rằng tình báo mình yếu, nên bị một số ít rất ít CS xâm nhập vào tổ chức sinh viên đại học, để xách động sinh viên tham gia biểu tình, phá rối trật tự; chẳng hạn báo cáo láo để lập công hay chủ trương thà bắt lầm không bỏ sót của một số nhỏ viên chức;chẳng hạn như chiến thuật "Xử Dụng Bạo Lưc Ngu Đần" sẽ dẫn đến thất bại; chẳng hạn như chính trị và điều đình phải khởi đầu trước khi xử dụng bạo lực;chẳng hạn như bí quyết của một tỉnh trưởng TCG để được lòng dân Huế và làm tỉnh trưởng lâu nhất. Tuyệt nhiên tôi sẽ không đá động chuyệ kể của ông về LT, ngoại trừ tôi tiết lộ, ông nói với tôi" LT không phải là CS". Những chuyện khác tôi sẽ không tiết lộ vì Tướng Thân đã chết rồi, thì có ai tin khi tôi kể, lại còn gây thêm nghi vấn tôi là kẻ vô liệm sĩ vì bỏ chữ vào miệng ngừoi chết. Tôi sẽ điểm sách khách quan để kiểm chứng những gì tôi đã nghe từ Tướng Thân. Tôi khẳng định lại rằng Tướng Thân không bao giờ nói LT là CS trong nhiều lần tiếp xúc với ông.Tôi không đồng ý khi ông nói về TT Trí Quang, nên tôi hỏi ông lại, thì được trả lời vắn tắc là ông đã mạn đàm với Trí Quang nhiều lần, cũng như căn cứ vào tin tức từ Mỹ. Qua Mỹ tôi mới biết Tướng Thân là một đảng viên Cần Lao Nhân Vị, một kẻ chông cộng suốt đời, một tướng lãnh trong sạch tài ba. Thế mà ông LT cho là Chống cộng củ. . . khoai. . ., . Tại sao LT phải chờ cho Tướng Thân chết, rồi viết sách? Đây không phải là cái mã thượng và tư cách quân tử của ngừoi lính VNCH hay cảnh sát chân chính. Bây giờ thì ông viết chi thì viết, có ai làm chứng đâu! Nghĩ cạn thì thấy LT chỉ muốn chứng minh rằng ông là một người chống cộng chân chính; nghĩ sâu mới thấy cái thâm độc vô tình hay cố ý trong phần 9 của cuốn sách; ném một hòn đá mà chết cả ba con chim! vừa đánh phá PG vừa bôi nhọ QLVNCH, vừa thi hành NQ36CSVN. Theo tin đồn, Đây là cuốn sách viết theo đơn đặc hàng? của ai" cần lao nhân vị hay CSVN? Giả thuyết cần lao nhân vị khó đứng vững bởi vì họ là những kẻ chống cộng,thì làm sao mà bôi nhọ QLVNCH. Giả thuyết CS thì thoạt nghe trông thật vô lý bởi vì LT đã cho việc xáo trộn xứ Huế là do CSVN, liên kết với PG; giả thuyết LT chỉ viết để bán sách kiếm tiền, mà không thấy cái hậu quả không lợi cho công cuộc chống cộng hiện nay.Tôi mong độ xác suất của giả thuyết cuối thật cao, để tôi khỏi buồn vì LT là ngừoi đồng môn tại trường Quốc Học và là chiến hữu trong quá khứ, tuy nhiên độ xác suất (probability) thì bị giảm đi bởi vì LT đã phổ biến sách ông trên hệ thống điện tử.

LT làm tôi cảm thấy hổ thẹn về ông khi ông diễn tả hiện tượng tự thiêu của Đại Đức Thích Chơn Thể . Hổ thẹn vì cái nhẫn tâm, hằn học, và thiếu chiều sâu nghề nghiệp tình báo của ông, khi LT thấy rõ Thích Chơn Thể chỉ là một nạn nhân trong vụ tự thiêu nầy, mà không chịu can thiệp, nhất là không ngăn cản mấy tay châm ngòi lửa hay đem xác của Đại Đức Thích Chơn Thể vào bệnh viện. Ông viện lý, ông cho rằng sư nầy là CS nằm vùng và ông sẽ bị mắc mưu CS nếu ông can thiệp. Xin LT viết rõ hơn về vần đề mắc mưu cho rõ hơn. Công cán miền nam là kẻ chính nghĩa, độ lượng, và mưu trí. Họ chống cộng không vì hận thù. Hãy nhìn chương trình "Chiêu Hồi " hay cách đối xử nhân đạo vói tù binh của QĐVNCH và CSQGVNCH, với hồi chánh viên, hàng binh trên các báo chí hay sách vở .Đông lực của phần diễn tả nầy là chi? chứng minh cho LT là kẻ tuyệt đối chống cộng cuồng nhiệt, và nông cạn chăng? bôi nhọ cái nhân tâm của ngừoi lính VNCH và CSQGVN chăng? Dù muốn dù không LT là một ngừoi lính và một cảnh sát của VNCH! Độ xác suát của giả thuyết bôi nhọ QLVNCH được tăng thêm bởi LT cho rằng Tướng Thân Chống cộng củ. . . khoai. Tướng Thân là một sĩ quan nhà nghề, xuất thân từ TVBQGVN mà lại như thế, thì QLVNCH còn bao nhiêu nguòi chống cộng thật nữa? Tôi yêu cầu LT không được mạ lỵ QĐVNCH bằng cách nhân danh QLVNCH trong các vụ bán sách, căn cứ tin tôi đọc trên internet.Bây giờ tôi nói về cái thiếu nhà nghề của một ngừoi làm tình báo giỏi. Ông khẳng định rằng Thích Chơn Thể là CS nằm vùng, và bị đánh mê, nên bất tỉnh nhân sự trước khi kẻ khác châm ngòi lửa, nên ông chẳng thèm can thiệp vì sợ mắc mưu CS. Đáng ra LT đã có cơ hội bằng vàng, bằng cách can thiệp để bắt giữ các đối tượng cũng như chụp ảnh để làm bằng chứng, nếu LT là một ngừoi làm tình báo giỏi. Tôi nghĩ đó là lý do Tướng Thân bực mình vì hành động thiếu suy nghĩ sâu xa của LT. Tại sao ông không chụp ảnh cái cảnh bất tỉnh của Thích Chơn Thể, rồi can thiệp cứu ông sư, bằng cách chở vào bệnh để cứu sống, lấy giấy chứng nhận của bác sĩ, rồi khai thác hệ thống tình báo CS. Căn cứ vào lối kể chuyện của LT, như chi tiết giờ ngày quá rõ ràng, LT phải lưu giữ các tài liệu khi qua Mỹ. Tuy nhiên sách không có một hình ảnh hay tư liệu nào cả.. Đợi hơn ba thập niên để chờ cho các đối tượng của mình chết, rồi kể chuyện chi tiết ngày tháng như mới ngày hôm qua, mà không có tư liệu, thì cũng lạ! Chờ cho đối tượng chết đi, rôi ngồi bôi nhọ vị tướng thanh liêm và tài ba của QLVNCH là một hành vi thiếu chân chính. Tôi xin để quyền đánh giá phần 9 [ trang 167 -193] cho độc giả về phương diện xâm phạm danh dự QLVNCH và CSQGVNCH. Trong bài điểm sách sau, tôi sẽ trình bày về NQ36CSVN và bôi nhọ Phật giáo trong phần số 9.
Kính xin hai phe cố gắng tìm các tài liệu như sau:
(1) Tài liệu Anh hay Việt về tên CS Hoàng Kim Loan. Tôi đã nhận tin từ bạn Mỹ rằng họ chẳng thấy rõ tài liệu giải mật liên quan đến y.Theo lời kể chuyện của LT, điệp viên CS phải là một nhân vật nổi tiếng mà chẳng thấy tên tuổi trong các tài liệu chính thức, thì cũng lạ.
(2) Theo nguồn tin của tôi từ trong nước, thì không có chuyện HKL bị đầu độc như tin của LT. Lại là chuyện lạ. Là ngừoi làm tình báo chuyên nghiệp, theo lời ông kể, thì ông không ngạc nhiên nghĩ rằng có thể CS hy sinh con cá nhỏ, để đạt một mục tiêu chiến lược nào đó, hay chính HKL đã sử dụng thế đó trong khi thất thế.
(3) Kính xin LT cho độc giả biết chi tiết về số phận của ông ĐÒAN CÔNG LẬP sau khi ông hãnh diện khám phá y là CS. Xin cho biết rõ bản án, như bao nhiêu năm tù, bị giam ở quân lao nào hay y vẫn sống khơi khơi ở Đà Nẳng cho đến năm 1975? Kính xin LT cho biết tình trạng của y sau năm 1975. Y ở HN hay trong nước.Nếu y ở HN thì y ở nước nào?
(4) Kính xin ông LT cho độc giả biết huy chương hay thăng thưởng của ông sau khi khám phá ổ gián điệp HKL. Căn cứ vào những chi tiết ngày tháng, diễn biến sự việc trong cuốn sách LT phải còn giữ những tư liệu cá nhân, hồ sỏ quân bạ khi ông qua Mỹ. Nếu ông không có tư liệu, thì làm sao LT lại nhớ rõ chi tiết như vậy sau hơn ba thế kỹ?!
Thật tình tôi không muốn điểm sách nầy, nên tôi khẳng định rằng nếu CĐVNHN không còn đánh phá nhau vì cuốn sách BĐMT và LT cứ bán sách, nhưng không tổ chức ồn ào việc bán sách đẻ gây sự chia rẽ trong CĐVNHN, thì tôi sẽ ngừng việc điểm sách bất đắc dĩ nầy, để câm mồm từ nay, để an hưởng tuổi già. Nếu nguyện vọng của tôi không được đáp ứng, tôi sẽ tiếp tục điểm sách cho đến khi sư thật của lịch sử được sáng tỏ.

Trân trọng,
Trần Văn Thưởng ( 23/11/2009)




và một đảng viên Cần Lao Nhân Vị. Ông có cái nhìn chiến lược rất sâu rộng, khó mà hiểu nổi cái sâu sắc chiều sâu của tư tưởng ông. Chính tôi đã thiếu cảm tình với ông lần đầu khi ông chỉ dạy cho tôi, một sĩ quan đàng em.

Tuesday, November 24, 2009

Trần Minh Công -Đọc “Biến Động Miền Trung” Của Tác Giả Liên Thành

Đọc “Biến Động Miền Trung” Của Tác Giả Liên Thành




Tác Giả : Trần Minh Công


“Biến Động Miền Trung” là một cuốn sách...

hay nói đúng hơn là một tập tài liệu dày trên 430 trang, được tác giả Liên Thành cho ra mắt lần đầu tiên vào ngày 31 tháng 5/2008 tại thành phố Westminster, Nam California. Cuốn sách được đồng hương Nam Cali nồng nhiệt đón nhận, trong một hội trường thành phố đông nghẹt người. Liên tiếp sau đó cuốn sách được ra mắt tại các thành phố San Jose, Dallas, Houston và Phoenix, Arizona. Riêng tại Houston số đồng hương tham dự lên tới gần 700 người. Điều này phần nào đã nói lên giá trị của cuốn sách. Điều gì đã làm cho đồng hương chú ý tới cuốn sách? Có lẽ câu trả lời đơn giản nhất là vì đây là lần đầu tiên những bí mật trong vụ “Biến Động Miền Trung” được chính người trong cuộc kể ra, có liên hệ tới một số tu sĩ tên tuổi được VC móc nối trong một mạng lưới tình báo quy mô do Cục Tình Báo Trung Ương tại Hà Nội điều khiển mà những âm mưu xách động và gây rối tại Miền Trung vào những năm 1964-65-66-67 mới chỉ là giai đoạn khởi đầu.

http://saigonecho.com/main/images/stories/biendongmientrung.jpg http://saigonecho.com/main/images/stories/biendongmientrung1.jpg

Tác giả Liên Thành là ai?

Ông là một Trung Úy quân đội được biệt phái sang phục vụ trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia tại tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế. Cấp bậc và chức vụ sau cùng của ông là Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng CSQG Thừa Thiên-Huế. Ông từng là Trưởng phòng Cảnh Sát Đặc Biệt rồi Phó Ty và sau cùng là Trưởng Ty. Vì nhiều năm làm việc tại cùng một nhiệm sở nên ông có cơ hội liên tục theo dõi và nắm giữ hồ sơ hoạt động của mạng lưới tình báo VC trong vùng. Kỳ công của ông và các đồng nghiệp tại Ty CSQG Thừa Thiên-Huế không chỉ là thành công trong việc giữ vững được Huế trong vụ biến động 1966 mà là đã dày công theo dõi và cuối cùng phá vỡ được một mạng lưới điệp báo quan trọng của Hà Nội tại Miền Trung.

Tác giả Liên Thành cho thấy ngay sau cuộc chính biến 1/11/1963 tên Trung Tá điệp báo VC Hoàng Kim Loan đã cài người vào các đoàn thể “tranh đấu”, xâm nhập và lũng đoạn các tôn giáo, đặc biệt là các tổ chức Phật Giáo Miền Trung. Hoàng Kim Loan đã xử dụng những cơ sở này để phá nát nhiều tổ chức tình báo của VNCH ngay sau cuộc chính biến 1963. Nhừng tu sĩ nào bị VC móc nối. Những khuôn mặt trí thức nào đã chạy theo VC. Những ai đã theo VC ra bưng để rồi trở lại Huế tàn sát hàng ngàn người năm Mậu Thân 1968 đều được tác giả kê rõ danh tánh. Tác giả kể lại tình hình sôi động tại Huế năm 1966 ra sao. CSQG dẹp
bạo loạn bị vu cáo như thế nào. Ai là người dứng đàng sau tất cả những vụ này. Ai chỉ đạo, ai bị lợi dụng? Ai đã ra lệnh mang bàn thờ Phật xuống đường, ai đã chủ mưu trong vụ đốt phá Phòng Thông Tin Hoa Kỳ tại Huế.

Trong phần thứ hai của cuốn sách tác giả ghi lại khá chi tiết những hoạt động của tình báo cộng sản và vụ tàn sát trên 5,000 đồng bào tại Huế. Ông cũng cho biết ngoài hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan-Hoàng Phủ Ngọc Tường, những khuôn mặt trí thức nào đã lộ diện theo VC. Chương này là một tài liệu lịch sử mà tất cả chúng ta và nhất là mọi người dân Huế cần đọc để biết.

Nhân đây tôi cũng muốn phản bác lời tuyên bố của ông Bùi Tín, một cựu Đại Tá CS hiện đang sống lưu vong tại Pháp. Ngày 24 tháng 1/2008 khi được đài BBC phỏng vấn về vấn đề CS thảm sát dân chúng trong vụ Tết Mậu Thân tại Huế. Ông Bùi Tín lúc đó (1968) là Phó Tổng Biên Tập báo Quân Đội Nhân Dân tại Hà Nội cho biết ông không ngờ cuộc thảm sát quy mô lớn như vậy. Ông viện lý do rằng: “Do vướng chân, mệt, rồi bị pháo bắn ở ngoài biển vào dữ dội nên phần lớn do tự động các cấp chỉ huy Trung đội tới Trung đoàn đồng loã với nhau để thủ tiêu không cho cấp trên biết. Theo ông thì không có mệnh lệnh cấp trên là tiêu diệt và
giết tù binh” (theo bài viết của tác giả Trần Thanh về cuộc thảm sát Mậu Thân).

Liên Thành trong cuốn sách của ông có thuật rõ VC đã thảm sát người ta như thế nào, bắn hay đập bể sọ. Giết xong họ còn có thì giờ vùi thây trong các nấm mộ tập thể chứ không phải vì bị truy kích mà họ phải vội vàng giết và phần lớn số người bị giết là thường dân vô tội chứ không phải là “tù binh” như ông Búi Tín nói. Lời khai của tên Trung tá điệp báo Hoàng Kim Loan khi bị Ty CSQG Thừa Thiên-Huế bắt giữ cho biết việc thảm sát dân chúng Huế năm Mậu Thân là do chỉ thị của Khu Ủy VC chứ không phải do “chỉ huy cấp nhỏ tự tiện quyết định mà không cho cấp trên biết” như ông Bùi Tín nói. Không biết ông cựu Đại Tá Bùi Tín đang
biện minh và chạy tội cho ai đây?

Có lẽ phần gây cấn và hấp dẫn nhất của cuốn sách là phần đặt kế hoạch theo dõi, vây bắt và quan trọng hơn cả là lời cung khai của tên Trung Tá điệp báo Hoàng Kim Loan. Cung từ của y đã tiết lộ cho thấy y đã móc nối được những ai và xử dụng những người được móc nối như thế nào. Người đọc không khỏi ngỡ ngàng về những tiết lộ động trời của viên sĩ quan điệp báo này.

Theo Thiếu Tá Liên Thành ghi lại thì ngay vào giữa năm 1965 Huế đã trở nên sôi động khác thường, với những cuộc biểu tình dữ dội, chiếm đài phát thanh quốc gia, đốt phá phòng Thông Tin Hoa Kỳ, tổ chức xách động đình công bãi khoá liên miên. Nhìn chung thì có vẻ như đây là những phong trào quần chúng tự phát nhưng thực sự lại là những hành động được sắp đặt và chỉ đạo rõ ràng. Ai chỉ đạo? Ai sắp đạt? Ai là kẻ chủ động gây rối? Ai là người bị lợi dung? Nếu đọc hết tác phẩm “Biến Động Miền Trung” của tác giả Liên Thành người ta sẽ dễ dàng thấy câu trả lời cho những thắc mắc trên.

Thiếu Tá Liên Thành cũng cho biết ông và các cộng sự viên xuất sắc của ông, mà hầu hết là các sĩ quan trẻ tốt nghiệp Học Viện CSQG, đã dày công theo dõi một mạng lưới tình báo do Hà Nội trực tiếp chỉ huy qua viên Trung Tá điệp báo Hoàng Kim Loan. Khi tên điệp báo này bị bắt vào năm 1972 y đã khai ra các cơ sở nội tuyến được y móc nối mà chúng ta ít ai ngờ tới: 2 Trưởng Ty cảnh Sát, một Thiếu Tướng, một Trung Tướng, hai Thiếu Tá quân đội và khá nhiều tu sĩ trong phong trào đấu tranh tại Huế. Thì ra phần lớn các tổ chức tôn giáo và quần chúng đấu tranh tại Miền Trung và nhất là tại Huế đã do cán bộ điệp báo cộng sản chỉ
đạo và điều khiển. Chúng đã thành công phần nào trong năm 1966 khi tạo ra những rối loạn tại Huế và Đà Nẵng đưa đến cuộc biến động tại Miền Trung.

Nên nhớ rằng vào những năm sau chính biến 1963, thế lực của phong trào Phật giáo đấu tranh lên rất mạnh. Chính trường miền Nam lúc bấy giờ chịu ảnh hưởng rất nhiều của “các Thầy”. Các tướng lãnh cầm quyền đều phải vị nể các Thầy. Việc bổ nhiệm nhân sự vào các chức vụ quan trọng đôi khi phải có sự thoả thuận ngầm của các nhóm áp lực trong phong trào đấu tranh Phật giáo. Việc này dần dà đưa đến những tranh chấp quyền lực giữa các tôn giáo, nhất là giữa Phật giáo và Công giáo. Những cuộc biểu tình đụng độ giữa hai tôn giáo này tại nhiều nơi là những điều chúng ta vẫn chưa quên.

Cũng vì vậy mà Thiếu Tá Liên Thành khi thi hành nhiệm vụ đã dễ dàng bị phe tranh đấu Miền Trung khép tội chống Phật Giáo mặc dù gia đình ông vốn là một gia đình Phật tử thuần thành. Mẹ ông quy y và trách cứ ông khi ông dẹp bàn thờ xuống đường và chống lại các Thầy biểu tình. Ông là cháu Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết, anh bà con ông là một Thượng Tọa, ông còn là cháu nội Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, vậy mà vẫn bị khép tội chống phá Phật giáo. Ông đứng vững được trong vụ Biến Động Miền Trung,
lại còn theo dõi và khám phá ra một ổ điệp báo quan trọng liên quan đến nhiều thế lực đương thời thì quả là một điều kỳ lạ.

Trước 1975 và ngay cả cho tới ngày tác giả Liên Thành cho ra mắt cuốn sách vào tháng 5 năm nay (2008) có lẽ ít tai trong chúng ta ngờ được là Trung Tá điệp báo VC Hoàng Kim Loan đã móc nối được một cựu Thiếu Tướng, một Trung Tướng, hai Thiếu Tá quân đội quốc gia trong đó có một vị từng nắm giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng CSQG Quảng Trị, một Quận Trưởng cảnh Sát và một nguyên Trưởng Ty CSQG thị Xã Huế, một cựu Trưởng Ty An Ninh tỉnh Thừa Thiên, Chủ tịch và một Nghị viên Hội Đồng Tỉnh, một số giáo sư và sinh viên tại Huế.

Danh sách được móc nối còn gồm nhiều vị cao tăng được tác giả Liên Thành nêu rõ tên tuổi trong cuốn sách của ông. Từ xưa đến nay và nhất là ở VN trước 1975 việc nêu danh tánh các tu sĩ có liên hệ đến VC ít ai dám làm vì sợ đụng chạm và người làm việc đó có thể dễ dàng bị chụp mũ là phá hoại tôn giáo. Việt Cộng biết rõ yếu điểm này của phe quốc gia nên đã tận tình khai thác kế hoạch tôn giáo vận của chúng. Cũng chính vì vậy mà các chính quyền quân nhân sau 1963 đều kiêng nể không dám đụng chạm đến các chức sắc tôn giáo. Do đó mới có những vụ xuống đường bừa bãi phá nát hậu phương mà cảnh sát không dám thẳng tay đàn áp, trong khi chúng ta đang rất cần một hậu phương ổn định để yểm trợ tiền tuyến. Hình ảnh những binh sĩ nhẩy dù, đáng lý phải có mặt tại các chiến trường đang sôi động, nay phải phụ lực cảnh sát ngăn chặn biểu tình trên đường Trần Quốc Toản trước Viện Hoá Đạo ngày nào giờ đây làm chúng ta thấm thía vì thua mưu cộng sản.

Cuốn sách “Biến Động Miền Trung của tác giả Liên Thành như tôi vừa sơ lược là một tập tài liệu mà mọi người nên đọc. Đọc để biết rõ chúng ta đã thắng CS ở điểm nào và người dân Miền Nam thuần hậu dễ tin đôi khi đã bị VC và bọn người nhiều tham vọng chính trị lợi dụng và lừa bịp ra sao.

Trong cuốn sách của ông, tác giả Liên Thành ghi lại những gì xẩy ra tại Huế vào giai đoạn Miền Trung biến động. Nhưng cuộc biến động lớn năm 1966 tại Miền Trung không phải chỉ giới hạn trong phạm vi Thừa Thiên-Huế. Thị xã Đà Nẵng nơi đặt Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I cũng chứng kiến những xáo trộn hãi hùng khi đám dân quân tranh đấu đụng độ với lực lượng quân đội do chính quyền trung ương đưa ra Đà Nẵng dẹp loạn. Là người cùng theo cánh quân trung ương ra dẹp loạn tại Đà Nẵng, tôi
xin được tiếp tay với tác giả Liên Thành làm sáng tỏ thêm về tầm mức và quy mô của vụ Biến Động Miền Trung năm 1966:

Lịch sử còn ghi nhớ cuộc chính biến 1963 lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đưa Miền Nam VN vào một khúc quanh mới đầy xáo trộn và biến loạn. Ngay sau cuộc chính biến, các tướng lãnh cầm quyền liên tiếp đảo chánh nhau. Các cuộc xuống đường biểu tình xẩy ra như cơm bữa tại Saigon và các đô thị lớn.

Nơi phát động và được coi là trung tâm chống đối chính quyền trung ương là Huế và Đà Nẵng tiếp tục sôi động sau 1963. Phong trào tranh đấu Miền Trung vẫn tạo áp lực nặng nề lên các chính quyền Saigon. Sau 1963, ảnh hưởng và tiếng nói của Thưọng Toạ Trí Quang và một số các nhà lãnh đạo đấu tranh khác là điều mà không tướng lãnh cầm quyền nào có thể coi thường. Áp lực chính trị và bất ổn liên tiếp trong hai năm 1963-64 đã buộc các chính phủ quân nhân kế tiếp nhau phải ít nhiều nhượng bộ phe tranh đấu. Quân đội được xử dụng để lo đảo chánh và chống đảo chánh đã phần nào lơ là trong công tác diệt Cộng, tạo cơ hội
thuận tiện cho Việt Cộng dễ dàng bành trướng và gia tăng các hoạt động phá hoại tại nông thôn.

Tổng Nha CSQG thời bấy giờ dưới quyền của các Đại Tá Trần Thanh Bền và Phạm Văn Liễu, phối hợp với tình báo Hoa Kỳ, liên tiếp ghi nhận những âm mưu phá hoại của VC không những chỉ ở nông thôn mà còn ngay tại thủ đô. Những vụ đặc công VC đặt chất nổ tại cư xá Brink góc đường Catinat ngay trung tâm Saigon và tại toà Đai Sứ Hoa Kỳ trên đường Hàm Nghi đã làm cho dư luận hoang mang. Phía Hoa Kỳ bắt đầu quan tâm về khả năng bảo vệ Miền Nam của các chính phủ quân nhân sau 1963.

Năm 1965 Hoa Kỳ quyết định mang quân vào tham chiến tại VN. Quyết định này của Hoa Kỳ đã buộc Hà Nội phải có một đối sách mới. Một mặt họ gia tăng các cuộc tấn công ngày càng công khai mạnh mẽ tại khắp nơi, mặt khác họ gia tăng các hoạt động phá rối gây bất ổn tại các dô tỉnh thị chuẩn bị cho một kế hoạch tổng nổi dậy tiến chiếm Miền Nam. Việc xâm nhập, gây chia rẽ và đố kỵ giữa các tôn giáo, giữa các tổ chức đấu tranh và các nhóm chống đối nhiều tham vọng chính trị đều nằm trong sách lựơc phá hoại này của VC.

Những cuộc xuống đường nhằm gây áp lực chính trị đã dần dà biến thành các cuộc bạo động quy mô. Tại Saigon phe biểu tình chiếm giữ khu đường Trần Quốc Toản quanh Viện Hoá Đạo, khu chùa Ấn Quang. Cảnh sát và quân đội dẹp biểu tình là chuyện thường ngày, không còn làm ai ngạc nhiên. Nhưng ít người nghĩ rằng VC đang có mặt để điều động và giật giây tạo nên những rối ren hỗn loạn, cầm chân những người lính chiến đáng lý ra phải có mặt tại các mặt trận đang cần họ.

Cũng nằm trong kế hoạch gây rối loạn này, tại Miền Trung VC đã xúc tiến một kế hoạch quy mô nhằm biến Miền Trung thành một vùng tự trị, dĩ nhiên dưới sự điều động ngầm của chúng. Như đã trình bầy ở đoạn trên, tác giả Liên Thành có ghi rõ lời khai của Trung tá tình báo VC Hoàng Kim Loan. Theo đó tổ điệp báo của y đã xâm nhập vào các phong trào đấu tranh trong vụ Biến Động Miền Trung, gây náo loạn tại Huế và Đà Nẵng như thế nào.

Tầm vóc của cuộc “Biến Động tại Miền Trung” năm 1966.

Nếu không có mặt tại Huế và Đà Nẵng trong thời điểm này người ta sẽ dễ dàng nghĩ rằng đây chỉ là những cuộc xuống đường thường thấy tại Saigon trong những năm sau 1963. Thực ra, tầm vóc của cuộc Biến Động Miền Trung lớn hơn nhiều. Đây không phải chỉ là những cuộc xuống đường gây náo loạn như tại Saigon. Cũng không phải chỉ là những màn cảnh sát tung lựu đạn cay dẹp biểu tỉnh, mà thực sự là một cuộc chiến nhỏ, một thách thức đối đầu giữa phe tranh đấu Miền Trung và chính quyền trung
ương, có tình báo VC tham gia lũng đoạn, giật giây và chỉ đạo. Tại Đà Nẵng, cuộc biến động này có bắn nhau, có đổ máu, có người chết và buồn thay lại là giữa quân đội của chính quyền trung ương và vài đơn vị quân đội ly khai theo phe tranh đấu.

Nhiều người trong chúng ta hẳn còn nhớ, không bao lâu sau khi Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn I, ông đã ngả theo Thượng Toạ Thích Trí Quang và phe tranh đấu Miền Trung chống lại chính quyền trung ương. Vào cuối năm 1965 một phong trào mới xuất hiện tại Huế và Đà Nẵng, với danh xưng Phong Trào Tranh Thủ đòi “thực thi Dân Chủ và bầu cử Quốc Hội Lập Hiến”. Đây là một phong trào tranh đấu do Thượng Tọa Thích Trí Quang và một số giáo sư, sinh viên đại học Huế chủ xướng nhằm tạo áp lực và làm khó chính quyền trung ương. Đặc biệt nhắm vào hai Tướng Thiệu Kỳ là hai nhân vật lãnh đạo trong Hội Đồng Quân Lực. Lúc này trong cương vị Tư Lệnh Quân Đoàn I, Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi đã công khai đứng hẳn về phe tranh đấu.

Sau nhiều lần thương thảo bất thành, Hội Đồng Quân Lực quyết đinh cất chức Tư Lệnh Quân Đoàn I của Tướng Thi. Phong trào chống đối liền nhân cơ hội này xuống đường, với danh nghĩa bênh vực Tướng Thi, khởi đầu cho một mặt trận mới được mở ra tại Đà Nẵng. Người ta thấy xuất hiện nhiều đoàn thể mới với những danh xưng tưởng như của VC: Nào là Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc, Phong Trào Tranh Thủ Dân Chủ và Hoà Bình, Thanh Niên Sinh Viên quyết tử, Đoàn Thanh Niên Phật Tử quyết tử, Quân
Nhân quyết tử, Công Chức quyết tử, đoàn thể nào cùng thề quyết tử với chính quyền trung ương.

Biểu tình và mít tinh lên án Thiệu-Kỳ được tổ chức khắp nơi. Đình công bãi khoá liên tiếp xẩy ra, làm ngưng trệ mọi sinh hoạt thường nhật của dân chúng. Nhiều toán thanh niên sinh viên quyết tử đi từng nhà hô hào và ép buộc mọi người xuống đường. Họ ngăn chặn họp chợ, kêu gọi học sinh sinh viên bãi khoá, hăm dọa những ai chống đối.

Đại tá Đàm Quang Yêu, Đặc Khu Trưởng đặc khu Quảng-Đà ngả theo phe tranh đấu, Thị Trưởng Đà Nẵng là BS Nguyễn Văn Mẫn cũng tham gia phe tranh đấu, từ đó phát sinh ra đoàn Công Chức tranh đấu. Cảnh sát là cơ quan bảo vệ và duy trì trật tự cũng phải theo phe tranh đấu.

Phải nói rằng, ngoại trừ những người dân bình thường sợ tham gia chính trị tìm cách tránh né, còn những ai có chút máu mặt đều phải đi theo phe tranh đấu. Thậm chí ngay cả một vài đơn vị quân đội cũng ly khai theo phe tranh đấu làm cho tình hình thêm căng thẳng và khó xử cho chính quyền trung ương. Gần phân nửa sư đoàn I do chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận chỉ huy ngả theo phe tranh đấu. Một phần của một Trung đoàn thuộc sư đoàn 2 cũng theo phe tranh đấu. Tiểu đoàn 11-Biệt Động Quân của Đại Úy Nguyễn Thừa Dzu (sau này là Trung Tá) đang đóng quân tại ngoại ô Đà Nẵng cũng ngả theo và trở thành đơn vị nồng cốt bảo vệ phe tranh đấu. Ngoài ra một số quân nhân ở các đơn vị khác quanh Đà Nẵng tự động mang theo vũ khí gia nhập phe tranh đấu.

Đã có những xung đột bạo động xẩy ra giữa phe tranh đấu và một số đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt. Đụng độ cũng xẩy ra giữa phe tranh đấu giáo dân Công giáo tại hai làng Thanh Bồ-Đức Lợi. Kết quả là phe tranh đấu thuộc Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc đã tấn công và đốt cháy hai làng Thanh Bồ Đức Lợi gần khu bãi biển Thanh Bình. Đà Nẵng nằm trong tình trạng gần như vô chính phủ.

Trước tình trạng này, trung ương cử Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chuân ra thay thế tướng Thi với hy vọng Tướng Chuân sẽ vãn hồi được an ninh trật tự. Phong trào tranh đấu đón chào Tướng Chuân bằng những cuộc xuống đường rầm rộ đả đảo Mỹ-Thiệu-Kỳ. Thượng Toạ Trí Quang và nhóm đầu não tranh đấu không nhương bộ và không hợp tác với tướng Chuân. Rút cục trung ương đành cử một vị tướng khác ra thay thế.

Trung tướng Tôn Thất Đính là người kế nhiệm cũng không ổn định được tình hình. Đình công bãi thị vẫn tiếp tục. Nhóm quân nhân ly khai không chịu buông sung trở về đơn vị. Tướng Đính bị bao vây tứ phiá và tính mạng còn bị hăm dọa. Sau đó ông đã phải chạy vào căn cứ TQLC Hoa Kỳ ở Đà Nẵng để xin được Trung Tướng Lewis Walt bảo vệ.

Trung ương lại phải bổ nhiệm thêm một tướng lãnh khác ra thay thế. Cũng như hai tướng lãnh tiền nhiệm của ông, Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao cũng bị cô lập và chống đối. Khó khăn của ông còn có phần rắc rối hơn khi phe tranh đấu tố cáo ông là dân Công giáo thuộc thành phần được Tổng Thống Diệm ưu đãi trước đây. Một hôm khi trực thăng của ông đang cất cánh từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn đi thị sát mặt trận thì một viên Trung Úy theo phe tranh đấu đã rút súng bắn theo ông. Ngay lập tức Trung Uý Nguyễn Đại Thức đã bị xạ thủ đại liên người Mỹ trên phi cơ bắn trả thiệt mạng.

Ngay sau biến cố này phe tranh đấu liền rầm rộ phát động việc chống đối Tướng Cao và lấy tên viên Trung Úy đặt cho một đơn vị võ trang gồm một số sinh viên và binh sĩ ly khai. Và người ta thấy có “chiến đoàn Nguyễn Đại Thức” ra đời với nhiều quân nhân và sinh viên có võ trang chia nhau đi bảo vệ các chùa và canh chừng tại các ngả đường đi vào thành phố. Đà Nẵng lúc này trở nên căng thẳng và nghiêm trọng khác thường. Trong vòng 5 tháng, phải thay đổi 4 vị Tư Lệnh Quân Đoàn mà vẫn không vãn hồi được an ninh trật tự. Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ tại. Tinh thần quân dân cán chính tại Vùng I hoang mang và sa sút rõ rệt.

Đến mức này chính quyền trung ương không còn một lựa chọn nào khác hơn là thẳng tay đối đầu với phe ly khai Miền Trung do Thượng Toạ Thích Trí Quang lãnh đạo với sự tham gia công khai của một số đơn vị trưởng quân đội và nhóm trí thức nhiều tham vọng chính trị.

Để chuẩn bị cho chiến dịch bình định Miền Trung, Đại Tá KQ Nguyễn Ngọc Loan đưọc bổ nhiệm thay thế Đại Tá Phạm Văn Liễu trong chức vụ chỉ huy ngành Cảnh Sát. Việc thay thế Đại tá Phạm Văn Liễu là chuyện đã được nhiều người tiên đoán ngay sau khi Tướng Thi bay chức Tư Lệnh Quân Đoàn I. Đại Tá Liễu vẫn được coi là người thân thiết của Trung Tướng Thi khi ông cùng tướng Thi tham gia đảo chánh Tổng Thống Diệm vào năm 1960 và sau đó cả hai phải sống lưu vong tại Cao Miên. Năm 1965 sau
khi đưa “quân đoàn giải phóng thủ đô” về Saigon dẹp đảo chánh, Tướng Thi được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn I và Đại Tá Liễu đươc bổ nhiệm làm Tổng Giám Đốc CSQG.

Cần nói rõ ở đây là quyền hành của Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan không chỉ thu gọn trong ngành Cảnh Sát. Ông còn được kiêm nhiệm luôn chức Giám Đốc An Ninh Quân Đội và Đặc Uỷ Trưởng Trung Ương Tình Báo. Với quyền hành như vậy, Đại Tá Loan được chỉ định giải quyết vấn đề Biến Động Miền Trung đang làm điên đầu chính quyền trung ương và có cơ tạo ra một cuộc đảo chánh mới lật đổ chính phủ.

Trong khi tại Huế biểu tình bãi thị tràn lan thì nguy cơ đổ máu đang đe doạ mỗi ngày tại Đà Nẵng, với khí thế lên cao của phe tranh đấu và các đơn vị quân đội ly khai nhập cuộc. Với ba cơ quan tình báo trong tay, Đại Tá Loan hơn ai hết biết được khả năng gây loạn của phe tranh đấu và ai là người chủ động, thành phần yểm trợ phe chủ động là những đơn vị nào.

Trong một kế hoạch vân dụng tình báo vừa công phu vừa táo bạo, ông đã bí mật đưa Đại Úy Trần Thụy Ly (sau này là Thiếu Tá Trưỏng Ty CSQG Quận Nhì Saigon) và Đại Úy Nguyễn Văn Duệ (nguyên thuộc binh chủng Biệt Động Quân thời trước 1963) ra Đà Nẵng. Ly và Duệ vốn là hai người bạn quen biết lâu năm với Đại Úy Nguyễn Thừa Dzu, Tiểu Đoàn trưởng TĐ-11 Biệt Động Quân. Cả hai có nhiệm vụ móc nối Đại Úy Dzu từ bỏ phe tranh đấu. Tiểu đoàn 11-BĐQ được coi là một đơn vị thiện chiến và là
đơn vị ly khai nồng cốt của phe tranh đấu. Cũng trong thời gian này, do sự móc nối ngầm của trung ương, Tướng Phan Xuân Nhuận Tư Lệnh Sư Đoàn I tuyên bố tách ra khỏi phe tranh đấu và kêu gọi quân nhân dưới quyền ông trở về đơn vị.

Chỉ sau khi đã móc nối được Đại Úy Dzu để tiểu đoàn 11-BĐQ án binh bất động, và sau khi Tướng Phan Xuân Nhuận vì sợ bị truất binh quyền và ra toà án quân sự, đã lên đài phát thanh tố cáo Thượng Tọa Trí Quang theo cộng sản, Đại Tá Loan mới quyết định dứt khoát đem quân ra dẹp phe tranh đấu và tái chiếm Đà Nẵng.

Tôi được chỉ thị mang Biệt Đoàn 222-Cảnh Sát Dã Chiến do Đại Úy nhảy dù Nguyễn Duy Am chỉ huy đi theo Lữ Đoàn TQLC do Đại Tá Nguyễn Thành Yên chỉ huy và một tiểu đoàn nhảy dù do Đại Úy Nguyễn Hữu Bào làm Tiểu Đoàn Trưởng, ra tái chiếm Đà Nẵng.

Lực luợng vừa quân đội vừa Cảnh Sát dã chiến gần 3000 người được đổ xuống phi trường Đà Nẵng vào sáng ngày mùng 3 tháng 6/1966. Lúc đó phi trường Đà Nẵng vẫn còn bị quân đội ly khai bao vây, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tạm thời Đại Tá Loan đành thúc thủ vì không muốn chạm súng để quân ta lại bắn quân mình. Các đơn vị trung ương vừa kể đành phải nằm chờ trong phi trường Đà Nẵng. ĐT Nguyễn Ngọc Loan phải mượn văn phòng của Thiếu Tá KQ Dương Thiệu Hùng để tạm thời đặt bộ chỉ huy. Các tướng Cao Văn Viên và Nguyễn Cao Kỳ (lúc này đã là Thủ Tướng chính phủ) bay ra Đà Nẵng để tìm cách giải quyết. Vì phe tranh đấu và nhóm quân đội ly khai vẫn không chịu nhượng bộ, Tướng Kỳ dọa ngày mai sẽ ra lệnh tấn công vô Đà Nẵng và cho phi cơ khu trục của KQ-VN bắn xuống bộ chỉ huy phe ly khai nếu họ không chịu đầu hàng.

Không hiểu do đâu lời đe dọa này đến tai viên Tư Lệnh TQLC Hoa Kỳ tại Đà nẵng là Trung Tướng Lewis Walt. Tướng Walt liền thông báo cho tướng Kỳ là nếu phi cơ VN bắn xuống phe ly khai và nhóm tranh đấu tại Đà Nẵng, ông ta sẽ cho phi cơ phản lực Hoa Kỳ lên nghênh chiến. Lúc này tình hình trở nên thật căng thẳng.

Tướng Kỳ và ĐT Loan yêu cầu được gặp tướng Lewis Walt. Tôi không rõ ba vị này thương thảo và tranh luận những gì. Sau đó Tướng Kỳ bay về Saigon gặp Đại Sứ Hoa Kỳ và hôm sau ĐT Loan được lệnh tấn công vào Đà Nẵng. Tướng Kỳ và Tướng Thiệu gặp các giới chức Hoa kỳ và đã phải chấp nhận những điều kiện gì để Tướng Lewis Walt không can thiệp vào chiến dịch tái chiếm Đà Nẵng là điều mà chỉ có Tướng Kỳ và Tướng Thiệu biết và còn giữ kín.

Chỉ biết là ĐT Loan lúc đó rất bực bội. Ông cho rằng người Mỹ đã can thiệp quá nhiều vào chuyện nội bộ của VN. Sau này có dịp nhắc lại chuyện đem quân theo ông ra Đà Nẵng, ông cho biết ngày đó nếu Mỹ không quyết định bỏ rơi Thượng Tọa Thích Trí Quang thì chưa chắc việc tái chiếm Đà Nẵng đã có thể xẩy ra tương đối mau chóng như vậy. Đây có lẽ là một bài học khó quên cho những ai làm thích chính trị núp bóng người Mỹ. Khi mà sự cần thiết không còn nữa thì ngay cả “người làm rung chuyển nước Mỹ” (tựa đề trên tuần báo Time năm 1964) như Thượng Toạ Trí Quang cũng dễ dàng bị bỏ rơi. Chúng ta chưa quên, năm 1975 số phận của tiền đồn chống Cộng VNCH cũng đã kết thúc không khác. Trở lại việc tái chiếm Đà Nẵng, Lữ Đoàn TQLC của ĐT Nguyễn Thành Yên ra khỏi phi trường Đà Nẵng và đụng độ với quân ly khai, gây tử thương cho gần 20 quân nhân và thành phần có võ trang theo phe tranh đấu. Biệt đoàn 222-CSDC bám sát TQLC để lục soát và bắt giữ những thành phần gây loạn. Chỉ sau khi những người lãnh đạo phong trào đấu tranh như Thượng Toạ Trí Quang, Đại Tá Đàm Quang Yêu, BS Nguyễn Văn Mẫn và một số nhân vật chủ chốt khác bị bắt giữ và giải giao vào cục An Ninh Quân Đội các nhóm đấu tranh và các đơn vị ly khai mới thực sự buông súng đầu hàng. Việc tái chiếm Đà Nẵng bằng quân sự được hoàn tất trong vòng hai ngày nhưng trật tự chỉ thực sự được vãn hồi sau gần 3 tháng biểu tình tiếp tục liên miên.

Cái nghiệp Tình Báo-Cảnh Sát.

Đến đây hẳn bạn đọc đã thấy vụ Biến Động Miền Trung không chỉ đơn thuần là những cuộc biểu tình xuống đường như ta thường thấy tại Saigon trong những năm nhiễu loạn sau 1963. Nếu Thiếu Tá Liên Thành và các cộng sự viên ưu tú của ông không kịp thời khám phá và bắt giữ ổ điệp báo quan trọng Hoàng Kim Loan thì chắc tình trạng rối loạn tại Huế sẽ còn tiếp diễn và chưa biết hậu quả sẽ ra sao. Nhưng có lẽ công trạng lớn nhất trong vụ Biến Động Miền Trung phải được dành cho cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan.

Nên nhớ là sau khi 4 vị Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I đều thất bại không vãn hồi được an ninh trật tự vì bị phong trào tranh đấu của Thượng Tọa Trí Quang bao vây thì ít có vị Tướng lãnh nào muốn nghĩ tới việc ra thay thế chức vị Tư Lệnh Quân Đoàn I chứ đừng nói đến một sĩ quan cấp thấp hơn như Đại Tá Loan. Đối đầu với thế lực đang lên của Thượng Tọa Trí Quang lúc bấy giờ không phải là một quyết định dễ dàng. Vậy mà Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đã chấp nhận công tác may ít rủi nhiều này.

Nếu không khôn khéo và cương quyết trong vụ dẹp loạn Miền Trung và nếu tình hình đổi ngược lại thì với cấp bậc Đại Tá khiêm tốn của ông có thể số phận của Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan cũng đã không khác gì số phận của Thiếu Tá Đặng Sĩ sau đảo chánh 1963. Và nếu vụ biến động không được kịp thời dẹp tắt thì Miền Trung chắc đã trở thành một vùng tự trị, một thứ trái độn cần thiết mà Hà Nội mong muốn trong kế hoạch lấn chiếm Miền Nam. Và như vậy, rất có thể người dân Miền Trung đã không được sống trong tự do yên ổn cho đến tận tháng 4/1975.

Sẽ có bạn đọc thắc mắc tại sao những bí ẩn trong vụ Biến Động Miền Trung giờ này mới được tác giả Liên Thành đưa ra ánh sáng. Có nhiều lý do để giải thích việc này nhưng có lẽ lý do căn bản vẫn là lý do nghề nghiệp. Nghề tình báo (trong tổ chức Cảnh Sát có ngành Cảnh Sát Đặc Biệt phụ trách về tình báo và phản tình báo) vốn là nghề “sống để bụng, chết mang đi”. Rất nhiều trường hợp công tác đã xong nhưng các tình báo viên hoặc các cộng tác viên còn nằm lại. Việc tiết lộ kết quả công tác sẽ mang lại nhiều rủi ro cho những người đó. Chính vì vậy mà những thành quả tình báo không được vinh danh, không có vòng hoa chiến
thắng và khao quân. Cảnh Sát làm tình báo chẳng khác gì người “mặc áo gấm đi đêm”. Có áo quý nhưng không dám khoe!

Không những không được khoe mà đôi khi còn bị hiểu lầm. Như chuyện năm 1967 một sĩ quan tình báo của Cảnh Sát được gài trong mật khu VC. Có lẽ để thử thách lòng trung thành của sĩ quan này, VC giao cho đương sự đặt chất nổ phá hoại trong Bộ Tư Lệnh CSQG. Vì tầm quan trọng của công tác và để gây uy tín cho tình báo viên của mình, Bộ TL Cảnh Sát đã phải ngụy trang một vụ nổ giữa sân Bộ TL Báo chí thời đó loan tin với khá nhiều mỉa mai. Một số dân biểu đối lập được dịp chỉ trích chính phủ và chĩa mũi dùi vào Tư Lệnh CSQG. Bộ TL-CSQG vẫn phải âm thầm gánh chịu, không hề biện bạch cải chính. Cái nghiệp tình báo là như vậy! Trở lại vụ cuốn sách của tác giả Liên Thành, tôi nghĩ ông và các cộng sự viên của ông cũng bị các nguyên tắc nghề nghiệp ràng buộc. Trong dịp ra mắt cuốn sách của ông tại Houston vào tháng 9/1975 mới đây, ông cũng bị một vài thành viên trong Ban Đại Diện cộng đồng phản đối. Họ hô hào chống đối buổi ra mắt sách, buộc ông tội gây chia rẽ giữa giữa các tôn giáo chỉ vì cuốn sách của ông tiết lộ tên tuổi một số tu sĩ Phật giáo bị điệp báo cộng sản móc nối trong vụ Biến Động Miền Trung. Họ cho rằng bây giờ chưa phải là lúc đề cập tới những chuyện như vậy, trong khi số đồng hương đến tham dự không dưới 700 người. Điều này làm tôi nhớ lại thái độ tương tự của những người có trọng trách trong chính quyền thời bấy giờ, coi chuyện tôn giáo và tu sĩ như
những lãnh vực bất khả xâm phạm. Phải chăng những tránh né như vậy đã phần nào nuôi dưỡng tình trạng “kiêu binh” gây sóng gió trong chính trường Miền Nam nhiều năm trước ngày sụp đổ? Thái độ thờ ơ cả nể đã di hại cho công cuộc bảo vệ Miền Nam không ít. Bây giờ 33 năm sau, chúng ta vẫn còn cả nể như vậy sao? Không lẽ ta không học được những bài học của quá khứ để truyền lại cho con cháu sau này?

Câu nói của sử gia Santanaya đã được nhiều người nhắc lại và đáng cho chúng ta suy nghĩ:

“Those who do not learn from the lessons of history will be condemned to repeat history”

(xin dịch thoáng như sau: Kẻ nào không chịu học những bài học của lịch sử thì sẽ phải gặp lại những bất hạnh tương tự khi lịch sử tái diễn).

Cám ơn Thiếu Tá Liên Thành đã làm sáng tỏ một số bí ẩn trong vụ Biến Động Miền Trung và xin cám ơn Tập San Biệt Động Quân đã cho xuất bản tập sách này.

Monday, November 23, 2009

Từ VC Trần Kiêm Đoàn tới VC sát thủ Nguyễn Đắc Xuân lên tiếng chống lại LT – BĐMT:

Kính thưa Quý Vị,
Tên Đao Phủ Nguyễn Đắc Xuân Mậu Thân Huế không có tư cách gì để lên tiếng về chuyện của người Quốc Gia ở hải ngoại...
Xin đồng hương Việt ở hải ngoại đừng tin những gì Đao Phủ Nguyễn Đắc Xuân viết.
Hãy hỏi Đao Phủ Nguyễn Đắc Xuân đã làm những gì khiến cho cả thành phố Huế tang tóc ngập trời ? Đao Phủ Nguyễn Đắc Xuân đã chỉ điểm và giết bao nhiêu nghìn người Quốc Gia trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 tại Huế ?
Đây là điạ chỉ e-mail của Đao Phủ Nguyễn Đắc Xuân tại Huế gactholoc@....
Hãy trả lời đi Xuân ??? Ngày đền tội đã gần kề...

Từ VC Trần Kiêm Đoàn tới VC sát thủ Nguyễn Đắc Xuân lên tiếng chống lại LT – BĐMT: Thời mạt vận của Bọn GTC Giáo Hội PGVNTN !


Re: Hãy nhìn những gì tên đảng viên Cộng Sản Nguyen Dac Xuan làm! Đừng nghe những gì nó nói!

ĐAO PHỦ THỦ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG,
NGUYỄN ĐẮC XUÂN & TÒNG PHẠM

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG, NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Hai tên đao phủ thủ vô thần!
Thây vùi hố cạn ngày tang tóc
Máu nhuộm kinh thành tết Mậu thân!
ĐÔN HẬU, TRÍ QUANG theo liếm gót
THIỆN SIÊU, NHƯ Ý ... cố ôm chân
Tội đồ diệt chủng còn lưu xú
Một lũ nằm vùng sát hại dân!

Hồ Công Tâm

Những người quốc gia đứng về phía Dân Tộc... nên ra mặt lên diễn đàn của SBTN trước đây đối chất thẳng với ông Liên Thành, hoặc chương trình phỏng vấn của phóng viên Bùi Dương Liêm!!!
Tên VC nằm vùng khét tiếng Nguyễn Đắc Xuân gây bao tội ác ghê tởm trong Tết Mậu Thân... còn trơ trẽn vô liêm sỉ, hạ cấp chỉ trích ông Liên Thành!!! Rõ ràng là nói láo như Vẹm! Quá là đủ, chúng ta không nên mắc mưu VC kéo dài đề cập tới "BĐMT" cho phí thì giờ vàng bạc chống VC và bọn tay sai ngay bên cạnh chúng ta!!!
Làm sao mà chúng ta có thể ngay thẳng mất thì giờ với bọn cù nhầy. Dùng "cứu cánh biện minh cho phương tiện", của bọn Mafia Đỏ VC?! Hầu hết những người dám hy sinh có lòng với Tổ Quốc đều nghèo tiền... nhưng họ đã cố gắng trong hoàn cảnh khó khăn!!!
Dù VC chuyên môn phá rối, chúng ta tranh đấu trong hỏa mù của bọn bán nước đang rước voi về rầy mồ Tổ Tiên. Nên "Hội Nghị Diên Hồng" ở Hà Nội vừa qua toàn là bọn trí thức... gian thương Việt Gian. Họ HHHG với VC vì tiền đâu vì bảo vệ Dân Tộc đâu?! Làm gì có thế hệ trẻ con cháu cộng đồng tỵ nạn VC muốn về xây dựng Quê Hương đâu!!!
Tại sao chúng ta không thức tỉnh chống "Văn Hoá Vận" của VC ngay ở bên cạnh nách chúng ta?! Tụi Văn Công Dơ Dáy VC đang lộng hành trên truyền thanh, truyền hình hàng ngày. bằng chứng thằng "đĩ đực" Đàm Vĩnh Hưng sắp trình diễn ở Texas được đài LSR quảng cáo vì tiền VC!!!
Xin quý vị bấm vào Youtube dưới đây, coi nó đang ca tụng tên Tội Đồ HCM hết lời. Tại sao không thấy mọi người thức tỉnh tẩy chay tên ca sĩ đồng tình luyến ái này. Nó khoe nó làm mưa làm gió ở hải ngoại...
Xin quý vị bấm vào youtube: http://www.youtube. com/watch? v=Oba1hvbRbEM để xem tên "Đĩ Đực" mong nhớ tên Nô Lệ Hồ Tặc như thế nào: . BKĐ Nov 25/09


From: honghai
Subject: [PhoNang] Nguyễn Đắc Xuân – Vài điều về Liên Thành, tác giả “Biến động miền .
Date: Monday, November 23, 2009, 3:58 PM
kinh chuyen tin : ro^.ng ddu*o*`ng du* lua^.n.
Hong Hai .
************ ********* ********* ********* **.

Nguyễn Đắc Xuân – Vài điều về Liên Thành, tác giả “Biến động miền Trung”

23/11/2009 | 5:34 sáng | Tác giả: Nguyễn Đắc Xuân

Chuyên mục: Chiến tranh Việt Nam
Thẻ: Biến động miền Trung > Hoàng Đăng Lương > Ngô Kha

Chủ nhật, 13 tháng 11, 2009, 18:49, tôi nhận được một e-mail của “Một người yêu Huế” với nội dung như sau:

Kính gửi nhà văn Nguyễn Đắc Xuân,

Tôi là một người dân Huế xa xứ, vì yêu Huế nên rất quan tâm đến những chuyện vui buồn của Huế. Vừa qua tôi có đọc bài viết “Trịnh Công Sơn và những hoạt động nằm vùng của ông Liên Thành và sau đó là bài phản hồi của ông Hoàng Phủ Ngọc Phan trên trang web Lề Bên Trái. Tôi cũng theo dõi những trang web hải ngoại giới thiệu quyển sách Biến động miền Trung của Liên Thành và loạt bài “Liên Thành và mắm tôm” của Bảo Quốc Kiếm… Tuy vậy, vẫn còn một số chuyện mà tôi nghĩ rằng những người trong cuộc chưa nói hết. Được biết ông Nguyễn Đắc Xuân cũng là một trong số những người trong cuộc, là nhân chứng quan trọng – hơn nữa ông còn là nhà Huế học, rất am hiểu về các biến động lịch sử nói trên. Vậy tôi xin mạo muội gửi thư này kèm một số câu hỏi có liên quan đến ông, nhờ ông giải đáp giùm. Mục đích của tôi không phải vì hiếu kỳ mà vì muốn hiểu được sự thật, nên cũng mong được nghe ông nói những điều trung thực, với lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút để ghi chép lịch sử, nhất là lịch sử thành phố Huế.

Xin hỏi:

1) Trong sách BĐMT, tại tr. 108, Liên Thành viết ông là bạn học của Liên Thành, xin ông cho biết lúc cùng học với ông, Liên Thành là người như thế nào? Những gì Liên Thành viết về nhân thân của ông có đúng không?

2) Nghe nói ông Liên Thành là học trò của nhà giáo Ngô Kha, có đúng không? Cho đến nay bà con ở Huế có ai biết thêm thông tin gì về cái chết của thầy Ngô Kha không?

3) Ngoài việc giết thầy Ngô Kha, Liên Thành có còn phạm thêm những tội ác nào nữa không?

Xin trân trọng cảm ơn và mong được hồi âm theo địa chỉ riêng hoặc trên một phương tiện truyền thông nào đó thì càng tốt.

Một người yêu Huế

Xin trả lời:

Vào khoảng tháng 4-2007, một nhà thơ bạn cũ của tôi, nguyên là công an Việt Nam Cộng hòa, cấp trên của Liên Thành đang ở San Jose (Cali) mail cho tôi biết Liên Thành, Chỉ huy trưởng BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế, vừa khởi đăng trên một Website ở Hoa Kỳ loạt bài bôi bác Phong trào Đấu tranh chống Mỹ Vận động Hòa bình của Phật giáo và Sinh viên Học sinh Huế từ năm 1966 đến 1975, đề nghị tôi nên lên tiếng để bảo vệ sự thật. Lúc ấy tôi đang khẩn trương chuẩn bị báo cáo chuyên đề “Phong trào văn thơ âm nhạc vận động hòa bình những năm 1964-1966 ở miền Nam Việt Nam” với William Joiner Center (WJC) ở Boston nên tôi không thực hiện được lời đề nghị của anh bạn nhà thơ năm xưa. Đến tháng 5-2007, sau khi hoàn thành việc báo cáo ở WJC, ngồi ở Boston, tôi có dịp đọc loạt bài của Liên Thành với cái tít rất hấp dẫn “Biến động miền Trung – Những chuyện chưa ai nói” từ tập san Biệt Động Quân. Đọc chưa xong loạt bài đó thì hết hạn visa ở Mỹ, tôi phải về Việt Nam. Đến mùa Thu năm 2008, một anh bạn ở Houston (Texas), gởi tặng tôi cuốn Biến động miền Trung (BĐMT) của Liên Thành do tập san Biệt Động Quân xuất bản, (Westminster) tháng 5-2008, dày 440 trang, vì anh bạn đọc thấy trong sách này, Liên Thành đã dành nhiều trang viết về tôi. Rồi mới đây, hồi cuối Hè 2009, không biết ai đó ở bên Mỹ biết địa chỉ e-mail của tôi cũng đã gởi cho tôi bài “Trịnh Công Sơn và những hoạt động nằm vùng” của Liên Thành lại cũng có nhiều “thông tin” liên quan đến tôi. Dù muốn dù không tôi cũng phải đọc hết cái mớ hổ lốn mà Liên Thành đã bịa đặt và phổ biến ở hải ngoại ấy. Nhưng tôi không động bút vì những lý do sau đây:

1. Tôi là một nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa hơi đâu đi phản biện Liên Thành, một người mà tôi biết rất rõ tông chi họ hàng, học hành thi cử, đạo đức, quá trình làm công an mật vụ tay sai cho Hoa Kỳ, tội ác gây ra cho người dân Huế từ năm 1966 đến 1975 và ngay cả sau năm 1975 ở Hoa Kỳ của anh ta.

2. Tôi tin gia đình những người được Liên Thành xếp loại “trong hàng ngũ quốc gia”, được ông “Cựu Thiếu tá Chỉ huy trưởng BCH/CSQG TTH” viết là “Việt cộng nằm vùng”, như Trung tướng Tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh Chính trị Trần Văn Trung (hiện ở Pháp), Đoàn Công Lập, Trưởng ty Cảnh sát Huế, từng là cấp trên trực tiếp của Liên Thành, nhân viên Công an Mật vụ VNCH làm việc với Liên Thành như Lê Văn Thiện (hiện ở Cali) v.v… sẽ có ý kiến thẳng thắn với Liên Thành.

3. Thật tình tôi cũng không muốn đề cập đến Liên Thành vì cuộc đời học hành, đi dạy giờ, tranh đấu Phật giáo, nghiên cứu nhà Nguyễn, nghiên cứu Kỳ Ngoại hầu Cường Để với Phong trào Đông Du[1], tôi thân quen với quá nhiều người trong gia đình của Liên Thành như bác Tráng Đinh, con bác là Liên Phú (tức Thượng tọa Chơn Kim ở Đơn Dương, Lâm Đồng ngày nay), Liên Đàm (đã mất), như thầy Tráng Cử (làm giám thị thời tôi dạy giờ trường Bán Công Huế, (anh Nguyễn Ngọc Minh hiện ở San Jose còn nhớ), con thầy Tráng Cử là Liên Hương (Việt Kiều Canada, đã cùng tôi giúp thực hiện cuốn phim Theo dấu Ba Vua), Liên Mai (hiện đang giữ nhà thờ Cường Để ở 9 Tân Lăng, An Cựu Huế), Tôn Nữ Thạch Hà (hiện có nhà ở sát tường phía đông chùa Từ Đàm ngày nay), ông Liên Á (cháu đích tôn của cụ Cường Để, hiện ở Gò Vấp, TPHCM) v.v…

Tác giả Nguyễn Đắc Xuân với Liên Hương trước bàn thờ vua Duy Tân ở An Lăng (2008)

Nói đến Liên Thành là chọc vào cái vết thương đau của hậu duệ của Kỳ Ngoại hầu Cường Để thân quen của tôi nên tôi tránh.

Nhưng nay bạn hỏi riêng về những thông tin có liên quan đến nhân thân và một vài người bạn của tôi, nếu tôi không trả lời thì thông tin về tôi sẽ không đúng với sự thực, không đúng với những gì tôi đã và đang viết trong các bài mang tính hồi ký của tôi. Vậy tôi chỉ xin trả lời giới hạn trong phạm vi ấy. Những thông tin khác xin hẹn trong một dịp khác sẽ tiếp tục nếu hoàn cảnh và thời gian cho phép.

1. Liên Thành là bạn học của Nguyễn Đắc Xuân?

Tại trang 108, BĐMT, Liên Thành viết về Nguyễn Đắc Xuân như sau:

Thế nhưng định mệnh trớ trêu, bẵng đi vài năm, khi tôi từ đơn vị tác chiến về Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế, vào tháng 6 năm 1966, đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng ty Cảnh Sát Đặc Biệt, để dẹp loạn miền Trung, hai người tôi phải đối đầu là thầy, và thằng bạn học cũ từ thuở xa xưa vào năm lớp nhì, lớp nhất tại trường tiểu học Nam Giao và những năm kế tiếp tại trường Quốc Học, đó là Nguyễn Đắc Xuân. [Nguyễn Đắc Xuân sinh năm 1937 tại Huế, nhưng trên giấy tờ khai sanh là 1943, hắn gốc Quảng Nam. Thuở nhỏ học trường Tiểu học Nam Giao, gần chùa Từ Đàm, Xuân và tôi cùng học với hai Thầy là, thầy Bút và thầy Liên. Nhà Nguyễn Đắc Xuân ở cuối dốc Bến Ngự, nhà tôi ở đỉnh dốc Bến Ngự, cạnh chùa Từ Đàm. Nguyễn Đắc Xuân cựu học sinh Quốc Học 1956-1961, sinh viên Văn khoa và Đại học Sư phạm 1961-1966, ban Sử địa]

Trong hồ sơ cá nhân của thầy và của Nguyễn Đắc Xuân, cả hai đều hoạt động trong ban Trí vận của cơ quan Thành ủy Huế, trực thuộc Thành ủy viên Hoàng Kim Loan. Cả hai đều là những tay tranh đấu rường cột của Phong trào Tranh đấu Phật Giáo miền Trung của ông Trí Quang, từ tháng 3 năm 1963.”

1.1. Liên Thành viết: “vào tháng 6 năm 1966”,…. “hai người tôi phải đối đầu là thầy, và thằng bạn học cũ”.

NĐX bình luận: Cuối tháng 5-1966, khi Thiệu-Kỳ ra lịnh hai bạn Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan và tôi ra trình diện, sau đó hai bạn thoát ly ngay. Còn tôi vào ẩn trong chùa Kim Tiên, chùa Tường Vân và Đình Dương Xuân Hạ, đến đầu tháng 7-1966 thì Tường gởi thư bảo tôi ra chiến khu nghỉ một thời gian. Tôi đi. Tháng 6-1966 chúng tôi đâu còn tranh đấu ở Huế nữa để Liên Thành phải đối đầu? Có phải Liên Thành hư cấu thông tin đó để thấy vai trò quan trọng của mình lúc ấy chăng?

1.2. Liên Thành viết: “Nguyễn Đắc Xuân sinh năm 1937 tại Huế, nhưng trên giấy tờ khai sanh là 1943, hắn gốc Quảng Nam.”

NĐX bình luận: Trong các sách đã xuất bản của tôi (như Kiến thức Triều NguyễnHuế xưa, tập IV), trên nhiều trang Web, tiểu sử của tôi được ghi rõ ràng. Tôi sinh năm 1937, nhưng theo dượng ghẻ sống trong rừng Phụng Sơn (Đà Lạt), không được đi học. Đến khi được đi học tôi phải khai trụt tuổi xuống thành sinh năm 1943. Chuyện nầy liên quan đến sự chênh lệch trong bằng cấp và lý lịch cán bộ của tôi hiện nay, tôi đã trình bày nhiều lần, không có gì bí ẩn cả. Tôi ở trong rừng Phụng Sơn do người Quảng Nam thành lập, tôi chơi thân với các bạn Quảng Nam, bị ảnh hưởng bạn nên nói giọng Quảng, chứ tôi không phải người Quảng Nam. Mẹ tôi người Thanh Hóa, cha tôi người Dã Lê Chánh, xã Thủy Vân, Hương Thủy, Thừa Thiên, ông bà sinh tôi ra khi cha tôi đang làm thủ quỹ cho Hãng buôn Morin Huế. Liên Thành nghe tôi nói giọng Quảng nên đoán mò cho tôi gốc Quảng Nam là quá sai.

1.3. Liên Thành viết: “Thuở nhỏ (NĐX) học trường Tiểu học Nam Giao, gần chùa Từ Đàm.”

NĐX bình luận: Tôi chỉ học Tiểu học hai năm (1952-1954) với thầy Võ Quang Khương (hiện đang sống ở Bảo Lộc, Lâm Đồng) và thầy Nguyễn Tri Bật (đã qua đời ở 30A Hương Sơn, Nha Trang) tại trường Đa Phước (nay là Trường Trại Mát), Đà Lạt. Tôi không hề học Trường Tiểu học Nam Giao bao giờ.

1.4. Liên Thành viết: “Xuân và tôi cùng học với hai Thầy là, thầy Bút và thầy Liên. Nhà Nguyễn Đắc Xuân ở cuối dốc Bến Ngự, nhà tôi (Liên Thành) ở đỉnh dốc Bến Ngự, cạnh chùa Từ Đàm.”

NĐX bình luận: Từ Tiểu học ở Đa Phước Đà Lạt (1952) cho đến năm đỗ Tú tài II ở Quốc học (1961), trong lớp tôi không hề có một người bạn học nào có tên là Liên Thành cả, và cũng không có thầy Bút, thầy Liên nào cả. Mấy năm Đệ Ngũ – Đệ Tứ (1956-1958) Quốc học, lớp tôi có bạn Liên Đàm con bác Tráng Đinh và cô Tạ Thị Hóa ở Vỹ Dạ mà thôi. (Hỏi ông cựu phi công quân sự Đặng Văn Âu từng học một lớp với tôi và Liên Đàm, hiện đang ở Mỹ sẽ rõ.) Trước năm 1975, gia đình tôi chỉ có một ngôi nhà rường của ông nội tôi (Chánh đội Nhạc chánh Nam Triều) để lại tại làng Dã Lê Chánh, xã Thủy Vân, chưa hề có một mái nhà nào ở Huế hoặc ở “cuối dốc Bến Ngự” cả. Vì thế ở làng Dã Lê đi học, gặp những ngày cuối năm mưa lụt tôi hay ở lại nhà của Liên Đàm, (TT Chơn Kim, tức Liên Phú, còn nhớ rõ). Vì thế Liên Thành viết “Nhà Nguyễn Đắc Xuân ở cuối dốc Bến Ngự” là chuyện không có thật, hoặc ai đó hư cấu viết giúp cho Liên Thành nên trật lất, hoặc Liên Thành không biết gì về tôi, mà muốn viết vu khống tôi nên không cần sự thật cứ dựng chuyện viết bừa để lừa bịp những người chưa biết tôi!

1.5. Liên Thành viết: “Nguyễn Đắc Xuân cựu học sinh Quốc Học 1956-1961, sinh viên Văn khoa và Đại học Sư phạm 1961-1966, ban Sử địa.”

NĐX bình luận: Liên Thành là “sếp” công an mật vụ của VNCH tại Thừa Thiên-Huế, đã “lập hồ sơ cá nhân” của Nguyễn Đắc Xuân, mà không biết Nguyễn Đắc Xuân là sinh viên Ban Việt Hán Đại học Văn khoa và cả Đại học Sư Phạm đến 5 năm (1961-1966) lại bảo Nguyễn Đắc Xuân là sinh viên “ban Sử địa” thì thật buồn cười. Nếu có ai chưa tin thì cứ điện thoại hỏi ông Nguyễn Lý Tưởng – dân Sử địa ngày xưa, hiện đang rất gần gũi với Liên Thành ở Hoa Kỳ sẽ được xác nhận ngay. Qua chi tiết nhỏ nầy không rõ trình độ công an mật vụ của Liên Thành thuộc cái cấp buôn làng thôn bản nào mà kém đến vậy. Các nhân viên CIA thầy của Liên Thành, nếu họ biết cậu học trò của mình kém đến vậy, chắc họ tiếc đã lỡ bỏ công dạy cho Liên Thành.

1.6. Liên Thành viết: “Trong hồ sơ cá nhân của thầy (tức Hoàng Phủ Ngọc Tường) và của Nguyễn Đắc Xuân, cả hai đều hoạt động trong ban Trí vận của cơ quan Thành ủy Huế, trực thuộc Thành ủy viên Hoàng Kim Loan”.

NĐX bình luận: “Trong hồ sơ cá nhân… của Nguyễn Đắc Xuân” là hồ sơ nào? Hồ sơ do Liên Thành – Chỉ huy trưởng BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế lập hay hồ sơ do ngành an ninh của chính quyền Thừa Thiên-Huế ngày nay lập? Nếu hồ sơ do Liên Thành lập thì khi chạy khỏi Huế sau ngày 26-3-1975, Liên Thành có đủ thì giờ để lục tìm và mang theo không? Và có đem hồ sơ đó sang Mỹ để tham khảo khi viết BĐMT không? Chắc chắn là không. Nếu là hồ sơ cá nhân của Nguyễn Đắc Xuân do ngành an ninh Thừa Thiên-Huế ngày nay lập thì làm sao Liên Thành có được để tham khảo? Trong lý lịch cán bộ của tôi cho đến nay vẫn ghi “Ngày tham gia cách mạng 10-7-1966” tức là ngày tôi ra chiến khu theo cái thư của bạn tôi là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Cái mốc thời gian nầy rất quan trọng, nó liên quan đến thời gian tham gia Cách mạng trong lý lịch Đảng viên của tôi, liên quan đến lương bổng, không thể khai khác được. Nếu khai khác tôi phạm tội man khai lý lịch, sẽ bị kỷ luật ngay. Cho đến nay tôi chưa hề bị kỷ luật vì tội man khai lý lịch bao giờ. Lý lịch của tôi chính xác, rõ ràng. Do đó chuyện Liên Thành viết Nguyễn Đắc Xuân “hoạt động trong ban Trí vận của cơ quan Thành ủy Huế, trực thuộc Thành ủy viên Hoàng Kim Loan” là chuyện tưởng tượng, bịa đặt với ác ý kết tội tôi trong thời gian tranh đấu Phật giáo Nguyễn Đắc Xuân đã là cán bộ trí vận của Mặt trận Giải phóng rồi. Trong hồi ký của tôi, tôi đã viết rõ: Tôi chỉ gặp ông Hoàng Kim Loan trên đường tôi ra chiến khu ngày 10-7-1966 mà thôi.

Tóm lại, chuyện học hành, tranh đấu, viết lách của tôi và tiểu sử của tôi công khai trên báo chí trong và ngoài nước mấy chục năm qua như thế, tôi cũng đang sống sờ sờ ở Huế đây, nhiều trang Web trong và ngoài nước luôn cập nhật các bài viết của tôi, thế mà Liên Thành dám mạo nhận là bạn học của tôi, hư cấu thông tin về nhân thân của tôi sai 100% như thế, thật quá liều. Chuyện thật về tôi ai cũng có thể kiểm chứng được mà Liên Thành dám phịa ra như thế, thì thử hỏi những bí ẩn chính trị, lịch sử liên quan đến những người đã chết mà Liên Thành tung ra trong BĐMT có được bao nhiêu phần trăm sự thật? Phải chăng 0 %?

2. Hỏi:Nghe nói ông Liên Thành là học trò của nhà giáo Ngô Kha, có đúng không? Cho đến nay bà con ở Huế có ai biết thêm thông tin gì về cái chết của thầy Ngô Kha không?”

Trả lời: Liên Thành nguyên là học trò của Ngô Kha, đã công nhận với nhiều bạn bè của ông. Theo ông Lê Quang X. (PA 25, người khai thác can phạm sau năm 1975, nay đã hưu trí), cho biết hồ sơ can phạm khai còn lưu tại Công an Thừa Thiên-Huế thì vào khoảng đầu năm 1973, hai mật vụ Lê Đình Liên và Nguyễn Đình Cáp đi giám thị bằng Honda 67 thì gặp nhà thơ Ngô Kha mặc áo măng-tô trắng, đầu đội mũ phớt đi qua cầu Gia Hội. Liên và Cáp đón đầu Ngô Kha và yêu cầu Kha lên xe. Kha không chút ngạc nhiên bèn hỏi: “Lên xe nào?” Liên đáp: “Xe 67 nầy.” Kha trèo lên xe. Chiếc xe 67 chở ba vụt chạy về gặp Thiếu úy Trưởng G đặc biệt Dương Văn Sỏ tại nhà riêng ở Nguyễn Thị Giang (bên cạnh quán Bar Why not, 21 Võ Thị Sáu, Huế ngày nay). Sỏ nói: “Để tau ăn cơm xong rồi sẽ đi báo ôn.” Ăn xong Sỏ đi báo với Trương Công Ân và Ân báo với Liên Thành. Kết quả các nhân viên mật vụ vừa bắt Ngô Kha nhận được chỉ thị của Liên Thành “1.000 năm mây bay”. Đến 4 giờ chiều Ngô Kha vẫn còn ở Ty thẩm vấn. Ân đến hỏi bọn Sỏ: “Sao chưa hành động?” Chúng nói trời chưa tối. Đến tối mấy đứa Sỏ, Nghệ, Liên, Cáp chở Ngô Kha về hướng Thuận An, lấy búa đánh Kha chết ngay tại Mỹ An rồi trùm bao bố thả xuống hói gần đó. Bọn chúng báo cáo với Liên Thành: “1.000 năm…” xong và đã giải quyết ở Mỹ An. Liên Thành chửi: “Chúng bây quá ngu, như rứa dân chúng biết răng? Đi vớt lên, kiếm chỗ chôn cho thật kín đáo ngay.”

Nhà thơ Ngô Kha (1935-1973)- thầy giáo của Liên Thành (Ảnh tư liệu của tác giả)

Theo gia đình các ông bác trong họ Ngô của Ngô Kha, cùng lứa tuổi và ở gần nhà Ngô Kha (30 Lê Đình Chinh, P. Phú Hiệp ngày nay)[2], bổ sung thêm một vài chi tiết cụ thể hơn:

Hai tên mật vụ Lê Đình Liên và Nguyễn Đình Cáp phát hiện Ngô Kha qua cầu Gia Hội và vào nhà 42 Bạch Đằng – nhà của bà quả phụ Ngô Giu[3], chị dâu của Ngô Kha, chúng sục vào nhà bắt Ngô Kha. Bà Ngô Giu là công chức biết rõ luật lệ bèn hỏi:

“Các ông bắt người phải có lệnh của cấp có trách nhiệm chớ?”

Hai tên mật vụ ú ớ rồi để một tên ở lại canh giữ Ngô Kha và một tên chạy lấy lệnh của Liên Thành. Trong lúc chờ đợi bà Ngô Giu bảo Ngô Kha:

“Chú trèo tường phía sau nhà trốn đi. Để chị lo đối phó với mấy người ấy.”

Ngô Kha không đồng ý nên trả lời chị:

“Em làm việc chính đại quang minh. Có việc gì phải trốn. Cứ để cho chúng bắt!”

Quả nhiên sau đó chúng đem lệnh bắt Ngô Kha do Liên Thành ký đến và bắt Ngô Kha đem đi. Ngô Kha mất tích từ đó.

Họ hàng của Ngô Kha cũng cho biết: Theo lệnh của Liên Thành, xác của Ngô Kha được vớt lên khỏi bờ hói ở Mỹ An đem lên bỏ nằm chết trần truồng trong phòng thẩm vấn. Không rõ từ nguồn tin nào, ông Phạm Bá Nhạc, Phó Công an quận Hương Thủy, biết chuyện ấy rất đau đớn. Ngô Kha có một người chị là mẹ kế của Phạm Bá Nhạc. Dù sao trên danh nghĩa Ngô Kha cũng là cậu của Nhạc. Nhạc liền lên Huế xin Liên Thành một ân huệ cho phép Nhạc mua cho Ngô Kha một cái săng. Liên Thành đồng ý với điều kiện phải giữ tuyệt đối bí mật. Nếu để lộ Nhạc sẽ bị giết ngay. Nhạc cam kết sẽ giữ bí mật tuyệt đối. Ngô Kha được táng ở cồn mồ phía nam Huế. Để giữ mạng sống của mình, Nhạc không dám hé môi ngay với bà Cao Thị Uẩn, thân mẫu của Ngô Kha. Sau 1975, Phạm Bá Nhạc đi học tập. Nhiều năm sau nầy, trước khi đi HO, Nhạc có nói nhỏ cho gia đình biết Ngô Kha đã chết vào ngày 27 tháng Chạp năm Nhâm Tý (nhằm ngày 30-1-1973) chứ không phải ngày 25 tháng Chạp như gia đình và bạn bè của Ngô Kha thường tổ chức kỵ trong mấy chục năm qua. Còn xác Ngô Kha được táng cụ thể chỗ nào thì vẫn còn trong vòng bí mật.

Gần đây, đối chiếu từ nhiều nguồn tư liệu, tôi đã khoanh vùng được nơi táng Ngô Kha ở cồn mồ làng An Cựu. Sau năm 1975 cồn mồ đó đã bị giải tỏa san lấp để dựng xí nghiệp Gỗ Hương Giang, nay là khu kho ngoại quan phía sau trạm xăng dầu gần Bến xe phía Nam. Xác của giáo sư, nhà thơ Ngô Kha được vùi lấp cụ thể vào tọa độ nào, hay còn nằm dưới đất vùng kho ngoại quan, hay đã được dời đi đâu v.v… là những câu hỏi ám ảnh chúng tôi, những người bạn, những người học trò và gia đình Ngô Kha trong mấy chục năm qua. Không trả lời được những câu hỏi nầy, chúng tôi thật không dám ngẩng đầu nhìn anh khi gặp lại ở chốn vĩnh hằng. Chúng tôi đang có kế hoạch nhờ nhà ngoại cảm Bích Hằng (Hà Nội) chỉ hộ. Nhưng nhân đây tôi có lời khẩn thiết gởi đến các ông từng làm việc dưới trướng Liên Thành biết rõ đầu đuôi cái chết của Ngô Kha như Lê Văn Thiện, Dương Văn Sỏ (có tin đã qua đời), Trương Công Ân, Phạm Bá Đạt, Lê Đình Liên, Nguyễn Đình Cáp, Hồ Đình Chi v.v… đang ở Hoa Kỳ hãy cởi bỏ mọi hận thù, bố thí một chút từ tâm chỉ cho gia đình Ngô Kha[4] và họ Ngô ở Thế Lại và chúng tôi biết Ngô Kha đã được chôn lấp nơi đâu để chúng tôi đến đó dựng cho Ngô Kha một tấm bia và hằng năm đến ngày 27 Tết, đến thắp cho hương hồn Ngô Kha một nén hương. Mong lắm thay.

3. Hỏi: Ngoài việc giết thầy Ngô Kha, Liên Thành có còn phạm thêm những tội ác nào nữa không?”

Trả lời: Vì giới hạn của một lá thư trả lời bạn đọc, tôi chỉ xin kể thêm một tội ác nữa của Liên Thành sau đây:

Biết tôi là người nghiên cứu về cụ Cường Để, mỗi lần gặp tôi anh Hà Thúc Quyết (bà con với ông Hà Thúc Ký, Đảng trưởng Đảng Đại Việt) hay kể chuyện người cháu nội của cụ Cường Để là Liên Thành, sếp công an mật vụ ở Huế cuối những năm sáu mươi đầu những năm bảy mươi. Quyết kể nhiều chuyện Liên Thành ác dã man. Tôi tường thuật lại sau đây một chuyện: Chuyện Liên Thành chặt đầu một người bạn thân trốn ở Thủy Bằng hồi mùa Hè năm 1968.

Theo Hà Thúc Quyết, người biết rõ chuyện chặt đầu bạn ấy của Liên Thành là bác sĩ Hà Công Lương (hiện đang định cư ở Nam California). Nghe kể nhiều lần nhưng tôi không dám tin. Rồi một hôm, vô tình tôi gặp cả Hà Thúc Quyết và Hà Công Lương ở quán cà-phê Sơn bên bờ sông Hương, tôi hỏi trực tiếp Hà Công Lương chuyện Liên Thành chặt đầu bạn thực hư như thế nào. Hà Công Lương khẳng định chuyện ấy có thực.

Di ảnh Hồ Đăng Lương, bạn rất thân của Liên Thành ngày xưa (Ảnh tư liệu của tác giả)

Qua thông tin của Hà Thúc Quyết, Hà Công Lương, tôi gặp cô Hồ Thị Châu, em ruột Hồ Đăng Lương, ở Huế, để phối kiểm lại các nguồn thông tin tôi đã nghe kể. Xin tóm tắt sự kiện đã được phối kiểm như sau:

Hồi đầu những năm sáu mươi thế kỷ trước, Hồ Đăng Lương ở Thôn Dương Xuân Thượng 1 (bên phải đàn Nam Giao), có hai người bạn cùng học Trường Tiểu học Nam Giao là Hà Công Lương và Liên Thành. Nhà của Hồ Đăng Lương khá, ông bà Hồ Đăng Duyên và bà Thái Thị Sen lại rất quý bạn của con. Vì thế Hà Công Lương và Liên Thành hay ở lại ăn cơm, học bài, chơi đùa ở nhà Hồ Đăng Lương. Ba người thân nhau như ruột thịt cho đến những năm học Trung học.

Bia mộ Hồ Đăng Lương tại thôn Dương Xuân Thượng 1, bên phải đàn Nam Giao (Ảnh của tác giả)

Bia mộ Hồ Đăng Lương tại thôn Dương Xuân Thượng 1, bên phải đàn Nam Giao (Ảnh của tác giả)

Sau đó Hà Công Lương đỗ Tú tài rồi vào Đại học Y khoa, Hồ Đăng Lương mãi đến năm 1967 mới đỗ và trốn lính, ở nhà với cha mẹ. Liên Thành học kém, nhà nghèo, không học lên cao được phải đi lính địa phương quân. Đến tháng 6-1966, Liên Thành xin chuyển qua làm Cảnh sát Đặc biệt, được Nguyễn Ngọc Loan tin dùng trong việc đàn áp Phong trào Đấu tranh Đô thị mùa Hè 1966 ở Huế. Vì chơi thân với Hồ Đăng Lương nên Liên Thành biết bạn mình có tư tưởng chống VNCH. Sau Tết Mậu Thân 1968, Liên Thành được báo tin Hồ Đăng Lương có hoạt động cho Việt cộng trong Tết Mậu Thân. Không nghi ngờ gì nữa, Liên Thành tìm bắt Hồ Đăng Lương. Đăng Lương biết thế nên trốn ra khỏi địa phương. Sau một thời gian truy tìm, đến ngày 6-6-1968, Liên Thành phát hiện được hầm bí mật nơi Hồ Đăng Lương đang trốn ở gần nhà ông Kiểm Hoanh, ở vùng núi sau lưng Lăng Khải Định thuộc xã Thủy Bằng. Liên Thành cho giở nắp hầm bí mật và gọi Đăng Lương lên nộp mạng. Nhưng Đăng Lương không lên, Liên Thành rút chốt lựu đạn ném xuống hầm, Đăng Lương chụp lựu đạn ném lên lại. Liên Thành điên tiết cho đào hầm bí mật của Đăng Lương, kéo Đăng Lương lên khỏi miệng hầm và cầm dao chặt đầu người bạn học đã từng ăn một mâm, ngồi học cùng một bàn suốt nhiều năm xưa. Sau đó Liên Thành lấy đầu của Hồ Đăng Lương cắm vào một cái cọc chôn bên con đường từ lăng Khải Định về làng Dã Lê Thượng xã Thủy Phương với mục đích nhử phục kích đồng đội đồng chí của Đăng Lương ban đêm về lấy đầu Đăng Lương. Nhưng cả tuần sau Liên Thành không phục kích được ai, dân chúng địa phương sợ hôi thối đã lén lấy đầu Đăng Lương đem chôn. Đăng Lương bị bạn Liên Thành thảm sát, thân dập một nơi, đầu chôn một nẻo. Đến sau 1975 một vài năm, một đồ đệ cũ của Liên Thành (hiện còn sống gần chợ Bến Ngự) báo cho bà Thái Thị Sen biết Hồ Đăng Lương, con trai bà, đã bị thảm sát như thế nào và đã bị vùi dập nơi đâu. Nhờ thế gia đình của Hồ Đăng Lương tìm được thân và đầu của anh đem về ráp lại táng ngay trong khu vườn, nơi Liên Thành, Hà Công Lương và người đã bị bạn thảm sát chơi đùa năm xưa.

Chuyện thảm sát đã diễn ra hơn 40 năm, nhưng mỗi lần nghe kể lại ai cũng rùng mình.

Chuyện Liên Thành giết thầy Ngô Kha, chặt đầu bạn Hồ Đăng Lương chưa được Liên Thành viết trong hồi ký Biến động miền Trung. Nhân trả lời bạn đọc, tôi đề nghị những người đang có cuốn sách này nên photocopy bài viết này kèm theo cuốn sách để thấy rõ hơn “cái công lao to lớn” của Liên Thành thời làm Chỉ huy trưởng BCH/CSQG Thừa Thiên-Huế đối với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu trước đây.

Trong quá khứ Liên Thành đã hành xử với thầy mình và bạn mình dã man như thế, đến tuổi già đáng lẽ phải hồi tâm sám hối với trời đất, với ông bà để xin được giải tội trước khi giả từ cái cõi tạm nầy, nhưng Liên Thành đã không những không hồi tâm sám hối mà còn làm ngược lại. Lưu vong ở Mỹ, Liên Thành không gây được tội ác giết người bằng da bằng thịt nữa, nay xoay qua viết sách bịa đặt bao điều xằng bậy, ác độc hòng giết tinh thần, uy tín xã hội của những người không cùng “lý tưởng” làm tay sai cho ngoại bang Mỹ như mình. Nghiên cứu văn hóa, lịch sử Việt Nam tôi chưa hề gặp một mẫu nhân vật phản diện nào mang cái nghiệp độc ác, quỷ quyệt nặng nề như Liên Thành. Đến bao giờ Liên Thành mới giải được cái nghiệp chướng ấy?

Chúng ta hãy tin vào luật nhân quả!

Huế, 20-11-2009

© 2009 Nguyễn Đắc Xuân

© 2009 talawas blog


[1] Xem Nguyễn Đắc Xuân: “Kỳ Ngoại hầu Cường Để với Phong trào Đông Du”, trong sách Việt Nam 100 năm Phong trào Đông du và hợp tác Việt Nhật để bảo tồn, Phát triển di sản văn hóa Huế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009, tr.186-217. Bài này nguyên là tham luận khoa học có tựa đề “Kỳ Ngoại hầu Cường Để – những điều tôi mới biết” đọc năm 2005 và đã photo tặng cho các anh Liên Á (cháu đích tôn của cụ Cường Để), cho Liên Hương, Liên Mai (anh em cùng cha khác mẹ với Liên Thành) và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến Kỳ Ngoại hầu Cường Để.

[2] Trực tiếp với ông Ngô Luyện và ông Ngô Tuyền. Hai ông nầy thuộc hàng bác của Ngô Kha. Cùng hàng nầy có Tướng Ngô Dzu thời VNCH.

[3] Ông Ngô Giu là anh ruột của Ngô Kha, Phó Quận trưởng Hưong Trà, mất trong Tết Mậu Thân 1-1968. Nhà 42 Bạch Đằng cũng là cơ sở của Ngô Kha in ấn báo Tự Quyết và báo Mặt trận Văn hóa miền Trung trước đó.

[4] Gia đình Ngô Kha: Cha mẹ: Ông Ngô Tuyên (Tri huyện Lệ Thủy, Chánh án Quảng Bình) và bà Cao Thị Uẩn. Anh chị em: Ngô Cơ (mất sớm), Ngô Tú (hưu trí, hiện ở Chi Lăng, Đà Lạt), Ngô Thị Trang (mất), Ngô Thị Thuấn (mất), Ngô Giu (Phó Quận trưởng Hương Trà, mất trong Tết Mậu Thân 1968), Ngô Thị Huân (sinh năm 1933, hiện đang giữ nhà thờ tại Thế Lại), Ngô Kha (1935-1973).