Saturday, February 5, 2011

Phạm Văn Sơn -Cố Đô Trong Biến Cố

Cố Đô Trong Biến Cố

Phạm Văn Sơn - Lê Văn Dương

Việt cộng đã tự do hành động và đi lại trong các khu phố suất từ mồng hai đến mồng bốn Tết mà về phía ta không có một phản ứng nào cả.

Trong các ngày được tự do hành động, bọn chúng tuyên truyền cho một mặt trận mới gọi làMặt trận Liên Minh Dân tộc Dân Chủ Và Hoà Bình do Lê Văn Hảo làm chủ tịch mặt trận Trị Thiên. Một số sinh viên và dân chúng thuộc thành phần tranh đấu phật giáo và hội đồng cứu quốc trong mấy năm trước đã tham gia vào tổ chức nầy, có sự tham gia của các sinh viên Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan.

Người ta cho biết giáo sư Lê Văn Hảo đã trốn ra khỏi thành phố Huế từ ngày 28 Tết. Người ta cũng nói sở dĩ dân Huế bị VC sát hại nhiều cũng vì chúng được chỉ điểm bởi các phần tử địa phương thù oán nhau qua những vụ xáo trộn chính trị từ trước đó. Một vài cơ sở dân sự đã chống trả lại địch một cách oanh liệt và giữ vững được như tại trường Thành Nhơn, 1 Trung đội Việt Nam Quốc Dân Đảng với một ít vũ khí thô sơ đã cầm cự với địch đến khi thành phố được giải toả.

Thanh niên Công giáo Phủ Cam có khoảng 100 người được võ trang nhẹ đã chống trả với địch trong suốt 4 ngày gay cấn hết đạn xin tiếp tế không được nên phải rút chạy về trường bay Phú Bài. Nếu họ có đầy đủ đạn dược vị tất khu Phủ Cam đã bị lọt vào tay địch. Một vài thường dân Hoa Kỳ đã chống cự rất anh dũng như trường hợp 5 người Mỹ dân sự ở một ngôi nhà gần cầu Nam Giao.

Họ đã chống cự với quân địch trong hai ngày liền không chịu hàng đến khi cả 5 người lần lượt bị bắn chết. Sự hy sinh của họ đã làm cho nhân dân Huế rất thán phục. Một gương chiến đấu khác của người Mỹ cũng rất hào hùng. Họ có 7 người ở tại số 4 Lý Thường Kiệt là nhân viên của hãng Industrial Relations Department đã chống cự lại địch khi chúng xâm nhập nhà nầy. Họ bắn địch bị chết và bị thương nhiều người. Địch phải dùng cả B.40 công phá khiến cho 2 trong 7 người nầy chết. Số 5 người còn lại có 2 đàn bà sau 24 giờ chống trả phải đầu hàng.

Địch làm chủ tình hình thị xã ngay từ mồng một. Trong ngày mồng hai chúng di chuyển trong thành phố kiểm soát dân chúng như chỗ không người.

Chúng vào từng nhà dân kêu gọi ra tập họp, phân loại những người thuộc thành phần công chức, quân nhân hay cảnh sát được tập trung lại để chúng giải thích giác ngộ và mang giữ lại một chỗ. Tại hữu ngạn sông Hương, những người bị giữ được chúng mang tập trung vào toà Đại Biểu Chính Phủ giam một đêm sáng hòm sau cho ai về nhà nấy.

Người ta bảo rằng VC bắt người và giết người theo một kỹ thuật gồm ba giai đoạn. Trường hợp trên là giai đoạn đầu đối với khu hữu ngạn ít khắt khe vì chúng không kiểm soát được bao lâu. Còn đối với khu tả ngạn nhất là tại Gia Hội chúng áp dụng được cả ba giai đoạn đầy đủ.

Thoạt giai đoạn đầu chúng cô lập hoá vùng chúng chiếm đóng, chia dân ra từng thành phần: công chức, quân nhân, cảnh sát còn dân chúng thời đoàn thể hóa thành các đoàn nam phụ lão ấu. Mọi thành phần đều có đại diện. Chúng ra lệnh cho ai nấy cứ an tâm làm việc. Chúng đi từng gia đình một tịch thu tất cả máy thu thanh để cô lập dân chúng với tất cả tin tức bên ngoài. Chúng phao tin toàn tỉnh Thừa Thiên và toàn quốc đã vào tay chúng.

Tiếp theo chúng kêu gọi các cán bộ quốc gia như công chức quân nhân, cảnh sát ra trình diện nạp vũ khí. Ai ra trình diện sẽ được khoan hồng ai bất tuân hoặc ngoan cố sẽ bị trừng trị. Mọi người ra trình diện được chúng phát cho một thẻ và cho về nhà. Chúng để cho mọi người tự do trong hai ngày liền không cưỡng bách một ai làm gì.

Giai đoạn thứ hai nầy được coi là giai đoạn vuốt ve.

Bước sang giai đoạn thứ ba, chúng bắt đầu diệt chính và khủng bố.

Sau hai ngày để cho mọi người được tự do, ngày thứ ba, cán bộ VC đi từng nhà một gọi các cán bộ quốc gia và đồng bào đi họp và học tập. Một số đi học tập đã không thấy trở về nhà nữa. Chúng đã dân lượt thủ tiêu các thành phần cồng chức, quân nhân, cảnh sát và dân chúng có tinh thần quốc gia. Những nạn nhân nầy không hề hay biết trước giờ định mệnh. Chính họ đã phải tự đào lấy hố chôn mình do VC viện cớ để ẩn núp máy bay ném bom. Đêm đến, họ bị giết hoặc bị trói rồi bị VC xô xuống những cái hầm do chính mình đã đào trước đó.

Riêng số người bị VC bắt và bị giết ở vùng ngoại ô có tới trên dưới 1000 [1]. . Những người bị giết đều là quân nhân, công chức, cảnh sát hoặc những người vì tư thù tư oán do những xáo trộn chính trị tại Huế trước kia. Người ta tìm thấy rải rác khắp nơi những hầm chọn người nhiều nhất ở trường Trung học Gia Hội, chùa Tăng Quang Tự, Bãi Dâu (30 hầm) và lăng Tự Đức (20 hầm). Những xác đào lên đã cho thấy những người bạc phước ấy bị giết một cách vô cùng dã man như bị chặt đầu, chặt tay trước khi chôn hoặc bị chôn sống trói cột lại từng chùm từ 10 đến 15 người xô xuống hầm rồi lấp đất.

Trong các vụ chôn sống và sát hại dã man có cả các giáo sư đại học Tây Đức dạy ở Y khoa Đại học Huế. Đó là bác sĩ và bà Hort Gunther Krainick, bác sĩ Raimund Discher và bác sĩ Alois Alterkoster .

Các giáo sư Tây Đức sang Việt Nam với tư cách đại diện của một quốc gia thân hữu trợ giúp cho Việt Nam Cộng Hoà về phương diện kỹ thuật khoa học. Những vị nầy bị bắt sáng 31.01.68. Khi chúng đột nhập cư xá Đại học Huế. VC không bắt các giáo sư Đại học người Việt Nam có lẽ chúng do dự muốn lấy lòng vị chủ tịch Mặt Trận chính trị Trị Thiên là Lê Văn Hảo chẳng phải ai xa lạ cũng là một giáo sư đại học. Mãi tới tháng 4.1968 người ta mới khám phá được hầm chôn chung các giáo sư Tây Đức và bà Krainick. Sự tiêu diệt nầy làm cả thế giới chấn động và công phẫn.

Người ta không ngờ VC lại tàn bạo và dã man đến nỗi sát hại cả những người chỉ lo phục vụ cho tình thương và nhân loại mà họ không gớm tay.

Qua những vụ cuồng sát của VC nầy, dư luận và báo chí quốc tế không ngớt lên tiếng kết án . Tờ Times tại Luân Đôn đăng trang đầu với hàng chữ lớn nhan để chính sách hành quyết tập thể đã được xác nhận trong những hố chôn tập thể tại Huế trong đó ký giả Stewart Harris đã cực lực phản đối. Tuần báo Minute của Pháp do ký giả Yves Gautron viết cũng cho rắng bất cứ ai cũng không thể tha thứ được hành vi man rợ của VC đã sát hại những dân vô tội tại Huế. Tại Pháp, để phản đối, thanh niên Pháp ở Ba lê đã tổ chức một cuộc biểu tình tại công trường Ternes lên án các hành động dã man của VC tại Huế.

Về phía nhân vật Việt Nam có những giới chức sau đây bị giết: ông Trần Đình Phương, Phó thị trưởng Huế bị hạ sát ngay trước cửa nhà mãi 8 ngày sau mới được tạm chôn ở vỉa hè trước cửa nhà ông, thiếu tá Trần Hữu Bào, Phó Nội an Thừa Thiên, thiếu tá Bửu Thạnh, ủy viên chính phủ Toà án Mặt trận.

Bị bắt mất tích: ông Nguyễn Khoa Hoàng, chánh văn phòng Tòa thượng thẩm Huế cùng con trai lớn là luật sư. Ông Hoàng bị bắt sáng mồng 2 Tết, người con năn nỉ chúng bắt đi theo luôn.

Bị thương: Thiếu tá Bào Tiểu khu phó, ông bị thương khi địch tấn công vào Bộ chỉ huy Tiểu khu lúc 03 giờ ngày 31.01.68 ....

Nhiều thường dân đã bị chết và bị thương trong biến cố. Tổng số thiệt hại về nhà cửa và nhân mạng (thường dân) được ghi nhận qua bảng thống kê của thị xã Huế như sau:

- Chết 944; bị thương 784. Thiệt hại nhà cửa hoàn toàn: 4.456 căn; hư hại trên 50%: 3.360; hư hại dưới 50%


[1] Theo Nguyễn Trân, trong số 2.800 người dân Huế bị VC giết và chôn tập thể dã tìm thấy có 790 hội viên các Hội đồng tỉnh, thị xã và xã bị gán cái tội "cường hào ác bá", 1.892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, hàng trăm thanh niên trong tuổi quân dịch.... Trong "Công Và Tội. Những sự thật lịch sử" Xuân thu, 1992 (trang 642).

No comments:

Post a Comment