Sunday, October 17, 2010

Viet Luan PV Ong Vo van Ai ve quy NED tro cap.

Tờ báo Việt Luận bên Úc Đại Lợi số phát hành ngày 9.5.2008 đã phỏng vấn ông Võ Văn Ái về nội tình Phật giáo sau khi Giáo chỉ số 9 ra đời, bài rất dài. Hôm nay tôi chỉ xin ghi lại một đoạn báo Việt Luận đã hỏi về cơ quan Hoa Kỳ NED trợ cấp cho tổ chức đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền mà ông Ái điều hành.
Vì câu trả lời rất dài, xin quý vị vui lòng mở attachment để đọc và thẩm định.

VL : Được biết trước đây văn phòng của ông được cơ quan Hoa kỳ NED trợ cấp hàng năm một ngân khoản để tranh đấu cho tự do và dân chủ cho Việt Nam, xin ông cho biết là trợ cấp hiện nay có còn hay không? Xin ông có thể mô tả tổ chức của ông đã làm được gì cho tự do và dân chủ cho VN?

VVA : Vì đối tượng phỏng vấn là vấn đề Phật giáo của một người làm việc cho Phật giáo, nên bình thường câu hỏi trên sẽ được trả lời ngắn gọn là Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế không nhận một tài trợ nào đến bất cứ từ đâu, ngoài sự tự nguyện tham gia và đóng góp của Giáo hội và đồng bào Phật tử. Chấm hết.

Nhưng tôi đoán quý báo phản ảnh những luồng dư luận của báo chí Cộng sản trong nước vu cáo chúng tôi, tiếp đấy là các Trang nhà ủng hộ Hà Nội như Giao Điểm, Đông Dương Thời báo ở Hoa Kỳ, mà lập trường được ghi rõ trên Trang nhà của họ là “TIẾNG NÓI CỦA MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI VẬN ĐỘNG TOÀN DÂN TRONG NƯỚC VÀ HẢI NGOẠI QUYẾT TÂM CÙNG QUÂN ĐỘI VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HOÀN THÀNH ƯỚC MƠ DÂN TỘC LÀ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN VĂN HÓA: GIẢI HOẶC VÀ GIẢI TRỪ GIẶC ÁO ĐEN VATICAN, GIẶC ÁO ĐEN BẢN ĐỊA VÀ GIẶC TIN LÀNH”. Lại thêm sự kiện gần đây, kể từ Giáo chỉ số 9 của Đức Tăng thống ban hành ngày 8.9.2007, thì một số chư Tăng và Cư sĩ ly khai GHPGVNTN dùng các luận điệu cộng sản trên đây để vu cáo chúng tôi theo huyên truyền của Công an cộng sản, mà mục tiêu nhằm dập tắt tiếng nói Phật giáo của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và công cuộc vận động quốc tế cho nhân quyền và dân chủ Việt Nam.

Vì vậy tôi phải đề cập dài để trả lời từ ngọn ngành của câu hỏi. Chứ không thể nói có hay không như tại các phòng thẩm vấn của công an.

Hiện tôi giữ hai chức vụ của hai tổ chức khác nhau : Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, và Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế kiêm Phát ngôn nhân Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN.

Cơ sở Quê Mẹ ra đời tại Paris cuối năm 1975 hoạt động trên ba lĩnh vực văn hoá, nhân quyền và cứu sống Người Vượt Biển thông qua tạp chí Quê Mẹ, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Uỷ ban Cứu Sống Người Vượt Biển. Nhận thức tình hình điêu linh của đất nước cần có sự tập họp cứu nguy của mọi thành phần dân tộc, nên ngay từ đầu cho đến về sau, tổ chức Quê Mẹ không mang màu sắc tôn giáo hay đảng phái để có thể phục vụ cho ngưỡng vọng toàn dân Việt. Chủ trương này vẫn tiến hành cho đến ngày hôm nay.

Do có liên hệ với Giáo hội Phật giáo từ thập niên 40 và là Phật tử, và do sự thỉnh mời của các bậc Cao tăng trong nước vào năm 1992, tôi nhận lời giúp GHPGVNTN và hình thành Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tại Paris để giúp thông tin và vận động cho Phật giáo trên trường quốc tế.

Trước măm 1975, tôi làm chủ một nhà in tại Paris. Từ khi Cơ sở Quê Mẹ ra đời, chúng tôi dùng lợi tức của nhà in để hoạt động. Tai nạn bắt đầu vào năm 1978, khi Cơ sở Quê Mẹ xướng xuất chiến dịch Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam vào tháng 11.1978. Chiến dịch này được các bạn hữu quốc tế, từ nhân sĩ, trí thức, nhà văn, giáo sư đại học đến chính giới... tham gia ủng hộ. Nhờ vậy con Tàu Đảo Ánh Sáng đã ra biển Đông vớt Người Vượt Biển năm 1979. Thoạt đầu chúng tôi chỉ muốn đánh tiếng chuông cảnh tỉnh về thảm trạng Người Vượt Biển, không mong gì quyên đủ tiền thuê tàu. Nào ngờ chiến dịch được nhân dân Pháp, Châu Âu và trên thế giới nhiệt liệt hưởng ứng.

Thời ấy âm hưởng chiến tranh Việt Nam còn dư vang. Đa số dư luận bị phe tả và Liên xô tuyên truyền, nên Tây phương nhìn người Vượt Biển như những”tội phạm chiến tranh” hay “tay sai của Mỹ”. Ký giả đài Truyền hình Hoà Lan đến Paris phỏng vấn tôi, anh là người đảng Xã hội, nên hỏi rằng :

- Vì sao phải quyên tiền giúp cho những người thân Mỹ, tay sai Mỹ qua chiến dịch Con Tàu đi vớt người ?

Tôi đáp :

- Nếu anh đang đi dọc các con lạch (Gracht) ở thủ đô Amsterdam, bỗng thấy một người chết đuối đang ngoi đầu kêu cứu, anh sẽ nhảy xuống cứu người ấy, hay anh đặt câu hỏi người ấy theo phe tả hay phe hữu, người ấy theo Mỹ hay chống Mỹ, rồi anh mới quyết định cứu ?

Hiển nhiên trong cuộc phỏng vấn ấy tôi còn giải thích nhiều đến chế độ độc tài Cộng sản và thành phần nghèo khổ ra đi, có khi vì tương lai con cái chắt mót tiền của gửi con đi trước, v.v...

Buổi phỏng vấn của tôi được chiếu đi chiếu lại 3 lần trước dịp Giáng sinh năm 1978. Nhân dân Hoà Lan mủi lòng trước thảm nạn Người Vượt Biển gửi tiền về Đài Truyền hình ủng hộ. Trong vòng 10 ngày thu được 8 (tám) triệu quan Pháp thời ấy để cứu sống Người Vượt Biển Việt Nam. Lúc bấy giờ mỗi giờ có 55 người Vượt Biển tắp vào bờ biển Mã Lai. Tại Pháp, hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ ban Một Chiếc Tàu cho Việt Nam, trụ sở đặt tại toà soạn tạp chí Quê Mẹ, nhân dân Pháp đóng góp trong vòng hai tháng được 3 (ba) triệu quan Pháp.

Đảng Cộng sản Pháp nóng mặt thay cho Đảng Cộng sản Việt Nam cũng mở chiến dịch góp tiền giúp Hà Nội. Những áp phích lớn 2, 3 mét dán khắp nuớc Pháp. Nhưng trong vòng 2 tháng chỉ thu được nửa triệu quan Pháp.

Trên kia tôi nói tai nạn của chúng tôi bắt đầu vào năm 1978 khi khai sinh chiến dịch Một Con Tàu cho Việt Nam. Là vì sự đánh phá phát khởi từ Hà Nội thông qua các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, các cơ quan truyền thông đại chúng của Cộng sản, v.v... vu khống, mạ lỵ tôi và chiến dịch con tàu đi vớt người này. Rồi thông qua những bàn tay nối dài nằm vùng trong Cộng đồng Người Việt Tị nạn thư rơi, thư rớt nói tôi lợi dụng Con Tàu lấy tiền bỏ túi. Hai ông « nhà báo quốc gia » ở Paris cung cấp “hồ sơ tin vịt” cho tuần báo cực hữu Minute của Pháp viết bài mạ lỵ tôi. Trong khi ấy tờ Văn Nghệ Tiền Phong viết bài rêu rao “Con Tàu Ma”. Chính diện là vu cáo Võ Văn Ái, nhưng phản diện là phá chiến dịch Một Con Tàu cho Việt Nam đi cứu người Vượt Biển, đang là tiếng vang lớn quốc tế tố cáo chế độ sát nhân của Hà Nội.

Tôi chỉ xướng xuất chiến dịch và vận động công luận Âu Mỹ Á cho con tàu thành hình. Việc tài chánh thu chi do các bạn Pháp trong Uỷ ban làm thủ qũy cáng đáng.

Tôi truy tố tuần báo Minute ra trước toà án Paris. Tất cả sổ sách, chi thu của Nhà in, của riêng cá nhân tôi, cũng như của Uỷ ban Một Chiếc Tàu cho Việt Nam được thu tập trình toà chứng minh chúng tôi không động một tơ hào trong việc Cứu Người Vượt Biển.

Tôi thắng kiện tuần báo Minute. Nhân chứng trước toà là các bạn Pháp và ngoại quốc trong Uỷ ban Con Tàu : Nhà Toán học Leonid Pliouchtch, người Ukraine, Nhà văn nữ Claudie Broyelle, Chủ tịch Uỷ ban Một Chiếc Tàu cho Việt Nam. và Nhà báo Olivier Todd, Chủ bút tuần báo Express, bà Françoise Gautier, Thủ qũy Uỷ ban Con Tàu. Minute phải trả tiền in án lệnh trên 3 tờ báo lớn ở Paris và trên báo Minute. Đây là một ví dụ của « con kiến kiện củ khoai ». Vì báo Minute thế lực và giàu có. Tôi là người tị nạn cô thân. Thời ấy báo Minute chuyên viết các bài chống người Vượt Biển vào Pháp hoặc diễu cợt thân phận thuộc địa cũ của Pháp. Lấy lý do người Việt sẽ cướp công ăn việc làm của dân Pháp. Lý luận không mấy nhân đạo. Song dễ xúc động giới bình dân Pháp nào có tinh thần chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.

Khi mở đầu chiến dịch chúng tôi thăm dò thuê tàu. Có năm hãng hứa cho thuê. Nhưng khi có đủ tiền, thì cả năm nơi đều lấy đủ cớ khước từ. Nguyên do là một Công đoàn thuộc đảng Cộng sản làm áp lực để chiến dịch Con Tàu thất bại, nên họ áp lực các hãng tàu không cho chúng tôi thuê. Chúng tôi loan báo trên tạp chí Quê Mẹ nỗi khó khăn. Nhờ vậy, trong cơn thất vọng tràn trề thì phép lạ hiện ra. Vào lúc 3 giờ sáng, một bà độc giả Quê Mẹ từ Noumea, thủ đô Nouvelle Calédonie thuộc Pháp trên biển Thái Bình dương, điện thoại sang cho biết chồng bà là chủ chiếc tàu Đảo Ánh Sáng, khách thuê vừa trả nên sẵn sàng cho chúng tôi thuê. Liền hôm sau chúng tôi cử người bay sang Nouvelle Caledonie ký hợp đồng thuê tàu. Thế là chiến dịch hoàn thành.

Do phải chống chọi như vậy, cộng với sự vu khống, chửi bới ra rả hằng ngày về một “Con Tàu Ma”, chúng tôi cùng với tất cả thợ thầy trong nhà in đổ xô vào hoạt động cho Con Tàu thành hình ra Biển Đông vớt người. Bỏ bê khách nhà in. Siêu thị Samaritaine là khách lớn của chúng tôi tại Paris đánh điện tín cho biết gọi điện thoại 53 lần để giao món in, nhưng đường dây lúc nào cũng bận. Đấy chỉ là một trong bao nhiêu ví dụ.

Vì vậy nhà in của tôi bị vỡ nợ và bị nhà nước Pháp tịch biên gia sản năm 1982. Sở Thuế vụ Pháp cử một Uỷ viên tài chánh đến điều tra và kiểm soát chi thu của Nhà in trong vòng 2 tháng. Kết luận về sự vỡ nợ của Nhà in bị đem bán phát mải, bản phúc trình viết :

“Qua cuộc xử đoán ngày 29.1.1982, Toà án thương mại hạt Hauts-de-Seine đã tuyên lệnh tịch biên gia sản ông Võ Văn Ái và chỉ định Luật sư Calmels làm quản tài;

“Qua những khó khăn có thể biện giải bằng sự kiện hầu hết mọi hoạt động của ông Võ Văn Ái đều cung hiến cho công tác đấu tranh cho Nhân quyền và đặc biệt cho vấn đề cứu trợ những người tị nạn Việt Nam;

“Qua lý do bị mất hết những khách hàng quen thuộc và chính yếu, tổng số tiền thu nhập trong hai niên khóa 1980 và 1981 của ông Võ Văn Ái xuống rất thấp”. (xin xem tường trình chi tiết và tư liệu về vụ tịch biên gia sản này trên tạp chí Quê Mẹ số 51-52 đầu năm 1983).

Sạt nghiệp. Hết phương tiện tài chánh đấu tranh. Chúng tôi đau đớn bó tay.

May thay các bạn bè ly khai Đông Âu, Liên Xô cũ cám cảnh đứng ra thành lập tại Paris “Hội Những Người bạn của Quê Mẹ” (Association Les Amis de Quê Mẹ) do nhà Toán học Leonid Pliouchtch làm Chủ tịch với một Ban Bảo trợ gồm 172 nhân sĩ quốc tế, trí thức, nhà văn, nhà báo, giáo sư đại học. Tiêu biểu như

Raymond ARON, Triết gia,

-Stanilas BARANCZAK, Giáo sư Đại học Havard,

-Kịch tác gia, Samuel BECKETT,

-Giải Nobel Văn học, André BERGERON,

-Tổng thư ký Lực lượng Thợ thuyền Pháp, Alain BESANSON,

-Giáo sư Xã hội học, Sorbonne, Vladimir BOUKOWSKI,

-Nhà văn ly khai Nga, Pierre EMMANUEL,

-Thi sĩ, Viện sĩ Hàn Lâm viện Pháp, André GLUCKSMANN,

-Triết gia, Paul GOMA,

-Nhà văn ly khai Lỗ Mã Ni, Petro GRIGORENKO,

-Cựu Đại tướng Hồng quân ly khai Nga, Eugene IONESCO,

-Kịch tác gia, Viện sĩ Hàn Lâm viện Pháp, Lane KIRKLAND,

-Chủ tịch Công đoàn Hoa Kỳ AFL-CIO, Arthur KOESTLER,

-Nhà văn, Bernard-Henry LEVY,

-Nhà văn, Hubert MATOS, Tổng thư ký Phong trào Độc lập Dân chủ Cuba, Czeslaw MILOSZ, -

-Thi sĩ, Giải Nobel Văn học, Edgar MORIN,

-Nhà Xã hội học, Iris MURDOCH,

Nhà văn nữ, Susan SONTAG,

-Nhà văn nữ, Olivier TODD,

-Nhà văn nhà báo, Pierre VIDAL-NAQUET,

Giáo sư Đại học v.v...



-----------------------

Từ năm 2004 đến năm 2009, cơ quan NED ( The National Endowment for Democracy)

đã trợ cấp 548.000 Đô la Mỹ cho Ông Võ Văn Ái

- Hứa vạng Thọ -

Trong bài viết đầu năm 2010 , TinParis có đề cập đến việc NED có cung cấp tiền cho ông Võ Văn Ái để hoạt động "có lợi cho dân chủ ở VN" qua link dưới đây :

Khi Võ Văn Ái đề cao Nhất Hạnh trong quyển sách " Hoa Sen trong Biển Lửa " , và Võ văn Ái được NED ( Mỹ ) yểm trợ bao nhiêu trong năm 2008 ?

Võ Văn Ái là một con người " khó hiểu và phức tạp ". Trước 1975 , Võ Văn Ái và Nhất Hạnh hoạt động chung như " hình với bóng ", làm lợi cho Cộng sản Việt Nam rất nhiều.. Sau 75,họ không hoạt động chung với nhau , ta thấy Võ Văn Ái hoạt động có vẽ " chống Hà Nội " và được Mỹ ( NED) yểm trợ $US khá nhiều ( xem tài liệu đính kềm ở phần cuối ). Nhưng điều nầy không thể kết luận là Võ Văn Ái làm lợi cho người Việt Quốc Gia . Nhất Hạnh thì cộng tác với Hà Nội một cách công khai và kẻ thù phá hoại người việt Quốc Gia !

Đến tháng 9. 2009, khi TinParis tố cáo việc " biểu tình tại gia " của Thích Quảng Độ , việc đề nghị Người việt hải Ngoại họp với CSVG ( trùng với Việt Cộng tổ chức Đại Hội Việt Kiều cuối tháng 11 tại Hà Nội ) , thì tại Hải Ngoại ông Võ Văn Ái hoạt động rất khắn khít với Băng Đảng Việt Tân để hô hào hòa giải với VC để chống Trung Cộng ..v.v. Toàn là những mặt trận giả để quên đi kẻ thù chính của Cộng Đồng Hải Ngoại là Việt Cộng và Băng Đảng của chúng.

Chúng tôi không chê trách những người được Mỹ trợ cấp tiền để đấu tranh cho Dân Chủ ở Việt Nam, nhưng chúng tôi không ủng hộ những người chỉ tuân lệnh Mỹ vì muốn nhận tiền của Mỹ và đi lại chủ đích của mình, nhưng cũng biết đâu họ chơi " cờ cao nhị trùng " ?

Hiện nay Mỹ đã tư nhân hóa CIA, cũng như Quân Đội vì chiến tranh cũng như công việc tình báo đã đổi khác ( thường chú trọng đến tình báo kỹ nghệ hơn là quân sự vì chính tư nhân cung cấp vũ khí, bom đạn cho Quân Đội ) . Chiến tranh hiện nay không còn biên giới , và việc chiến tranh tin học mới nguy hiểm bội phần . quý đọc giả có thể đọc các bài viết dưới đây của TinParis để hiểu thêm :


Sau khi viếng site Web chánh thức của NED là http: //www.ned.org , tôi tìm ra số tiền mà NED đã trợ cấp cho Ông Võ Văn Ái ( qua tờ báo Quê Mẹ ) là 548.000 Đô La Mỹ phân phối như sau :


Năm
Số tiền $US
2009
97.000
2008
107.000
2007
107.000
2006
97.000
2005
70.000
2004
70.000
Tổng Cộng
548.000


Chúng tôi xin để quý độc giả phán đoán .

Hứa vạng Thọ
12.10.2010

  • Phụ đính
  • Sau đây là Bản Báo cáo thường niên của NED về việc tài trợ cho những người tranh đấu Dân Chủ cho Việt nam.

  • Vietnam
  • http://www.ned.org/publications/annual-reports/2009-annual-report/asia/description-of-2009-grants/vietnam
  • 2009

LEGAL AID
$76,000
To promote the rule of law through strategic legal education and social justice initiatives. The project will train lawyers and other advocates to assist individuals and communities gain concrete realization of their rights, particularly in the areas of land rights, human trafficking, and religious freedom.

Association of Vietnamese Overseas: Culture & Liaison
$97,000

To promote human rights and democratic values in Vietnam. Quê Me will publish reports and mini-bulletins that provide uncensored news and commentary to readers in Vietnam, and will also conduct advocacy campaigns drawing international attention to human rights conditions and the efforts of prodemocracy activists inside the country.
International Institute for Vietnam
$35,000
To foster greater knowledge of democratic ideas and democratic transitions. The project will equip prodemocracy activists with knowledge and skills to enhance their ability to act as effective advocates of democratic values and effective leaders of productive civil society activities.
Overseas Organization to Support the Humanist Movement in Vietnam
$35,000
To engage the Vietnamese public in discussing democratic ideas. The project will provide dynamic democracy education through internet radio, including call-in shows and other forums for interactive listener engagement.


  • 2008 http://www.ned.org/publications/annual-reports/2008-annual-report/asia/description-of-2008-grants/vietnam

Legal Aid
$60,000
To promote the rule of law through strategic legal education and social justice initiatives. The project will train lawyers and coordinate their social justice advocacy and legal intervention work, particularly in the areas of land rights, human trafficking, and religious freedom.

Association of Vietnamese Overseas: Culture and Liaison (Quê Me)
$107,000
To promote human rights and democratic values in Vietnam. Quê Me will publish reports and mini-bulletins that provide uncensored news and commentary to readers in Vietnam, and will also conduct advocacy campaigns drawing international attention to human rights conditions and the efforts of prodemocracy activists inside the country.

International Institute for Vietnam
$35,000
To foster greater knowledge of democratic ideas and democratic transitions. The project will equip prodemocracy activists with knowledge and skills to enhance their ability to act as effective advocates for democratization and effective leaders of productive civil-society activities.
Overseas Organization to Support the Humanist Movement in Vietnam
$35,000
To engage the Vietnamese public in discussing democratic ideas. The project will provide dynamic democracy education through Internet radio, including call-in shows and other forums for interactive listener engagement.


  • 2007 http://www.ned.org/publications/annual-reports/2007-annual-report/asia/description-of-2007-grants/vietnam

Vietnam

Association of Vietnamese Overseas: Culture and Liaison (Que Me)
$107,000

To promote human rights and democratic values in Vietnam. Que Me will publish reports and mini-bulletins that provide uncensored news and commentary to readers in Vietnam, and will also conduct advocacy campaigns drawing international attention to human rights conditions and the efforts of prodemocracy activists inside the country.

International Institute for Vietnam
$35,000
To foster greater knowledge of democratic ideas and democratic transitions. The project will equip prodemocracy activists with knowledge and skills to enhance their ability to act as effective advocates for democratization and effective leaders of productive civil society activities.

Overseas Organization to Support the Humanist Movement in Vietnam
$35,000
To engage the Vietnamese public in discussion on democratic ideas. The project will provide dynamic democracy education through Internet radio, including call-in shows and other forums for interactive listener engagement.

  • 2006
  • http://www.ned.org/publications/annual-reports/2006-annual-report/asia/description-of-2006-grants/vietnam

Vietnam

Association of Vietnamese Overseas Culture and Liaison (Que Me)
$97,000

To promote human rights and democratic values in Vietnam. Que Me will publish reports and mini-bulletins that provide uncensored news and commentary. Que Me will also conduct advocacy campaigns drawing international attention to human rights conditions and the efforts of prodemocracy activists inside the country.

National Democratic Institute for International Affairs
$203,076
To strengthen citizen participation in local government. NDI will conduct a pilot program with a local partner to increase interaction between citizens and commune council authorities.

  • 2005
  • http://www.ned.org/publications/annual-reports/2005-annual-report/asia/description-of-2005-grants/vietnam

Vietnam
Legal Reform Program
$40,000
To improve Vietnam's legal system, with the aim of improving access to justice for all citizens and strengthening the rule of law. The program will include production of educational materials for the general public, compilation of procedural manuals for professionals working in the judicial and legal systems, and training workshops.

Association for Vietnamese Overseas: Culture and Liaison
$70,000
To promote human rights and democratic values in Vietnam. The Association will publish a bi-monthly Vietnamese-language magazine that provides uncensored news and commentary, and conduct advocacy campaigns drawing international attention to human rights conditions and the efforts of prodemocracy activists inside the country.

  • 2004 http://www.ned.org/publications/annual-reports/2005-annual-report/asia/description-of-2005-grants/vietnam

Vietnam
Legal Reform Program
$40,000
To improve Vietnam's legal system, with the aim of improving access to justice for all citizens and strengthening the rule of law. The program will include production of educational materials for the general public, compilation of procedural manuals for professionals working in the judicial and legal systems, and training workshops.

Association for Vietnamese Overseas: Culture and Liaison
$70,000
To promote human rights and democratic values in Vietnam. The Association will publish a bi-monthly Vietnamese-language magazine that provides uncensored news and commentary, and conduct advocacy campaigns drawing international attention to human rights conditions and the efforts of prodemocracy activists inside the country

No comments:

Post a Comment