Monday, June 22, 2009

VỤ THẢM SÁT TÂN LẬP 21 tháng 4 năm 1975,

Thảm sát ở làng Tân Lập, Xuân Lộc


Tôi xin viết bài này, bắt đầu từ một tiến trình thu gọn những biến cố đau thương trải qua trong đờị..

1.Một vụ xử tử trước mắt trẻ thơ.


Tôi là một thằng nhóc nhà quệ Hay nói rõ hơn, tôi sinh ra nơi đồng nội rạ rơm trong cuộc chiến tranh Việt Pháp. Lúc tôi khoảng 7 hay 8 tuổi, tôi nhớ mang máng là vậy, ba tôi và những người trong một làng xa thành phố Phan Thiết về hướng Tây Bắc, được người ta mời đi lên một vùng rất xa để tham dự một cuộc "meeting" gì đó. Khi đến nơi, tôi thấy một đám đông vây quanh một ngôi mả vôị Một người bị bịt mặt, hai tay bị trói quặt ra phía sau, cột vào một thân cây tự lúc nào.

Bỗng tôi nghe một tiếng nổ. Người bịt mặt quẹo đầu xuống. Tôi há hóc mồm trong cảm giác kinh hoàng. Và sau đó người ta đã làm văn nghệ, hát hò. Ba tôi âm thầm đắt tôi về nhà, đường đi cả chục cây số, ban đêm, vì sợ cà nông từ phố bắn lên. Tôi còn quá nhỏ để hiểu chiến tranh và sự tàn nhẫn của con người, song đủ trí khôn để biết người ta đã giết người trong chiến tranh.

2.Người hành hạ người như thú vật

Tôi, thằng nhóc trong đoạn văn trên, khoảng 25 năm sau, trở thành tên tù tàn binh trong một trại tù VC gọi là trại tù tàn binh Kà Tót. Một buổi chiều hiu hắt nắng tháng 5 năm 1975, tôi và bạn bè bị gom vào sân trại giữa rừng núi âm u lách len những tia nắng quáị

Hai hàng dọc!
Thẳng! Cởi hết quần áo ra!

Tập trung tất cả thuốc men, thức ăn, mùng mền, võng, giầy dép!

Chỉ mặt xà lỏn hay xì líp!

Nhanh lên!

Ê! Anh kia! Làm cái gì đó! Vào hàng ngay!

Tôi bắn vỡ sọ bây giờ!

Sau lệnh bắt mọi người đưa hai tay lên trời để cán bộ khám xét, và đồ đạc mang theo để đọc dài dưới chân, người ta đã gom tất cả thức ăn vào nhà bếp. Nào đường, nào gạo, nào nước mắm, xì dầụ... Người ta đã gom tất cả thuốc men cuả anh em đem theo lên phòng thuốc. Nào Tifomycine, nào Fansida, nào Chloroquinẹ.. Người ta đã gom tất cà mùng mền, chiếu võng, giầy dép vào kho trại lợp lá hoang sợ..
Khi lệnh cho mặc quần áo trở lại để về lán trại, mọi người trở thành vô sản. Đi chân đất. Vôrừng lao động cắt tranh, chặt cây, cuốc đất cũng bằng đôi chân trần trong lúc giầy dép họ tịch thu chất đống.
Bệnh hoạn không có một viên thuốc. Trong lúc thuốc của anh em họ lấy đi đâu mất. Thức ăn trại cung cấp là cơm gạo mục, khoai mì và măng rừng nấu với muốị Trong lúc thức ăn anh em họ đem cho cán bộ ăn riêng. Tốại ngủ trơ thân cho muỗi đốt. Trong lúc mùng mền của anh em họ chất một núi trong kho không cho sử dụng. Sốt rét, vì muỗi Kà Tót là loại sốt rét ác tính kinh người, giết người nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn đạn AK, nên sốt rét đã thay mặt đảng, kẻ chiến thắng, hành hạ tù tàn binh không tấc sắt...

Những người cộng sản đã coi chúng tôi, những người Việt Nam đồng loại, những người tù, những người lính thua trận... không bằng một con vật. Chết! Lệnh đem xác ra vùi ở một xó rừng! Đói, kietầ sức, bệnh hoạn, sốt rét... đã giết không biết bao nhiêu anh em mà VC không cần bắn một viên đạn! Tôi đã sống sót, không bị bỏ thây trong rừng Kà Tót. Không hiểu tại sao!

3.Phải chi anh đừng về trình diện...

Đại úy Nguyễn Văn Trò thuộc tiểu khu Bình Thuận đã từng bị VC treo giá vì những chiến công của anh trước 1975. Anh không bị VC bắt tại quê nhà, Anh đã biết sợ.
Anh trốn vào Sài Gòn trước khi Phan Thiết lọt vào tay VC ngày 19/4/1975. Anh ở Sài Gòn cho mãi đến cái ngày tướng VC Trần Văn Trà vào ngồi chỗ cái ghế ông Thiệu trong dinh Độc Lập cũ, ngày ngày nghe đài Sài Gòn VC phát lời "khuyến dụ" 10 điều 7 điểm của MTGPMN, của tướng Trần Văn Trà, chủ tịch Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn, về chính sách khoan hồng của "cách mạng". Anh nhớ nhà, nhớ vợ con, nhớ và theo lời tướng Trần Văn Trà để lên xe đò về quệ Anh đã về chỗ chết mà anh không biết.

Anh về Phan Thiết để hôm sau trình diện. Xuống xe về gặp vợ con không đầy mấy tiếng đồng hồ, xe jeep của quân quản VC chở bộ độiVC đến bốc anh. Hôm sau, xác anh bị vứt trên một bờ suối cạn ở Phú Bình, phía Tây Bắc, cách thành phố Phan Thiết khoảng 8 cây số. Anh đã bị hành quyết bằng búa vỡ sọ. Cộng sản cũng không tốn một viên đạn. Mấy ngày sau gia đình tìm được xác anh, mang về thành phố tẩm liệm. Tiếng khóc tức tưởi của thân nhân lại bị VC dập tắt:


" Cấm khóc! Hắn là tên có nợ máu với nhân dân! Không được khóc! Nghe chưa!"

Nỗi kinh hoàng kia nối tiếp nỗi kinh hoàng nọ. Tiếng khóc của Mẹ anh, của vợ anh, bên quan tài Trò im bặt:

" Ai cho phép thờ tấm hình thằng đại úy ngụy trên bàn thờ? Hắn là tên phản quốc, hắn có nợ máu với nhân dân! Dẹp!"

Tấm hình mang ba bông mai của Trò phải đem xuống. Và người quả phụ bất hạnh phải đem hình chồng vào dấu trong phòng ngủ của nàng. Người đàn bà khốn khổ đó là bạn học cùng lớp với kẻ viết lại mấy dòng nàỵ

4.Bàn tay máu của Tiểu Đoàn 307 VC: vụ thảm sát tại làng Tân Lập, Xuân Lộc, Long Khánh

Đây là phần chính của bài viết nhân vụ tà quyền Hà Nội làm ồn ào chuyện gọi là
"thảm sát ở làng Thạnh Phong, Kiến Hòạ"

Sáng ngày 22/4/1975, sau khi Sư Đoàn 18BB của tướng Lê Minh Đảo được lệnh bỏ ngỏ Long Khánh, các đơn vị Nghĩa Quân và Địa Phương Quân Việt Nam Cộng Hòa quanh Xuân Lộc tức tốc rời bỏ vị trí trước áp lực cuả ít nhất là 3 sư đoàn Bắc quân chuẩn bị tràn vàọ Trong cuộc rút quân vội vàng đó, các đơn vị Nghĩa Quân và Địa Phương Quân thuộc xã Tân Lập, Xuân Lộc đã bỏ sót lại một số dây mìn Claymore tại các vị trí án ngữ.

Gần trưa 22/4, cánh quân của Tiểu Đoàn 307 tràn qua Tân Lập và một đơn vị của sư đoàn này đã vướng mìn. Số thương vong không biết cụ thể. Không biết do chủ trương trước để trả thù những thiệt hại nặng nề khi chạm súng với Sư Đoàn 18BB+ các đơn vị Tiểu Khu Long Khánh, hay vì vụ vướng mìn ở xã Tân Lập, Bắc quân đã tàn sát hơn một nửa dân số của xã Tân Lập, bất kể già trẻ, đàn ông hay đàn bà...


Bắc quân đã hành động ra saỏ Họ đã bắt tất cả những người còn lại trong xã Tân Lập, bất kể lớn bé, hai tay đưa lên trời, quỳ xuống và nằm sấp mặt xuống đất hàng dọc dài trên đường đất. Và sau đó họ đã dùng AK bắn vỡ sọ từng lớp người, họ tàn sát hầu như tất cả mọi người trong tay họ. Máu thịt, xương da tung tóe, máu đỏ tràn xuống rảnh như mưa tuôn trong một ngày trời không mưạ Sau khi tàn sát xong những người bị bắt sống, Bắc quân lùng sục thôn kế tiếp. Họ đã bất chấp sự van xin của đồng bào trong cơn kinh hoàng, run rẩỵ Họ bắn AK và tung lựu đạn xuống các hầm tránh đạn đầy nhóc đàn bà, trẻ em , người già... trong đợt tàn sát ngay sau đó.


Điều trớ trêu là xã Tân Lập giáp ranh bìa rừng, đa số làm nghề rẩy và có rất nhiều gia đình có liên hệ, tiếp tế cho VC, kể cả nhiều gia đình theo du kích VC. Nhiều người trong số này cũng bị tàn sát trong cơn điên máu thù của Bắc quân. Theo những người còn sống sót và những đồng bào ở xã lân cận, cộng sản đã tàn sát hơn một nửa dân số xã Tân Lập vào ngày 22/4/1975, tức gần khoảng 600 người lớn bé.


Vì số người bị bắn chết quá nhiều, xương thịt vỡ nát chồng lấp nhau, cộng sản đã lấy xe ủi đất của các công ty làm rừng cao su đào hố và ủi xác đồng bào vào những mồ chôn tập thể. Mãi về sau này, mồ chôn vĩ đại đó vẫn còn ở Tân Lập.


Cũng cần viết ra thêm một trường hợp nữa: Trung uý Phạm Văn Kính/ PCK Trưởng Tân Lập thoát được vô Sài Gòn. Sau cả tháng nằm nghe đài Sài Gòn VC phát lời chiêu dụ 10 điều 7 điểm của tướng VC Trần Văn Trà, giống trường hợp Đại Úy Trò ở trên, anh về xã nhà trình diện để sống gần gia đình sau chiến tranh. Anh mơ hoà bình. Anh đã bị VC bắt và đập đầu tại Tân Lập.Làm sao cộng sản có thể phủi tay được khi vụ tàn sát này được đưa ra ánh sáng. 26 năm trôi quạ Bao nhiêu oan ức, bao nhiêu oan hồn vẫn còn chôn kín trong khối kinh hoàng dưới bóng cờ đỏ.

Hải Triều




. VỤ THẢM SÁT TÂN LẬP


Bảo Định

Ngày 21 tháng 4 năm 1975, một vụ thảm sát không kém phần dã man do chính bọn Cộng sản xâm lăng Bắc Việt (cũng người Việt) đã thực hiện với chính người Việt (thường dân vô tội Miền Nam Việt Nam mà chúng xem là ngụy dân) với con số trên 183 nạn nhân mà tất cả là đàn bà, trẻ con và người già cả.

Sau khi biết chắc chắn đơn vị cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, Tiểu 2/43, Sư đoàn 18 Bộ Binh đã triệt thoái khỏi trận địa Xuân Lộc, rời căn cứ hõa lực Núi Thị, đang di chuyển trong rừng cao su, gần Ấp Núi Đô, hướng về Long Giao để theo LTL.2 đi Bà Rịa, các đơn vị của Sư đoàn 341 quân Cộng sản xâm lăng Bắc Việt, thuộc Quân đoàn IV của Tướng Hoàng Cầm, được lệnh tiến vào tiếp thu các làng xã từ đèo Mẹ Bồng Con, dọc theo QL.1 đến Ngã Ba Cua Heo, cửa ngỏ đi vào Thị xã Xuân Lộc từ hướng Tây.

Dù biết Xuân Lộc đã bị bỏ ngỏ, nhưng Cộng quân vẫn e dè, thận trọng trong lúc tiến quân. Đơn vị tiến vào xã Tân Lập, một xã nằm ngay sát phía nam đường xe lửa, cách căn cứ Núi Thị của Tiêu đoàn 2/43 lối 3 cây số về hướng Tây-Nam, cách Thị xã Xuân Lộc lối 5.5 cây số về hướng Tây, tọa độ 392-082, đã vướng phải mìn claymore do các chiến sĩ Nghĩa quân gài. Mìn nổ đã làm cho một số cán binh cộng sản chết và bị thương. Phản ứng lại trước kẻ thù vô hình - vì tất cả các đơn vị của QLVNCH, kể cả Nghĩa quân đã được lệnh triệt thoái khỏi Xuân Lộc từ lúc 7 giờ tối ngày hôm trước, chỉ còn lại Tiểu đoàn 2/43 thì cũng đã rời Núi Thị hồi 5 giờ sáng - bọn cộng sản xâm lược nổ súng đồng loạt vào xã. Những tràn đạn tiểu liên AK47, B40, B41 bắn xối xả vào dân làng. Trớ trêu thay, những người dân này bị kích động, bị xúi dục hay bị dọa nạt bởi những kẻ nằm vùng đang ra đứng trước nhà để “hoan hô bộ đội giãi phóng”. Nhưng đáp lại là những tràn đạn dã man, giết người. Chúng ồ ạt tiến chiếm mà không gặp bất cứ một sức kháng cự nào. Tên chỉ huy ra lệnh lùa dân làng tập trung tại một bãi đất trống. Chúng bắt để tay trên đầu, nằm úp mặt xưống mặt đất rồi cho lệnh bộ đội “cụ Hồ” hay “bộ đội giãi phóng” của nó “giãi phóng” tất cả những ai chúng bắt được về bên kia thế giới. Những người còn chưa kịp chết vì đạn thì nó cho dùng lưởi lê đâm chém cho đến chết mới thôi. Những tên du kích, những tên nằm vùng đi theo “bộ đội giãi phóng” phải năn nỉ tên chỉ huy mãi cuộc bắn giết mới tạm ngưng. Vi trong số đồng bào bị giết hại đó có thân nhân của chúng. Con số tử vong đếm được trên 183 nạn nhân. Tất cả được lùa xuống hố và chôn tập thể. Hiện nay mồ chôn tập thể đó vẫn còn tồn tại tại xã Tân Lập, Quận Xuân Lộc, Tỉnh Long Khánh.

Vụ thảm sát Mỹ Lai dù ban đầu được bao che, nhưng cuối cùng, chỉ 1 năm sau đã được đưa ra ánh sang. Những quân nhân liên quan đều bị đưa ra tòa và bị trừng phạt. Báo chí Mỹ và thế giới làm rùm ben câu chuyện này. Đó là điều tự nhiên. Kẻ làm ác phải đền tội. Chúng ta không thể bao che tội ác. Nhưng trước đó mấy tháng, đã xảy ra một vụ thảm sát rất rùng rợn và rất dã man, đã làm cho hàng ngàn thường dân vô tội bị chết thảm bằng súng AK47, B40, B41, lựu đạn, dao găm, mả tấu, bị búa đánh vào đầu, thậm chí bị chôn sống trong những hố chôn tập thể. Đó là vụ thảm sát Mậu Thân năm 1968 tại cố đô Huế. Vụ thảm sát này do bọn Việt cộng và bọn Cộng sản xâm lược Bắc Việt chủ trương. Trong những ngày chiếm đóng cố đô, chúng đã lùa đi hàng trăm, hàng ngàn người dân vô tội về phía nam hoặc lên rừng để rồi giết sạch bằng nhiều phương thức từ hiện đại (súng) đến những phương tiện dã man thô sơ như búa, dao găm và mả tấu. Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ phản chiến đã nói lên được một phần nào cảnh thây người nằm la liệt rải rác khắp đó đây tại Huế trong cái Tết đau thương đó:


Xác người nằm bơ vơ
dưới mái hiên chùa
trong giáo đường thành phố
trên thềm nhà hoang vu…”
(Bài ca dành cho những xác người - Trịnh Công Sơn)

Chiều đi lên đồi cao
hát trên những xác người.
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
trên con đường, người ta bồng bế nhau chạy trốn…
bên khu vườn, một người mẹ ôm xác đứa con.


“Chiều đi ra Bãi Dâu
hát trên những xác người.
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá…
những hố hầm, đã chôn vùi thân xác anh em…”


(Hát trên những xác người – Trịnh Công Sơn)


Nhưng tên chỉ huy trực tiếp là Đại tá Việt cộng Lê Minh cùng những tên đao phủ Hoàng Phủ Ngọc Tường và em là Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân và nhiều tên khác vẫn còn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, mặc dù bọn chúng đã sát hại hơn 5 ngàn thường dân vô tội, tức con số nạn nhân nhiều gấp 30 lần vụ thảm sát Mỹ Lai; và tàn bạo, dã man gấp ngàn lần. Không những thế, chúng còn hãnh diện là có công lớn với “cách mạng”! Vậy mà báo chí phương Tây và những kẻ phản chiến đã không làm lớn chuyện này, nếu không muốn nói là họ đã cố tình bỏ qua.


Vụ thảm sát Tân Lập xảy ra ngày 21 tháng 4 năm 1975,

ngay sau khi toàn bộ lực lương của Sư đoàn 18 BB và các đơn vị tham dự trận Xuân Lộc vừa triệt thoái. Báo chí phương Tây đã đề cập nhiều về trận chiến tàn khốc này, nhưng rất anh dũng của QLVNCH. Nhưng không một ai nói đến vụ thảm sát dã man đã xảy ra tại một xã chỉ cách Xuân Lộc hơn 5 cây số. Lần đầu tiên cách đây vài năm, Jay Veith, tác giả tập tài liệu “Fighting Is An Art” viết về những trận đánh của Sư đoàn 18 BB từ Định Quán bắt đầu từ trung tuần tháng 3 năm 1975 đến trận cuối cùng 12 ngày đêm từ 8 tháng 4 đến 21 tháng 4 năm 1975, có hỏi tôi về câu chuyện này. Nhà văn Hãi Triều bên Canada cũng có đề cập về vụ này. Cách đây không lâu, một người bạn của tôi hiện ở Xuân Lộc đã cho tôi biết đại khái như trên, không dám nói nhiều. Nhưng ký giả Mỹ Frank Snepp, ngồi tại Sài gòn, tác giả cuốn Decent Interval khi viết về trận Xuân Lộc đã cố tình nói sai sự thật, rồi Luật sư Hoàng Cơ Thụy, tác giả cuốn Việt Sử Khảo Luận ở bên Tây cứ tưởng là thật, đã đưa vào cuốn sử của ông, và Luật sư Nguyễn Văn Chức định cư tại Mỹ, không biết “mô tê ất giáp” gì cả, cứ thế trích lại: “Trực thăng đã đến bốc cái Tiểu đoàn chót của 4 tiểu đoàn sống sót của Sư đoàn 18, kể luôn Tướng Lê Minh Đảo. Có 600 người dưới quyền Đại tá Lê Xuân Hiếu tình nguyện ở lại sau cùng để che chở cho cuộc triệt thoái. Trong vài giờ, họ bị tràn ngập bởi 40 ngàn quân Bắc Việt đã được bố trí để trực tiếp đánh họ”. (600 người ở lại đó chính là Tiểu đoàn 2/43, Sư đoàn 18 BB, dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hữu Chế, chứ không phải Đại tá Lê Xuân Hiếu - Đại tá Hiếu và Tướng Đảo đã di chuyển bộ trên con đường LTL2 về quận Đức Thạnh, tỉnh Phước Tuy cùng quân sĩ, chỉ huy cuộc triệt thoái từ 7 giờ tối ngày hôm trước - Trên đường triệt thoái, Tiểu đoàn đơn độc đi xuyên qua khu vực chiếm đóng của Sư đoàn 341 CSBV, và những căn cứ địa của Việt cộng, đã chạm súng liên tục, bị bao vây truy diệt không ngừng, nên bị thiệt hại khá nặng, nhưng không quá bi thảm như các tác giả trên đã nói. Và cuối cùng cũng ra tới Long Thành, tỉnh Phước Tuy để được xe đưa về căn cứ Long Bình, tỉnh Biên Hòa. Riêng Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng và 27 quân sĩ bị thất lạc trong rừng cũng đã được trực thăng bốc về 4 ngày sau).

Ký giả Frank Snepp với cương vị của ông ta lúc đó hẳn có biết vụ thảm sát này, nhưng đã lờ đi. Còn cái anh chàng ký tên là Hà Nhân Văn, nghe nói là Cao Thế Dung, quân sư của Nguyễn Hữu Chánh, khoe khoan chỉ đọc tài liệu của Việt cộng về trận Xuân Lộc, đã xuyên tạc, viết lếu láo về cuộc lui binh của Sư đoàn 18 BB, mà cả địch và bạn đều công nhận là rất thành công. Câu nói để đời của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu:


“Đừng nghe những gì cộng sản nói,
Hãy nhìn những gì cộng sản làm”.



Nhưng Hà Nhân Văn đã tin vào tài liệu do Việt cộng viết - Việt cộng nói láo để che đậy thảm bại chua cay mà lần đầu tiên chúng gặp phải trong 55 ngày đêm xâm lươc miền Nam. Chúng tiến quân như thế chẻ tre. Văn Tiến Dũng, tên Đại tướng chỉ huy đoàn quân xâm lược Bắc Việt đã từng khoác lác: “cán bộ tham mưu đã không kịp vẽ bản đồ cho bước tiến quân của bộ đội”, nhưng khi đụng phải Sư đoàn 18 BB tại Xuân Lộc thì lại phải than: “Mặt trận Xuân Lộc đã ác liệt và đẩm máu từ những ngày đầu…” – Vì một mưu đồ nào đó, Hà Nhân Văn đã nói sai sự thật về Sư đoàn 18 BB và vị chủ soái là Tướng Lê Minh Đảo. Luật sư Nguyễn Văn Chức, một nhà trí thức, nhưng lại rất gà mờ đi tin những gì do ký giả Mỹ ngồi tại Sài gòn trong phòng lạnh, uống rượu whisky, tưởng tượng rồi viết lếu láo. Nhưng tất cả đã cố tình lờ đi vụ thảm sát Tân Lập, một vụ thảm sát dã man và tàn bạo hơn nhiều so với vụ thảm sát Mỹ Lai.

Đã hơn ba mươi năm trôi qua kể từ khi vụ thảm sát Tân Lập xảy ra. Nhưng bọn Việt cộng vẫn dấu kín. Người chết thì không thể sống lại. Nhưng những tên hung thủ vẫn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thậm chí còn được tuyên dương là anh hùng quân đội Nhân dân vì đã giết được nhiều Mỹ - Ngụy, mà thực tế chỉ là những người dân vô tội. Dù bây giờ chúng ta không làm được gì, nhưng cần thiết phải nói lên cho mọi người biết. Biết để mà ghê tởm, để mà xa lánh chúng, để đừng có ảo tưởng gì về chúng. Chứ đừng như ai cứ chịu đấm ăn xôi, nhưng sợ rằng xôi lại hỏng, và chỉ làm trò cười cho thiên hạ!


Bảo Định

Hố chôn người ám ảnh


Trần Đức Thạch

Cựu phân đội trưởng trinh sát Cộng Sản
Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 266
Sư đoàn 341 - Quân đoàn 4

“… sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc …”

Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn, nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.

...Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. Ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.

- Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!

Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.

Tôi quát:

- Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình.

Mâý ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:

- Anh ơi! đây là lệnh.

- Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!

- Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!

- Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!

Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi giật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:

- Ai bắn đấy?

- Đại đội phó Hường đấy anh ạ!

- Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu. Tôi bị sốc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ nguỵ ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cân làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh:

- Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!

- Không lo, có tôi đi cùng!

Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:

- Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến.

Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình. Bằng mọi lỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ: “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc? Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?”

Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảmgiác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buốn rầu nói với tôi:

- Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.

- Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.

*

Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình dung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân huy chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau này chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.

Sau ngày giải phòng Miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:

- Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả nút.

Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ Hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...

Thời gian trôi, tôi từ một chàng lính trẻ măng ngày nào bây giờ đã là một ông già với mái đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói . Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy. Nghe xong ai cũng khuyên “Nói ra làm gì, nguy hiểm lắm đấy”. Và quả thật, sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.

Trần Đức Thạch
Cựu phân đội trưởng trinh sátCộng Sản
Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 266
Sư đoàn 341 - Quân đoàn 4




No comments:

Post a Comment