Saturday, May 23, 2009

GHPGVNTN- GIẤC MƠ LÃNH TỤ 16-26

GIẤC MƠ LÃNH TỤ



Phần 16/62



* Tuyên ngôn 5 điểm của PG :

Sau biến cố đêm 8/5/1963 thì PG liền phát động chiến dịch kích động quần chúng để đấu tranh. Ngày 10/5/1963, các nhà lãnh đạo PG ở Huế họp tại chùa Từ Đàm và ra một tuyên ngôn gồm 5 điểm như sau :

- Yêu cầu Chính phủ VNCH thu hồi vĩnh viễn công điện triệt giáo kỳ PG.

- Yêu cầu PG phải được hưởng một chế độ đặc biêt như các Hội truyền giáo Thiên chúa giáo đã được ghi trong Dụ Số 10.

- Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ PG.

- Yêu cầu cho tăng ni PG tự do truyền đạo và hành đạọ

- Yêu cầu chính phủ bồi thường một cách xứng đáng cho những kẻ bị chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải dền tội xứng đáng.

Tuyên ngôn này do 5 tông phái sau đây đứng tên : Tổng Hội PGVN, Giáo Hội Tăng Già Trung Phần, Hội PG tại Trung phần, GH Tăng Già Thừa Thiên và Tỉnh Hội PG Thừa Thiên.


Nhìn 5 nguyện vọng này của PG, ai cũng thấy việc giải quyết không có gì khó khăn :

- Quyết định hạn chế treo cờ tôn giáo ngoài cơ sở tôn giáo có thể được thu hồi hay sửa đổi lại dễ dàng. Sau khi xảy ra vụ rối loạn ở Huế, TT Diệm có mời ông Mai Thọ Truyền và 1 linh mục đại diện Tòa TGM Saigon đến họp tại Dinh Gia Long để thảo luận.. TT Diệm nói rằng trong mọi trường hợp, cần phải dành cho quốc kỳ một vị thế xứng đáng. Vậy phải quy định cách treo cờ như thế nào để quốc kỳ luôn được tôn tro.ng. Linh mục đại diện Công giáo thì đề nghị khi treo song song cờ tôn giáo với quốc kỳ thì nên làm cờ tôn giáo nhỏ hơn chút. TT Diệm yêu cầu ông Mai Thọ Truyền cho ý kiến thì ông MTT trả lời rằng bên Công giáo làm thế nào thì bên Phật giáo cũng làm như vậỵ Vấn đề kể như đã giải quyết xong.

- Dụ Số 10 ngày 6/8/1950 ấn định thể lệ lập hội do Bảo Đại ban hành chứ không do chính Phủ NĐ. Dụ này có dự liệu rằng sẽ có các thể lệ đặc biệt cho các hội truyền giáo TCG cùng các Hoa Kiều Lý Sự Hộị Dụ này sở dĩ không đề cập đến các tôn giáo khác vì tại VN, từ trước cho đến ngày ban hành Dụ đó, các tôn giáo khác không lập thành Giáo hộị Đặc biệt, PG lại có rất nhiều tông phái, mỗi tông phái có một lối sinh hoạt riêng, rất khó tiến tới một giáo hội duy nhất. Tổng Hội PGVN được thành lập ngày 6/5/1951 tại Huế sau Dụ số 10 ban hành, cũng chỉ mới dự liệu sẽ thống nhất PG chia làm 2 giai đoạn, chứ chưa thống nhất thật sư.. Trong tình trạng như thế, Dụ Số 10 của Bảo Đại không đề cập đến PG vì PG chưa thống nhất thành 1 giáo hộị Riêng TCG đã lập thành 1 giáo hội từ lâụ Riêng GHCGVN được chia thành từng giáo phận, mỗi giáo phận lại được chia thành các giáo xứ có địa hạt rõ ràng.

Về phương diện tổ chức nội bộ, Giáo hội La Mã có một bộ giáo luật (canon) chung cho tổ chức giáo hội trên toàn thế giớị Mỗi giáo phận lại có luật giáo phận (directory) dành cho địa phương theo mẫu hướng dẫn của tòa thánh. Các đơn vị tổ chức này có cơ cấu hành chánh và tài chánh chặt chẽ, nên cần có một quy chế pháp lý để việc điều hành không bị lạm du.ng. Các Hoa Kiều Lý Sự Hội cũng đã có cơ cấu tổ chức từ lâụ Do đó, Dụ Số 10 dự liệu sẽ có 1 quy chế riêng cho TCG và các Hoa Kiều Lý Sự Hộị Nếu PG lúc đó kết thành một giáo hội duy nhất thì Dụ Số 10 cũng sẽ đề cập tới.Tuy Dụ Số 10 có dự liệu như thế, nhưng thật ra 13 năm sau đó, quy chế này vẫn chưa được áp dụng cho TCG. Đúng ra Ủy Ban Liên Phái PG chỉ nên đề nghị làm một quy chế chung cho mọi tôn giáo thay vì chỉ làm riêng cho TCG như đã dự liệu trong Dụ Số 10 thì hợp lý hơn, vì PG cũng đang hình thành một giáo hộị

Mặt khác, quan niệm quy chế tôn giáo là một thứ "quyền lợi" cũng là một quan niệm sai lầm. Kinh nghiệm cho thấy, sau khi chính phủ NĐ bị lật đổ, một số Giáo phái PG đã vội thành lập Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất, biểu quyết một Hiến Chương vào ngày 4/1/1964, rồi ép buộc Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng phải duyệt y Hiến Chương đó bằng một đạo luật, đó là Sắc Luật số 158-SL/CP ngày 14.5.1964. GHPGVNTN tuyên bố đã dược mãn nguyện. Nhưng xét về hiệu quả pháp lý, GHPGVNTN có được hưởng quyền lợi gì hơn Tổng Hội PGVN bị chi phối bởi Dụ Số 10 không ? Chắc chắn là không ?. Trái lại, GHPGVNTN đã gặp rất nhiều khó khăn về pháp lý không giải quyết được do các văn kiện đó gây ra và cuối cùng bị vỡ ra làm 2. Trong khi đó, quy chế dành riêng cho TCG dù chưa được ban hành nhưng họ không đòi hỏi gì cả. Khi CS chiếm miền Nam thì CS đã tìm cách đàn áp các tôn giáo, kể cả PG. CS dùng thủ đoạn để phá vỡ các tổ chức tôn giáọ Đối với PG, CS đã lập riêng ra GHPGVN (quốc doanh) và dùng nó để nuốt trôi GHPGAQ. Các vị sư tăng miền Trung phái Ấn Quang đã bị CS phản bộị Kẻ thù của họ thật ra không phải là TCG mà chính là CS.

Hiện nay, ở VNCS đang có một quy chế chung cho các tôn giáo, đó là Nghị Định số 69-HDBT ngày 21/3/1991, nhưng các giáo hội không những không hưởng được "quyền lợi" gì do quy chế đó đem lại mà còn bị khốn khổ vì nó. Như vậy sự tồn vong và phát triển của một tôn giáo không tùy thuộc vào quy chế của "đời" ban hành mà chính là tín lý, tổ chức và lòng tin của tín đồ. Người ta đã đem tôn giáo ra làm công cụ của chính trị mà không lo tổ chức, lo hoằng dương đạo pháp như thời Lý-Trần mà chỉ lo làm chính trị, lo biểu tình, thích bạo động, gây hận thù, cực doan, cấu kết với CS trong khi ý thức chính trị còn quá yếu,...rốt cuộc đã làm cho một giáo hội phôi thai phải tan tác. PG phải cần có một vị chân tu chuyên tâm lo phát dương Phật giáo khắp cả VN, biết tổ chức, thương chúng tăng, biết cởi mở để cùng các tôn giáo khác giúp dân tộc tiến tới chân lý, chớ không đưa họ vào lò lửạ Vị thiền sư này đang ở đâu ?

Tóm lại Dụ Số 10 do Bảo Đại ban hành năm 1950 không hề mang màu sắc kỳ thị tôn giáo và không gây ảnh hưởng gì tới sự phát triển và tồn vong của PG. Như thế Dụ Số 10 chỉ là một hình thức một quy chế pháp lý để việc điều hành không bị lạm du.ng. Trong vấn đề này PG lại coi đó như là một văn kiện kỳ thị tôn giáọ

Phần 17/62



- Về 3 đòi hỏi sau cùng, ta thấy rằng vấn đề yêu cầu để các tăng ni tự do hành đạo và truyền đạo thiếu căn bản thực tế. Trong 100 năm qua, ngoại trừ dưới chế độ CS, người ta chưa hề thấy bất cứ một chính phủ nào tại VN, kể cả dưới thời Pháp thuộc lại đi ngăn cản không cho PG hành đạo và truyền đạo.

Trong bài "Dân tộc và Phật giáo cuối thế kỷ 20" đăng trên Bông Sen số 17, sử gia Lý Khôi Việt đã nhận định :


"Chính trị VN suốt 100 năm nay, đã dành một số phận đen tối, khắc nghiệt nhất cho những đứa con VN ưu tú (ý nói PG) và dành một chỗ ngồi ưu đãi nhất cho những đưá con phản bội xấu xa (ý nói Công giáo)".


Thật là hết ý kiến. Nhận định của ông không đúng với thực tế. Trong cuốn "Việt Nam Phật Giáo Tranh Đấu Sử" do nhà xuất bản Hoa Nghiêm ấn hành tháng 10/1964, TT Thích Tuệ Giác đã liệt kê vô số thành quả của PGVN đã đạt được từ 1920-1964, và ông kết luận :


"Phải nói rằng từ năm 1920 đến hết năm 1956, PGVN thật là một thời kỳ hưng thi.nh. Số Phật tử càng ngày càng đông, các tổ chức thanh niên, sinh viên, học sinh Phật tử đều được sắp xếp quy củ.

"Các vị Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni đều là những vị có học vấn uyên bác, kinh sách đều được in ra rất nhiều, phổ biến rộng rãi trong giới Phật tử và những người mộ đạo Phật".

Những thành quả mà PG đã đạt được từ thời Pháp thuộc tới nay đã được các sách vở và báo chí PG tán dương cho thấy sử gia Lý Khôi Việt nói láọ Để tìm hiểu thêm, ta có đi thể đi sâu về vấn đề này.

a) Sự phát triển của PG dưới thời Pháp thuộc :

Các tài liệu lịch sử cho thấy dưới thời Pháp thuộc, PG không gặp khó khăn nào trong việc thi hành Phật sự cũng như phát triển đạọ Trái lại, chính quyền thuộc địa đã dành mọi sự dễ dàng cho việc phát triển PG đến mức giới nhà Nho phải nghi ngờ rằng Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo là một âm mưu nham hiểm của Toàn quyền Pierre Pasquier nhằm mê hoặc quần chúng bằng đạo Phật.

Pierre Pasquier được cử làm Toàn Quyền Đông Dương vào ngày 4/10/1926, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, ông phải trở về Pháp vào ngày 16/5/1927. Ngày 23/8/1928 ông được cử trở lại làm Toàn Quyền Đông Dương lần thứ haị Ông đến VN nhận chức ngày 26/12/1928. Kể từ đó, ở Pháp cũng như ở VN, người ta bàn tán đến kế hoạch "Phục hưng Phật Giáo" của Pasquier. Ng+ời Pháp cũng như nhà Nho tin rằng, để đối phó với phong trào chống Pháp do giới nhà Nho phát động khắp nơi, Pasquier đã khuyến khích Phong trào phục hưng Phật Giáo, giúp đạo Phật phát triển mạnh để thu hút dân chúng, nhất là giới trí thức, chú tâm vào việc nghiên cứu và tu luyện Thiền để họ đừng tham gia các phong trào chống Pháp của nhà Nhọ Sự bàn tán tăng lên khi một vài nhân vật trong chính quyền thuộc địa bắt đầu được nhà cầm quyền Pháp giúp thành lập các hội PG như ông Trần Nguyên Chấn trong Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, ông Lê Dư trong Hội PG Bắc Kỳ, v.v... Về sau, số sĩ phu và các viên chức cao cấp của chính quyền thuộc địa tham gia vào cà'c Hội Phật Học ngày càng đông, trong số này người ta thấy nhiều nhân vật danh tiếng như Ngô Văn Chương, Phạm Ngọc Vinh, Nguyễn văn Cần, Lê Đình Thám, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Đỗ Mục, Dương Bá Trạc, Bùi Kỹ,...

Toàn quyền Pasquier chết trong một tai nạn máy bay vào ngày 15/1/1934.

Sự phát triển của PG nhờ sự giúp đở của các viên chức thuộc địa cũng đã được ghi nhận trong báo chí của PG. Tờ Tiếng Chuông Sớm của PG số 1 ra ngày 15/5/1935, khi ban` về tình hình PG trong nước cũng dã nhìn nhận :

"Hiện nay, nhờ thế lực của các quan đại thần và của các bậc thượng lưu, hội đã lan tràn ra khắp Bắc Kỳ, đâu đâu cũng có chi bô...."

Trước sự phát triển vượt bực của PG, Đảng Cộng Sản Đông Dương vội vàng công kích việc phục hưng nàỵ Nghị Quyết Chính trị của Đại Hội Đảng CS Đông Dưong lần thứ nhất, họp từ 27-31/3/1935 đã đề cập đến vấn đề này như sau :

"Cuộc vận động phổ biến và mở rộng tôn giáo như Đại Biểu Hội Nghị Chấn Hưng Phật Giáo ở Bắc Kỳ, lập trường dạy đạo Phật ở Cao Miên, cải lương đạo Phật...là những mưu đồ của đế quốc lấy mê tín che lấp tư tưởng giai cấp tranh đấu, để kéo quần chúng ra khỏi đường cách mạng tranh đấu".


Nghị Quyết của Ban Trung Ương Đảng trong phiên họp từ 6-8/11/1939 còn đã kích PG nặng nề hơn :

"Đế quốc chủ nghĩa Pháp rất xảo quyệt, đã tìm cách lợi dụng những trào lưu tôn giáo để mê hoặc quần chúng. Những hội chấn hưng PG ở Bắc-Nam -Trung do bọn hưu quan và địa chủ cầm đầu co kế hoạch của sở mật thám chính trị bày vẽ".

Trong cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Tập III, Nguyễn Lang đã ghi nhận nhiều phản ứng về sự phát triển nhanh của PG. Cụ Phan Khôi đã nêu lại các nghi vấn về sự phát triển của đạo Phật đề cập trong tờ Tràng An :

"Chúng tôi không chuyên một tôn giáo nào hết. Có người lo nếu PG thịnh thì VN sẽ trở nên lười, cho nên Pierre Pasquier Toàn Quyền là nhà chính trị nham hiểm, ký tên cho mấy hội Phật ở Đông Dương, làm mê họ bằng Phật Giáọ Chúng tôi không phải quan cố Toàn Quyền Pasquier, chúng tôi đâu biết được dụng ý của ngài".

Phan Khôi chưa tin vào dụng ý của Toàn Quyền Pierre Pasquier khi giúp đở phong trào Chấn Hưng Phật Giáo, nhưng ông than phiền PG xứ ta không làm gì cả.

Cũng trong nỗi lo sợ đó, một số nhân sĩ và nhà báo đã lên tiếng cảnh giác. Trên các số nguyệt san Pháp Am phát hành trong năm 1937, nhiều ký giả đã dặt nghi vấn về phong trào PHPG. Ký giả Quôc Tri hỏi định phục hưng PG để tạo thế lực ứng phó với thời cơ hay tạo thế lực cho bọ quen buôn thần bán thánh ? Ký giả Đông Giao cho rằng PG chỉ lo cho tương lai, chớ không lo cho hiện tạị Tờ Tràng An thì lại cho rằng đạo Phật chỉ nên dành cho người già (!).

Dù sao đi nữa trong thời kỳ Toàn Quyền Pasquier, Pháp đã dành nhiều sự ưu đãi để giúp đạo Phật phát triển khiến cho giới Nho sĩ và cả CS cũng ghen tức và họ chỉ trích, dèm pha PG như đã kể trên.


Phần 18/62



Trong khoảng thời gian này, các Hội Phật Học được thành lập khắp nơi và thực hiện được nhiều Phật sự quan trọng :

- Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học : do HT Thích Khánh Hòa và một số cư sĩ thành lập năm 1931. Hội này đã xây một thư viện Phật Học gọi là Pháp Bảo Phương và một Phật Học Đường.

Hội đi thỉnh Tục Tạng Kinh và Đại Tạng Kinh đem về thư viện.

- Long Xuyên Phật Giáo Liên Hữu Hội do các cư sĩ Trần Huệ Dinh, Nguyễn Văn Chân và Đặng Văn Còn thành lập năm 1932.

Hội An Nam Phật Học ở Huế do BS Lê Đình Thám thành lập năm 1932 và ông là Hội Trưởng đầu tiên của hội nàỵ Tại đây có một Trường An Nam Phât Học ở chùa Trúc Lâm do Lê Đình Thám và Thích Mật Khế thành lập năm 1934, đã đào tạo nhiều tăng sĩ danh tiếng của PG như *Thích Trí Quang, *Thích Thiện Minh, Thích Trí Thủ, *Thích Mật Thể, Thích Thiện Hòa, Thích Thiện Hoa, *Thích Huyền Quang, *Thich Minh Châu...các *HT Thích Trí Độ và *Thích Đôn Hậu đã từng làm giám đốc và giảng sư của Trường An Nam Phật Học..

* : Các tăng sĩ đã hoạt động cho Cộng Sản hay có liên hệ ít nhiều với Cộng Sản.

--------------------------------------

Ta có thể dừng lại nơi đây để bàn về sự tương quan giữa PG và CSVN.



Vì sao ?

Sự liên hệ chặt chẽ giữa PG và CSVN được tìm thấy dễ dàng trong các tài liệu VC viết sau 30/4/1975, trong các bút ký của một số nhà lãnh đạo PG hay sử gia miền Nam VN, trong các tài liệu của Hội nghị Thế giới về Tôn giáo và Hòa bình (WCRP) và Hội nghị Á châu về Tôn giáo và Hòa bình (ACRP), trong "Violations of Human Rights in The Socialist Republic of VN" của Aurora Foundation năm 1989 và trong các tài liệu của các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác như Amnesty International,v.v... Sự liên hệ này được tìm thấy ngay cả trên các sách báo của cac tăng sĩ hay cư sĩ PGVN xuất bản.

Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo và Tổng Nha Cảnh Sát VNCH trước đây cũng có hồ sơ đầy đủ chi tiết về các tăng sĩ và cư sĩ PG đi theo hay hoạt động cho CS. Riêng các tài liệu liên hệ đến TT Trí Quang và TT Minh Châu đã có lần được đem trình bày cho một vài ký giả ngoại quốc và VN cũng như một số

nghị sĩ và dân biểu thân chính quyền tại Quốc hội Saigon trong một buổi họp kín khi những người này nêu thắc mắc về hành động của chính phủ VNCH đối với những hoạt động của PG. Được hỏi tại sao không bắt những người hoạt động cho VC, viên chức tiết lộ tài liệu đã nêu 2 lý do : (1) Mọi hành động liên hệ đến tôn giáo đều phải được tính toán một cách thận trọng để tránh những phản ứng bất lợi về chính tri.. Chỉ khi nào quá cần mới bắt. (2) Duy trì tình trạng đó để theo dõi các hoạt động nội thành của CS nhất là trong khối PGAQ. Phá một đường dây thì dễ nhưng móc nối lại để theo dõi thì rất khó.

Thử tìm hiểu mánh khoé của HCM. Ngày 19/5/1941, tại Pác-Bó, Cao Bằng, HCM tuyên bố thành lập Mặt Trận Việt Minh (MTVM). Mặt trận này được thành lập căn cứ vào Nghị Quyết của Hội Nghị Trung Ương lần VIII của Đảng CS Đông Dương (CSĐ) họp vào đầu tháng 5/1941. Theo Nghị Quyết này, MTVM sẽ quy tụ CÁC HỘI CỨU QUỐC. Đảng CSĐ được coi là một đoàn thể cứu quốc nên là thành viên của Mặt Trận này và có trách nhiệm lãnh đạo Mặt Trận.

Trong danh sách các hội cứu quốc của MTVM, người ta thấy có Hội Công Dân Cứu Quốc, Hội Nông Dân Cứu Quốc, Hội Thanh Niên Cứu Quốc, Hội Phụ Nữ Cứu Quốc, Hội Phụ Lão Cứu Quốc, Hội Nhi Đồng Cứu Quốc,.v.v... Về tôn giáo, người ta chỉ thấy có Hội Phật Giáo Cứu Quốc mà không thấy có Hội Cao Đài Cứu Quốc, Hội Phật Giáo Hòa Hảo Cứu Quốc hay Hội Công Giáo Cứu Quốc. Tại sao ? Sẽ bàn saụ Tháng 8/1945, khi mới cướp được chính quyền, thế lực còn yếu, HCM đã tìm cách ve vãn các tôn giáo để thu hút các tôn giáo đứng vào MTVM. Nhân dịp lễ Giáng Sinh, lễ Phật Đản hay Rằm Tháng 7, HCM thường gởi thông điệp chúc mừng các tín đồ liên hê..

Mặc dầu được ve vãn, các giáo sĩ Công giáo đã không tham gia MTVM vì biết mặt trận này là của CS. Traíi lại, một số đông tăng sĩ PG đã gia nhập MTVM ngay từ khi mặt trận này thành lập và nhất là vào năm 1945 khi MTVM cướp chính quyền. Đa số các tăng sĩ gia nhập MTVM đều là người miền Trung, xuất thân từ Trường An Nam Phật Học ở Huế. Có lẽ họ đã chịu ảnh hưởng của 2 nhân vật quan trọng là HT Trí Độ (Giám đốc Trường An Nam Phật Học) và BS Lê Đình Thám (Hội Trưởng Hội An Nam Phật Học). Khi VM lên nắm chính quyền, HT Trí Độ được cử giữ chức Chủ Tịch Trung Ương Hội Phật Giáo Cứu Quốc, còn BS Lê Đình Thám trở thành Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Miền Nam Trung Bô.. Một số tăng sĩ của 2 tổ chức trên đã vào chiến khu hoạt động cho VM. Một số khác ở lại làm nội tuyến, thành lập những tổ chức ngoại vi nhằm giúp VC đánh bại phe Quốc gia và cùng với VC thiết lập chế độ CS. Nhưng khi hoàn thành sự nghiệp "giải phóng dân tộc", CS đã quay lại thanh

toán PG. Trong khi các tôn giáo khác đã nhìn ra dã tâm của CS ngay từ đầu thì PG lại không nhìn thấỵ* Hòa Th+ợng Thích Thiện Chiếu :


Không biêt tên thật, sinh năm 1898 tại Rạch Giá (?), tu ở chùa Tam Bảo, Rạch Giá. Ông là người có kiến thức rộng, ở trong Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học. Chính ông là người đầu tiên đem Chủ Nghĩa CS vào PG và biến chùa Tam Bảo thành căn cứ địa của kháng chiến. Năm 1940, ông đi theo phong trào Nam Kỳ Khởi Nghĩa của CS ở Hóc Môn, Gia Đi.nh. Đến năm 1942, ông bị Pháp bắt và

đày đi Côn Đảo.. Năm 1945, Pháp bị Nhật đuổi, VC cướp chính quyền, ông được đưa về làm Tỉnh Ủy Gò Công. Năm 1954, sau Hiệp định Geneva, ông theo VC ra Bắc. Củng cố xong miền bắc, HCM không dùng các thành phần tập kết ra Bắc nữa, ông được đưa vào Ủy Ban Xã Hội của Viện Triết Học rồi cho hưu trí. Ông chết tại Hà Nội vào ngày 23/8/1974.



* Thượng Tọa Thích Mật Thể :

Ông có tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1921 tại làng Nguyệt Biều, Hương Thủy, Thừa Thiên. Ông theo học HT Thích Giác Tiên ở chùa Trúc Lâm, Huế. Ông có soạn bộ "Việt Nam Phật Giáo Sử Lược". Ông thông thạo về Hán học. Về Tây học, ông học chưa tới nơi tới chốn, nhưng nhờ thông minh và chịu tự học, ông có kiến thứ rất khá.

Năm 1945, ông gia nhập Hội Phật Giáo Cứu Quốc và làm Chủ Tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc Thừa Thiên. Ông theo HT Trí Độ hoạt động tích cực cho VM. Nhờ ông và HT Trí Độ cổ võ, rất nhiều tăng sĩ trong Hội An nam Phật Học đã gia nhập Hội PG Cứu Quốc. Vì công trạng của ông, năm 1946 ông đã được CS bố trí làm Đại Biểu Quốc Hội khoá Ị Ông là viên chức cao cấp đầu tiên của PG tham gia tham gia chính quyền.

Khi quân Pháp trở lại chiếm Huế, ông theo VM tản cư ra Đồng Hới rối đến Vinh. Cùng đi với ông có Đại Đức Thích Thiện Mẫn. Trước khi đi, ông tập họp một số tăng sĩ tại chùa Thế Chí ở Đa,i Lộc, tỉnh Thừa Thiên, dặn dò những người này những công việc phải làm. Tham dự cuộc họp này có các Đại Đức Thích Đức Trạm, Thích Mẫn Giác, Thích Thiện Ân và 2 cư sĩ. Những người này sau đó đều trở về Huế. Trong thời gian chống Pháp, ông làm công tác hậu cần ở Liên Khu IV. Sau Hiệp định Geneva, ông không được CS miền Bắc tin dùng, ông quay lại phê bình chế độ nên bị quản chế ở Nghệ An. Nhiều người ở Nghệ An vào Nam cho biết ông phải lao động vất vả mới có ăn và chết năm 1961, lúc đó ông chỉ mới 49 tuổ. Thích Mật Thể là người thông minh và hòa nhã, không có tham vọng chính tri.. Ông bị VC lừa nên theọ Khi ông khám phá ra sự gian dối của CS thì đã muộn.

Phần 19/62



* HT Thích Trí Độ :

Ông tên thật là Nguyễn Kim Ba, sinh năm 1895 tại làng Phổ Trạch, An Nhơn, Bình Định, thọ giới và xuất gia với HT Thích Trí Hải ở chùa Bích Liên, An Nhơn, Bình Định, sau làm Giám đốc Trường An Nam Phật Học, Huế, và trụ trì chùa Trúc Lâm.

Ngày 19/8/1941, HCM thành lập Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, gọi tắt là Mặt Trận Việt Minh, ông gia nhập ngay và làm Chủ tịch Trung Ương Hội Phật giáo Cứu quốc. Vì uy tín của ông trong Trường An Nam Phật Học ở Huế, Đảng Cộng Sản Đông Dương giao cho ông nhiệm vụ tổ chức hội cứu quốc trong hàng ngũ PG trên toàn quốc.

Năm 1945, khi Đảng CSĐ cướp chính quyền, HT Trí Độ đứng ra hô hào PG ủng hộ Cách Ma.ng. Ông dùng tờ Đuốc Tuệ của PG kêu gọi các tăng ni Phật tử tham gia các Hội Cứu Quốc. Đuốc Tuệ số ngày 30/8/1945 đã hô hào :"Tăng ni các hạt mau lập đoàn Tăng Già Cứu Quốc, theo mục đích mà tham gia vào cuộc cách mạng hiện thời".

Ngày 27/5/1946, HCM thành lập Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam để đánh lừa các tôn giáo và đảng phái quốc gia, ông là Ủy Viên Trung Ương của hội nàỵ

Năm 1949, HCM thành lập Ban Vận Động Hòa Bình Thế Giới và cử cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám làm Chủ Ti.ch. Ông cũng nằm trong ban lãnh đạo của tổ chức đó.

Ngày 5/3/1951, HCM sát nhập Mặt Trận Việt Minh với Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam để thành lập Mặt Trận Liên Việt, ông trở thành Ủy Viên Trung Ương của Mặt Trận Liên Việt.

Năm 1953, HCM lập Ủy Ban Bảo Vệ Hòa Bình Thế Giới, ông giữ chức Ủy Viên của Ủy Ban.

Sau khi chiếm được miền Bắc VN, VC đổi Mặt Trận Liên Việt thành Mặt Trận Tổ Quốc, ông làm Ủy Viên Trung Ương . Năm 1955, VC cho lập Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để quy gồm tất cả các tông phái PG miền Bắc vào Mặt Trận Tổ Quốc, ông là Chủ Tịch hội này từ 1955-1979, tức tới lúc ông qua đờị HT Thích Đức Nhuận (Bắc) là người kế vị ông.

HT Trí Độ là một đảng viên Đảng CSVN. Ông luôn luôn tuân hành các chỉ thị của Đảng trng công tác vận đông PG, không bao giờ có hành động tự phát hay sai lệch, vì thế ông được đảng tín nhiệm. Trong thời gian hoạt động cho VC, ông được chọn làm đại biểu Quốc Hội các khóa 2, 3, 4, 5, 6 và là Ủy Viên Ban Thường Vụ Quốc Hộị Ông qua đời ngày 24/10/1979 tại Hà Nội, được Nhà nước ban Huân Chương Độc Lập hạng 3 và Huân Chương Kháng Chiến hạng 2.



* Hòa Thượng Thích Đôn Hậu :

Ông tên thật là Diệp Thuần, sinh năm 1904 tại làng Xuân An, Phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Tri.. Ông xuất gia năm 1927 và theo học với HT Tâm Tịnh tại chùa Tây Thiên ở Huế. Về sau ông là Giảng sư của Phật Học Đường Thừa Thiên và là Hội Trưởng Hội An Nam Phật Học.

Sau khi HT Thích Đôn Hậu qua đời ngày 23/4/1992, nhật báo Nhân Dân của Đảng CSVN ra ngày 25/4/1992 đã đăng một Tin Buồn của Quốc hội, Mặt Trận Tổ Quốc, Giáo Hội PGVN, Ban Trị Sự Tỉnh Hội PG Thừa Thiên Huế và Pháp Quyền, cho biết những thành tích mà HT đã đạt được trong công tác mà Đảng và Nhà nước giao phó như sau :

"HH Thích Đôn Hậu, sinh ngày 17/2/1905 tại xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Tri.. "Đại biểu Quốc hội khoá IV, nguyên Ủy Viên Đoàn Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, nguyên Ủy Viên Hội

Đồng Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, nguyên Phó Chủ Tịch Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam, nguyên Ủy Viên Thường Trực Hội PG Châu Á vì Hòa Bình (ABCP), Phó Pháp Chủ Kiêm Giám Luật Hội Đồng Chứng Minh Trung Ương GHPGVN.

"Huân Chương Hồ Chí Minh, Huân Chương Độc Lập hạng 2, Huy chương "vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân".

"Sau một thời gian bị bệnh nặng, đã được các giáo sư bác sĩ hết lòng cứu chữa, nhưng vì tuổi cao sức yếu, HT đã viên tịch tại chùa Thiên Mụ, thành phố Huế hồi 19 giờ 55 ngày 23/4/1992...

"Là nhà tu hành chân chính và giàu lòng yêu nước, sau Cách Mạng Tháng 8 năm 1945, HT được mời trụ trì tại chùa Linh Mụ, thành phố Huế, giữ chức vụ Chủ Tịch Hội PG Cứu Quốc Trung Bộ kiêm Chủ Tịch Hội Phật Học tỉnh thừa Thiên.

"Năm 1947, HT bị thực dân Pháp bắt giữ một thời gian. Sau khi được tự do, HT lần lượt giữ chức vụ Hội Trưởng Tổng Trị Sự Hội Phật Học Trung Việt, Giám Luật của Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc, chủ nhiệm báo Liên Hoạ

"Từ năm 1963, HT là một trong những giáo phẩm cao cấp PG tham gia đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chế độ độc tài NĐ.

"Năm 1964, HT giữ chức Chánh Đại Diện miền Vạn Hạnh và tỉnh Thừa Thiên thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

"Từ năm 1968, HT ra vùng giải phóng tiếp tục tham dự sự nghiệp cứu nước và hành dương Phật pháp, HT được cử giữ nhiều chức vụ quan trong (như kể trên).

"Từ năm 1975, HT trở lại trụ trì chùa Linh Mụ lo việc hoành dương Chánh Pháp và đảm nhận chức vụ Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống, tiếp đó kiêm giữ chức Xử Lý Viện Tăng Thống (khi HT Thích Tịnh Khiết viên tịch vào năm 1977). Đầu năm 1980, HT là Cố Vấn Ban Vận Động Thống Nhất PG trong cả nước để thành lập GHPGVN (quốc doanh).

"Tại Đại Hội Đại Biểu Thống Nhất PGVN tháng 11/1981, HT được chư tôn giáo phẩm và toàn thể đại biểu đại hội suy tôn làm Phó Pháp Chủ kiêm Giám Luật Hội Đồng Chứng Minh PGVN (quốc doanh)..."

Năm 1947, HT Đôn Hậu bị Pháp bắt và tra tấn, định đem đi bắn, may nhờ sự can thiệp của bà Từ Cung nên ông được thả rạ Sau vụ VC tàn sát dân Huế năm Mậu Thân 1968, không ai biết HT Đôn Hậu đi đâụ Bổng nhiên đài phát thanh Hà Nội phát đi lời kêu gọi của HT Đôn Hậu, trong đó có lời phát biểu nổi danh mà ta đã biết ở các phần trước. Ông đã là VC nằm vùng kể từ năm 1963. Sau khi VC chiếm được miền Nam, ông trở lại Huế và giữ chức Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống của Giáo Hội Ấn Quang. Ngày 31/1/1979, HT Thích Giác Nhiên, Viện Trưởng Viện Tăng Thống qua đời, HT Đôn Hậu kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống. Với tư cách này, ông đã cùng PGAQ sát nhập vào GHPG quốc doanh năm 1981 và giữ chức Phó Pháp Chủ kiêm Giám Luật

Hội Đồng Chứng Minh của Giáo hội quốc doanh.


Đám tang của HT Đôn Hậu được tổ chức rất trọng thể. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước kiêm Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc VN đứng ra làm Trưởng Ban Tổ Chức Tang Lễ. Đến tham dự tang lễ, ngoài LS Thọ còn có Nguyễn Quyết, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Nhà nước, Lê Quang Đạo, Chủ tịch Quốc hội, Phan Minh Tánh, Trưởng Ban Dân Vận Trung Ương, Vũ

Thắng, Ủy viên Trung ương đảng và các cấp lãnh đạo chính quyền CS địa phương.

Các tăng ni ở Huế không muốn CS nhắc đến các chức vụ mà HT Đôn Hậu đã đảm nhận khi làm việc cho CS, nên đã cãi qua cãi lại, nhưng CS cứ vẫn cho công bố các chức vụ và huy chương của ông.

HT Đôn Hậu được coi là người ôn hòa, chú trọng về việc đạo hơn đời, ăn nói hòa nhã. Khi thuyết pháp hay tuyên bố, ông không hề xúc phạm các tôn giáo khác hay phe bất đồng chính kiến với PGAQ. Nhưng ông quá nhu nhược nên đã biến thành công cụ tốt của CS. Ông không phải là đảng viên và chỉ hoạt động trong các tổ chức ngoại vi của CS, nhưng ông đã hoàn thành mỹ mãn các nhiệm vụ mà Đảng giao phó, kể cả việc đem PGAQ sát nhập vào Giáo hội PG quốc doanh. Ông không hề có lời phản đối nàọ


Một đoạn sau đây trong thư HT Đôn Hậu gởi nhà cầm quyền CS mà tạp chí Gia0 Điểm đã đăng cũng đủ thấy vai trò của ông trong công tác dân vận của CS :


"Kính thưa quý vị,

"Trước đây, tại Trường Sơn, khi được đề cử giữ chức Phó Chủ Tịch Trung Ương Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam, tôi có trình bày nguyện vọng rằng, khi hòa bình được lập lại, xin cho tôi trở về cương vị một tu sĩ thuần túy và được cơ quan chấp thuận. Nguyện vọng này cũng đã được Đại Diện Ủy Ban Thống Nhất tại Hà Nội đồng ý.

"Nhưng sau khi hòa bình trở lại, vì nhu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, tôi vẫn cố gắng tiếp tục công tác được giao phó bằng cả tâm huyết, và rồi sau đó cố gắng ra ứng cử Đại biểu Quốc hội...."


Những chức vụ ông đảm nhận trong chế độ CS cũng như trong GHPGAQ đều là hữu danh vô thực. Trong chế độ CS, ông chỉ thi hành mệnh lệnh của Đảng. Trong GHPGAQ, các TT Trí Quang và Thiện Minh đã mượn danh nghĩa của ông cũng như của HT Thích Tịnh Khiết để làm mưa làm gió. 2 đại lão HT kia nhiều khi không biết gì cả.

GHPGAQ vẫn quả quyết HT Đôn hậu làm những công việc trái với quyền lợi của PGAQ là vì có những cưỡng bức của VC : HT Đôn Hậu đã theo CS lâu năm và hơn nữa một vị đại lão hòa thượng như ông không lẽ đành chịu cúi đầu trước cưỡng bức sao ?


Dưới đây là một đoạn trong cuốn sách “Biến Động Miền Trung” của cựu Thiếu Tá Liên Thành, Trưởng ty CSQG/VNCH xuất bản tháng 5, 2008:


“Tại miền Trung, đặc biệt là Thừa Thiên, Huế, đại đa số quần chúng theo đạo Phật, có thể đến 2/3 dân số. Trong cuộc đảo chánh 1/11/1963 lật đổ nền Đệ I Cộng Hòa và hạ sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng hai bào đệ của Tổng Thống là ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn, ngoài Hoa Kỳ và một số Tướng Lãnh VNCH, Phật Giáo Ấn Quang là một trong những lực lượng chủ lực của cuộc đảo chánh này. Vì vậy sau khi thành công, thế lực và ảnh hưởng của Phật Giáo Ấn Quang trong chính quyền và quần chúng rất mạnh.

“Thành phố Huế có 3 quận đó là quận 1,2,3. (hay Hữu Ngạn, Tả Ngạn và quận Thành Nội). Tỉnh Thừa Thiên có 10 quận từ bắc giáp ranh với tỉnh Quảng Trị là Phong Điền,Quảng Điền, Hương Điền, Hương Trà, Phía nam thành phố Huế là Hương Thủy, Phú Vang, Vinh Lộc, Phú Lộc, Phú Thứ, phía tây là Quận lỵ Nam Hòa. Tổng cộng có 73 Xã.

“Dựa theo hệ thống tổ chức địa dư và hành chánh của Chính Phủ VNCH, Phật Giáo Ấn Quang có 73 Khuôn Hội Phật Giáo ở cấp Xã, 13 Khuôn Hội Phật Giáo ở cấp Quận, và Tỉnh hội Phật Giáo. Ngoài ra, trong chính quyền, Phật Giáo Ấn Quang còn có các tổ chức ngoại vi: Công Chức Phật Tử, Học Sinh Phật Tử, Sinh Viên Phật Tử, Sư Đoàn I thì có Quân Nhân Phật Tử (Chiến Đoàn Nguyễn đại Thức). Cảnh Sát Quốc Gia thì có Cảnh Sát Phật Tử, đặc biệt hơn nữa là các bà tiểu thương Phật Tử chợ Đông Ba.

“Lãnh đạo Phật giáo miền Trung và Thừa Thiên Huế là thầy Thích Đôn Hậu, trụ trì Chùa Linh Mụ, với chức vụ Chánh Đại Diện Phật Giáo Ấn Quang Miền Vạn Hạnh. Thích Đôn Hậu là cơ sở nòng cốt và lá bài tối quan trọng của Cộng Sản tại miền Trung, bắt rễ sâu trong Phật Giáo. Tên cán bộ cộng sản điều khiển Thích Đôn Hậu trong bóng tối chính là Hoàng Kim Loan.

(Thích Đôn Hậu: 1905-1992,sau biến cố Mậu Thân năm 1968, ra Hà Nội. Tháng 6/1968: Ủy viên Hội đồng Cố vấn Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng), năm 1976: Đại biểu Quốc hội khóa VI Cộng Sản Việt Nam)

“Mậu Thân 1968, trong những ngày đầu chiếm Huế, Hà Nội tưởng đã thắng nên cho Thầy tu Thích Đôn Hậu xuất đầu lộ diện trong lực lượng ngoại vi của Cộng Sản: Lực Lượng Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hòa Bình. Những ngày kế tiếp khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Cảnh Sát Quốc Gia và lực lượng Hoa kỳ phản công mạnh tái chiếm Huế, Hoàng Kim Loan đã phái cán bộ hộ tống Thích Đôn Hậu qua ngã Chợ Thông, Văn Thánh lên mật khu và từ đó đi ra Bắc. Tại Hà Nội, Đôn Hậu cùng với các tên Cộng Sản nằm vùng tại Huế trước 1966 như Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Tiềm v.v.. theo lệnh Trung Ương Đảng thành lập phái đoàn Đại Diện Trí Thức và Tôn Giáo Miền Nam đi Trung Cộng, Tây Tạng, truyên truyền cho Hà Nội. Đến 1975, y trở lại trụ trì tại Chùa Linh Mụ.

“Nhân vật thứ hai đầy quyền uy không những đối với Phật Giáo đồ miền Trung mà toàn cả Phật Giáo đồ miền Nam Việt Nam đó là Thích Trí Quang - Ông này tên thật là Phạm Văn Bồng, quê quán làng Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, cùng quê với Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Xuất gia từ năm 14 tuổi, trước 1955 y đã trú ngụ tại Chùa Từ Đàm.Chùa Từ Đàm nằm về phía tây thành phố Huế cạnh dốc Nam Giao và dốc Bến Ngự, sát bên nhà thờ cụ Phan Bội Châu. Trụ trì chùa Từ Đàm là Thích Thiện Siêu cũng là cơ sở của Hoàng Kim Loan. Sau năm 1975, Thiện Siêu được Hà Nội cho làm Dân Biểu trong Quốc Hội Của chúng. Theo hồ sơ của sở Liêm Phóng tức Mật Thám Pháp còn lưu tại ban Văn Khố Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên, Huế và sau nầy tin tức thẩm vấn cán bộ Việt Cộng được cập nhật thêm, thì Thích Trí Quang là đảng viên Côïng Sản. Thích Trí Quang gia nhập đảng Cộng Sản Việt Nam vào 1949 tại mật khu Lương Miêu, Dương Hòa. Lương Miêu. Dương Hòa là một làng nhỏ nằm về phía tây lăng vua Gia Long cách làng Đình Môn khảng 30 cây số đường bộ. Người kết nạp và chủ tọa buổi lễ gia nhập đảng cho Thích trí Quang là Tố Hữu, đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam. Mùa thu năm 2000 tại Hà Nội, nhân nói đến các nhân vật chính trị tại miền Nam trước 1975, chính Tố Hữu xác nhận y là người kết nạp Phạm Văn Bồng tức Thích Trí Quang vào đảng Cộng Sản.

“Tên Việt Cộng thứ 3 đội lốt thầy tu, tối nguy hiểm, đó là Thích Chánh Trực, đệ tử ruột, truyền nhân của Thích Trí Quang. Thích Chánh Trực tu tại Chùa Tường Vân, nằm giữa chùa Từ Đàm và Đàn Nam Giao. Chùa Tường Vân là nơi tu hành của Ngài Thích Tịnh Khiết Giáo Chủ Phật Giáo V. N. Thích Chánh Trực hoạt động bề nổi, mọi cuộc biểu tình, tuyệt thực, lên đường xuống đường, đều có mặt Thích Chánh Trực. Trực là cơ sở Tôn Giáo Vận của Hoàng Kim Loan đã từng đưa Hoàng Kim Loan vào ở với y tại Chùa Tường Vân trong hơn 1 năm. Tên này dáng dấp cao to, mắt trắng môi thâm, nhìn thẳng vào hắn thấy rõ 3 chữ: Tham, Sân, Si, hiện trên nét mặt, khuôn mặt của kẻ lưu manh gian ác. Hắn đã lén lút có một đứa con trai với một nữ tín đồ, chuyện này Hoàng Kim Loan biết rõ hơn ai hết.

“Từ sau ngày đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, thế lực, quyền lực tột đỉnh của Phật Giáo Ấn Quang tại miền Trung và Thừa Thiên-Huế, nằm gọn trong tay của 3 tên Cộng Sản: Thích Đôn Hậu, Thích Trí Quang, Thích Chánh Trực. Phía sau hậu trường là Hoàng Kim Loan cán bộ Điệp báo phụ trách Dân Vận, Trí Vận và Tôn Giáo Vận sắp xếp và giựt giây. Chùa Từ Đàm trở thành Dinh Độc Lập tại miền Trung, Trung Tâm Quyền Lực. Mọi bổ nhiệm các cấp chỉ huy Hành Chánh và Quân sự từ Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng v.v... tại 6 Tỉnh miền Trung và đặc biệt là Thừa thiên - Huế, đều phải có sự chấp thuận của Chùa Từ Đàm, của Thầy. Mọi cuộc biểu tình, lên đường, xuống đường, tuyệt thực, tự thiêu chống đối chính quyền Trung Ương Sài Gòn, đều xuất phát từ chùa Từ Đàm, từ Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu.

“Trong khi đó thì tên điệp báo Việt Cộng Hoàng Kim Loan dựa vào thế lực của Thích Đôn Hậu, Thích Trí Quang, Thích Chánh Trực, tổ chức, kết nạp và gài nội tuyến vào hàng ngũ Phật Giáo. Từ khuôn Hội Phật Giáo ở cấp Xã, Quận, Tỉnh Hội, vào Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Huế, vào Tổng Hội học sinh tại các trường Trung Học, vào các nhóm tiểu thương chợ Đông Ba, Bến Ngự, và vào cơ quan Quân Sự, Hành Chánh của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại Thừa Thiên, Huế. Ngay cả một vài Đảng phái chính trị xưa nay nổi tiếng chống Cộng cũng bị Hoàng kim Loan cài nội tuyến vào.

“Ngay khi tiếng súng Cách Mạng 1-11-1963 vừa dứt tại Huế, theo lệnh Hà Nội, mục tiêu đầu tiên của Hoàng Kim Loan là đánh tan tành, đánh vỡ ra từng mảnh vụn các cơ quan Tình Báo Quốc Gia và giải thoát tất cả các cán bộ cao cấp của bọn chúng đã bị các cơ quan này bắt giữ.

“Thừa Thiên- Huế trước 1963, các cơ quan An ninh, Tình báo hoạt động rất hữu hiệu. Hầu hết các tổ chức, cơ sở Việt Cộng đều bị khám phá và bị bắt giữ bởi Ty Công An Thừa Thiên. Trưởng Ty là Ông Lê Văn Dư, và Đoàn Đặc Nhiệm Công Tác Miền Trung, Trưởng Đoàn là Ông Dương Văn Hiếu. Thế nhưng, còn có một cơ quan tình báo tối mật của quốc gia đóng tại Huế mà hầu như ít ai biết được.

“Ai đã từng ở Huế cũng đều biết vị trí của tòa Đại Biểu Chính Phủ nằm trên đường Lê Lợi, đối diện với trường Luật của Viện Đại Học Huế. Sát bên bờ sông Hương cạnh Tòa Đại Biểu. Mặt sau của Bộ Chỉ Huy Tỉnh Đoàn Xây Dựng Nông Thôn có một ngôi biệt thự màu hồng, trang nhã, trầm lặng, mặt tiền nhìn ra dòng sông Hương, một dàn hoa vông vang vàng như nghệ phủ kín bờ tường, đường vào cổng chính của ngôi biệt thự cứ mỗi độ hè về hai hàng phượng vĩ bên vệ đường nở đỏ phủ đầy lối đi. Thoạt nhìn cứ ngỡ ngôi biệt thự màu hồng nầy là của một giai nhân quí phái nào đó ở đất Thần kinh. Nào có ai ngờ rằng ngôi biệt thự màu hồng thơ mộng này chính là Bộ Chỉ Huy một Cơ Quan Tình Báo Tối Mật của Quốc Gia, chỉ huy và điều khiển những Điệp Vụ ngoài Bắc. Những điệp viên của cơ quan nầy tung ra miền Bắc với nhiệm vụ phá rối Chính Trị, tổ chức và phát động những phong trào nhân dân nổi dậy chống đối chính quyền Hà Nội.

Đạo diễn chính vụ nhân dân Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An nổi dậy chống chính quyền Miền Bắc vào năm 1956 là một thí dụ điển hình công tác và nhiệm vụ của cơ quan này. Vào năm 1955, tại làng Phú Cam, trong khu vườn rộng nhà ông Nguyễn Văn Đông Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn văn Đông đã cất một ngôi nhà tranh cho một người bạn thân trú ngụ. Người nầy thoạt nhìn khuôn mặt khó đoán được tuổi tác là bao nhiêu 30, 35, 40 tuổi? Nhỏ người, dáng dấp thư sinh, nhưng nét mặt rất thông minh, nói giọng khó nghe, xuất phát từ Nghệ An, Hà Tĩnh. Ít ai biết được chàng thư sinh nầy đi giờ nào và về giờ nào, nếu có tình cờ thấy anh ta đang đạp chiếc xe đạp lọc cọc đi làm thì cũng nghỉ rằng anh ta chỉ là một thầy giáo hay là một công chức nghèo. Chàng thư sinh này chính là ông Phan Quang Đông người chỉ huy một cơ quan Tình Báo Tối Mật của Quốc Gia với những Điệp Vụ phía bắc vĩ tuyến 17. Ông ta là chủ nhân của ngôi biệt thư màu hồng, một nhân vật thượng đẳng, một Bông Hồng hiếm quí của Tình Báo miền Nam.

“Tại Huế một vài ngày sau khi cuộc Cách Mạng lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, theo lệnh của của Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, hằng chục ngàn Phật Giáo đồ ồ ạt xuống đường biểu tình hoan hô, đả đảo, truy bắt Cần Lao, truy bắt Công An, Mật Vụ Nhu Diệm. Cấp chỉ huy các đơn vị tình báo của Ty Công An Thừa Thiên Huế và Đoàn Đặc Nhiệm công tác miền Trung kẻ bị bắt tống giam vào lao Thừa Phủ, kẻ bị sa thải, kẻ thì bỏ trốn. Chỉ huy Trưởng Cơ Quan Điệp Báo hoạt động tại miền bắc là Phan Quang Đông cũng cùng chung số phận.

“Tướng Đỗ Cao Trí là Tư Lệnh lực lượng đảo chánh tại Huế đã phái một đơn vị nhỏ cùng với một sĩ quan bao vây căn nhà màu hồng bắt ông Phan Quang Đông. Ông Phan Quang Đông nói với viên Sĩ Quan:

- Tôi phải gặp Tướng Đỗ Cao Trí trước khi nạp mình cho các anh.

Yêu cầu của ông Đông đã được Tướng Đỗ Cao Trí chấp thuận. Buổi gặp mặt chỉ có 3 người. Tướng Đỗ Cao Trí, ông Phan Quang Đông và chánh văn phòng của ông Đông. Ông Đông nói rất ngắn, gọn với Tướng Đỗ Cao Trí:

- Chúng tôi hoạt động ngoài Bắc. Không dính dấp gì đến chuyện trong Nam. Một số nhân viên của tôi hiện đang hoạt động ngoài đó Thiếu tướng lo cho họ.

“Không một hồ sơ, tài liệu, danh sách nhân viên và máy nóc truyền tin liên lạc ngoài Bắc được ông Phan Quang Đông chuyển giao lại cho Tướng Trí. Tất cả đã biến mất nhiều giờ trước khi căn nhà màu hồng nầy bị bao vây. Đây là quyết định và hành động của ông Đông để bảo mật và bảo vệ sinh mạng cho nhân viên, những Điệp viên đang hoạt động và đang kẹt lại tại miền Bắc.

Các cuộc biểu tình hoan hô Cách Mạng, đã đảo Nhu, Diệm, Cần Lao, Công An, Mật Vụ vẫn tiếp tục tại Huế. Một nguồn tin được tung ra: Một số quí Thầy bị Mật Vụ Nhu, Diệm bắt hiện đang giam tại Chín Hầm.

“Trước 1963, ít ai nghe và cũng chẳng ai biết địa danh Chín Hầm. Chín Hầm nằm về phía Tây thành phố Huế, ngay phía sau lăng Vua Khải Định và cạnh dòng tu Thiên An. Đó là một dãy 9 hầm của quân đội Nhật, rồi đến quân đội Pháp dùng để chứa đạn, đúng nghĩa đó là 9 hầm chứa đạn, kho đạn. Sau khi nguồn tin được tung ra là các Thầy bị giam tại Chín Hầm, đã có người hướng dẫn, hằng ngàn thiện nam, tín nữ, Sinh Viên, Học Sinh, các bà tiểu thương chợ Đông Ba ào ạt kéo lên Chín Hầm giải thoát cho Quí Thầy.

“Màn kịch diễn ra tại Chín Hầm thật thương tâm, khiến người thiệt thà ngây thơ đứng xem phải rơi lệ. Soạn giả và diễn viên của vở kịch nầy quá xuất sắc. Quí Thầy được các tín đồ đưa từ các hầm giam ra ngoài, có thầy quá đuối sức đi không nổi phải có người dìu đi. Quí thầy đều mặc áo nâu sồng, đầu cạo láng bóng. Tín đồ nhào vào nhất là các bà tiểu thương Phật Tử chợ Đông Ba ôm chầm Quí Thầy khóc lóc thảm thiết. Nào ai biết được, tất cả là đồ giả, Quí Thầy là đồ giả. Bọn chúng là đám Việt Cộng thứ thiệt, thứ cao cấp bị bắt giữ

“Trước đó một vài hôm, cơ sở của bọn chúng đã đem áo nâu sồng vào cho bọn chúng mặc, cạo đầu láng bóng, ngồi đợi để được giải thoát. Mà Quí Thầy được giải thoát thật. Nhưng sau khi được giải thoát, Quý Thầy không về chùa mà lại lên núi tu hành tại các mật khu để rồi Mậu Thân 1968 tu hành đắc đạo xuống núi bắn giết đồng bào Huế. Ra lệnh chôn sống gần 5000 ngàn thường dân trong những mồ chôn tập thể, trong số 5000 ngàn nạn nhân đó số lượng phật giáo đồ chân chính không phải là nhỏ, rồi đến 1975 bọn này lại bắt bớ tù đày biết bao nhiều người dân Huế.


“Màn bi kịch Chín Hầm vừa nói trên đạo diễn là Thích Đôn Hậu, ThíchTrí Quang, Thích Chánh Trực. Diễn viên là Hoàng Kim Loan và các cơ sở của hắn đã cài vào trong hàng ngũ Phật Giáo. Bọn chúng đã hoàn tất nhiệm vụ mà Hà Nội giao phó: Giải Thoát tất cả các cán bộ Cộng Sản cao cấp bị lực lượng An ninh của Chính Phủ Việt Nam Coông Hòa bắt giữ .

“Những ngày kế tiếp, dưới áp lực của Quí Thầy, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cho thành lập Tòa Án Quân sự tại Huế đem Ông Phan Quang Đông ra xử. Với tội danh: Mật Vụ Nhu, Diệm. đàn áp Phật Giáo, thủ tiêu, bắt giam và hành hạ dã man, tàn bạo Quí Thầy và tín đồ Phật Giáo. Với tội danh bị vu cáo này, toà tuyên án tử hình Phan Quang Đông. Và Ông đã bị xử bắn tại sân vận động Tự Do tức sân Vận Động Bảo Long tại Huế. Đồng ý khi bước chân vào nghề Tình báo, nghề của một Điệp Viên, sinh nghề tử nghiệp đó là chuyện thường tình khi bị sa vào tay địch. Nhưng đau đớn và nghiệt ngã là địch đã dùng những người Quốc Gia, dùng súng của những người cùng chiến tuyến chống Cộng Sản, bắn những phát đạn vào thân thể ông. Nỗi oan khiên ngút tận trời xanh, chỉ có Ông biết, chiến hữu của Ông biết, trời biết, đất biết, hồn thiêng sông núi biết và..Tổ Quốc Ghi Công. Những người ngồi xử ông Phan Quang Đông, từ Chánh Án, Chánh Thẩm, Công Tố là những Sĩ Quan, là những viên chức cao cấp hành chánh của Chính Phủ miền Nam Việt Nam. Giờ này họ còn hay đã mất, tại quê nhà hay hải ngoại, có ai hối hận không, khi đem Ông Phan Quang Đông một cấp Chỉ huy thượng đẳng của cơ quan Điệp Báo miền Nam hoạt động ngoài Bắc ra xử bắn. Các ông đã quá hèn hạ sợ mất lon, mất chức, bán rẻ lòng lương thiện tối thiểu, cúi đầu theo lệnh những tên Việt Cộng nằm vùng trong Phật Giáo như Đôn Hậu, Trí Quang và sau lưng là Hoàng Kim Loan, là Cục 2 Quân Báo và Nha Liên Lạc tức Cục Tình Báo Chiến Lược của Hà Nội.

“Sau ngày 1-11-1963, hệ thống tình báo hữu hiệu của miền Nam đối đầu với 2 cơ quan Cục Quân Báo và Cục Tình Báo Chiến Lược của Cộng Sản Hà Nội hoàn toàn bị sụp đổ. Cơ quan Tình Báo phụ trách miền Bắc của ông Phan Quang Đông và Đoàn các Công Tác Đặc Biệt phụ trách an ninh miền Nam của Ông Dương Văn Hiếu bị địch dùng bàn tay người quốc gia: Hội Đồng Cách Mạng đánh phá tan tành, kẻ bị bắt tù đày, kẻ bị sa thải. Tất cả đều mang tội danh Mật Vụ của Nhu, Diệm đàn áp Phật Giáo..

“Thử nhìn lại một vài thành quả công tác của hai cơ quan này, để thấy có phải họ là Mật Vụ đàn áp Phật Giáo hay không: Vụ nhân dân Quỳnh Lưu Tỉnh Nghệ An nổi dậy chống chính quyền miền Bắc năm 1956, kế hoạch và hành động đều do ông Phan Quang Đông và những Điệp viên ông gởi ra miền Bắc thực hiện. Còn nhiều những điệp vụ khác nữa, mà mãi đến nay tuy thời gian tính cũng đã quá lâu, nhưng vẫn không thể tiết lộ.

“Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung do Ông Dương Văn Hiếu Chỉ huy. Trách nhiệm của cơ quan này là đối đầu và vô hiệu hóa mọi hoạt động của những Điệp viên thuộc hai cơ quan tình báo miền Bắc gởi vào Nam: Đó là Cục 2 Quân Báo và Cục Tình Báo Chiến Lược tức Nha Liên Lạc.

“Tổ chức Điệp Báo của Cục 2 Quân Báo và Cục Tình Báo Chiến Lươc của Cộng Sản rất tinh vi, phương pháp hành động của chúng là: Đơn Tuyến, Chia cách, và Bảo Mật tối đa.Chỉ Huy Trưởng Cục 2 Quân Báo tại Hà Nội là Đại Tá Lê Trọng Nghĩa.

“Tại Miền Nam, Bộ chỉ Huy Cục 2 Quân báo đóng tại vùng núi Cao nguyên Trung phần thuộc Tỉnh Pleiku và Đại Tá Lê Câu làm Chỉ Huy Trưởng. Trước 1954, Lê Câu với quân hàm Thiếu Tá, chỉ huy màng lưới Quân Báo các Tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Nam. Đại Tá Lê Câu bị Đoàn Đặc Nhiệm miền Trung bắt vào năm 1961, khi y rời căn cứ về Sài Gòn, đến nhà Phạm Bá Lương để tiếp xúc và nhận tài liệu mật của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa do Phạm Bá Lương cung cấp. Phạm Bá Lương là cơ sở nội tuyến của Đại Tá Lê Câu. Phạm bá Lương làm tại Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa với chức Vụ Công Cán ủy Viên. Bộ trưởng Ngoại Giao thời đó là ông Vũ Văn Mẫu. Sau 1975, Lê Câu giữ chức Vụ Tổng Thanh Tra ngành Công An Việt Cộng.

“Nhân vật kế tiếp bị Đoàn Đặc Nhiệm Miền Trung bắt là Trần Quang, Thường vụ Tỉnh Đảng Bộ Quảng Trị. Trần Quang được Đảng Bộ Liên Khu 5 bổ nhiệm làm trưởng lưới Điệp Báo từ Quảng Trị vào đến Phan Thiết và các tỉnh Cao Nguyên Trung Phần. Nguyễn Vĩnh Nghiệp cán bộ đặc trách Khu ủy Sài Gòn. Tư Hùng Cán Bộ Đặc Khu Sài Gòn. Toàn bộ là Đảng viên Cộng sản nằm trong Tổng Liên Đoàn Lao Công của ông Trần Quốc Bửu bị sa lưới Đoàn Đặc Nhiệm Công Tác Miền Trung. Tư Lung, Thường Vụ Liên Khu ủy Liên Khu 5 gồm các tỉnh Đảng Bộ từ Quảng Trị đến Phan Thiết và Cao Nguyên Trung Phần. Nhiệm vụ của Tư Lung là điều hành và chỉ đạo mọi sách lược của Đảng Cộng Sản đối với các tỉnh vừa nêu trên. Tư Lung bị Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm bắt ngay tại đường Cống Quỳnh Sài Gòn vào năm 1958.

“Nguyễn Lâm, trưởng Ban Điệp báo Liên Khu 5, bị Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung bắt vào cuối năm 1957 tại Saigòn.

“Mục tiêu kế tiếp của Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung là Cục Tình Báo Chiến Lược Việt Cộng hay Nha Liên Lạc. Chỉ huy trưởng Tổng Cục Tình Báo Chiến lược Việt Cộng là Trần Hiệu. Người chỉ huy Cục Tình báo Chiến Lược Việt Cộng tại Miền Nam Việt Nam là Trần Quốc Hương tự Trần Ngọc Trí tức Mười Hương.

“Mười Hương là Khu Uỷ Viên là Chính Ủy. Từ miền Bắc hắn vào miền Nam với nhiệm vụ kiểm tra và chỉ đạo mọi công tác của Cục Tình Báo Chiến Lược Việt Cộng tại miền Nam, đồng thời phân tích và lượng giá tình hình quân sự và chính trị của chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa để Trung Ương Đảng tại Hà Nội có kế hoạch đối phó. Mười Hương đã bị Đoàn Công Tác Miền Trung bắt tại Sài Gòn vào tháng 7 năm 1958.

“Minh Vân tức Đại Tá Nguyễn Đình Quảng được Cục Tình Báo Chiến lược Việt Cộng Hà Nội tung vào miền Nam theo những người di cư vào năm 1954. Bị Đoàn Công Tác Miền Trung bắt vào năm 1958. Trần Tấn Chỉ, nguyên phó Trưởng Ban Tình báo thành phố Hải Phòng, cán bộ chuyên nghiệp trong ngành Tình Báo Chiến Lược. Theo lệnh của Tổng Cục Trưởng Trần Hiệu xâm nhập miền Nam hợp pháp bằng cách nhập vào đoàn dân di cư vào Nam 1954. Tại Sàigòn, y đã len lỏi vào làm việc tại cơ quan USIS của tòa Đại Sứ Mỹ. Trần Tấn Chỉ bị Đoàn Công Tác Miền Trung phát giác hành tung và bắt giữ vào năm 1958.

“Đại Tá Văn Quang tức Trang Công Doanh, cán bộ nòng cốt của Cục Tình Báo Chiến lược. Đại Tá Quang theo đoàn người di cư vào Nam năm 1954. Y được Đặc Khu Saigon - Chợ Lớn Cộng Sản đưa vào làm việc tại cơ quan USOM của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, Saigòn. Đại Tá Văn Quang bị Đoàn Công Tác Miền Trung bắt vào 1958.

“Lê Thanh Đường, phái khiển Tình Báo. Thuộc Cục Tình Báo Chiến Lược theo đợt di cư 1954 vào Nam. Nghề Nghiệp hợp pháp tại Sàigòn: Nhân viên Tổng nha Công Chánh tại Sàigòn. Lê Thanh Đường bị Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung bắt vào 1959.

“Tôn Hoàng, phái khiển Tình Báo,Cục Tình Báo Chiến Lược Cộng Sản. Theo đợt di cư 1954 vào Nam,Tôn Hoàng bị Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung bắt năm 1959.

“Dư Văn Chất, phái khiển Tình Báo, Cục TBCL Cộng Sản, theo đợt di cư 1954 vào Saigòn, chức vụ Trưởng Lưới Tình Báo. Dư Văn Chất bị Đoàn CTĐNMT bắt vào năm 1958 tại Saigòn. Sau 1975 Dư Văn Chất giữ chức vụ Ủy Viên Thành Ủy Đảng Bộ TP/HCM kiêm Trưởng Ban Tuyên Huấn Thành Ủy.

“Nguyễn Văn Hội, Trưởng phòng Giao Thông Cục Tình Báo Chiến lược. Trước 1954 Nguyễn Văn Hội là Trưởng Ban Điệp Báo Của Liên Khu Ủy 5. Nhiệm vụ của Nguyễn Văn Hội là tổ chức hệ thống giao thông, giao liên của Cục TBCL Việt Cộng tại Việt, Miên, Lào. Nguyễn Văn Hội bị Đoàn CTĐNMT bắt vào năm 1958.

“Hoàng Hồ, phái khiển Tình Báo. Cục Tình Báo Chiến Lược Cộng Sản. Hoàng Hồ là Chủ Nhiệm Tuần Báo Trinh Thám tại Sàigòn. Hoàng Hồ bị Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung bắt giữ. Sang Đệ Nhị Cộng Hòa y là Dân Biểu.

“Vũ Ngọc Nhạ, Điệp Viên thuộc Cục TBCL Cộng Sản. Bị Đoàn CTĐBMT bắt lần 1 tại Sàigòn. Sau đó bị Đại Tá Nguyễn Mâu, Trưởng Khối Cảnh Sát Đặc Biệt Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và bộ phận Đặc Biệt của ông gồm những người cũ trong Đoàn Công Tác Đặc Nhiệm Miền Trung của Ông Dương Văn Hiếu bắt lần thứ 2, và triệt tiêu Cụm A 22 TBCL khi y xâm nhập tiếp cận với Phủ Tổng Thống VNCH.

“Trước đó, hầu hết những cán bộ Cộng Sản thuộc Cục 2 Quân Báo và Cục Tình Báo Chiến Lươc Cộng Sản bị Đoàn CTĐBMT bắt giữ đều được đưa ra Huế giam giữ tại lao Thừa Phủ (Mặt sau tòa Hành Chánh Tỉnh Thừa Thiên và thị Xã Huế) hoặc Chín Hầm. Những ngày đầu của cuộc Cách Mạng 1-11-1963, Cục 2 Quân Báo,và Cục Tình Báo Chiến Lược Cộng Sản qua Thầy tu Thích Đôn Hậu, Trí Quang, và Phái Khiển Tình Báo, Điệp viên Hoàng Kim Loan đã giải thoát một số bọn chúng tại Chín Hầm.

“Số còn lại cách đó không lâu, đã được Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đưa vào SàiGòn, và Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng là Trung Tướng Dương Văn Minh, và Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát đã trân trọng trả tự do cho bọn Cộng Sản này vào đầu năm 1964. Để rồi bọn chúng tái hoạt động mạnh hơn, tinh vi hơn, tung hoành ngang dọc, tổ chức và gài người cùng khắp mọi đoàn thể chính trị, đảng phái, cơ quan dân sự hành chánh cũng như trong Quân Đội mà không một ai dám đụng đến bọn chúng kể cả các Tướng Lãnh trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, đến các chỉ Huy trưởng mọi cơ quan Tình Báo Dân Sự cũng như Tình Báo Quân Đội, và ngay đến các vị tướng Tư Lệnh các Quân Khu, có gan to bằng trời cũng không dám đụng đến bọn cán bộ Cộng Sản thứ thiệt và đám Việt Cộng đội lốt Thầy Tu này, vì đụng đến bọn chúng là bị chụp mũ: Tàn dư chế độ Nhu, Diệm, dư Đảng Cần Lao, đàn áp Quí Thầy và Phật giáo đồ, lập tức bị biểu tình đả đảo và bay chức ngay.

“Sau 1-11-1963, Thích Trí Quang là đấng Quốc Phụ của miền Nam Việt Nam, không một Chính Phủ nào tại Trung Ương Sàigòn có thể đứng vững quá 3 tháng nếu đi lệch hướng chỉ đạo của ông ta. Tướng lãnh trong Hội Đồng Cách Mạng bắt đầu thanh toán nhau tranh dành Ngôi Báu. Tướng lãnh lợi dụng Trí Quang để có được hậu thuẫn quần chúng Phật giáo, Trí Quang dùng Tướng lãnh cho mưu đồ và tham vọng của hắn.”


Phần 20/62


* Thượng Tọa Thích Thiện Minh :

Ông tên thật là Đỗ Xuân Hàng, sinh năm 1921 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Trường An Nam Phật Học ở Huế vào năm 1943, cùng khóa với TT Trí Quang và cũng là học trò của TT Trí Đô.. Pháp danh đầu tiên của ông là Thích Trí Nghiễm.

Năm 1945, ông tham gia Hội Phật Giáo Cứu Quốc của HT Trí Độ và giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc Quảng Tri..

Năm 1946, ông bị Pháp bắt tại Quảng Trị, nơi ông đang hoạt động cho VM. Ông bị quản thúc tại đây tới năm 1947 thì được thả và trở lại chùa Từ Đàm ở Huế. Từ năm 1948, ông vào hoạt động ở Nha Trang và Đà Lạt. TT Thích Huyền Minh cho biết, trong thời gian này ông vừa hoạt động về Phật sự vừa tham gia các hoạt động của VM. Ông thường đến dự các phiên họp ở vùng VC kiểm soát. Sau Hiệp định Geneva, ông hoạt động ở 2 nơi Nha Trang và chùa Từ Đàm Huế.

Trong Pháp nạn 63 ông là Trưởng Phái Đoàn Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo thương lượng với Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thợ Sau khi TT Diệm bị giết, ông cùng với TT Trí Quang thành lập Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc phát động đánh phá ở miền Trung. Đầu 4/1966, ông tuyên bố rằng sinh viên Saigon đã nhận 5 triệu đồng của chính phủ để không tham gia đấu tranh với PG. Ngày 13/4/1966 sinh viên 14 phân khoa Đại học Saigon họp báo yêu cầu ông đưa bằng chứng, nếu không đưa ra chứng cớ họ sẽ tuyệt thực 48 tiếng đồng hồ để phản dốị Ngày 17/4/1966, ông gởi thơ nói rằng ông không tuyên bố như thế, đây chỉ là một sự hiểu lầm...

Lúc 10 giơ 30, khi ông vừa đến trụ sở Tổng Hội Thanh Niên ở đường Công Lý thì một kẻ lạ mặt ném lựu đạn và ông bị thương nă.ng. Vụ này không được GHPGAQ làm lớn chuyện như các vụ khác. Theo TT Huyền Minh thì vụ này chỉ liên quan tới nội bộ, do những tranh chấp về tiền bạc và hành chánh. Điều này chứng tỏ có sự nứt rạn giữa ông và TT Trí Quang. Thông thường TT Trí Quang không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để xách động quần chúng, nhưng lần này ông đã không khai thác vụ TT Thiện Minh bị mưu sát.

Sau khi các phong trào đấu tranh miền Trung bị dẹp tan, TT Thiện Minh bắt đầu đứng hẳn về lập trường của MTGPMN. Nhưng đồng thời sự nứt rạn giữa ông và TT Trí Quang càng trầm tro.ng. Năm 1968, ông tách ra khỏi tổ chức của TT Trí Quang và thành lập một tổ chức mới là Phật Xã Đảng (tức Đảng Xã Hội PG). Tuy nhiên, đảng này không thu hút được Phật tử vì miền Nam không phải là địa bàn quen thuộc của ông. Từ năm 1969, ông bắt đầu di thuyết pháp khắp nơi, nhất là các tỉnh miền Tây, tố cáo sự độc tài và tham nhũng của chính quyền; ông thường tố cáo mà không dẫn chứng rõ rệt các điều ông tố cáọ Chế độ mà ông cho là độc tài vẫn để ông được tự do đi đây đó "thuyết pháp".

Ngày 25/2/1969, cơ quan an ninh lục soát Tịnh xá Quảng Đức, nơi TT Thiện Minh cư trú và hoạt động, tìm thấy một số võ khí, tài liệu tuyên truyền cho VC và nhiều thanh niên trốn quân di.ch. TT Thiện Minh bị bắt giữ và bị tuy tố ra tòạ Trong phiên tòa 15/3/1969, Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Vùng III đã tuyên phạt ông 10 năm khổ sai và 5 năm cấm cố. Khi bản án vừa công bố thì tại miền Bắc, Đài Hà Nội cho đọc một bản tuyên bố của HT Đôn Hậu, nhân danh Phó Chủ Tịch Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình, phản kháng vụ bắt giam TT Thiện Minh, kêu gọi Phật tử đứng lên lật đổ chính quyền miền Nam và lập một nội các "hòa bình" để nói chuyện với MTGPMN. Nhờ Viện Hoá Đạo Ấn Quang can thiệp, vào 30/11/1969, ông được thạ Vụ TT Thiện Minh đã cho thấy thế chống Cộng của các chính phủ VNCH đã bị PGAQ phá hoại; họ biết ai là thông đồng cùng VC để dâng miền Nam cho CS, nhưng không thể bắt. Ấy vậy mà PGAQ cứ một mặt cho các chế độ này là "độc tài, tàn ác"... Thật đáng buồn.

Hiệp định Paris vừa được ký kết ngày 27/1/1973, TT Thiện Minh đã ra thông bạch tuyên bố thành lập ngày Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc và giao cho LS Vũ Văn Mẫu làm Chủ ti.ch. Mục tiêu của lực lượng này là quy tụ các thành phần thân Cộng để đưa vào Hội Đồng Quốc Gia Hòa Giải Hòa Hợp dự liệu trong Hiệp định giúp VC chiếm đa số trong Hội Đồng.

Sau 30/4/1975, ông cùng TT Mẫn Giác tổ chức mừng "giải phóng" ngày 15/5/1975 và lễ sinh nhật HCM ngày 19/5/75. Nhưng sau khi mưu tìm sự thống nhất PG dưới quyền lãnh đạo của GHAQ ông bị VC ngăn chặn, ông và một số tăng sĩ khối Ấn Quang quay lại chống đốị Sau vụ lục soát chùa AQ vào 6/4/1977, ông và một số tăng sĩ bị bắt. Lúc đầu ông bị giam ở công an, sau vào khám Chí Hòa, rồi chuyển tới trại Hàm Tân ở Bình Tuy và chết trong tù vào 10/1978. VC cho biết TT Thiện Minh chết vì bịnh viêm não tại trại Hàm Tân (nhưng vài tờ báo tại Hoa Kỳ thì nói rằng ông bị tra tấn và chết tại trại thẩm vấn X4 ở đường Nguyễn Trãi Saigon, sau đó được đưa về hoá trang tại trại Hàm Tân; tin này chưa kiểm chứng được). Trước khi TT Thiện Minh qua đời, cụ Cao Huy Đính từ Bắc có ghé thăm và khuyên bảo ông. TT Thiện Minh biết mình sắp chết nên đã than với cụ Đính :"Mình đã lở đưa chúng nó vào thì mình phải chịu cái quả". Cụ Đính đã nhờ nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn nói lai như thế khi cụ đến Hoa Kỳ.

TT Thiện Minh, xuất thân từ Trường An Nam Phật Học ở Huế, được coi là một người xuất sắc nhất, vượt xa TT Trí Quang. Ông có tài đối đáp mau lẹ nên thường được cử đi thương thuyết hay dự hội nghị quốc tế. Nhưng ông thuộc loại nóng tính và quá khích, có tinh thần PG cực đoan. Khi thuyết pháp hay tuyên bố, ông hay có luận điệu khiêu khích và thách đố. Ông cũng tỏ ra ganh ghét Công giáọ

TT Thiện Minh chỉ hoạt động trong các cơ quan ngoại vi của CS và tưởng rằng sau khi chiếm được miền Nam, PGAQ sẽ được ưu đãi và ông sẽ có địa vị ưu thắng. Sau 1975, khi ông nhận ra bộ mặt thật của CS thì quá muộn.


Phần 21/62


* Thượng Tọa Thích Minh Châu :

Hiện nay Thượng Tọa Thích Minh Châu, cựu viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, đang hoạt động rất mạnh trong khối "Phật Giáo Quốc Doanh Việt Nam", một công cụ của CS. Hiện nay Thượng Tọa đã gôm nhiều giáo sư hay giảng viên từ các trường Đại Học Saigon để dạy thêm tại các lớp Cao Cấp Phật Học, nhằm đào tạo một thế hệ tăng ni cho chế độ CS. Trong quá khứ, là một điệp viên nằm vùng cho CS, ông đã góp công không ít trong việc phá hoại VNCH. Việc gì đã đem một con người có kiến thức như thế lún sâu vào cõi ô trọc ? Đây là một kinh nghiệm cho thấy khi con người đã bước chân vào cái tròng CS thì họ khó mà rút chân ra được. Khi chủ nghĩa CS nhập vào thì tinh thần Bồ-Tát phải ra đị Thế hệ sau nên nghiền ngẫm để tránh hoạ diệt thân.

Thượng Tọa Thích Minh Châu tên thật là Đinh Văn Nam, sinh năm 1918 tại xã Kim Khê, huyện Nghi Lộc, Nghệ An -- cùng tỉnh với quê ngoại của Hồ Chí Minh (HCM được sinh ra và lớn lên tại huyện Nam Đàn, làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An).

Nói về tính giai cấp thì Đinh Văn Nam mang tính quí tộc phong kiến vì xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cha của Nam là ông Đinh Văn Chấp đậu tiến sĩ Hán học của nhà Nguyễn, có lẽ cùng thời với ông Huỳnh Thúc Kháng -- là một nhà nho tài giỏi, thông minh. Ông Chấp có nhiều vợ và 8 người con, theo thứ tự như sau : Đinh Văn Kinh là con trưởng, đến Đinh Văn Quang, Đinh Văn Nam (tức TT Thiện Minh), Đinh Văn Linh, Đinh Văn Phong, Đinh Thị Kim Hoài, Đinh Thị Kim Thai và Đinh Thị Khang. Anh chị em gia đình này rất thông minh, được học cả Hán học lẫn Tây học. Cụ Đinh Văn Chấp còn có nhiều vợ thứ.

Trong hồ sơ tại Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia có ghi năm 1940, Nam được bổ làm Thừa Phái tại triều đình Huế. Năm 1945, vua Bảo Đại trao quyền lại cho Hồ Chí Minh, ông Đinh Văn Chấp được Mặt Trận Việt Minh giao cho giữ chức vụ Chủ Tịch Ban Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác-Lênin Nghệ An, sau đó thăng lên chức Chủ Tịch Mặt Trận Liên Việt Nghệ An.

Nam có người em ruột là Đinh Văn Linh làm Đại Sứ của Hà Nội tại Trung Quốc, sau làm chủ nhiệm tờ báo Quân Đội Nhân Dân. Linh được Hà Nội đưa vào tiếp thu tại miền Nam khi chính phủ Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Nam cũng có người em rễ hụt là Trần Điền làm Đại Sứ của Hà Nội tại Cam-Bốt, thời Sihanouk còn nắm chính quyền. Cô Đinh Thị Kim Hoài, em của Nam, cho Điền là quê mùa nông dân nên không thích gá nghĩạ Điền không phải vì thế xấu hổ, trái lại vẫn luôn luôn giữ mọi liên hệ tốt đẹp với gia đình ông Đinh Văn Chấp. Sau này Hoài đã chấp nhận làm bé cho Tướng Nguyễn Sơn, một người hào hoa phong nhã của Mao Trạch Đông đưa về theo yêu cầu của Hồ Chí Minh.

Dinh Văn Nam gia nhập Mặt Trận Việt Minh khoảng sau 1940 khi Mặt Trận này vừa được thành lập. Nhóm của ông thường họp tại chùa Cẩm Linh, Diệc Cổ Tự hay trụ sở của Hội Nghiên Cứu Phật Học Trung Kỳ ở trong nội thành của thành phố Vinh. Một tăng sĩ PG đã công khai phản dối việc dùng chùa chiền để làm nơi hội họp bí mật của nhóm nói trên là HT Thích Tuệ Chiếụ

HT Tuệ Chiếu tên thật là Trương Thế Giám, trụ trì chùa Phước Hòa, Sầm Sơn, Thanh Hóa, là người thông thạo cả Hán học lẫn Tây học Ông đã đào tạo rất nhiều tu sĩ PG. Ông thường đến dạy cho các tăng ni và Phật tử ở Vinh về Phật học. Ông còn mở một lớp "Cours d'Adultes" (lớp dạy cho người lớn) ở Vinh để dạy Pháp văn cho những người lớn tuổi muốn học thêm Tây học. Ông biết chuyện một số người đã dùng chùa và trụ sở của PG hội họp làm chính trị nên lên tiếng phản đốị Ông bị hăm dọạ Các bạn đồng môn với ông là Hà Huy Tập, Trần Văn Tăng đều gia nhập Đảng CS, nhưng ông chống đối quyết liệt. Vào khoảng năm 1947, ông có liên hợp với Linh mục Hoàng Quỳnh ở Phát Diệm thành lập Mặt Trận Liên Tôn để đối phó với những sự khuấy phá và lộng hành của Mặt Trận Việt Minh. Năm 1954, khi Hiệp định Geneva được ký kết, ông liên lạc với các làng Công giáo chung quanh để tìm cách di cư vào Nam nhưng đi không lọt. Trong vụ đấu tố năm 1957, HT Tuệ Chiếu bị chôn sống.

Đinh Văn Nam có gia đình năm 20 tuổị Vợ Nam là Lê Thị Bé, con một gia đình khoa bảng khác ở cùng làng là cụ Lê Văn Miến, vừa đậu Tây học, vừa thông Hán học nên làm giáo sư Hán văn và Pháp văn, sau vào dạy Quốc Tử Giám (đại học của triều đình) ở Huế.

Nam ở với vợ là Lê Thị Bé được 5 năm, sinh được 2 người con, một trai (Đinh Văn Sương) và một gái (Đinh Thị Phương). Vào 1943, Nam bỏ vợ vào Huế ở luôn, làm thừa phái tại Tòa Khâm và tiếp tục theo học tại trường Khải Định cho đến khi tốt nghiệp Tú Tài toàn phần. Từ đó Nam ít khi trở về quê thăm vợ con. Vợ ông phải làm việc vất vả để nuôi con. Sau 30/4/1975, Lê Thị Bé từ Bắc được vào Nam thăm chồng do Đảng cho phép. Khi vào thì TT Minh Châu coi như không quen biết. Sau 10 ngày ở lại, Lê Thị Bé trở về miền Bắc, và từ đó đến giờ không nghe nhắc đến nữa...

Năm 1948, Nam vào tu tại chùa Từ Đàm và học ở trường An Nam Phật Học Huế; nhưng những người thân cận với gia đình ông nói rằng ông xuất gia trước khi VM cướp chính quyền năm 1945. Sau khi tốt nghiệp, Nam lấy pháp danh là Thích Minh Châụ Năm 1952, Thích Minh Châu được đưa sang Ấn Độ du học, ông tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Học tại Đại Học Bihar; đi cùng với ông có Nguyễn Đình Kỳ, nhưng Kỳ ở lại Ấn Độ và chết bên đó. TT Minh Châu trở về VN năm 1964. Khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các tôn giáo nhất là các giáo phái và Phật Giáo muốn phát triển các đại học tự Phật Giáo tại Saigon cũng cần người trong hàng tu sĩ có văn bằng Tiến Sĩ để làm Viện Trưởng. Thích Minh Châu là người được chọn. Thời gian còn học ở Ấn Độ, Thích Minh Châu được Tòa Đại Sứ Bắc Việt ở đây móc nối giúp đỡ, nên ông thường trao đổi, hội họp với nhân viên Sứ Quán Bắc Việt giống như một đảng viên CS. Trong giai đoạn này, VNCH đã cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với Ấn Độ vì chính phủ Ấn Độ dưới thời Thủ Tướng Nê-ru rất thiên Cô.ng.

Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia đã có nhiều tài liệu chứng minh rằng Thích Minh Châu là người hoạt động cho VC tại Ấn Đô.. Những hình ảnh qua lại giữa ông và những nhân vật cao cấp Hà Nội tại Ấn Độ kể cả Hồ Chí Minh được trưng ra, nhằm không chấp nhận việc cho Thích Minh Châu về Miền Nam. Sau nhiều lần tranh cãi, Tướng Nguyễn Khánh phải nhượng bộ thuận cho Thích Minh Châu về Miền Nam nhưng Viện Hóa Đạo phải cam kết là không để cho Thích Minh Châu hoạt động chính trị nào, nhất là tái hoạt động cho CS.

Về làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Thích Minh Châu cho lập ngay nhóm CS nằm vùng ngay trong Viện bất chấp lời cam kết của Viện Hóa Đạọ Thượng Tọa Thích Trí Quang đưa Nguyễn Trực chỉ huy nhóm nàỵ Với danh nghĩa là về Huế để liên lạc Phật sự, nhóm này đã không thể qua mắt được các nhân viên tình báo VNCH về mọi hoạt động của họ với Khu Ủy Trị Thiên - Huế do Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ đạo (CS Bắc Việt trá hình).

Thượng Tọa Thích Minh Châu luôn luôn tự hào về mình là không theo một phe phái nào trong sự tranh chấp nội bộ Phật Giáo, nhất là giữa 2 khối Việt Nam Quốc Tự và Ấn Quang. Nhiệm vụ của ông chỉ là giữ lòng trung kiên và hành động theo đúng với Đảng CS mà thôị Ngày 30/4/1975, Viện Đại Học Vạn Hạnh trở thành cơ sở công khai hoạt động "cách mạng". Những người trong nhóm Nguyễn Trực (lúc này Trực mang cấp Trung Úy VC) đã đón VC tại Ngã Tư Bảy Hiền vào thẳng Viện Đại Học Vạn Hạnh, và cũng từ đó Viện Đại Học này bị xóa tên : Viện Đại Học Vạn Hạnh trở nên cơ sở của Viện Khoa Học Xã Hội TPHCM của VC. TT Thích Minh Châu đã hiện nguyên hình là một cán bộ cao cấp của VC. Những thời gian kế tiếp, ông đã cùng với các Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Thích Trí Thủ biến Phật Giáo thành một lực lượng vững chắc của chế độ CS., một danh từ được chào đời để gán cho những tu sĩ thân cộng :"Phật Giáo Quốc Doanh". Vì công tác, TT Thích Minh Châu không ngần ngại tiêu diệt mọi thành phần đối lập đi ngược lại đường lối của ông như các TT Thích Thiện Minh, Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang, Thích Thông Bửu,... Các sự phảng kháng của những TT trên đều được ông báo cáo đầy đủ cho CS. Có lần ông báo cáo đích danh TT Quảng Độ là người phá hoại công cuộc thống nhất PG.

Mặc dù HT Thích Trí Tịnh được đưa lên làm Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh, nhưng trong thực tế, HT Thích Đức Nhuận (của miền Bắc, vừa qua đời vào 1/1994) điều hành phần Giáo Hội PGVN (quốc doanh) miền Bắc, còn HT Thiện Minh điều hành phần Giáo Hội PGVN miền Nam. HT Thích Minh Châu còn làm hiệu trưởng trường Cao Cấp Phật Học ở 716 đường Nguyễn Kiện (tức Võ Di Nguy nối dài cũ), Phú Nhuận, huấn luyện các tăng ni về Phật học dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê và cũng là giảng viên thường trực về môn này cho Trường Cao Cấp Phật Học tại chùa Quán Sứ Hà Nộị

Ông là một tăng sĩ có uy tín nhất đối với Đảng và nhà cầm quyền CSVN hiện naỵ Mặc dầu đã góp công lớn trong việc làm tan rã Giáo Hội PGAQ, ông vẫn được một số Phật tử của Giáo Hội này quý mến và tôn sùng.



Phần 22/62




* Hòa Thượng Thích Huyền Quang :

Theo dõi cuộc đời của TT Huyền Quang, một bài học được rút ra là đối với các vị tu hành, CS đã đưa họ lên một vị thế hữu danh vô thực để làm công tác dân vận nhằm lôi kéo tín đồ theo ho.. Một nhà tu hành bị lôi kéo vào thế giới chính trị xảo quyệt của CS nhưng không hành trang cho mình một sự hiểu biết rõ rệt về môi trường này đã đưa ông đi từ thất bại này tới thất bại khác và cuối cùng ông cũng không thoát khỏi bàn tay lông lá của CS; mộng đưa Phật Giáo thống nhất dưới sự lãnh đạo của Ấn Quang cũng là hư không.

Ông có tên thật là Lê Đình Nhàn, sinh năm 1917 tại Bình Đi.nh. Thủa nhỏ, ông theo học ở Phật Học Đường Lưỡng Xuyên, Trà Vinh, sau về học Phật Học Đường Long Khánh, Bình Đi.nh. Năm 1945, ông gia nhập Hội Phật Giáo Cứu Quốc của HT Trí Độ, giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc Bình Định, sau đó ông đdược chọn làm Khu Ủy Viên Liên Khu 5 kiêm Chủ Tịch Hội Phật Giáo Cứu Quốc Liên Khu 5 tư 1945-1951. Năm 1951, HCM quyết định sát nhập Mặt Trận Việt Minh (trong đó có các Hội Cứu Quốc) và Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam thành Mặt Trận Liên Việt, các hội cứu quốc bị hủy bỏ, trong đó có Hội Phật Giáo Cứu Quốc. Vì thế, TT Huyền Quang bị mất chức Chủ Tịch Hội Phật Giáo Cứu Quốc Liên Khu 5. Ông không theo kịp sự chuyển hướng chính trị trong đường lối của Đảng nên đã phản đối và bị bắt giam từ 1952-1954 mới được trả tự dọ

Trong "Đơn cứu xét nhiều việc" đề ngày 25/6/1992 gởi nhà cầm quyền Hà Nội, HT Huyền Quang nói rất rõ :

"Giáo Hội Phật Giáo Cứu Quốc Liên Khu 5 cũ (trong Mặt Trận Việt Minh) được thành lập đồng lúc với các đoàn thể cứu quốc khác, sau ngày khởi nghĩa mùa thu 1945, tại các tỉnh : Nam, Ngãi, Bình, Phú. Sau 6 năm làm việc cứu quốc, như các tổ chức nhân dân khác, đến năm 1951, Mặt Trận Liên Việt Liên Khu 5, buộc chúng tôi mở đại hội tại Bồng Sơn, Bình Định, để lấy quyết định "chuyển hướng công tác" bằng cách : cắt bỏ 2 chữ cứu quốc và giao hết quần chúng Phật tử qua các tổ chức nhân dân khác. Phật Giáo chúng tôi bấy giờ, sau đại hội trên chỉ còn cái tên là Hội Phật Giáo Liên Khu 5 không có quần chúng. Mặt Trận Liên Việt cắt đứt hết mọi liên hệ với Phật Giáo chúng tôị Tôi chống việc làm đó nên bị bắt giam tại Quảng Ngãi từ 1952-1954".

Mặc dầu đã ở trong vùng CS chiếm đóng tại Liên Khu 5 từ 1945-1954, làm việc và ở tù dưới chế độ CS, ông tỏ ra không am tường nhiều về CS. Ngoài chuyện ông không hiểu tại sao HCM giải tán các Hội Cứu Quốc năm 1961 như đã nói trên, ông còn phạm một lỗi lầm to lớn là sau khi VC chiếm được miền Nam, ông và Viện Hoá Đạo Ấn Quang đã vội vàng thương lượng với Hội Phật Giáo VN (quốc doanh) miền Bắc để thống nhất PG 2 miền và tạo uy thế cho Giáo Hội Ấn Quang. Sự vội vàng này đã để lộ cho CS thấy ngay tham vọng của các tăng sĩ trong Viện Hóa Đạo Ấn Quang nên CS đã tìm cách gây mâu thuẫn nội bộ và diệt từng phần. Gom không được Hội PGVN miền Bắc vào Giáo Hội AQ, ông và các tăng sĩ trong GHAQ đã tổ chức Đại Hội

Phật Giáo kỳ 7 để củng cố nội bộ và quay lại chống chính quyền. Nhưng CS đã ra taỵ Trong cuộc lục soát chùa AQ của lực lượng an ninh CS vào đêm 6/4/1977, ông đã bị bắt giam cùng với một số tăng sĩ cao cấp khác. Ông đã bị truy tố và đưa ra Tòa Án Nhân Dân tại Saigon xét xử ngày 8/12/1978. Ông bị phạt 2 năm tù treọ Trong phiên tòa nói trên, Viện Kiểm Sát CS có đọc lời tự thú của ông khi bị giam ở công an như sau :

"Từ trước đến nay, chủ trương chúng tôi là bất hợp tác với chính quyền. Chúng tôi xin xác nhận rằng, trong quá khứ cũng như từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, chúng tôi có những việc làm sai trái với đường lối, chính sách, luật pháp của chính quyền. Những tội lỗi này do chúng tôi gây ra".

Thật là đáng buồn. Trước 1975, không một chính quyền nào, kể cả chính quyền "độc tài gia đình trị + tàn ác + bất nhân + kỳ thị tôn giáo + đàn áp dã man" của Ngô Đình Diệm lại đan tâm bắt một vị sư phải nói lên những điều này, dù rằng "có những việc làm sai trái", "bất hợp tác với chính quyền".

Kế tiếp, tháng 11/1981, GHPGVN được thành lập và CS coi như GHAQ đã gia nhập vào giáo hội này, nhưng ông và một số tăng sĩ trong Viện Hoá Đạo đã chống lại việc sát nhập đó. Ông được cử làm Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo thay thế HT Thích Trí Thủ đã di vào GHPGVN nên tháng 2/1982 ông bị bắt và bị chỉ định cư trú tại chùa Hội Phước, xã Nghĩa Chánh trong thị xã Quảng Ngãị

Văn là người (Le style, c'est l'homme).. "Đơn cứu xét nhiều việc" đề ngày 25/6/1992 gởi nha cầm quyền CS của ông đã được cắt xén và trau chuốt cả hình thức lẫn nội dung trước khi phổ biến. Nhưng khi được bản sao toàn văn của đơn này đã làm cho một số nhân sĩ PG thất vọng, vì qua đó người ta nhận ra kiến thức và sự hiểu biết của ông có giới hạn và từ đó đã đưa ông đến những nhận định sai lầm. Ông có tinh thần đố kỵ Công giáọ Bất cứ khi nào có cơ hội, ông đều đưa Công giáo ra để suy tỵ hay mĩa maị Trong "Đơn xin cứu xét nhiều việc", ông hỏi tại sao Nhà nước quốc doanh hóa PGAQ mà không quốc doanh hóa Giáo Hội Thiên Chúa Giáo ? Phải chăng Nhà Nước đã "xem kẻ thù như quý khách" và xem PG là "con nhà nghèo" ? Trong dịp lên tiếng tại chùa Linh Mụ ngày 3/5/1992 nhân đám tang HT Đôn Hậu, ông hỏi tại sao các linh mục Công giáo được tự do hành lễ, còn ông không được Ban Tổ Chức cho hành lễ ở Huế ? Chính sự thiếu hiểu biết và ganh ghét này đã gây những phản ứng không thuận lợi cho cuộc đấu tranh mà ông đang phát đô.ng. Lòng thù hận của ông đã bộc lộ một cách công khai khi viết cũng như khi nóị

Trong văn thư số 248 CV/TGCP ngày 25/7/1993 gởi HT Huyền Quang, Ban Tôn Giáo Chính Phủ của CSVN đã trả lời những điểm mà ông khiếu nại bằng những lời lẽ khá gay gắt, nhất là về điểm 1 liên quang tới việc HT Đôn Hậu và Trí Thủ đem GHAQ sát nhập vào GHPGVN. Ban Tôn Giáo kết luận :


"
Yêu cầu ông nhận rõ lẽ phải và đạo lý, nhận rõ sai lầm khuyết điểm đối với đạo, đối với đất nước, đối với pháp luật để thành tâm sửa chữa và chuyên tâm tu hành vì sự nghiệp cao cả phụng sự dân tộc và đạo pháp".


Ông đã gặp loài quỹ dữ.

HT Huyền Quang không phải là đảng viên CS. Trong quá khứ, ông chỉ tham gia các hoạt động ngoại vi của Đảng nên đã không hiểu nhiều về đường lối, chiến lược, chiến thuật và thủ đoạn của CS. Ông bị mang họa do sự thiếu hiểu biết nàỵ

--------------------------------



Bây giờ ta trở lại phần nói về sự phát triển của PG từ thời Pasquier (1928)



(còn tiếp)

Trích từ các tài liệu :

- Phê bình Mùa Biển Động; Nguyễn Thị Sông Hương; nxb Đại Nam 1992.

- Những bí ẩn đằng sau các cuộc thánh chiến; Lữ Giang; 1994.

- Tôn giáo và Chính trị : Phật giáo 1963-1967; Chính Đạo; nxb Văn Hoá 1994.


Phần 23/62



- Lưỡng Xuyên Phật Học cũng do HT Khánh Hòa cùng một số cư sĩ thành lập năm 1934 ở chùa Long Phước, Trà Vinh, thu nhận cả tăng lẫn nị

- Hội Bắc Kỳ Phật Giáo thành lập tại Hà Nội năm 1934 do các HT Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo và một số cư sĩ danh tiếng như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Ngô Văn Tố, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Năng Quốc, Dương Bá Trạc, v.v... Cư sĩ Nguyễn Năng Tố được bầu làm Chủ Ti.ch.

- Phật Học Kim Tế Hội do HT Thích Thiện Chiếu thành lập năm 1936 ở chùa Tam Bảo, Rạch Giá. Hội này tuyên bố cổ võ cho bất cứ học thuyết nào có đủ phương pháp làm cho chúng sanh khổ được vui và kêu gọi hướng dẫn PG đi theo đường lối của Đảng CS Đông Dương.

- Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục do BS Lê Đình Thám thành lập tại Huế năm 1940. Cụ Đinh Văn Chấp, Tiến sĩ Hán học, thân phụ HT Minh Châu, phụ trách giảng dạy về Nho học và Lão học, còn Lê Đình Thám hướng dẫn về Phật học cho thanh niên Phật tử. TT Trí Quang sau này cũng xuất thân từ chỗ nàỵ

- Gia Đình Phật Hóa Phổ cũng do BS Lê Đình Thám lập năm 1944 để giáo dục các thiếu nhi Phật tử. Tổ chức này có một ban hướng dẫn gồm các cư sĩ sau đây : Văn Đình Hy, Đặng Tống, Lê Văn Dũng, Phan Cảnh Tuân, Cao Chánh Hựu, Phan Xuân Sanh, v.v... Đây là những thành phần hoạt động tích cực khi phong trào PG

miền Trung nổi lên. Võ Đình Cường là người chủ chốt trong vụ nàỵ Năm 1951, một hội nghị Gia Đình Phật Giáo Phổ được tổ chức tại Huế đã quyết định đổi tên thành Gia Đình Phật Tử.

- Hội Chỉnh Lý Tăng Già Bắc Việt do HT Thích Tố Liên thành lập năm 1949, đến tháng 9/1950 đổi thành Hội Tăng Già Bắc Việt.

- Hội Phật Tử Việt Nam do một số cư sĩ thành lập năm 1949 tại chùa Chân Tiên Hà Nộị

- Hội Phật Học Nam Việt do hai cư sĩ Mai Thọ Truyền và Lê Ngọc Diệp lập tại Saigon năm 1950.

- Phật Học Đường Bao Quốc do Thích Trí Thủ thành lập năm 1950 ở Huế. Phật Học Đường này thu nhận các học tăng khắp Trung, Nam, Bắc, cung cấp giảng sư cho các Tỉnh Hội Phật Giáo Miền Trung. HT Tịnh Khiết trụ trì ở chùa Tường Vân được tôn làm Hội Chủ.

- Giáo Hội Tăng Già Nam Việt do TT Thích Thiện Hòa và TT Thích Thiện Hoa thành lập năm 1952 tại cùa Ấn Quang, Saigon.

- Hội Tịnh Độ Cư Sĩ Việt Nam do các cư sĩ Huỳnh Văn Đơn, Lữ Huỳnh Anh và Nguyễn Văn Vân thành lập tại Saigon năm 1953.

- Hội Lục Hòa Phật Tử Việt Nam do các cư sĩ Lê Văn Điền, Phạm Văn Tân và Lê Văn Kiều thành lập tại Gia Định năm 1954.

- Chùa Ấn Quang được HT Thích Thiện Hòa cho xây cất năm 1949. Đầu tiên đây chỉ là một cái am có tên là Trí Tuệ Am, ở đường Lorgeril (tức Sư Vạn Hạnh), Chợ Lớn, sau gọi là chùa Ứng Quang. Tại đây Phật Học Đường Ứng Quang được thành lập, sau đổi thành Phật Học Đường Nam Việt và chùa Ứng Quang thành chùa Ấn Quang.

Phong Trào Phục Hưng Phật Giáo tại Thừa Thiên bị giảm bớt sau cuộc "Cách Mạng Tháng 8" năm 1945, vì một số tăng sĩ quan trọng đã đi theo Mặt Trận Việt Minh. Mãi đến năm 1951, khi Pháp đã chiếm lại phần lớn Đông Dương và VC đã rút lui vào các chiến khu, việc phát triển PG mới bắt đầu mạnh trở lạị

Nhìn Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo nở rộ dướì thời Pháp thuộc, chúng ta có thể tin rằng kế hoạch phục hưng Phật Giáo của Pasquier là có thật.


b) Sự phát triển Phật Giáo dưới thời Đệ I Cộng Hòa :

Từ 1955-1963, sự phát triển của PG rất đáng kể, không thua gì thời Pháp thuộc. Ngoài các đoàn thể và cơ sở PG được thành lập dưới thời Pháp thuộc vẫn iếp tục hoạt động và phát triển, chính phủ Diệm đã cho phép thành lập rất nhiều tổ chức mới như :

- Hội Linh Sơ Phật Học được thành lập năm 1955 tại chùa Linh Sơn, Cô Giang, Saigon.

- Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại Miền nam do TT Thích Độ Lượng và Thích Huyền Minh thành lập năm 1955 tại Phan Thanh Giản, Saigon.

- Hội Tịnh Độ Tông Việt Nam thành lập năm 1955 tại Đề Thám Saigon.

- Hội Phật Ggiáo Nguyên Thủy Việt Nam thành lập tại Đà Nẵng năm 1955.

- Hội Việt Nam Phật Giáo thành lập năm 1957 tại đường Phan Đình Phùng saigon.

- Giáo Hội Lục Hòa Tăng Việt Nam thành lập năm 1957 tại chùa Long Vân, Gia Đi.nh.

- Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam thành lập năm 1957 tại chùa Kỳ Viên, Phan Đình Phùng Saigon.

- Hội Bồ Đề Đạo Tràng thành lập năm 1957 tại Âm Bồ Đề, Châu Đốc.

- Hội Phật Giáo tại Trung Phần thành lập năm 1957 tại chùa Từ Đàm, Huế.

- Hội Phật Tử Việt Nam thành lập năm 1958 tại chùa Đại Giác, Saigon.

- Giáo Hội Khất Sĩ Ni Giới Việt Nam thành lập năm 1958 tại Gia Đi.nh.

- Hội Phật Giáo Quan Âm Phổ Tế thành lập năm 1959 tại Phan Thanh Giản Saigon.

- Hội Việt Nam Phật Giáo Liên Hữu thành lập năm 1959 tại Saigon.

- Hội Từ Thiện PGVN thành lập năm 1959 tại chùa Huệ Lâm, Saigon.

- Giáo Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Vĩnh Bình thành lập năm 1960 tại chùa Ông Mẹt, Vĩnh Bình.

- Hội Tứ Giáo Phật Học VN thành lập năm tại chùa Tam Bửu Biên Hòa năm 1961.

- Hội Phật Học Nguyên Thủy Ba Xuyên thành lập năm 1962 tại Ba Xuyên.

- Giáo Hội Cư Sĩ Phật Đường Nam Tông thành lập năm 1962 tại Saigon.

- Giáo Hội Phật Giáo Cổ Sơn Môn thành lập năm 1963 tại Saigon.

Những thành qủ mà PG đã đạt được dưới thời Đệ I Cộng Hòa đã dược Nguyễn Lang liệt kê trong cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Luận (tập III), trang 304-307 như sau :

- Chỉnh đốn lại Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và đem về đặt trụ sở tại chùa Ấn Quang.

- Nhiều tu viện, chùa và Phật Hoc. Đường đã được xây dựng như tu viện Nguyễn Thiều ở Bình Định, tu viện Quảng Hương Già Lam, Chùa Xá Lợi, Phật Học Đường Phước Hòa ở Trà Vinh, Nhi Học Viện Từ Nghiêm ở Saigon, v.v...

- Mở nhiều khoá huấn luyện tăng ni ở chùa Ấn Quang như khoá Tu Nghiệp Trụ Trì và Như Lai Sứ Giả năm 1957, lớp Phật Học Phổ Thông năm 1958. Giáo Hội Tăng Già VN cũng đã thành lập ban giảng sư lưu động năm 1959 để đi huấn luyện tăng ni trên khắp miền Nam VN.

- Các đại hội của Phật Giáo được mở liên tục như Đại Hội Tổng Giáo Hội VN kỳ 2 năm 1956, kỳ 3 năm 1957, Đại Hội Ni Bộ Miền Nam ở chùa Huê Lâm năm 1956, Đại Hội Giáo Hội Tăng Già Trung Việt kỳ 3 năm 1958, Đại Hội Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc kỳ 3 năm 1959, Đại Hội Hoằng Pháp Toàn Quốc năm 1960, v.v...

- Các tạp chí Phật Giáo đua nhau ra đời như Phật Giáo Việt Nam, Liên Hoa, Văn Hoá, Từ Quang, v.v...

Trong cuốn "Phật Giáo tại Việt Nam", ông Mai Thọ Truyền cho biết lúc ông Diệm lên cầm quyền, số chùa tại miền nam là 2206 cáị Dướt thời ông Diệm số chùa lên đến 4776 cái, tức là tăng 2570 cái; trải ra cho 43 tỉnh miền Nam, thì mỗi tỉnh tối thiểu có 59 ngôi chùa mới; chùa cũ và mới cộng lại sẽ cho thấy mỗi tỉnh có trung bình 111 ngôi chùạ Trong cuốn "Our Vietnam Nightmare", Marguerite Higgins ghi nhận rằng chính phủ Diệm đã đóng góp 9 triệu đồng để trùng tu và xây cất chùa chiền. Có tất cả 1295 ngôi chùa đã được trùng tụ Riêng chùa Xá Lợi, ông Diệm đã góp vào 2 triệu đồng và sau đó còn cho xử dụng 7 lần tiền đua ngựa để xây cất.

Sự kiện mà một tỉnh có tối thiểu 59 ngôi chùa mới và tối đa 111 ngôi chùa chen chúc nhau từ thôn xã này đến làng kia, đó là một biểu tượng của sự tự do tôn giáo phát triển cực mạnh và sung mãn vô song. Việc bảo trợ và yểm trợ xây cất chùa chiền là dấu hiệu của một lòng sùng mộ thành tín đối với tôn giáo của nhà cầm quyền biết tôn trọng tôn giáo của các tôn giáo bạn.

Có một điều ít ai để ý là chính TT Diệm là người đầu tiên và duy nhất đã đem lại cho Phật Giáo một màu sắc dặc biệt mà trước đây tôn giáo này không hề có. Ngay từ những năm đầu của chế độ, ông đã lo việc thôi thúc các cơ quan liên hệ phải tìm cách để yểm trợ và tiếp tay với công việc tổ chức Đại Lễ Phật Đản và Rước Ngọc Xá Lợi năm 1956 (17/5/1956) qua các đường phố thật hết sức trọng thể. Số người tham dự đại lễ tại Saigon có tới vài hàng vạn ngườị Rồi mỗi năm cứ thế tiếp đến 1960, Lễ Phật Đản có tổ chức rước đuốc, xe hoa trên nhiều đường phố. Năm 1961 Đại Lễ Phật Đản được tổ chức ngày tại vận động trường Quân Độị Năm 1962, LPD được tổ chức tại chùa Xá Lợị Tiếp đến là ngày 8/5/1963 tại Saigon, Đại Lễ Phật Đản được tổ chức một cách hết sức trọng thể, đông người tham dự, tuy bầu không khí hơi căng thẳng

(còn tiếp)


Trích từ các tài liệu :

- Phê bình Mùa Biển Động; Nguyễn Thị Sông Hương; nxb Đại Nam 1992.

- Những bí ẩn đằng sau các cuộc thánh chiến; Lữ Giang; 1994.

- Tôn giáo và Chính trị : Phật giáo 1963-1967; Chính Đạo; nxb Văn Hoá 1994.
Phần 24/62


c) Sự phát triển của Phật Giáo thời Đệ II Cộng Hòa :

Sau 1/11/1963, sau khi hạ TT Diệm xong, "làm chủ" đất nước, nhóm PG cực đoan thừa thắng xông lên, làm áp lực buộc chính quyền mới phải tuân theo ý muốn của ho..

Mặc dầu quy chế chung cho tất cả các tôn giáo chưa được soạn thảo và ban hành, không coi thể thống quốc gia ra gì, GHPGVNTN mới thành lập đã làm áp lực bắt buộc chính quyền phải công nhận bằng một đạo luật Hiến Chương mà Giáo Hội này đã đệ trình, gây nên những rối loạn pháp lý mà chỉ vài năm sau đó, Giáo Hội Ấn Quang đã là nạn nhân của những đòi hỏi phi lý đó. Sau đây là những tổ chức PG được thành lập dưới thời "độc tài quân phiệt" Đệ II Cộng Hòa :

- Viện Cao Đẳng Phật Học được thành lập ngày 13/3/1964, có quyền cấp Cử nhân Phật học, Cao học Phật giáo và Tiến sĩ Phật học.

- Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) do 11 tông phái và hội Phật Giáo thành lập ngày 4/1/1964, được duyệt y bằng Sắc Luật số 158-SL/CP ngày 14/5/1964.

- Giáo Hội Thiền Tông Việt Nam được thành lập tháng 11/1964 tại Gia Đi.nh.

- Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do liên phái Phật Bửu Tự, Bửu Lâm Tự, Bình Hòa Tự, Long Quang Tự, Chơn Đức Tự và Giác Lâm Tự thành lập tháng 12/1964, tách khỏi GHPGVNTN.

- Phật Hội Pháp Hoa Việt Nam do cư sĩ Nguyễn Trọng Tố thành lập tại Nha Trang năm 1965.

- Phật Hội Lục Phương Tông do 2 cư sĩ Võ Văn Trọng và Nguyễn Văn Toàn thành lập tại Saigon năm 1965.

- Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ do TT Thích Tọa Giác Nhiên thành lập tại Gia Định năm 1966.

- Hội Phật Giáo Phụng Sự Xã Hội do TT Thích Tâm Châu thành lập tại Saigon năm 1967.

- Việt Hàn Phật Giáo Tương Trợ Hội do 2 TT Thích Tâm Châu và Suk Kyung San thành lập tại Saigon năm 1967.

- Giáo Hội Đạo Tràng Thiên Học do tu sĩ Trần Rinh thành lập năm 1968 tại Hóc Môn, Gia Đi.nh.

Phật Giáo bắt đầu xây dựng những cơ sở to lớn : khởi đầu là Việt Nam Quốc Tự ở đường Trần Quốc Toản Saigon, sau đó là chùa Vĩnh Nghiêm, Viện Đại Học Vạn Hạnh và các cơ sở khác khắp miền Nam VN.

Ngày 24/4/1964, khởi công xây dựng Việt Nam Quốc Tự trên cơ sở đất rộng 45,000 m2. Sở đất này tọa lạc tại một địa điểm khá quan trọng trong thành phố, được chính phủ cho thuê với giá tượng trưng. Tuy gọi là cho thuê nhưng trong thực tế là biếu luôn.

Trong cuốn Bạch Thư 31/12/1993, HT Tâm Châu cho biết, để xây cất Việt Nam Quốc Tự, Tướng Nguyễn Khánh đã cúng 10 triệu, Tướng Nguyễn Cao Kỳ cho vay 50 triệụ Số tiền này được giao cho các TT Thích Thiện Hòa, Thích Thiện Hoa, Thích Trí Thủ và Thích Từ Nhơn, nhưng các TT này giữ tiền luôn, không chịu xây cất chùạ Chi phí xây cất VNQT lúc đó được ước lượng khoảng từ 60-70 triệu đồng VN.

Nhưng vì sự lộng hành của TT Trí Quang trên chính trường miền Nam từ 1964-1966, khối PGAQ bị tan vỡ ra làm hai, các tông phái miền Bắc và miền Nam tách rời khỏi GHPGAQ. Những hậu quả này không phải do chính qyền mà do TT Trí Quang và nhóm PG miền Trung gây rạ

Như thế trong 5 điều đòi hỏi của PG :

1- Yêu cầu Chính phủ VNCH thu hồi vĩnh viễn công điện triệt giáo kỳ PG.

2- Yêu cầu PG phải được hưởng một chế độ đặc biêt như các Hội truyền giáo Thiên chúa giáo đã được ghi trong Dụ Số 10.

3- Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ PG.

4- Yêu cầu cho tăng ni PG tự do truyền đạo và hành đạọ

5- Yêu cầu chính phủ bồi thường một cách xứng đáng cho những kẻ bị chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền tội xứng đáng.



Thì yêu cầu "cho tăng ni PG tự do truyền đạo và hành đạo" không đúng với thực tế. Sử gia PG Lý Khôi Việt dám viết :"Chính trị VN suốt 100 năm nay, đã dành một số phận đen tối, khắc nghiệt nhất cho những đứa con VN ưu tú (ý nói PG) và dành một chỗ ngồi ưu đãi nhất cho những đưá con phản bội xấu xa (ý nói Công giáo)".

Như thế các tăng sĩ chùa Từ Đàm có lẽ đã thưà biết rõ là các điều (1), (2), (4) và cả (5) là không đúng như họ đã tố cáo, nhưng họ vẫn cứ làm to chuyện để có lý do là lật đổ TT Diệm, một chế độ được họ mệnh danh là "chế độ Thiên Chúa Giáo". Và qua các câu chuyện vừa kể trên người ta thấy động lực đấu tranh chính trị chính là sự tỵ hiềm về tôn giáo mà ra chứ không phải là sự kỳ thị (tôn giáo) ở trong luật pháp hay trong thực tế . Đây là điều mà ta cần nhớ rõ để quay lại khúc phim lịch sử này ("Theo Đỗ Mậu" trong VNMLQHT thì TT Trí Quang muốn lật độ TT Diệm vì chế độ này nếu tồn tại chỉ mang chính nghĩa cho CS, còn ông chống độc tài quân phiệt vì chế độ này làm tay sai cho ngoại bang). Mặt khác người ta không ngạc nhiên khi thấy Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo đưa ra 5 yêu sách của PG thì Ủy Ban Liên Bộ của chính phủ đã chấp nhận một cách nhanh chóng, vì những đòi hỏi đó phù hợp với tình trạng thực tế lúc đó của thời cuộc.



* Câu chuyện giữa Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo và Ủy Ban Liên Bộ :

TT Thích Tâm Châu đã lập một Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo ngày 15/5/1963. Ngày 25/5/1963, Ủy Ban này họp tại chùa Xá Lợi ở Saigon, ra tuyên ngôn tuyên bố tranh đấu cho 5 nguyện vọng của PG kể trên. Sau đó là những cuộc biểu tình và tuyệt thực xảy ra liên tiếp. Chính phủ đã xử dụng Cảnh sát Dã chiến để ngăn chặn các cuộc biểu tình và kiểm soát hoạt động đấu tranh của các chùa chiền.

Khi cuộc tranh đấu của PG ngày càng gia tăng, ngày 4/6/1963, một Ủy ban Liên Bộ được chính phủ thành lập để giải quyết các đòi hỏi của PG. Ủy Ban này gồm có Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ Trưởng Nội Vụ Bùi Văn Lương và Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần. Ngày 5/6/1963, Ủy Ban Liên Bộ họp với Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo lần đầu tiên. Phái đoàn PG gồm có các TT Thiện Minh, Tâm Châu, Thiện Hoa, Huyền Quang (Thư ký) và Đức Nghiệp (Phó thư ký). TT Thiện Minh làm Trưởng đoàn.

Trong khi thương thuyết với Ủy Ban Liên Bộ, Võ Đình Cường cho áp dụng chiến thuật "vừa đánh vừa đàm" để đạt thắng lợi tối đạ Các chiến dịch biểu tình, tuyệt thực và tự thiêu được phát động khắp nơị Vụ HT Thích Quảng Đức tự thiêu cũng nằm trong chiến thuật nàỵ Có thể nói trong giai đoạn gây xáo trộn này, PG đã thường dùng các phương thức sau đây : biểu tình bạo động quá khích, nổi lửa tự thiêụ

Sau khi tin HT Quảng Đức tự thiêu và ngày 11/6/1963 được loan đi khắp thế giới, ngày 12/6/1963 HT Thích Tịnh Khiết từ Huế vào saigon. Phó TT Thơ liền mời HT Tịnh Khiết họp với Ủy Ban Liên Bộ của chính phủ, nhưng Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo thấy rằng đưa HT Tịnh Khiết đi thương thuyết không có lợi vì HT quá hiền lành và ngay thật, nên TT Tâm Châu nói rằng sau 5 ngày tuyệt thực, HT Tịnh Khiết đang mệt, không họp được. Ngày 13/6/63, Phật tử treo cờ khắp nơị Ngày 14/6/63, 2 Ủy Ban họp lần thứ hai tại Hội Trường Diên Hồng. Vì TT Diệm ra lệnh phải đi đến một thỏa hiệp nhanh chóng, nên 2 Ủy Ban đã họp ngày họp đêm trong suốt 3 ngày liên tục, đến ngày 16/6/63, cả 2 Ủy Ban đã ký kết một thông cá chung gồm những diểm sau đây :


- Quy định lại thể thức treo cờ quốc gia và cờ PG : Cờ PG khi treo chung được làm nhỏ hơn 1/3 quốc kỳ.

- Tách các hiệp hội có tính cách tôn giáo ra khỏi Dụ Số 10.

- Chính phủ cam kết không trả thù những người tham gia cuộc vận động thực hiện 5 nguyện vọng của PG.

- Bảo đảm quyền tự do truyền đạo của Phật tử.

- Trừng phạt những người có trách nhiệm trong vụ thảm sát ở Huế và bồi thường cho các gia đình nạn nhân.

Thông cáo chung vừa được ký xong thì Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo vội đưa về cho HT Tịnh Khiết viết vào một chữ KHÁN rồi ký tên vào chỗ dành cho Tổng Thống. Khi Thông Cáo Chung được chuyển qua Phủ Tổng Thống, mọi người nhìn thấy chữ ký của HT Tịnh Khiết ở chỗ dành cho Tổng Thống, đều lắc đầụ Tuy nhiên TT Diệm vẫn cầm viết và phê vào :"Những điều được ghi trong Thông Cáo Chung này đã được tôi chấp nhận nguyên tắc ngay từ đầu".

Các sử gia PG cho đây là một thắng lợi của PG. Tất cả nguyện vọng của PG đều được chấp thuận.

Một buổi lễ tang dự trù cho HT Quảng Đức ngày Chủ Nhật 16/6/63 tại chùa Xá Lợi qui tụ hàng chục vạn người; rồi khoảng hàng trăm ngàn Phật tử tham dự bỗng trở thành đám biểu tình và bị cảnh sát dàn chàọ Xô xát kéo dài 45' trước chùa Xá Lợị Vụ tự thiêu của HT Quảng Đức chỉ là một chiến thuật của TT Trí Quang, nhưng quần chúng Phật tử quay lòng căm thù vào ông Diệm; TT Trí Quang muốn dùng quần chúng gây bạo động và khi bạo động càng nhiều thì ông Diệm càng bị mắc bẫỵ Ngay buổi tối hôm đó, Thiết Giáp phải đến tăng cường. Một thiếu niên 15 tuổi bị tử thương vì trúng đạn ở đầụ 3 tăng và 2 Phật tử bị thương. Hàng ngàn người bị bắt giữ. 3 ngày sau, 19/6, nhờ cảnh sát, công an nỗ lực kiểm soát nên lễ an táng của HTQuảng Đức diễn tiến không gây thêm đổ máụ


Trích từ các tài liệu :

- Phê bình Mùa Biển Động; Nguyễn Thị Sông Hương; nxb Đại Nam 1992.

- Những bí ẩn đằng sau các cuộc thánh chiến; Lữ Giang; 1994.

- Tôn giáo và Chính trị : Phật giáo 1963-1967; Chính Đạo; nxb Văn Hoá 1994.



Phần 25/62



* Trò ảo thuật của TT Trí Quang :

Sua khi thông cáo chung được ban hanh ít ngày thì nhóm PG cực đoan miền Trung cho phổ biến một "mật điện" nói là mới bắt được. "Mật điện" đó mang số 1342/VP/TT ngày 19/6/63 được nói là do ông Quách Tòng Đức, Đổng Lý Văn Phòng Phủ Tổng Thống đánh đị Mật điện được công bố có nội dung như sau :

"Để tạm thời làm êm dịu tình hình và khí thế đấu tranh quá quyết liệt của bọn Tăng Ni và PG phản động, TT và ông Cố Vấn ra lịnh tạm thời nhún nhường ho.. Các nơi nhận hãy theo đúng chủ trương trên và đợi li.nh. Ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho giai đoạn tấn công mớị Hãy theo dõi điều ta, thanh trừng những phần tử PG bất mãn và trình thượng cấp, kể cả các sĩ quan và công chức cao cấp".

Đọc lối hành văn và các từ ngữ xử dụng các công chức chính phủ nhận ra ngay đó là môt mật điện giả. Đây phải là mật điện do VC nằm vùng sáng chế rạ Phủ TT đã ra một thông cáo phủ nhận hoàn toàn bức mật điện nàỵ

Sau khi bức điện giả nói trên được tung ra, ông Ngô Đình Nhu hiểu rằng nhóm PG cực đoan miền Trung đang cố tạo lý do mới để tiếp tục xách động đấu tranh nhằm lật đỗ chính phủ. Lý do mới đó là "chính phủ không thi hành nghiêm chỉnh thông cáo chung", do đó cuộc đấu tranh mới cũng gồm đủ cả biểu tình, tuyệt thực và tự thiêu như trước


Rất bực mình trước thủ đoạn này ông Nhu tìm cách lật lại thế cờ. Ngày 20/6/1963, ông yểm trợ cho HT Huệ Tâm lập Giáo Hội Phật Giáo Cổ Sơn Môn, rồi giúp HT Thích Nhật Minh lập Ủy Ban Liên Hiệp Phật Giáo Thuần Túy để ủng hộ chính quyền. Ông cho thương phế binh biểu tình trước chùa Xá Lợi vào ngày 23/7/1963 tố cáo những kẻ lợi dụng tôngiáo gây rối loạn chính tri.. Ông thuyết phục ông Đoàn Trung Còn, Hội Trưởng Trung Ương Phật Giáo Tịnh Độ Tông, lên án những kẻ lợi dụng danh nghĩa PG phá rối trật tự công cô.ng. Các tỉnh trưởng miền Trung giúp ông bằng cách thuyết phục một vài tông phái PG khác như Phật Giáo Lục Hòa Tăng Trung Nguyên và Cao Nguyên Trung Phần, gởi kiên nghị ủng hộ đường lối của TT Diệm và tố cáo Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang phá hoại an ninh trật tự trong nước. Đến giai doạn quyết liệt, ông ra lệnh lục soát các chùa và bắt những lãnh tụ PG chống đốị Nhưng ông không đề phòng nổi mạng lưới mà cơ quan tình báo Hoa Kỳ đang tung ra đàng sau biến cố đó.



Sự can thiệp của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã quyết định lật đổ TT Diệm kể từ năm 1960, khi TT Diệm từ chối lời yêu cầu của Phó TT Johnson cho Hoa Kỳ đem quân đổ bộ vào miền Nam và thiết lập các căn cứ quân sư..

* Âm mưu của Hà Nội : Trong bài diễn văn đọc khai mạc Đại hội đảng lần thứ 3 vào tháng 9/1960, HCM tyên bố công cuộc cải tạo XHCN tại miền Bắc coi như đã hoàn thành trên căn bản. Giai đoạn tới là giai đoạn "giải phóng miền Nam". Sau đó, Đại hộ 3 ra Nghị Quyết tuyên bố :

"Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam".

Thi hành quyêt nghị này, Hà Nội cho lập tại miền nam một tổ chức bù nhìn được mệnh danh là MTGPMN do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ ti.ch. Trong lễ ra mắt ngày 20/12/1960, MTGPMN đưa ra bản tuyên ngôn rập y khuôn của Nghị Quyết trên, có đoạn như sau :"Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài NĐ, tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc dân chủ".

Một chiến dịch được gọi là Đồng Khởi được phát xuất từ Bến Tre và lan rộng ra cả miền Nam VN. Trước tình thế này, TT Diệm yêu cầu T Kennedy viện trợ quân sự và kinh tế cho miền Nam N để chống lại sự xâm lăng của CS.



* Đòi thiết lập các căn cứ quân sự :

Ngày 5/5/1960, trong một cuộc họp báo, TT Kennedy tuyên bố rằng tình hình NVN đang nguy ngập và nếu cần, ông "sẽ cứu xét đưa quân đội Hoa Kỳ đến VN để chống lại các cuộc tấn công của CS". TT đưa ra lời tuyên bố này khi chưa có lời yêu cầu của TT Diệm.

Ngày 9/5/60, một phái đoàn của PTT Johson đến miền Nam trong 4 ngày để quan sát và hội đàm với TT Diệm. Trong cuộc hội đàm ngày 12/5/60, có sự hiện của Đại sứ Nolting, Johnson đề nghị để quân đội Hoa Kỳ đến bảo vệ miền Nam, nhưng TT Diệm tỏ ra do dư.. Ông nêu ra điều 19 của Hiệp định Geneva 1954 để có lý do hòa hoãn. Điêu này quy định :"Kể từ ngày hiệp định này bắt đầu có hiệu lực, cấm không được lập một căn cứ quân sự ngoại quốc nào trong vùng tập hợp nào của đôi bên; 2 bên cam doan rằng vùng thuộc về họ không tham gia một liên minh quân sự nào và không bị xử dụng để gây chiến tranh hoặc phục vụ cho một chính sách xâm lược".

Phó TT Johnson tỏ ra không bằng lòng về sự từ chối nàỵ


Ngay sau đó, trong ngày 12/5/60, Đại sứ Nolting đã gởi cho Ngoại trưởng Dean Rusk một báo cáo mật như sau :"Tướng Mc Garr và tôi có mặt tại cuộc thảo luận giữa ông Diệm và PTT Johnson về việc đưa lực lượng Mỹ vào VN. Ông Diệm đã nói với PTT rằng ông ta không muốn quân chiến đấu Hoa Kỳ dến VN, trừ trường hợp miền Bắc công khai đưa quân xâm lược".


PTT Johnson vừa rời VN vào ngày 13/5/60 thì 2 ngày sau TT Diệm đã gởi ngày cho TT Kennedy một văn thư sau :"Chúng tôi sẵn sàng hy sinh xương máu và nhân lực để cứu vãn xứ sở chúng tôi, và tôi biết rằng chúng tôi có thể trông cậy vào sự yểm trợ vật chất của quý quốc, một sự yểm trợ vô cùng thiết yếu để đạt được thắng lợi cuối cùng". ("Hồ sơ mật Dinh Độc lập", Nguyễn Tiến Hưng).

Qua văn thư này, rõ ràng TT Diệm đã gián tiếp bác bỏ việc đưa quân đội Mỹ vào VN. Washing ton không hài lòng về sự từ chối này nên chỉ viện trợ nhỏ giọt khiến Quân đội VNCH không đủ sức đẩy lui toàn bộ cuộc xâm lăng của CS. Tình hình quân sự ngày càng xấu đị

Các nhà phân tích nói rằng Hoa Kỳ muốn cho tình hình quân sự trở nên xấu hơn để chính phủ Diệm phải yêu cầu Hoa Kỳ đổ quân và cho thiết lập các căn cứ quân sự



* Cái bẫy sập được đưa ra :

Biến cố PG là một cơ hội tốt để Hoa Kỳ thực hiện ý định lật đổ chính phủ Diệm. Ông Lê Văn Dư, Trưởng ty Công an Thừa Thiên cho biết có những sự liên hệ chặt chẽ của các nhân viên Tòa Lãnh sự Mỹ ở Huế với TT Trí Quang ở chùa Từ Đàm. Những lần đầu, các cuộc gặp gỡ đều có sự có mặt của ông Dự Các lần sau, các viên chức Lãnh sự tự liên lạc lấỵ Ông có cho công an theo dõị Chính nhờ sự khuyến khích của các nhân viên tình báo Hoa Kỳ, TT Trí Quang mới càng ngày càng làm mạnh hơn.

Để có lý do hành động, TT Kennedy đã gởi 2 đặc sứ qua VN cùng lúc để điều tra vụ PG. 2 đặc sứ nay là Trung tướng Krulak và Tham vụ Ngaọi giao Mendenhall. 2 người làm bản phúc trình khác biệt nhau khiến TT Kennedy lúng túng. Tháng 10/1963, Kennedy gởi Tướng Ẹ Landsdale, cố vấn chính phủ Diệm trước đây, để điều tra thêm. Landsdale làm báo cáo là nên thương lượng với chính phủ Diệm là tốt hơn cả. Nếu lật đổ TT Diệm tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn. Báo cáo này làm Kennedy giận dữ. Ông cần một báo cáo nói phải thay TT Diệm để dễ giải thích với dư luận Mỹ hơn. Từ đó, TT kennedy không muốn nói chuyện

với Tướng Lansdale nữạ

Phần 26/62




* Âm mưu chống đảo chánh và đảo chánh :


Để thực hiện cuộc đảo chánh này, Washington nghĩ ngay đến Cabot Lodgẹ Ông sinh na(m 1902 tại Nahant, Massachussetts và chết na(m 1985, tốt nghiệp Harvard na(m 1924, từng là nghị sĩ và ứng cử viên Phó TT na(m 1960. Ông đang ở Honolulu thì được lệnh sang Saigon vào ngày 22/8/1963 thay thế Đại sứ Nolting. Ngày 22/8/63, Lodge trình ủy nhiệm thư lên ông Diệm.

Khi Lodge đến thì TT Diệm đã biết là Hoa Kỳ quyết định tổ chức đảo chánh, nên ông Nhu đã vạch kế hoạch đối phó, trong đó có cả kế hoạch tổ chức cuộc đảo chánh giả gọi là Bravo I để lừa các tướng dịnh đảo chánh và ba('t giữ. Kế hoạch này giao cho Tướng Đính, Tư lệnh Quân đoàn 3. Nhưng Đính theo phe đảo chánh nên kế hoạch bị hỏng.

Sau khi trìh ủy nhiệm thư xong, Lodge liên lạc ngay với Trung tá Lucien Conein, Trướng cơ quan CAS (CIA) của Mỹ tại VN thời đó. Conein sinh ở Pháp, đã từng nhảy dù xuống VN na(m 1944 trong tổ chức tình báo của Mỹ nên quen biết nhiều với các tướng lãnh VN. Tướng Trần Va(n Đôn là bạn của Conein trong 18 na(m quạ Đôn lúc đó là Quyền Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, thay thế Đại tướng Lê Va(n Tỵ đang được chữa bịnh ung thư tại Mỹ. Conein đã móc nối với các tướng Đôn, Khiêm, Minh, Kim để thuê làm đảo chánh.

Trong cuốn "Our Endless War Inside VN", Đôn kể lại ra(`ng hôm 2/10/63 khi lên đường đi Nha Trang ông thấy Conein theo ông ra tận máy baỵ 2 người hẹn ga(.p nhau ở Nha Trang và chiều hôm đó ga(.p nhau bàn về chuyện đảo chánh. Ngày 5/10/63, Conein ga(.p Tướng Dương Va(n Minh để bàn về việc nàỵ Minh muốn có bảo đảm về sự ủng hộ của Mỹ trong việc đảo chánh. Lần thứ hai vào ngày 10/10/63, Conein ga(.p Minh để hỏi về chi tiết cuộc đảo chánh. Trong cuộc ga(.p này, Minh yêu cầu mọi liên lạc giữa Mỹ và VN liên hệ tới đảo chánh phải qua Minh.

Trong khi Conein và các tướng lãnh VN hoạch định kế hoạch thì Lodge giả làm áp lực đòi ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu và bà vơ.. Ông cho biết nếu không làm thế thì Mỹ sẽ ngưng viện trơ.. Lodge cũng chỉ thị khuyến khích PG gia ta(ng bạo đô.ng.

Ngày 10/9/63, bà Nhu dẫn một phái đoàn đi dự Hội Nghị Quốc Tế Nghị Sĩ tại Nam Tư và nhân tiện qua Âu Châu "giải độc".

Ngày 25/10/63, Lodge gởi cho George Bundy, Phụ tá đa(.c biệt của TT Kennedy đa(.c trách về an ninh một bản báo cáo ra(`ng CSA "vẫn thi hành nghiêm chỉnh những chỉ thị của tôị Tôi đã đích thân chấp thuận mỗi cuộc họp giữa Đôn và Conein, người đã thi hành mệnh lệnh của tôi xuất sa('c trong mọi trường hợp..."



* Một trò chơi nguy hiểm :

Trước tình thế này, ông Ngô Đình Nhu đã tìm cách thương lượng với Ba('c Việt để loại ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Ông Nhu đã mời Manelli, Trưởng phái đoàn Ba Lan trong Ủy hội Quốc tế Kiểm soát đình chiến để nhờ liên lạc với Hà Nội qua Đại sứ Pháp là Roger Lalouette đưa đề nghị mở cuộc tiếp xúc giữ 2 bên. Ba('c Việt chấp nhận ngaỵ Ông Nhu giả vờ đi sa(n với ông Cao Xuân Vĩ ở Cao nguyên rồi nửa đường rẻ xuống vùng Tánh Linh ở Phước Tuy để ga(.p đại diện của Ba('c Việt. Cụ Cao Xuân Vĩ đã xác nhận điều nàỵ Trong cuộc ga(.p gỡ, 2 bên đồng ý tái lập trước tiên về liên lạc bưu điện và sau đó về giao thương để tiến tới thống nhất đất nước trong hòa bình. Sau cuộc tiếp xúc đó, ông Nhu cố ý tiết lộ nội dung cuộc tiếp xúc cho báo chí biết để ngầm thông báo cho Washington.

Song song với sự tiết lộ của ông Nhu, TT De Gaulle lên tiếng kêu gọi lại bỏ "ảnh hưởng ngoại quốc" ra khỏi VN, còn HCM lên tiếng nói ra(`ng một cuộc ngưng ba('n có thể được 2 bên thỏa thuận.

Thật ra, trong na(m 1963, Lodge đã đưa ra một kế hoạch 3 giai doạn để Hà Nội và Saigon co thể nói chuyện với nhaụ Manelly là người làm trung gian giữa Saigon - Tòa Đại sứ Pháp - Hà Nộị Ông Nhu đã hội kiến vói Manelli lần đầu vào ngày 25/8/63 tại Bộ Ngoại giao VNCH và kế đó là vào ngày 2/9/63 tại phòng đọc sách củ ông ("War of the Vanquished", Mieczyslaw Manelli). Chuyện này Mỹ biết rõ.. Nhưng hanh động độc lập của ông Nhu kỳ này đã làm Washington tức giận hơn. TT kennedy bật đèn xanh cho Lodge tiến hành cuộc đảo chánh nhanh chóng hơn.



* Từ chủ động tới công cụ :

Qua các sự kiện của lịch sử trong giai đoạn này, ta thấy mục tiêu tranh đấu của nhóm PG cực đoan miền Trung đưa ra chỉ là mục tiêu giả. Những điều mà họ phản kháng không có ca(n bản vững cha('c. Mục tiêu thật sự chính là lật đổ ông Diệm, còn vụ Pháp nạn 63 chỉ là một chiêu bàị Chính Hoa Kỳ đã khởi xướng và chỉ huy cuộc đảo chánh. Mỹ muốn thay thế ông Diệm từ 1960 vì ông Diệm không đồng ý cho Mỹ đổ quân vào VN và thiết lập các ca(n cứ quân sư.. Vụ PG là cơ hội tốt để Hoa Kỳ khai thác để thực hiện chính sách xâm nhập Đông Nam Á. Người ta không ngạc nhiên khi thấy cả báo chí lẫn chính phủ Mỹ đã cố tình thổi phồng vụ PG như một cái cớ để biện minh cho chủ trương lật đổ ông Diệm. Cuộc đảo chánh tuy do các tướng VN thực hiện, nhưng Lodge đã ra lịnh cho Conein đứng ra tổ chức và chỉ huy từ đầụ Chính Lodge là người đưa lịnh cho Minh hạ sát TT Diệm và ông Nhụ Sau khi đảo chánh xong, các tướng lãnh VN đều được lãnh tiền thù laọ

Về phía VC, Khu Ủy Trị - Thiên - Huế nhìn nhận ra(`ng trong cuộc đấu tranh chống ông Diệm này, vì phong trào bị đẩy lên quá nhanh họ không đi theo kịp nên đã bị dẫn đi trật hướng. Sự đẩy nhanh này là do bàn tay của Mỹ mà VC không đoán trước được. Bản kiểm điểm đã viết như sau :

"Cuộc đấu tranh với quy mô lớn nhất nổ ra quyết liệt từ ngày 5/8/63 lôi cuốn hàng vạn quần chúng, có một số tầng lớp trên và binh sĩ ngụy tham gia, đã tiến hành mít-tinh làm cho địch phải dùng súng đạn, kể cả đạn dại bác để đàn áp. Phong trào đấu tranh nhanh chóng bùng lên, thu hút hàng chục vạn người từ thành thị đến nông thôn kha('p cả tỉnh đấu tranh quyết liệt với địch trong 3 tháng liền. Nhưng do "lãnh đạo của ta không đi kịp quần chúng, tổ chức không đi kịp phong trào" nên bọn cơ hội đầu hàng trong giới cầm đầu PG lái di lệch hướng.

Cuộc đấu tranh này tuy mang màu sa('c tôn giáo, nhưng thực chất là cuộc đấu tranh cách mạng của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động ở thành thị, nông thôn chống lại chính sách chiến tranh tàn bạo của MỹĐiệm.

Phong trào đấu tranh quần chúng dưới danh nghĩa "phong trào PG" ở Huế đã mở đầu cho phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ ở các thành thị miền Nam và đã đẩy chế độ MỹĐiệm từ trạng thái không ổn định đi đến tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, kể cả những nơi mà chúng coi là dinh lũy cuối cùng" ("Chiến trường Trị -Thiên - Huế trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn tha('ng", Thuận Hoá, 1985, t. 80-81).

Về phía PG, TT Trí Quang và các lãnh tụ PG khác thuộc chùa Từ Đàm ở Huế đã đi từ thế chủ động qua thế bị dộng, trở thành công cụ của Hoa Kỳ lẫn VC. Sau này khi Mỹ hết xử dụng lá bài PG, họ đã bật đèn xanh cho Tướng Kỳ dẹp bỏ. TT Trí Quang trong khi đó vẫn nghĩ ra(`ng báo chí và chính phủ Mỹ tiếp tục ủng hộ PG như trước, nên đã đánh diện kêu cứụ

Sau khi chính phủ Diệm bị lật đổ, các lãnh tụ PG chùa Từ Đàm tin ra(`ng sự "nổi dậy của PG" đã làm cho chính phủ Diệm bị sụp đổ, nên say men chiến tha('ng, gây nhiều biến loạn tiếp theo gây đau thương cho chúng ta(ng và cho cả đất nước miền Nam tự dọ

No comments:

Post a Comment