Monday, May 2, 2011

Đại tướng George Smith Patton :Cuộc đời và cuộc sống là một vòng tuần hoàn chuyển tiếp

                 Hiện tượng luân hồi và những bí ẩn:
Câu chuyện về những “kiếp trước”
Có bao giờ bạn trải qua một cảm giác dường như "đã từng nhìn thấy" hay "đã từng ở" một nơi mà cả đời bạn chưa từng biết? Nhiều nhà khoa học khẳng định, chúng ta đã từng trải qua nhiều tiền kiếp trong quá khứ, và sẽ còn những kiếp sau.

Dưới đây là một số trường hợp được nghiên cứu bởi các chuyên gia về lĩnh vực luân hồi.

Tiền kiếp và hậu kiếp vẫn là điều bí ẩn


Đại tướng George Smith Patton (11-11-1885 - 21-12-1945) là một trong những viên tướng vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ, một nhà chiến lược kỳ tài lừng danh thế giới. Một bộ phim đã được làm năm 1970 để vinh danh ông. Tính ông nghiêm khắc và luôn luôn chủ trương "kỷ luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội". Người hùng ấy, lạ lùng thay, rất tin vào sự luân hồi. Ông thường bảo:
  "Cuộc đời và cuộc sống là một vòng tuần hoàn chuyển tiếp. Ðời tôi cũng nằm trong một vòng tuần hoàn chuyển tiếp nào đó".
 Một sĩ quan cao cấp của quân đội Hoa Kỳ kể lại câu chuyện mà ông nhớ mãi về tướng Patton.

Hôm đó, tướng Patton đến thăm một địa danh lịch sử tại Ý. Ðó là vùng đất nằm cạnh sông Métaure, nơi mà xưa kia, trong trận chiến ác liệt giữa những đoàn quân dũng mãnh của đế chế Carthage và đế chế La Mã, đã để lại trên chiến trường hàng ngàn tử thi, mặc dù hai bên đều do những chiến lược gia và danh tướng chỉ huy.

Chiến binh từ quá khứ

Hình ảnh bi tráng ấy đã đi vào quá khứ, và cách thời của tướng Patton đến hơn 1800 năm, nhưng khi tướng Patton cùng các tướng lĩnh và một số nhà sử học đến thăm vùng đất này, và thử luận bàn về những chiến thuật và chiến lược của trận đánh ấy thì điều kỳ dị đã xảy ra. Trong khi tướng Patton nghe một viên Đại tá trình bày những địa điểm đóng quân của hai phe Carthage và La Mã, ông nhiều lần tỏ ý không hài lòng. Sau cùng, tướng Patton cắt ngang lời viên Đại tá và nói
: "Xin lỗi Đại tá, mặc dù Ðại tá là chuyên gia nghiên cứu các trận chiến trong cuộc chiến tranh La Mã, nhưng tôi khẳng định rằng đoàn kỵ binh của tướng Hasdrubul trong trận này không phải đóng tại địa điểm đầu kia mà Ðại tá đã trình bày.

Tôi quả quyết điều này vì một lẽ rất dễ hiểu là vào lúc ấy, chính tôi đã có mặt tại đó…". 
Và rồi, tướng Patton nghiêm nét mặt, đưa cao chiếc can cầm ở tay lên chỉ về một địa điểm trước mặt và nói thật chậm rãi, rõ ràng:
"Ðó là địa điểm mà đoàn kỵ binh của Hasdrubul đã đóng quân, và tôi nhắc lại, lúc ấy tôi đã ở đó!…", "Nó đây, chiến trường là đây. Những người Carthage đã phòng thủ thành phố trước cuộc tấn công của 3 quân đoàn La Mã. Người Carthage kiêu hùng và can đảm, nhưng họ đã không trụ vững được. Họ đã bị tàn sát. Những người đàn bà Ả Rập đã lột quân phục, kiếm và những ngọn giáo của họ. Những người lính đã nằm trần trụi dưới mặt trời, 2.000 năm trước đây. Và tôi đã ở đó!".

Trong những lần dừng chân nơi chiến trận hay những lúc nghỉ ngơi, tướng Patto thường nói đến những địa danh và những chiến trường cổ xưa mà ông đã từng có mặt, tuy những nơi đó đã đi vào quá khứ xa xăm hay chỉ còn lại trong các pho sử liệu của các thư viện. Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại những cảm nghĩ lạ lùng của mình về kiếp trước.

Có đoạn ông viết:
 "Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp. Tôi tin, thật ra là tôi biết, rằng tôi đã có ít nhất là một quãng đời trước đây trong binh nghiệp và hiện nay tôi lại đầu thai lần nữa vào đời binh nghiệp".

 Về sau, nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng nổi tiếng Aldons Huxley (26-7-1894 - 22-11-1963) đã trình bày trường hợp của tướng Patton cùng câu chuyện lạ lùng xảy ra trong lần đi thăm chiến trường La Mã cổ xưa ấy, trong một hội nghị quốc tế có chủ đề "Ứng dụng của Khoa tâm lý học" tổ chức lần thứ 14 vào năm 1961. Aldons Huxley phát biểu:
 "Không riêng gì tướng Patton mà ngay cả chúng ta, đôi lúc ở những thời điểm nào đó trong đời bỗng ta có những cảm giác, những suy nghĩ, cái nhìn kỳ lạ mà ý thức của chúng ta như bỗng nhiên hé mở, có khi ta bắt gặp một hình ảnh, một sinh hoạt, một tiếng nói, một cảnh tượng, một con người mà hình như ta có lần đã thấy, đã nghe, đã ở, đã đi qua, mặc dù trong cuộc đời chưa bao giờ gặp.

Ðó là quá khứ, quá khứ ấy không phải trong một cuộc đời hay nói khác đi là trong "một kiếp" mà là trước đó nữa. Cảm nhận ấy đôi khi vượt ra khỏi những cảm nhận của các giác quan thông thường của con người chúng ta, mà thuộc về quá khứ xa xăm, hay có thể gọi là tiền kiếp
".
 Tờ báo Paris Match danh tiếng đã đăng tải trường hợp của Đại tướng Patton vào ngày 23-3-1989.

Những câu chuyện kỳ bí

Không chỉ có trường hợp của tướng George Smith Patton được lịch sử ghi nhận mà còn có nhiều những trường hợp khác trên thế giới như trường hợp của Chaokun Radzh-sutadzharn, sinh ngày 12-10-1908 ở miền trung Thái Lan, tên thường gọi là Choti. Cha cậu tên là Nai Pae, mẹ là Nang Rieng. Ngay khi mới biết nói, cậu bé đã khẳng định mình là Nai Leng (tên người bác ruột của cậu bé đã mất từ trước khi cậu bé ra đời). Đáng chú ý, cậu có thói quen gõ bàn giống hệt như người bác trai, có thể nói và đọc được các thứ tiếng mà người bác lúc sinh thời từng học, và biết chính xác từng chi tiết một trong cuộc đời ông ta. Sau này Choti đi tu ở một ngôi chùa ở Bangkok và sau đó xuất bản cuốn sách về cuộc luân hồi chuyển kiếp của chính mình.

Tờ báo Pattaya Daily News cũng công bố một trường hợp khác xảy ra tại làng Nathul, phía bắc Myanmar, cô gái Ma Tin Aung Myo sinh ngày 26-12-1953 trong một gia đình có 3 chị em gái. Ngay từ nhỏ, cô bé luôn tự xem mình là con trai, và luôn miệng nói rằng mình là người lính Nhật đã bị quân đồng minh bắn chết cách ngôi nhà của cha mẹ cô bé gần 100m. Cô bé rất sợ máy bay, nhất định không chịu mặc quần áo con gái, nói tiếng Myanmar rất khó khăn, thích ăn và nấu các món ăn theo khẩu vị của người Nhật, và luôn buồn nhớ quê hương Nhật Bản. Ma Tin Aung Myo cho biết gia đình trước kia của "cô" ở miền Bắc nước Nhật.

Trước khi nhập ngũ, "cô" là chủ một cửa hiệu nhỏ nhưng khi vào quân đội thì làm đầu bếp. Cô sống độc thân không chịu lập gia đình, bởi cô "là đàn ông" và chỉ có thể kết hôn với phụ nữ mà thôi. Những trường hợp như trên vẫn là bí ẩn với thế giới loài người cho đến khi nào khoa học có thể chứng minh một cách đầy đủ nhất bản chất của hiện tượng này.

Những mẩu chuyện về luân hồi (1)

Luân hồi



Miến Điện là một quốc gia ở vùng Đông Nam Á, có đường biên giới với nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan... Cần để ý đến những yếu tố địa lý này vì vị trí địa lý của đất nước có ảnh hưởng rất quan trọng đến vấn đề mà chúng ta quan tâm: tôn giáo chính của đất nước. Bởi lẽ, 80% cư dân của Miến Điện theo đạo Phật, cụ thể họ là những tín đồ của giáo phái Teravada. Trên phương diện này, Miến Điện có điểm tương đồng với hai nước châu Á trong vùng là Thái Lan và Sri Lanca.


Đạo Phật lưu truyền đến Miến Điện từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên và trong vòng vài trăm năm, nó đã trở thành "Quốc giáo" ở đây. Từ nhiều thế kỷ nay, những khái niệm căn bản, cũng như những học thuyết của Phật giáo đã ăn sâu vào nếp nghĩ của cư dân Miến Điện. Vì thế, đa số dân Miến Điện tin vào học thuyết Luân hồi, dạy rằng linh hồn con người phải trải qua rất nhiều kiếp, mới lên được đến miền "phiêu diêu cực lạc": cõi Niết Bàn. Tuy nhiên, chừng nào chưa lên được Niết Bàn, chúng ta phải "phiêu du" qua nhiều kiếp trong cuộc đời "ô trọc", và điều không thể bỏ qua là "kiếp sau", chúng ta sẽ đầu thai dưới dạng gì. Về nguyên tắc, bằng những động thái tốt, xấu trong cuộc đời hiện tại, chúng ta có thể tác động đến việc chúng ta sẽ đầu thai ra sao ở "kiếp sau".


Tất cả những điều này có vai trò quan trọng trong mẩu chuyện chúng ta sẽ biết đến sau đây: câu chuyện của Ma Tin Aung Myo một trường hợp "kinh điển" của thuyết Luân hồi.


*


Ma Tin Aung Myo sinh ngày 26-12-1953 tại làng Nathul nằm ở phía Bắc Miến Điện. Gia đình cô đã có ba người con gái, vì thế cha mẹ cô có phần thất vọng khi họ không có được đứa con trai như ý muốn. Khi ấy còn chưa ai nghĩ rằng chẳng bao lâu nữa, với thái độ và cách cư xử kỳ quặc, Ma Tin Aung Myo trở nên khác hẳn với các chị của cô - cũng như với mọi ngưòi trong vùng - và khiến cả thế giới phải biết đến địa danh nơi cô sinh ra.


Ở trên, chúng tôi có nói rằng "Không ai nghĩ tới..." Tuy nhiên, nếu nghĩ lại, chúng ta có thể nhận ra một chi tiết đặc biệt, mặc dù khi ấy có vẻ không quan trọng, xảy ra trước khi Ma Tin Aung Myo ra đời. Mẹ của cô, bà Daw Aye Tin, khi có thai cô được vài tháng, đã có một giấc mơ kỳ lạ. Trong nhiều đêm, bà mơ thấy một người lính Nhật, thân hình to lớn, mặc quần đùi nhưng lại cởi trần. Người lính cứ đi theo bà và nói với bà rằng anh ta muốn ở lại cùng bà. Trong vòng 5-10 ngày, giấc mơ kỳ lạ này đã lặp đi lặp lại ba lần.


(Những giấc mơ kiểu như thế không phải là chuyện lạ trong những trường hợp được coi là luân hồi. Thường là một phụ nữ đã có chồng - hoặc đôi lúc những thành viên khác của gia đình hay bạn bè - được nhận những thông điệp trong mơ như thế. Trong những giấc mơ này, thường là một người đã chết xuất hiện và thông báo mong muốn được đầu thai trong một gia đình khác. Ở Miến Điện, một nước mà cư dân nổi tiếng vì tính lịch sự, thông thường, kẻ hiện ra trong giấc mơ không đòi hỏi, mà chỉ xin phép được đầu thai ở những gia đình mà họ đã chọn. Theo những nghiên cứu xưa thì những giấc mơ kiều như thế thường xuất hiện trước khi người phụ nữ sinh nở, nhưng những công trình mới đây cho thấy trong đa số các trường hợp, sự "đăng ký" đã diễn ra trước khi người phụ nữ có thai.)


Trở lại câu chuyện của chúng ta, xin nói tiếp về giấc mơ mà bà Daw Aye Tin đã có năm 1953. Hình ảnh người lính Nhật trong mơ không phải là xa lạ đối với bà. Bởi lẽ vào năm 1942, trong Thế chiến thứ Hai, Miến Điện bị Nhật xâm lược và các đạo quân Nhật hiện diện ở nước này cho đến mùa Xuân năm 1945, cho đến khi quân đội Mỹ và Anh giải phóng Miến Điện. Ở vùng xung quanh làng... đã xảy ra những trận chiến ác liệt vì gần làng có một ga đường sắt. Hàng ngày, máy bay của quân đội đồng minh xuất hiện một hai lần, rải thảm xuống làng và hễ cứ thấy ai là quân đội Mỹ - Anh lại xả súng bắn liền. Thời ấy, bà Daw Aye Tin có làm quen với một đầu bếp trong quân đội Nhật và hai người thường chuyện trò với nhau về ẩm thực của hai nuớc. Đây chính là người đàn ông đã xuất hiện trong giấc mơ của bà Daw Aye Tin sau đó 8 năm.


Như chúng tôi đã nói, thoạt tiên không ai để tâm đến những giấc mơ này, không ai nghĩ rằng nó sẽ liên quan đến số phận sau này của cô con gái bà Daw Aye Tin.


Như vậy Ma Tin Aung Myo ra đời và trong sự phát triển của cô bé, chỉ có một điểm lạ là cô học tiếng Miến Điện hơi khó khăn. Nhưng rồi vào năm lên 4 tuổi, đã có một sự việc đáng ngạc nhiên xảy ra. Một ngày nọ, Ma Tin Aung Myo đi dạo cùng mẹ đúng vào lúc có một chiếc máy bay bay trên đầu họ. Cô bé tỏ vẻ rất sợ hãi và òa lên khóc. "Về nhà! Mình về nhà thôi mẹ!" - cô chỉ thốt lên được như thế. Từ hôm đó, Ma Tin Aung Myo luôn sợ hãi khi nhìn thấy máy bay; trả lời câu hỏi của cha cô về lý do của sự sợ hải, cô đáp rằng người ta muốn bắn cô từ những chiếc máy bay ấy. Cũng kể từ lúc ấy, cô bé thường buồn bã và hay khóc lóc. Nếu được hỏi "tại sao con buồn", Ma Tin Aung Myo có câu trả lời kỳ quặc: "Con nhớ nước Nhật lắm".


Rồi từ ấy, dần dần, cô bé bắt đầu kể về những kỷ niệm mà cô mang theo mình từ "kiếp trước". Ma Tin Aung Myo bảo cô từng là một người lính Nhật, khi ấy đồn trú ở làng mà cha mẹ cô sinh sống và bị quân đội Đồng minh xả súng máy bắn chết từ một chiếc máy bay. Cô có thể kể lại tương đối chính xác về cái chết của mình: đang đứng gần một đống củi và chuẩn bị nấu một món ăn gì đó thì cô bị bắn chết đột ngột. Ma Tin Aung Myo còn thuật lại rằng lúc đó cô mặc quần đùi và đeo thắt lưng nhưng lại cởi trần. Tất cả những điều này xảy ra cách ngôi nhà của cha mẹ cô chừng 75 mét, ở gần một cây keo lớn. Khi nhận ra chiếc máy bay, Ma Tin Aung Myo tìm cách nấp ở sau đống củi, nhưng khi chưa chạy đến nơi thì cơ thể cô đã bị bắn tan tành, cô chết ngay tức khắc.


Cô bé cũng còn nói rằng gia đình cô ở miền Bắc nước Nhật, cô có vợ và các con. Trước khi nhập ngũ, cô là chủ một cửa hiệu nhỏ và trong quân đội cô làm đầu bếp. Tuy nhiên, cô không nhớ bất kỳ một tên tuổi hay địa danh nào.


(Chúng ta cần suy nghĩ một chút về sự đặc biệt của trường hợp này vì khác với những trường hợp đầu thai bình thường, ở đây đã có sự thay đổi giới tính và dân tộc. Ở Miến Điện người phụ nữ tự do và bình đẳng hơn nhiều trước đàn ông so với ở Thái Lan hoặc Ấn Độ chẳng hạn. Tuy nhiên, cho dù có được vị thế xã hội và pháp luật gần bình đẳng đối với đàn ông, công luận Miến Điện vẫn coi phụ nữ là hơi thấp kém hơn đàn ông và bản thân phụ nữ Miến Điện cũng nghĩ như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà phụ nữ Miến Điện có một lời cầu nguyện hàng ngày thể hiện các nhìn đó: "Cầu trời cho con được đầu thai thành đàn ông ở kiếp sau, trước khi con lên được cõi Niết Bàn!" Cũng như vậy, câu chuyện cổ tích sau đây cũng cho thấy địa vị thấp kém của người phụ nữ Miến Điện: nếu một phụ nữ và một con chó đực đứng trước một tấm gương thần thì chỉ có hình ảnh con chó hiện lên trong gương. Cần biết rằng trong mắt người Miến Điện thì chó là con vật thấp kém nhất trong hàng động vật và như vậy, người phụ nữ còn thấp kém hơn cả kiếp chó!


Với quan niệm nhu thế, cư dân Miền Điện cảm thấy bị "hạ nhục" nếu một người đàn ông kiếp sau lại bị đầu thai thành phụ nữ. Theo cách hiểu thông thường, có thể coi sự thay đổ này là một hình phạt vì "đương sự" ở kiếp trước đã sống vô đạo đức. Còn nếu ở kiếp trước, người đàn ông đó không làm gì "nên tội" thì người ta lại lý luận như sau: hẳn là ở những kiếp trước nữa anh ta đã làm gì bậy bạ để bây giờ anh ta phải đầu thai thành phụ nữ.


Còn có một lời giải thích nữa cho sự thay đổi giới tính từ nam sang nữ (tuy không có nội dung thật lô-gich): nếu một người đàn ông ngay trước khi chết nghĩ đến vợ hoặc một bạn gái của anh ta, thì có khả năng về sau anh ta sẻ đầu thai thành phụ nữ.


Như thế, theo công luận Mién Điện thì đầu thai thành đàn ông thì "hay ho" hơn nhiều so với đầu thai thành phụ nữ. Có lẽ không cần phải ngạc nhiên nếu các nhà nghiên cứu ghi nhận được rất nhiều trường hợp "chuyển hóa" từ phụ nữ sang đàn ông: 72% các trường hợp chuyển đổi giới tính trong quá trình đầu thai là từ phụ nữ sang đàn ông.


Điều đặc biệt thứ hai trong câu chuyện của Ma Tin Aung Myo là sự đầu thai đã đi kèm với sự thay đổi dân tộc. Đây không phải là chuyện độc nhất vô nhị, nhưng cũng là điểm tương đối hiếm.)


Ma Tin Aung Myo còn khiến mọi người để ý vì cách cư xử đặc biệt của cô. Chúng ta đã nhắc đến chuyện cô học tiếng Miến Điện khó khăn và rất sợ máy bay. Chỉ đến năm lên 5 tuổi, Ma Tin Aung Myo mới nói thành thạo tiếng mẹ đẻ và trước đó, nhiều lần cô hay nói những từ ngữ không ai hiểu được. Đáng tiếng là trong làng không có ai biết tiếng Nhật và cũng không ai trong gia đình ghi lại những câu nói kỳ quặc đó, nên về sau chúng ta không kiểm tra được rằng cô bé có nói tiếng Nhật thật không, hay đó chỉ là những từ ngữ linh tinh do bọn trẻ con nghĩ ra.


(Cần nói thêm là trong số các vụ đầu thai ỡ Miến Điện, hiện tượng đứa trẻ học tiếng Miến khó khăn và nói những câu chẳng ai hiểu được là khá phổ biêén. Dĩ nhiên, những người tin vào thuyết luân hồi giải thích điều này như sau: đứa trẻ, vì vẫn nhớ tiếng mẹ đẻ trong kiếp trước nên đã gặp khó khăn khi học tiếng mẹ đẻ trong kiếp này. Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng có những đứa trẻ khi trở thành người lớn mà vẫn nói tiếng Miến với thổ ngữ của người nước ngoài.)


Ma Tin Aung Myo còn hay phàn nàn về thời tiết ở Miến Điện, bởi lẽ ở xứ này nóng ẩm mưa nhiều, nhưng ở miền Bắc Nhật Bản - nơi Ma Tin Aung Myo bảo cô đã sống kiếp trước - không hề có cái nóng như thế. Cũng đáng chú ý là Ma Tin Aung Myo không thích ăn những món có nhiều gia vị của Miến Điện, mà cô thích đồ ngọt. Ví dụ, cô rất ghét món ớt xào và luôn nấu theo kiểu Nhật đến nỗi gia đình cô phải cấm cô nấu nướng. Tính cách Nhật trong ăn uống của cô cũng thể hiện ở điểm hồi bé cô rất thích ăn cá đặc biệt là món cá nửa sống nửa chín. Tuy nhiên, một lần cô bị hóc xương và từ đó không bao giờ Ma Tin Aung Myo đụng đến cá nữa.


Vấn đề lớn nhất của Ma Tin Aung Myo là chuyện giới tính. Tứ khi còn rất nhỏ, cô đã muốn ăn mặc quần áo con trai và không bao giờ chịu mặc đồ của các bé gái. Cô cũng thích mặc kiểu Nhật: một bận, cô xin cha mẹ một thắt lưng rộng bản để làm ấm bụng. Không ai mặc như thế ở Miến Điện nhưng ở Nhật, một xứ sở cách Miến Đìện nhiều ngàn cây số thì đây là kiểu ăn mặc thường nhật của người dân.


Bà Daw Aye Tin không vui vì cô con gái của bà chỉ thích mặc quần áo đàn ông và bằng mọi cách, bà muốn bắt con ăn mặc bình thường. Tuy nhiên, Ma Tin Aung Myo nói rằng cô cảm thấy mệt mỏi, đau đầu khi mặc quần áo con gái, và hễ cứ ăn vận đồ nữ là da cô bị dị ứng.


(Các nhà tâm lý học gọi kiểu suy luận này là "hợp lý hóa": nếu chúng ta không rõ nguồn gốc thực sự của một hiện tượng thì chúng ta có thiên hướng tìm cách diễn giải nó theo những lập luận tưởng chừng có lý. Câu nói của Ma Tin Aung Myo "Con không mặc được quần áo nữ vì bị dị ứng" có thể là hoàn toàn hợp lý, nhưng nếu chúng ta để ý rằng quần áo nam và nữ ở Miến Điện đều được may bằng một loại vải, chỉ kiểu cách và mẫu mã khác nhau, thì có thể nhận ngay ra rằng Ma Tin Aung Myo đã cố gắng lý giải một điều cô không giải thích được.)


Cho đến năm 11 tuổi, việc không chịu mặc quần áo nữ đã đẩy Ma Tin Aung Myo vào tình cảnh khó xử. Lãnh đạo trường học của cô buộc các học sinh phải ăn mặc phù hợp với giới tính trong giờ học và vì Ma Tin Aung Myo không chịu mặc đồ nữ, cuối cùng cô đã bị đuổi học. Ma Tin Aung Myo còn khác các cô gái Miến Điện ở chỗ cô thích chơi những trò của con trai như đá bóng, bắn súng và các trò chơi quân sự khác.


Việc Ma Tin Aung Myo không muốn coi mình là phụ nữ còn thể hiện ở cả những đặc tính sinh lý học ở cơ thể cô: năm 15 tuổi, cô mới có kinh lần đầu tiên, chậm hơn hai năm so với trung bình của các cô gái Miến Điên. Mỗi lần có kinh cô cảm thấy đau đớn, mệt mỏi khôn cũng, cô thù ghét những ngày này chẳng những vì bị đau đớn mà còn vì theo quan niệm của cô, "nó không xứng đáng với một người đàn ông". Ma Tin Aung Myo luôn coi mình là đàn ông và phù hợp với điều này, cô tuyên bố sẽ không bao giờ lấy chồng, chỉ muốn lấy một phụ nữ làm vợ.


Với thời gian, dần dần Ma Tin Aung Myo đã bỏ được một phần trong cách cư xử đặc biệt của cô. Cô không còn hoảng loạn trước máy bay mặc dù cô vẫn cáu kỉnh khi thấy máy bay. Cô cũng dần dần ăn được những món ăn Miến Điện và không còn đòi hỏi nấu nướng kiểu Nhật nữa. Tâm trạng nhớ nhung Nhật Bản cũng chấm dứt. Cho dù các anh chị em đã yên bề gia thất, nhưng Ma Tin Aung Myo vẫn sống một mình. Sau khi cha cô mất, cô giúp mẹ trong việc bán hoa quả và một số thức ăn khác tại một cửa hiệu nhỏ gần ga đường sắt.


Tuy nhiên, có một điều không thay đổi trong cư xử của cô gái: cô vẫn cảm thấy mình là đàn ông đến mức nhân tình "thường trực" của cô cũng là phụ nữ. Cô vẫn thường mặc quần áo đàn ông, tóc cắt ngắn như đàn ông và ước mơ lớn nhất của cô là ở kiếp sau cô sẽ đầu thai thành một người đàn ông thực sự.


=====================


Những mẩu chuyện về luân hồi (2)

Hồn lìa khỏi xác



Chaokun Radzh-sutadzharn sinh ngày 12-10-1908 ở miền Trung Thái Lan. Cha của cậu là Nai Pae, còn mẹ là Nang Rien; thời nhỏ cậu được gọi là Choti. Từ khi còn là một cậu bé, Choti đã khiến cha mẹ ngạc nhiên vì anh gọi những người thân hệt như cách gọi của bác anh - tên là Nai Leng, qua đời một ngày ở một làng lân cận sau khi Choti ra đời. Nghĩa là, cậu gọi bà là "mẹ" và gọi mẹ là "em gái".


Vào thời điểm này, Choti còn nhận ra được những người và những đồ vật liên quan đến ông bác mà lẽ ra cậu không thể biết được. Gia đình Choti tìm mọi cách để giấu tính cách đặc biệt của cậu bé và cuối cùng, bằng những biện pháp trừng phạt, cha mẹ cậu đã khiến cậu không bao giờ kể lại về những kỷ niệm này.


Choti trưởng thành và đi tu trong một ngôi chùa ở thủ đô Băng Cốc. Năm ông đã hơn 40 tuổi, một nhà sư có đẳng cấp cao hơn hỏi Choti rằng ông có quen biết ai có thể nhớ lại về kiếp trước của mình hay không. Choti đáp bản thân ông cũng có thể làm được việc này. Kể từ ngày đó, Choti lại kể về những kỷ niệm của mình, thậm chí ông còn cho in chúng trong một cuốn sách.


*


Theo cuốn sách và theo những bài phỏng vấn tác giả của nó, Nai Leng sinh năm 1863 tại Ban Kratom. Năm 16 tuổi, Nai Leng cắt tóc đi tu trong một ngôi chùa và ông lưu lại đó 9 năm. Trong thời gian đó, Nai Leng học được tiếng Khmer vì ông cũng cần nghiên cứu những bản thảo viết bằng thứ tiếng này. Năm 25 tuổi, Nai Leng rời ngôi chùa và lấy vợ, đẻ con và sống như một nông dân. Tuy nhiên, hằng đêm ông vẫn tụng kinh niệm Phật. Là một nông dân phải đi lại nhiều vùng trên chiếc xe bò, Nai Leng đã có dịp đi khắp mọi mièn của Thái Lan, đến cả những miền nói tiếng Lào và ông đã học được cả thứ tiếng này. Năm 45 tuổi, đột ngột ông bị một căn bệnh sốt cao và sau 6 ngày bệnh tật, ông qua đời.


Trong cuốn sách, Chaokun Radzh-sutadzharn viết rất kỹ lưỡng về cái chết của Nai Leng và về sự ra đời của Choty. Theo đó khi Nai Leng qua đời, em gái của ông là Nang Rien đang có thai ở tháng thứ bảy. Nai Leng, đang trong cơn hấp hối, cảm thấy hồn ông rời khỏi căn nhà và đến thăm người em gái đang ở một nhà chùa cách đó 15 cây số. Không những cảm thấy, mà Nai Leng còn thấy tận mắt nhìn thấy em gái ông là Nang Rien đang thắp hương cầu nguyện. Nai Leng không trò chuyện với em gái, nhưng dường như ông chỉ đứng sau lưng cô 2 mét và nhìn thấy mọi cử động của cô em.


Chaokun Radzh-sutadzharn (tức Nai Leng) không nhớ lại được gì về ba ngày sau đó. Một hôm, vợ của Nai Leng báo tin cho ông biết vào đêm hôm trước, em gái ông đã sinh nở một cháu trai khỏe mạnh. Tự nhiên, Nai Leng thấy khỏe khoắn và ông lắng nghe câu chuyện của những người phụ nữa trong phòng. Rồi bỗng ông cảm thấy nằm sấp thì thoải mái hơn. Vì không muốn quấy rầy mọi người đang trò chuyện trong phòng, Nai Leng không nhờ ai giúp đỡ mà ông cố gắng nằm nghiêng để lật người. Nhưng rồi ông mất thăng bằng và lại trở về vị trí cũ. Nai Leng nghĩ rằng tốt nhất là ông cứ nằm nhu thế này và tìm cách chợp mắt. Ông hít một hơi thật dài, nhắm mắt và bỗng nhiên cảm thấy mình khỏe khoắn như thường. Cơ thể ông nhẹ nhõm như không hề có khối lượng. Nai Leng ngồi bật dậy và đi trò chuyện với những người chung quanh, nhưng không ai nhận ra ông cho dù ông đã động vào tay họ và kéo áo họ. Rồi bỗng toàn thể họ hàng đến bên giường bệnh của Nai Leng và bắt đầu òa lên khóc. Cho dù Nai Leng đã kêu lên rằng ông cảm thấy hoàn toàn mạnh khỏe nhưng không ai nghe thấy.Từ đó, ông cảm thấy cử động của mình nhanh nhẹn, nhẹ nhõm, không bao giờ ông thấy đói hay mệt mỏi, ông có thể nhìn xuyên mọi vật và đi đến bất cứ đâu.


Rồi một lần, Nai Leng muốn đến thăm cô em gái. Trên giường bệnh, Nang Rien đang nằm với cháu bé vừa sinh. Khi đến gần để ngắm đứa cháu, bà mẹ mở mắt và lên tiếng: "Anh ạ, anh đã sang thế giới bên kia. Em muốn anh hãy ở lại đó trong niềm hạnh phúc và đừng bao giờ xuất hiện trước em cũng như các anh chị em khác". Đấy là lần duy nhất mà ai đó đã nhận ra và trò chuyện với Nai Leng sau khi ông qua đời. Nai Leng cảm thấy ngượng ngùng và ông đi ra. Được một lúc, nghĩ rằng em gái đã ngủ, ông trở lại căn phòng để ngắm đứa cháu một cách kỹ càng hơn. Lần này, ông đã không dám đến gần cô em gái vì sợ cô tỉnh dậy. Nai Leng đứng nhìn đứa trẻ sơ sinh một hồi và đã chuẩn bị ra đi thì đột ngột ông cảm thấy cả "cơ thể" xoay tròn. Ông mất thăng bằng, phải giơ tay để che đầu, mặt và tai rồi lăn ra bất tỉnh. Khi ấy ông nghĩ rằng đây quả thực là cái chết. Một lúc lâu sau Nai Leng mới hồi tỉnh. Phải tập trung tinh thần lắm ông mới nhớ ra rằng mình vốn có tên là Nai Leng. Ông cảm thấy mình vụng về khốn khổ và có vẻ thất vọng sao đó. Rồi sau ông cảm thấy nằm sấp thì thoải mái hơn. Nếu ai đó đến gần ông, ông nhận ra kẻ ấy nhưng dù đã hết sức cố gắng gọi tên, ông cũng chỉ phát ra được những tiếng vô nghĩa. Néu được ai bế lên ông cười hạnh phúc và đây là tâm trạng thường xuyên của ông thời đó. Nai Leng học đi và học nói chậm chạp nhưng một lần ông đã gọi bà là "mẹ" vì những kỷ niệm của ngày xưa. Người bà chỉ sang mẹ ông: "Nếu bà là mẹ thì đây là ai nào?" "Thì là em gái con". "Tại sao? Thế thì con là ai?". "Là Nai Leng". Nang Rien đột ngột kêu lên: "Tất nhiên rồi, vì lúc mới sinh con đã nhìn thấy anh trai vừa mới mất của con, chắc chắn là anh đã đầu thai rồi".


Rồi mọi người lại đặt câu hỏi Nai Leng: tên ông là gì, ông đã từng sống ở đâu, ông có con cái gì không, tên vợ ông là gì, bạn bè ông là những ai... Choti trả lời chính xác tất cả những cầu hỏi này, như thế mọi người đều nhận thấy quả thực là Nai Leng đã được đầu thai vào cậu bé.


Suốt thời thơ ấu của mình, Choti giữ nguyên niềm tin rằng cậu đúng là Nai Leng. Người trong vùng cho rằng cha mẹ Choti phải bắt cậu quên hết những gì thuộc về "kiếp trước", nếu không cậu sẽ khó bảo, không hạnh phúc và sẽ mệnh yểu. Thành thử cứ mỗi lần Choti xưng mình là Nai Leng, cậu lại bị trừng phạt, mọi người đều muốn làm mờ những kỷ niệm của cậu bé. Rốt cục cậu bé quyết định để tránh những phiền hà về sau, cậu sẽ không chính thức xưng mình là Nai Leng nữa, cho dù trong thâm tâm cậu vẫn nghĩ như vậy.


Cho đến năm 13 tuổi, Choti đã làm tất cả để quên đi kiếp trước của cậu. Nhưng rồi một lần, một kỷ niệm đột ngột lóe lên trong óc cậu, đó là một kỷ niệm của Nai Leng năm Nai Leng 15 tuổi. Chuyện như sau: Choti được cha mẹ đưa đến chân một quả đồi tên là Nong Ya Ka, nơi ấy chưa bao giờ cậu tới. Đột ngột, một hình ảnh hiện ra trong óc cậu: một người đàn ông nấu cơm cho cô vợ đang có thai đang ngồi trên một chiếc xe bò. Có hai con bò bị buộc vào cây ờ gần đó, chúng đang đùa giỡn nhau và làm rung những chiếc chuông đeo ở cổ. Choti không hiểu tại sao trong cậu lại có hình ảnh ấy, mặc dù chưa bao giờ cậu đến nơi này. Bối rối, cậu quay lại hỏi mẹ rằng đã có ai đẻ con ở nơi này chưa. Bà mẹ đáp "có", nhưng chuyện này xảy ra từ hồi bà còn nhỏ và đi cùng ông anh 15 tuổi đến chỗ này.


Năm 15 tuổi, Choti đi tu ở một ngôi chùa gần biên giới Campuchea. Ở đây, cậu nhanh chóng học được tiếng Khmer, nhưng cậu không biết vìết vì tiếng Khmer viết khác tiếng Thái. Một bận, cậu nhận thấy các bạn đồng tu của mình đang nghiên cứu một bản thảo được viết trên lá cọ. Choti cũng muốn thử xem sao và cậu nhận thấy rằng dù cậu chưa hề biết gì nhưng thử đến lần thứ ba, cậu đã có thể đọc được một cách dễ dàng. Theo Choti thì lý do của chuyện này là Nai Leng đã từng biết tiếng Khmer, về sau có thể ông hơi quên nhưng ông vẫn dễ dàng nhớ lại khi cần thiết. Cũng như thế đối với tiếng Lào: dù chưa hề học nhưng Choti vẫn có thể trò chuyện với những nông dân Lào sống ở vùng xng quanh ngôi chùa.


Trường hợp của Chaokun Radzh-sutadzharn rất đặc biệt trong số những mẩu chuyện về thuyết Luân hồi vì thứ tự của cái chết và sự đầu thai. Trái với giáo lý của đạo Phật: trong trường hợp này bào thai đã lớn lên trong bụng mẹ, đã được ra đời nhưng hồn của nó chỉ được nhập vào đứa trẻ trong thời gian sau đó. Cũng không phải là Nai Leng khi còn sống, đã có tác động đến bào thai khi còn nằm trong bụng mẹ: bởi lẽ Nai Leng là người cao lớn khỏe khoắn, còn Choti thì thấp và mảnh khảnh suốt đời. Giả thiết rằng cậu bé Choti luôn nghĩ rằng cậu là ông bác Nai Leng (bởi lẽ gia đình luôn nhớ đến ông bác và thường nhắc đến ông bác với cậu) cũng không đúng vì gia đình Choti, ngược lại, muốn cậu quên ông bác bằng mọi giá.


Người ta cũng đặt câu hỏi cho Chaokun Radzh-sutadzharn rằng tại sao khi ông đã có tuổi mà những kỷ niệm về kiếp trước của ôngvẫn không bị phai mờ là mấy. Tất nhiên Chaokun Radzh-sutadzharn không biết rõ câu trả lời, nhưng ông đặt giả thiết: vì Nai Leng là người hay tụng niệm nên nhũng kỷ niệm của ông được gìn giữ trong thời gian sau đó.


Hoàng Linh
(lược dịch theo bản tiếng Hung: "Những mẩu chuyện xác thực về luân hồi" - "Lélekvándorlások hiteles torténetei" - , Nhà xuất bản Jaguár, Budapest 1990


                 Những câu chuyện chưa thể lý giải
Khoa học hiện đại vẫn chưa thể chứng minh được việc có kiếp sau hay kiếp trước của con người hay không? Tất cả vẫn chìm trong sự kỳ bí với nhiều sự việc mà con người không thể giải thích nổi…

TIN BÀI KHÁC

Luân hồi là gì?

Theo quan điểm của nhiều người, cuộc sống chưa kết thúc khi con người qua đời, mà linh hồn sau khi thoát ra khỏi thể xác chết, đã đầu thai trở lại một kiếp sống khác theo bánh xe luân hồi, cứ mãi như thế cho đến khi nó được đến cõi Niết Bàn. Cuộc sống của con người trên trần thế thực ra chỉ là một "kiếp", thân xác chỉ là nơi cư trú của linh hồn mà thôi. Nhưng điều ngạc nhiên là không phải chỉ Phật giáo mới có khái niệm luân hồi và ý niệm về sự đầu thai, mà các khái niệm đó cũng tồn tại ở nhiều tôn giáo khác.

Ý niệm về sự luân hồi xuất hiện trong đạo Hồi, đạo Do Thái, Ấn Độ giáo, trong quan niệm của người cổ Hy Lạp, và nhiều vùng miền trên thế giới. Điều đáng kinh ngạc là nhiều nhà nghiên cứu cho rằng quyển sách Bible của đạo Thiên Chúa nguyên thủy có nhiều khác biệt so với hiện nay, trong đó từng có cả những nội dung về sự luân hồi đầu thai, nhưng đã bị một số thế lực chỉnh sửa và lược bỏ đi vào khoảng thế kỷ 4 và 5 vì những nguyên do bí ẩn.

Trường hợp tiêu biểu và nổi tiếng nhất về sự đầu thai và luân hồi chuyển kiếp có lẽ là việc đi tìm Đạt Lai Lạt Ma hay Ban Thiền Lạt Ma của Phật giáo Tây Tạng sau khi các Lạt Ma ấy qua đời. Những vị sư phụ trách việc này tiến hành tìm kiếm đứa trẻ nào sinh ra đúng vào thời điểm Lạt Ma qua đời. Họ dựa vào những dấu hiệu và kiến thức đặc biệt của đứa trẻ mà tương hợp với vị Lạt Ma đó khi còn sống, và cả những mô tả của vị Lạt Ma trước khi viên tịch về kiếp sau của mình, để xác định xem đứa trẻ có phải là vị Lạt Ma ấy đầu thai hay không.

Tại các quốc gia phương Tây, các nhà nghiên cứu đã bỏ nhiều thời gian và công sức nghiên cứu hiện tượng luân hồi. Kết quả là: Không ai giải thích nổi tại sao những người "kiếp sau" lại có cách cư xử, thói quen rất giống những người đã khuất, thậm chí biết cả những bí mật riêng tư của họ, có những vết bớt khi mới sinh tương hợp kỳ dị với những vết thương của người đã khuất, hoặc những đứa trẻ đi còn chưa vững đã biết ngoại ngữ, biết làm toán, biết chơi đàn… giống y như những người mà chúng nói là chính chúng trong tiền kiếp, mặc dù không ai chỉ dạy chúng cả.

Các kết quả thu được đó đã gây ra luận chiến dai dẳng giữa một bên thừa nhận, và một bên phủ nhận hiện tượng luân hồi. Những người thừa nhận nói rằng, cách duy nhất để lý giải bí ẩn này là khoa học buộc phải công nhận hiện tượng luân hồi như một thực tại khách quan hiển nhiên mà thôi.

Không chỉ Phật giáo mới có khái niệm luân hồi

Những hiện tượng kỳ bí

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp kỳ lạ đã xảy ra và thật khó có thể giải thích nổi tại sao những người ở "kiếp sau" lại có cách cư xử, thói quen, thậm chí họ biết cả những bí mật của những người ở "kiếp trước". Mặc dù một số sự kiện nhớ lại kiếp sống trước - theo nhiều người đã được ghi chép lại và thử nghiệm một cách khoa học, khoa học chưa chính thức chấp nhận đầu thai như là một hiện tượng chứng minh được.

Theo khoahoc.com.vn, thì vào ngày 29-4-2005, vợ chồng anh Chaudhary sống tại Ahmedabad (Ấn Độ) vô cùng đau xót khi đứa con trai 13 tuổi tên là Rakesh bị tai nạn xe máy và mất 5 ngày sau đó. Vài giờ trước khi Rakesh qua đời, vợ anh Chaudhary là Minaben bắt đầu có ảo giác, cô nói với chồng là Rakesh về nhà tạm biệt mẹ và hứa sẽ quay lại. Một năm sau đó, vào ngày 22-4-2006, cô Minaben sinh hạ một bé trai và đặt tên con là Rakesh.

Rakesh và người anh đã mất giống nhau như đúc, và có cách cư xử giống hệt nhau. Điểm đặc biệt hơn là cậu biết tất cả những chỗ anh trai mình để đồ chơi, nhận ra những người họ hàng chưa bao giờ gặp. Không chỉ có vậy, khi được đưa về quê của anh Chuadhary ở Palanpur, cậu bé cũng biết luôn tên của người chị họ Anila mới gặp lần đầu, cô bé này vốn ngày xưa là bạn thân của người anh trai đã mất của cậu. Rakesh cũng rủ cô bé chạy ra cái cây nơi 2 người thường chơi với nhau ngày xưa.


No comments:

Post a Comment