TỰA NHỎ :
VIẾT ĐỂ CHỊU TỘI Nhã Ca
(Hồi Ký Giải Khăn Sô Cho Huế)
Tôi được sinh ra ở Huế, lớn lên với Huế, nhưng khi trưởng thành, đã rời gia đình, bỏ thành phố và ra đi biền biệt.
Hồi trước Tết Mậu thân, hôm 23 tháng chạp năm mùi, đang cùng chồng con cúng ông táo, tôi bỗng nhận được điện tín từ Huế : về ngay, ba hấp hối.
Với một gói hành lý vội vàng, đứa con hư hỏng của gia đình và thành phố là tôi, đã trở lại Huế để chụi tang người cha thân yêu. Và rồi như bao người khác, đã phải chịu luôn cái tang lớn cho cả thành phố, khi biến cố tết Mậu Thân bùng nổ.
Sau cả tháng dài lăn lộn trong địa ngục Huế, khi sống sót trở về Sàigòn, tôi đã thao thức mãi về việc phải thắt một giải khăn sô cho Huế, phải viết một hồi ký về những ngày giờ hấp hối của Huế. Nhưng thời sự những ngày sau biến cố Tết Mậu Thân ồn ào quá, bên cạnh cơn khóc than vật vã của Huế, người ta còn bận bịu với việc khai thác những chi tiết ly kỳ của chiến cuộc, những thành tích chiến thắng trên tro tàn, thật chưa phải là lúc viết ra những xót xa, tủi nhục, tuy tầm thường nhất, nhưng cũng lại là sâu sắc nhất của một thành phố hấp hối.
Chính vì vậy mà sau khi phác họa một vài nét đại cương trên nhật báo Sống hồi ấy, mặc dù được tòa soạn yêu cầu tiếp tục và sau đó được nhiều nhà xuất bản thúc dục, tôi cũng đã cố gắng ngưng lại. Phải ngưng lại, để nếu không nghiền ngẫm được kỹ hơn, thì ít ra cũng tách rời được khỏi những hậu ý xô bồ của thời cuộc, để chờ đợi một giây phút yên lặng hơn, trầm tĩnh hơn, khi viết về Huế.
Cái thời gian chờ đợi ấy, đến nay, đã gần hai năm qua, Hai năm, hài cốt cả chục ngàn dân Huế bị tàn sát, vùi nông ở bờ bụi, vứt bỏ xuống đáy sông đáy suối, đã được thu nhặt dần. Những nấm mồ tập thể đã tạm thời xanh cỏ. Những nền nhà đổ nát đã tạm thời dựng lại. Cơn khóc than vật vã của Huế, những tiếng nói xô bồ về Huế, như vậy, cũng đã bớt ồn ào.
Đây, chính là lúc chúng ta có thể cùng nhau chít lại giải khăn sô, đốt lại nén hương nhỏ trong đêm tối mênh mông của chiến tranh và tang tóc, để hồi tưởng về Huế.
Có nhiều loạt súng đạn, nhiều loại tang tóc, đã nổ và đã tàn phá Huế. Công trình ấy không biết từ đâu, nhưng dù do đâu đi nữa, thì cái tội ác tàn phá một thành phố lịch sử là Huế, chính thế hệ chúng ta, thời đại chúng ta, phải chụi trách nhiệm.
Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đoan*, một cô bạn học cùng lớp với tôi ngày nào, đang ngồi trên ghế đại học ở Sàigòn, bỗng về Huế, đeo băng đỏ nơi tay, dắt súng lục bên hông, hăng hái đi lùng người này, bắt người khác, để trở thành một nữ hung thần trên cơn hấp hối của Huế.
Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đắc** một sinh viên trẻ trung, hăng hái. Thời trước Đắc làm thơ, Đắc tranh đấu, rồi bỏ ra khu. Để rồi trở lại Huế lập những phiên tòa nhân dân, kêu án tử hình hàng loạt người, rồi đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích mích từ trước ra đứng bên hố, để xử tử. Cậu bạn của Đắc, tên Mậu tý, dơ cái băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Đắc :
- Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi mà. Cách mạng muôn năm... Hồ chủ tịch muôn năm.
Nhưng mặc Mậu Tý năn nỉ, hoan hô, Đắc vẫn nhất định nổ súng vào người bạn nhỏ.
Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có từng đoàn người, hàng trăm người, cha có, sư có, già có, con trẻ có, mỗi người cầm một lá cờ trắng để ra dấu đầu hàng bất cứ phe nào, đi thất thểu trong một thành phố đầy lửa cháy. Cứ như thế chạy ngược chạy xuôi, cho đến khi gục ngã gần hết.
Cũng chính trong thời đại chúng ta, ngày thứ hai mươi mấy trong cơn hấp hối của Huế, đã có một con chó nhỏ kẹt giữa hai lằn đạn, chạy ra sủa bâng quơ ở bên bờ sông Bến Ngự. Con chó thành mục tiêu đùa giỡn cho những mũi súng hờm sẵn từ bên kia sông. Họ bắn cho con vật khốn khổ sợ hãi rơi xuống sông. Rồi lại bắn vào những bờ sông mà con chó nhỏ đang lóp ngóp bơi vào. Những phát súng đùa cợt không cố tình bắn chết con chó nhỏ, mà chỉ có trêu chọc cho con chó chới với giữa giòng nước, để có chuyện đùa chơi với máu lửa. Thành phố Huế, và có lẽ cả quê hương khốn khổ của chúng ta nữa, có khác gì thân phận của con chó nhỏ đã chới với giữa giòng nước ấy. Thế hệ chúng ta, cái thế hệ ưa dùng những danh từ đẹp đẽ phô trương nhất, không những chúng ta phải thắt một giải khăn sô cho Huế, cho quê hương bị tàn phá, mà còn phải chịu tội với Huế, với quê hương nữa.
Gần hai năm đã qua, hôm nay, nhân ngày giỗ thứ hai của biến cố tàn phá Huế sắp trở lại, tôi xin viết và xin gửi tới người đọc tập giải khăn sô cho Huế này như một bó nhangđèn góp giỗ.
Xin mời bạn, chúng ta cùng thắp đèn, châm nhang, chịu tội với quê hương, với Huế.
Đoan*: Đắc**: Nguyễn Đắc Xuân------------ Mặt Trận Huế Đây là tài liệu của bọn việt gian viết ra để xác định lá cở của Ác Tăng Đôn Hậu và những tên đồ tể Trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân chỉ có trận đánh vào Huế của Cộng sản (CS) là thành công và gây tiếng vang. Tuy nhiên đứng trên khía cạnh quân sự thuần túy mà nói, Cộng quân chỉ chiếm được ưu thế trong 4, 5 ngày đầu. Từ mồng 8 tết (6.2.68) trở đi, cường độ các trận đánh giảm hẳn. Cộng quân bất đầu di tản thương binh, tù binh và chuyên chở chiến lợi phẩm ra khỏi thành phố từ ngày nầy. Dân chúng cũng bị ép buộc tản cư khỏi Huế để làm mộc chắn cho các đơn vị CS, và đồng thời cung cấp nhân công cần thiết ... Về quân sự Cộng quân mở hai mặt trận chiếm Huế. Mặt trận tả ngạn (phía bắc) và mặt trận hữu ngạn (phía nam). I. Mặt trận quân sự 1 Mặt trận phía bắc Gồm các mũi chính: Cửa Chính Tây, cửa An Hòa, Kỳ Đài, sân bay Tây Lộc và đồn Máng Cá. Cửa Chính Tây Cửa Chính Tây được một tiểu đội của Đại đội "Hắc Báo" (thám báo) trấn giữ. Người phụ trách "nội công" đánh cửa nầy là Phan Nam (Lương), một cán bộ Thành ủy nằm vùng. Theo lời Nam, chất nổ và vũ khí đã được đưa vào thành nội trước 10 tiếng đồng hồ . Đặc công Cộng quân đã hạ được vọng gác của lực lượng Thám báo và dùng chất nổ phá cổng cho lực lượng chính qui CS từ bờ đối diện sông Đào tràn vào thành nội . Sau khi vượt thành, một đơn vị CS đánh thốc vào Đại nội. Rạng sáng đơn vị Hắc báo chống không nổi phải rút. Việc thất thủ đại nội đã kéo dài thêm các trận đánh ở Huế hàng tuần lễ, vì Cộng quân chỉ cần sử dụng một lực lượng nhỏ đóng chết trên các tường thành dày cả 10 thước tây. An Hòa Tại khu vực An Hòa (Tây Nam) một tiểu đoàn (D) của Trung đoàn E.9 (SĐ. 309 Bắc Việt) có nhiệm vụ tấn công cầm chân Tiểu đoàn 2 Dù của Thiếu tá Thạch ở làng An Hòa. Khoảng 2 giờ 30 sáng, một mũi đặc công đã vượt sông đột nhập cổng An Hoà và cùng với cánh quân của E.9 tràn vào làng An Hòa. Tuy nhiên, từ chiều ngày mồng 1 Tết Tiểu đoàn 2 Dù đã không còn ở An Hoà nữa. Cộng quân chiếm cầu Bạch Hổ và phá hủy một nhịp cầu bên tả ngạn để chặn viện binh Mỹ. - Đồn Mang Cá Đồn Mang Cá nơi đặt Bộ Tư Lệnh SĐ. 1 BB của Chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng là điểm hẹn của các mũi chủ lực CS. Nguyễn Trọng Đấu, thủ trưởng E.6 chỉ huy. Theo đúng chiến thuật "đặc công làm mồi", một đại đội Tiểu đoàn 12 đặc công giữ nhiệm vụ xung phong. Đại đội nầy được chia làm 4 mũi từ thôn Triều Sơn Tây dùng "phao ny lông" vượt sông, rồi men theo bờ thành tiến về mục tiêu. Cánh quân chủ lực đánh Mang Cá đã phải dừng lại vì sự chống trả mãnh liệt của quân trú phòng đồn này. CS tiếp tục mở nhiều đợt tấn công. Có lúc, tiền quân CS đã đột nhập được khu bệnh xá và tàn sát một số thương, bệnh binh. Sân bay Tây Lộc Một đơn vị đặc công chui theo cống Thủy Quang đột nhập thành nội. Một cán bộ CS nằm vùng đã cắt giây kẽm gai ở miệng cống, và dẫn đường cho toán đặc công nầy tiến vào phi trường. Toán đặc công trên đốt được kho đạn, kho xăng và khu nhân viên kỹ thuật . Tuy nhiên, lực lượng chủ lực của CS bị lạc đường qua trại Quân cụ. Nhờ thế lực lượng phòng thủ kịp thời bố trí, bảo vệ được sân bay...
Kỳ Đài và Thượng Tứ Kỳ đài nằm trên vòng thành ở cửa Thượng Tứ (Phú Văn Lâu) đi vào. Đơn vị CS có nhiệm vụ treo cờ thuộc được một đặc công đón ở cửa Hữu đưa vào mục tiêu. công nầy chẳng ai khác hơn Dũng, con trai chủ hãng đồ gỗ Lê Hữu Trí. Đang học ở Sài Gòn, Dũng được Trí gọi về Huế, gửi vào mật khu huấn luyện một tuần lễ. Vừa mãn lớp huấn luyện, Dũng nhận công tác ngay. Sau khi chiếm được Kỳ đài, CS treo lên lá cờ Liên Minh các Lực lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam . Cờ rộng 96 mét vuông, gồm hai vạt xanh kèm lấy một vạt đỏ có sao vàng ở giữa. Từ Kỳ Đài, đơn vị CS nầy tiến ra cửa Thượng Tứ, rạp Hưng Đạo và rồi bót Cảnh sát Đông Ba . Ngoài ra, một cánh quân khác tiến chiếm khu Đông Nam và chợ Đông Ba. Các cơ sở như Ty Chiêu Hồi, Ty Thông Tin, Tòa Thượng Thẩm đều bị chiếm và phá hủy tài liệu, cơ sở, vật chất. 2. Mặt trận phía nam Mặt trận phía nam do Thân Trọng Một, Thành đội trưởng Huế chỉ huy. Một là người 'Huế, biết khá rõ địa hình, địa vật. Lực lượng cơ hữu của Một có "Đoàn 5" gồm 4 tiểu đoàn bộ, Trung đoàn 9 của SĐ. 309 Bắc Việt, một tiểu đoàn ĐKB và 4 đội đặc công . - Mặt trận Tam Thai Để có thể tiến quân về Huế an toàn, Cộng quân chọn căn cứ Thiết giáp ở Tam Thai (An Cựu) làm mục tiểu chiến lược, vì sợ rằng chiến xa VNCH sẽ phản ứng gây tai hại cho Cộng quân một khi vào tác chiến trong thành phố. Ba mũi đặc công chia nhau tiến chiếm chân, sườn và đỉnh đồi căn cứ. Vì đã bị đột kích hai tháng trước, hệ thống phòng thủ của căn cứ được tăng cường dày đặc. Bởi thế, hai mũi đặc công ở chân đồi và lưng chừng bị đánh thiệt hại rất nặng. Chỉ mũi đỉnh đồi là thành công. Trong ngày mồng 2 Tết, lực lượng phản kích VNCH nhiều tân tiến lên tái chiếm đỉnh đồi. Một số lớn đặc công bỏ chạy. Chỉ còn ít chục đặc công tử thủ trong các hầm hố và chết dân mòn ở đây. Tối ngày mồng 3 Tết, Chủ nhiệm Chính trị của Thành đội Huế là Chiến kéo quân lên tăng viện, những â giờ sau Chiến trúng hỏa tiễn chết. Mãi tới đêm Tiểu đoàn 8 1 8 của E.8 mới lên thay thế đám tàn binh đặc công. - Mặt trận hữu ngạn Ngay khi đặc công tiến đánh núi Tam Thai, Thân Trọng Một cho các cánh quân cơ hữu vượt sông An Cựu tiến vào thị xã. Khoảng 7 giờ sáng, tiền quân CS đã xâm nhập được các đường phố. Tuy vậy, các lực lượng phòng thủ chống cự mãnh liệt, mãi tới 4 ngày sau Cộng quân mới lần lượt chiếm được Đại đội Quân cụ, Ty Ngân Khố, Tòa Dại Biếu Bắc Trung Phần, Tòa Hành Chái.th Thừa Thiên, nhà lao Thừa phủ v.v...Hơn 2000 tù nhân tháo cũi sổ lồng tạo thành một lực lượng gây rối đáng sợ. Phía Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn giữ vững Tiểu khu Thừa Thiên, Đài Phát Thanh, bản doanh MACV và bến tàu Hải quân. II Mặt trận Chính trị Mặt trận quan trọng nhất của CS trong đợt tấn công Tết Mậu Thân, thực ra, là mặt trận chính trị. Chính vì mục tiêu chính trị nầy mà Hà Nội đã chẳng hề đếm xỉa đến thực trạng bi thảm, tuyệt vọng của các cán binh từ thủ Huế, ra lệnh tiếp tục chốt giữ khu Đại Nội. - Thành lập các "Ủy ban Nhân dân Cách mạng" Người phụ trách công tác "Tổng khởi nghĩa", hoặc nôm na hơn, thiết lập "chính quyền cách mạng" ở Huế là Hoàng Kim Loan và Hoàng Lanh. Loan là một thành ủy viên, đã vào nằm vùng trong nhà Nguyễn Đóa, một giám thị trung học Quốc Học từ lâu . Loan có nhiệm vụ tổ chức các hủy ban nhân dân" ở khu vực tả ngạn Huế, bao gồm thành nội . Ngay buổi sáng mồng 2 Tết, Loan cùng các cán bộ nằm vùng như Nguyễn Trung Chính tồ chức một cuộc mít-tinh với hàng trăm người tham dự. Trong cuộc mít tinh nầy, một giáo sư trường Quốc gia âm nhạc Kịch nghệ là Nguyễn Hữu Vấn được ~bầư' làm chủ tịch ủy ban Nhân dân Quận I. Người phụ trách "tổng khởi nghĩa" ở Quận II là Phan Nam (tức Lương). Nam đưa Nguyễn Thiết (tức Hoàng Dung) lên làm Chủ tịch ủy ban nhân dân quận nầy. Thiết từng là một học sinh "vượt tuyến'l tìm tự do. Sau đó, học Luật và tham gia Ban chấp hành Hội sinh viên Huế. Bị trúng đạn chết ở những ngày tàn của mặt trận Huế. Tại khu vực hữu ngạn (tức thành phố mới) CS chưa có thì giờ thiết lập các ủy ban nhân dân. Mọi nỗ lực của Hoàng Lanh, Thường vụ Thành ủy Huế, đổ dồn vào công tác săn bắt và kiểm tra tù binh. Ngày 14.2.1968, đài Hà Nội tuyên bố dã thiết lập xong một chính quyền cách mạng ở Huế. Chủ tịch là Lê Văn Hảo, Đào Thị Xuân Yến (bà Tuần Chi) và Hoàng phương Thảo giữ chức Phó chủ tịch. Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hoà Bình Một trong những việc làm gây nhiều tiếng vang nhất của CS tại Huế là việc nặn ra một tổ chức lấy tên "Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình" (sẽ viết tắt Liên Minh). Việc thành lập tổ chức nầy được Hà Nội loan báo vào ngày mồng 3 Tết (l.2.1968). Người ta chỉ biết đại khái rằng Chủ tịch của tổ chức nầy là Tiến sĩ Lê Văn Hảo, giáo sư Nhân chủng học ở Đại học Huế và Sài Gòn. Hảo gốc người Huế, sang Pháp học từ năm 1953 vì - theo lời Hảo - sợ phải đi lính. Tại Paris Hảo chịu ảnh hưởng của Trần Văn Khê và Nguyễn Khắc Viện. Về nước năm 1965, Hảo dạy ở Huế và Sài Gòn. Năm 1966, Hảo tham gia phong trào "ly khai" ở Huế. Giữa năm 1967, Hảo được bạn học cũ là Hoàng Phủ Ngọc Tường (Thuyết) và Tôn Thất Dương Tiềm, một cán bộ CS nằm vùng, móc nối vào MTGPMN. Cuối tháng 12.67 Hảo ra bưng và được khoác áo chủ tịch Liên Minh thành phố Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường làm Tổng thư ký. Sau nầy Hảo trở thành Phó chủ tịch ủy ban Trung ương của Liên minh toàn quốc. Trong số những người được móc nối ra mật khu với Hảo còn có “ôn Linh Mụ” tức Hòa thượng Thích Đôn Hậu của chùa Thiên Mụ, Nguyễn Đóa cựu giám thị Quốc học và nhiều sinh viên, học sinh khác. - Lực lượng "nghĩa binh" "Nguyễn Xuân" : thủ lãnh lực lượng "nghĩa binh quân nhân và cảnh sát" Việc tổ chức lực lượng "nghĩa binh" của CS cũng tiếng vang. Người đưa ra sáng kiến nầy làNguyễn Xuân. Hè 1966, Xuân đã tổ chức đoàn "Phật tử quyết tử" Nguyễn Đắc Xuân Xuân lợi dụng Đại úy Nguyễn Văn Lợi (sĩ quan VNCH từ Quảng Trị về quê ăn tết bị kẹt) để tổ chức ra một "Đoàn nghĩa binh" qui tụ những quân nhân bị kẹt ở Huế. Trong vài ngày, Lợi tổ chức được một đội quân lên tới hàng trăm người. Sau, vì sợ các "nghĩa binh" này có thể trở ngược đầu súng, CS phân tán mỏng họ. Giữa tháng 2.1968, Lợi bị thương và mất tích. Một số “nghĩa binh” cũng đều tử nạn. Cũng chính Xuân đã tổ chức ra đội "Nghĩa binh Cảnh sát" ở Huế, ép quận trưởng hữu ngạn là Nguyễn Cán chỉ huy. Một trong những nhiệm vụ của đội Nghĩa binh Cảnh sát nầy là ngăn chặn không cho dân di tản khi quân VNCH và Đồng minh phản công. Bạo Lực Cách Mạng Đi theo các đội đặc công, võ trang tuyên truyền và đơn vị chủ lực CS, dĩ nhiên phải có những đơn vị "an ninh". Vai trò của các toán "an ninh" nầy được đặc biệt chú ý vì chỉ huy trưởng chiến đoàn là Lê (Tư) Minh, Trưởng ban An ninh khu ủy Trị Thiên. Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy (Bảy Khiêm), hai cán bộ an ninh cấp khu, trực tiếp điều khiển những cuộc thủ tiêu, bắt giữ ở khu tả ngạn và hữu ngạn. Tại khu tả ngạn, dưới quyền Nguyên, các toán an ninh có hai nhiệm vụ : Lùng bắt các sĩ quan, viên chức cao cấp trong vùng, và "bảo vệ" một số khuôn mặt "chính trị" như Thích Đôn Hậu, bà Tuần Chi, Nguyễn Đóa, Lê Văn Hảo v.v... Tại khu hữu ngạn bảy Khiêm dồn mọi nổ lực để săn bắt các viên chức chính quyền và những người mà Bảy Khiêm gọi là "nhân viên CIA". Theo Bảy Khiêm, chính y đã giết chết Phó tỉnh Thừa Thiên là Trần Đình Phương , bắt sống ông Nguyễn Văn Đãi, đại diện chính phủ Bắc-Trung Nguyên Trung phần; Bảo Lộc Phó Tỉnh Thừa Thiên; Hồ Thúc Tứ, ủy viên Trung ương Quốc Dân Đảng; Trần Diễn, ủy viên Trung ương đảng Đại Việt và nhiều người khác nữa. Toán của Khiêm còn bắt một số giáo sư Đại học ngoại quốc và thủ tiêu họ với tội danh CIA . Cũng chính Bảy Khiêm là người tìm ra đường hầm dẫn vào nhà lao Thừa Phủ, giải cứu 2.300 can phạm. 500 can phạm nầy được trang bị khí giới ngay ngày mồng 4. Thật khó để ước lượng chính xác số người bị CS tàn sát tại Huế trong địp Tết Mậu Thân. Nhưng theo Lê Minh, việc tàn sát tù binh và dân chúng là chuyện có thực : Sau khi biện dẫn rằng ngay đến cuộc cách mạng 1789 của Pháp cũng có người bị giết oan. Minh tự biện hộ là "đã ở trong một hoàn cảnh quá khó khăn đến không thể nào kiểm soát nổi những hành động thô bạo" của cán binh, du kích và cán bộ CS. III Phản công của VNCH Cuộc phản công của QLVNCH khởi đầu ngày mồng 3 Tết Mậu Thân (l.2.1968). Quân Dù tiến chiếm từng căn nhà. CS rút lui vào nội thành, khai thác tối đa công sự phòng thủ của vòng thành. Qua ngày mồng 4 tết, sau khi mặt trận Quảng Trị đã tạm yên Tiểu đoàn 9 Dù của Thiếu tá Nhã mới được trực thăng vận vào Mang Cá. Mũi chủ lực của Chiến đoàn 1 dù cũng xuyên qua tường thành tiến vào giải vây cho các binh sĩ phòng ngự sân bay Tây Lộc. Sang ngày mồng 5 Tết, lực lượng Dù giải tỏa được nửa phi trường và tái chiếm cửa An Cựu. Nhưng các mũi tiến về hướng Đại Nội bị chặn lại. Trận chiến kéo dài thêm 3, 4 ngày không có tiến triển. Ngày mồng 9 Tết (7.2), Cộng quân được tăng cường thêm 2 tiểu đoàn và phản công gây thiệt hại nặng cho Tiểu đoàn 4/3 quân Cộng hoà. Cũng trong đêm, trước nguy cơ viện binh Đồng minh từ hữu ngạn kéo sang, Cộng quân đánh sập cầu Trường Tiền. Nói chung cả hai phe đều mỏi mệt và có những trở ngại. Chiến đoàn 1 Dù đã quá vất vả, đặc biệt là tiểu đoàn 9 Dù mới bị thiệt hại nặng nề ở Quảng Trị. Phe Cộng quân, tình hình nghiêm trọng hơn. Đạn dược bất đầu cạn. Đơn vị pháo chỉ còn nửa cấp số. Thương vong ở trong nội thành đã lên tới 300 người mà không di tản được Ngày mồng 5 Tết (4.68), trước nguy cơ quân Mỹ bất đầu nhập trận, Lê Minh quyết định rút khỏi thành phố. CS gửi điện ra Hà Nội báo cáo " hết đạn". Hà nội bắt tử thủ và hứa cho tiếp viện. Trong khi đó, phe Đồng minh và VNCH bắt đầu phát động một đợt phản công mới. Ngày 12.2.68 hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến được đổ bộ xuống Bao Vinh, và nhập trận hai ngày sau. Các đơn vị TQLC Hoa Kỳ cũng đổ bộ lên bến Bao Vinh, rồi từ đây vượt qua cổng hậu vào Thành Nội. Ngày 13.2.68 mưa phùn đột ngột dứt. Lần đầu tiên sau 15 ngày, Huế có ánh mặt trời. Phi cơ thi nhau lên đánh bom dữ dội khu vực La Chữ, nơi tình nghi đặt Bộ chỉ huy CS. [ Nhờ một Nghĩa quân bị bắt trốn thoát cho tin Bộ chỉ huy cao cấp của CS đóng ở làng La Chữ nên đồng minh Hoa Kỳ mở cuộc hành quân vào vùng này. Cuộc chiến vô cùng gay go vì Cộng quân quyết tử thủ. 9 trực thăng của Mỹ bị hạ. Tổn thất nhân sự phía đồng minh thật nặng nề, trên 100 người chết. Ngày 25, 26 tháng 2, sau khi thất thủ Huế, CS mới cho lệnh rút lui. Hồi ký của Văn Tiến Dũng nói đến cái chết của hai vị tướng. Có lẽ cả hai bị từ thương ở mặt trận này. Theo Nguyễn Lý Tưỏng: Chớp bể mưa nguồn] Ngày 14.2.68 chiến dịch Sóng Thần 739/68 của Liên quân TQLC và Hoa Kỳ bắt đầu. 1 Mặt trận Hữu ngạn. Khi Chiến đoàn 1 Dù vào giải vây đồn Mang Cá và thành nội ngày 3.2.68, quân lực Hoa Kỳ cũng tiến vào Huế. Tại tả ngạn, các đơn vị SĐ I Không kỵ Mỹ chỉ phối hợp vời lực lượng Dù và Bộ binh VNCH trấn giữ vòng ngoài. Tại hữu ngạn, nơi có Bộ chỉ huy MACV, TQLC Mỹ từ Bộ chỉ huy MACV bắt đầu mở những cuộc hành quân lục soát quanh khu vực đóng quân. Từ phía Nam, chiến đoàn RAY gồm hai đại đội TQLC khác của SĐ. I TQLC Hoa Kỳ cũng từ đầu cầu An Cựu tiến lên phía Bắc. Với mục đích tiêu diệt địch hơn chiếm đất, TQLC Mỹ ban ngày xuất trận, ban đêm kéo về thủ Bộ chỉ huy MACV. Mãi tới ngày 1 1 âm lịch (tức 9.2.68), TQLC Mỹ mới thanh toán xong các khu vực sân vận động, nhà Ga, và Phủ Cam. Tỉnh đến ngày nầy, theo bản tin quân sự của chính phủ, tại hữu ngạn sông Hương TQLC Hoa Kỳ đã giết chết 934 cộng quân, bắt sống 4 tù binh, thu 307 súng đủ loại Phía Hoa Kỳ chỉ có 31 chết, 201 bị thương nặng, 80 bị thương nhẹ. Qua chiều ngày 10.2.68, thêm nhiều đơn vị TQLC Mỹ được trực thăng vận hoặc di chuyển bằng quân xa vào khu vực hữu ngạn. Nhờ sự hiện diện của các đơn vị nầy, lực lượng địa phương của tỉnh Thừa Thiên bắt đâu hoạt động trở lại: thu nhặt những xác chết đã sình thối, tổ chức việc trợ cấp các nạn nhân chiến tranh cũng như lục soát truy kích tàn quân CS. Có thể nói khi cuộc hành quân Sóng Thần 739168 được phát động để tái chiếm khu Đại Nội vào ngày 14.2.68 thì tình hình hữu ngạn đã yên ồn, mặc dù Bộ chỉ huy của Thân Trọng Một còn lẩn quẩn ở khu Lăng Tự Đức cho tới ngày cuối cùng (25.2.68). 2. Hành quân Sóng Thần 739/68 Trong cuộc hành quân giải tỏa Thành Nội Huế, toàn bộ mặt trận được chia làm 5 khu vực. 1 Khu A, gồm góc đông Bắc, tức Mang Cá lớn và Mang Cá nhỏ. Khu nầy tương đối an toàn. 2- Khu B, tức khu chính Đông bao gồm cả chợ Đông Ba. Mặc dù một số cán binh CS còn "chết" trên thành, quân VNCH đã kiểm soát dưới đường phố. 3- Khu C, là góc Tây Bắc, gồm phường Tây Lộc và Tây Linh. Trung đoàn 3 của Trung tá Phan Bá Hòa chịu trách nhiệm khu vực nầy. Cộng quân còn giữ khu vực Chính Tây thuộc phạm vi phường Tây Linh, kể cả nhà thờ họ đạo ở đây. 4- Khu D, tức phía đông Đài nội, có cửa Thượng Tứ và Đông Ba. Khu nầy do Tiểu đoàn 115 TQLC Mỹ đảm trách. Đây là một đơn vị rất thiện chiến, có tới 1 000 binh sĩ và được tăng phái trung và trọng pháo. 5- Khu E, bao gồm khu vực Cộng quân cố thủ ở Kỳ Đài, Ngọ Môn và cửa Thượng Tứ. 6- Khu F, là góc Tây Nam Thành Nội do chiến đoàn A TQLC Việt Nam trách nhiệm. Cuộc hành quân giải tỏa phát triển rất chậm vì thời tiết xấu và phòng thủ kiên cố của tàn quân CS. Vũ khí lợi hại nhất của VNCH và Đồng Minh là không lực lại bị hạn chế tối đa. Các họng phòng không trên bờ thành cũng khiến trực thăng võ trang không hoạt động đúng khả năng. Tại khu vực D, tức khu Đông Nam Đại Nội, nhất là cửa Đông Ba, TQLC của Hoa Kỳ cũng tranh giành từng cao điềm với Cộng quân. Theo Lê Minh, người chỉ huy mặt trận Huế, trận đánh "thật khốc liệt", đôi khi hai bên chỉ cách nhau vài chục mét. Sáng ngày 18.2.68, TQLC Mỹ đã chiếm được hoàn toàn cửa Đông Ba. Trước áp lực của các cánh quân đồng minh và VNCH, ngày 19.2.68 Lê Minh quyết định rút, dù đã có công điện ngày 15.2.68 của Hà Nội : "Phải giữ thành nội, không được rút ra ngoài đã phục vụ nhiệm vụ chính trị chung cả nước" . Trần Anh Liên, chính ủy khu tả ngạn, được lệnh chuyển thương binh ra ngoài. Tống Hoàng Nguyên có nhiệm vụ dẫn giải tù binh. Những "cơ sở" đã lộ được đưa vào rừng. “Cơ sở” còn trong bí mật được gài theo dân tản cư. Ngày 22.2.68, những cấp chỉ huy của CS bắt đầu rời thành nội. Cuộc rút quân của CS, như Lê Minh thú nhận, là ở vào thế chẳng đặng đừng. Quân VNCH và đồng minh đã xiết chặt dần vòng vây quanh Huế. Các đơn vị TQLC Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm được cửa hữu . Ngày hôm sau, tiến đánh Nam Đài, cửa Nhà Đồ và khu vực đường Tôn Thất Thiệp. Trong khi đó, một đơn vị nhỏ của SĐ I Ba đã chiếm được Kỳ Đài, triệt hạ lá cờ của Mặt Trận Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Hòa Bình. Lá cờ vàng, ba sọc đỏ của VNCH được gương lên, báo hiệu cơn ác mộng, cơn sét xuất huyết của Huế đã qua. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra : Cộng quân đã "biến" đi cách nào? Theo tài liệu CS, bất đầu từ ngày 6.2.68 (mồng 8 Tết), thương binh, tù binh và chiến lợi phẩm đã được bí mật chuyển khỏi thành phố. Dân chúng cũng bị bắt buộc tản cư để làm bình phong và cung cấp nhân lực vận tải. Tuy nhiên khi ra khỏi địa phận thị xã (về hướng Phú Vang), những đoàn nầy bị các lực lượng SĐ. I Không kỵ cũng như phi pháo đánh tan nát. Quân Mỹ đã giải thoát được một số tù binh dân sự Mỹ cũng như đoạt lại tất cả lương thực "chiến lợi phẩm". Chính vào thời gian nầy, việc tàn sát tập thể một số quân nhân, công chức VNCH và thường dân đã xảy ra. Mười sáu ngày sau, 22.2.68, các đơn vị chủ lực bát đầu rút lui. Cuộc triệt thoái nầy kéo dài 5 ngày. Mãi tới nửa đêm ngày 26.2.68 cán binh CS cuối cùng mới rời khỏi Huế, bôn tẩu về Phú Vang.
|
Best content & valuable as well. Thanks for sharing this content.
ReplyDeleteApproved Auditor in DAFZA
Approved Auditor in RAKEZ
Approved Auditor in JAFZA
i heard about this blog & get actually whatever i was finding. Nice post love to read this blog
Approved Auditor in DMCC
Good luck & keep writing such awesome content.
ReplyDeleteVirgin Linseed Oil BP
Pure Linseed Oil