Thursday, August 26, 2010

Chiến Lược nhiều đập thủy điện của Tàu chặn nguồn sống dưới giòng sông Mekong

Vì sao mực nước hạ lưu sông Mêkông xuống thấp?

2010-08-26

Ảnh hưởng của các đập thủy điện Trung Quốc trên khu vực hạ lưu sông Mêkông vẫn là mối quan tâm rất lớn của các chính phủ, chuyên gia và người dân ở khu vực.

AFP PHOTO

Một cánh đồng khô hạn ven sông Mêkông địa phận Lào, ảnh chụp ngày 27 tháng 3 năm 2010.

Hiện tượng tự nhiên?

Đài Á châu Tự do có cuộc phỏng vấn với nhà sử học, tác giả người Úc, cũng là một cố vấn về vấn đề Đông Nam Á – ông Milton Osborne – xung quanh vấn đề sông Mêkông. Trước hết, ông Milton Osborne cho biết:

Chúng ta không có những dữ liệu chắc chắn để khẳng định điều đó, cho nên đó vẫn là một câu hỏi. Tốt nhất chúng ta nên nói đập thủy điện có thể là nguyên nhân.

Ông Milton Osborne

Ông Milton Osborne: Tôi chưa nhìn thấy đập thủy điện và thực sự đó là một trong những vấn đề của bất cứ cuộc bàn thảo diễn ra nào vào lúc này. Sự thật là không có chính phủ Đông Nam Á nào, cũng không có đại diện của tổ chức phi chính phủ nào có thể đến và thấy tận mắt các con đập. Vì vậy, những ý kiến của tôi là dựa vào những điều mà người ta nói cho tôi.

Theo đánh giá của tổng giám đốc Ủy hội sông Mêkông Jeremy Bird thì đập Tiểu Loan không phải là nguyên nhân làm mực nước xuống thấp. Kể từ tháng 7 năm ngoái, chúng ta đã bị đợt hạn hán khủng khiếp và đó mới thực sự là vấn đề.

Những người gắn bó nhiều với sông Mêkông từ nhiều năm nay, kể cả trong Ủy hội sông Mêkông lẫn các nhà khoa học độc lập, nói chung đều chia sẻ quan điểm của ông Jeremy Bird. Chỉ có điều chúng ta không có những dữ liệu chắc chắn để khẳng định điều đó, cho nên đó vẫn là một câu hỏi. Tốt nhất chúng ta nên nói đập thủy điện có thể là nguyên nhân và tất cả những gì chúng ta đang nhìn thấy là hiện tượng tự nhiên.

Khánh An: Nhiều ý kiến cho rằng các nước tiểu vùng sông Mêkông không biết cái gì đang thực sự diễn ra ở khu vực thượng lưu và ngay cả khi Trung Quốc và Miến Điện tham gia vào Ủy hội sông Mêkông, điều đó cũng không có gì chắc chắn rằng những thông tin về dòng sông sẽ được chia sẻ. Như vậy, có phải có sự thiếu chia sẻ thông tin trong khu vực?

Ông Milton Osborne: Dĩ nhiên, việc chia sẻ thông tin là cực kỳ quan trọng và Trung Quốc đã không ngần ngại chia sẻ thông tin trong thời gian qua. Hai, ba năm trước, lần đầu tiên họ đồng ý chia sẻ thông tin về mùa lũ trong năm. Trước đó, họ cho thông tin về mức lũ trong khu vực của họ, nơi dòng sông Mêkông chảy qua. Và bây giờ, họ đồng ý cung cấp thông tin, ít nhất là vào lúc này, về cả mùa khô nữa.

Một nhánh sông Mêkông thuộc địa phận Việt Nam. RFA PHOTO.
Một nhánh sông Mêkông thuộc địa phận Việt Nam. RFA PHOTO.
Trung Quốc cũng không giành bất cứ ưu tiên nào khi họ cứ khăng khăng rằng không thể đổ trách nhiệm lên đầu họ về những gì đang diễn ra, thứ nhất là bởi vì đã từng có một trận hạn hán, thứ hai là vì chỉ có 12,5 hoặc 13 hay 14% nước chảy vào dòng Mêkông là từ Trung Quốc mà thôi.

Tôi thấy một thí dụ thú vị về cách các dự liệu được sử dụng. Đó là vào trước lúc tôi đi công tác nước ngoài vào tháng tư, tại viện Lowy, chúng tôi đón tiếp nhiều chuyên gia Trung Quốc, từ các cố vấn cao cấp đến Bộ ngoại giao Trung Quốc. Và dữ liệu chỉ có 12 – 14% nước chảy vào sông Mêkông đã được các thành viên cao cấp đưa ra. Tất nhiên, điều này chẳng là gì cả và tôi đủ khôn để không chỉ ra điều đó.

Vấn đề ở đây là trong mùa khô, có đến 40% nước sông Mêkông ở khu vực Viêng Chăn là đến từ Trung Quốc. Thậm chí, ngay cả hồ Tonle Sap của Campuchia ở xa phía hạ lưu có nhiều chỗ cũng có khoảng 10% nước hồ là đến từ Trung Quốc. Vì vậy, không rõ là Trung Quốc có nhận thức ra là những khẳng định của họ đã gây hiểu nhầm hay không, hay những người đưa ra các nhận định liên quan đến đập thủy điện của Trung Quốc có am hiểu về các vấn đề sinh thái và môi trường, vì thật ra tất cả họ đều là các kỹ sư và chuyên gia về thủy lợi. Những vấn đề về sinh thái ở khu vực hạ lưu không phải là sở trường của họ.

Do đập thủy điện?

Khánh An: Ông đã làm việc về khu vực này từ 51 năm trước, ông có thể kể cho chúng tôi nghe về kinh nghiệm của ông?

Càng đọc nhiều về những con đập mà Trung Quốc đang xây dựng, tôi càng thấy rằng các con đập này sẽ là những vấn đề nền tảng trong tương lai của sông Mêkông.

Ông Milton Osborne

Ông Milton Osborne: Tôi được gửi đi Campuchia làm một đại sứ trẻ của Úc vào năm 1959. Lúc đó, tôi biết rất ít về Campuchia hay dòng sông Mêkông. Tôi chỉ dần dần hiểu biết hơn về điều kiện tự nhiên của khu vực này sau 2 năm rưỡi kể từ khi đến sống ở Phnôm Pênh. Tôi đã chèo thuyền trên sông, đã lướt ván, tôi không biết gì về những vấn đề sinh thái và môi trường của dòng sông nhưng tôi biết nó đóng vai trò quan yếu trong cuộc sống của người dân dọc 2 bên sông. Tôi nhận thức rất rõ về vai trò của nó ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và những sản phẩm nông nghiệp trù phú của vùng này.

Khi tôi biết sau khi thời hạn công tác ở Phnôm Pênh, tôi có thể không bị cắt vai trò đại sứ, tôi đã nghiên cứu làm Tiến sĩ tại Đại học Cornell để xem ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân Pháp tại Campuchia và ở miền nam Việt Nam. Trong nghiên cứu mà tôi thực hiện ở Paris, Phnôm Pênh và Sài Gòn, tôi tình cờ đọc câu chuyện về những khám phá về dòng sông Mêkông trong một cuộc thám hiểm sông Mêkông được thực hiện vào khoảng giữa thập niên 60 của thế kỷ 19. Và điều này đã khiến tôi viết cuốn “River Road to China” (tạm dịch “Đường thủy đến Trung Quốc), xuất bản vào năm 1975. Sau đó, tôi nghiên cứu về sông Mêkông với tư cách là một nhà phân tích chính trị và nghiên cứu lịch sử. Thập niên 90, tôi quyết định viết tiểu sử của dòng sông.

Một đập thủy điện trên sông Mêkông địa phận Trung Quốc. RFA PHOTO.
Một đập thủy điện trên sông Mêkông địa phận Trung Quốc. RFA PHOTO.
Cũng trong thập niên 90, tôi bắt đầu nhận thức về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc. Đó là lần đầu tiên. Các đập thủy điện của Trung Quốc bắt đầu được xây dựng từ thập niên 80. Hầu hết mọi người lúc đó đều không nhận thức được rằng dòng Mêkông (vốn được xem là dòng sông lớn nhất khu vực Đông Nam Á) có đến 44% chiều dài nằm ở Trung Quốc. Càng đọc nhiều về những con đập mà Trung Quốc đang xây dựng, tôi càng thấy rằng các con đập này sẽ là những vấn đề nền tảng trong tương lai của sông Mêkông.

Các đập thủy điện của Trung Quốc, 3 đã hoàn thành, đập thứ tư Tiểu Loan gần xong và những đập khác trên bản vẽ hay đang sửa chữa, tất cả sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến sông Mêkông. Có thể không phải là 5 hay 10 năm để nhìn thấy những ảnh hưởng cụ thể nhưng nó sẽ có ảnh hưởng lớn, bởi vì cấu trúc dòng chảy đang bị thay đổi. Sẽ có ít những trận lũ lớn và sông sẽ có nhiều nước hơn vào mùa khô. Mới nghe thì tưởng là tốt. Lũ đối với nhiều người là một điều tệ hại nhưng thực sự ra không phải vậy. Có lũ, sẽ hạn chế những đợt hạn hán lớn, đây là một điều tốt. Lũ còn giúp mang chất dinh dưỡng xuống khu vực hạ lưu, tẩy bớt độc chất trên các cánh đồng. Nói chung, nó đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nhịp lũ như thường lệ cũng rất quan trọng đối với mùa đẻ trứng của cá. Vì vậy, xét về lâu dài, những con đập của Trung Quốc đang mang đến những ảnh hưởng tiêu cực.

Thêm vào đó, điều đáng lo nữa là chính quyền Viêng Chăn và Phnôm Pênh đang bàn bạc về những con đập riêng sắp xây của họ trên dòng chính của sông Mêkông. Đây quả là một mối lo lớn vì nó sẽ cản đường di trú của cá vốn đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề lương thực của dân cư cả hai nước khu vực lòng chảo hạ lưu sông Mêkông. Chỉ cần lấy một thí dụ nhỏ, gần 80% hoặc có người nói là hơn 80% lượng protein của dân chúng Campuchia đến từ cá của sông Mêkông hay các nhánh sông liên quan, bao gồm cả Đại hồ.

Khánh An: Xin cám ơn Ông.

No comments:

Post a Comment