Trong một bài phóng sự trên NguoiViet Online, ký giả Nguyễn Thị Hàm Anh gọi người hành nghề “phù thủy” là Pháp Sư (dân chúng gọi là thầy pháp) nhưng theo tôi, ông Hồ Văn Tiên không phải là “thầy phù thủy (hay Pháp Sư) cuối cùng” của Việt Nam trong khi Pháp Sư Niên Trưởng thích Giác Đức cỏn sống nhăn răng ở hải ngọai! Ông Pháp Sư Hồ Văn Tiên tài năng dở hơn PSNT thích Giác Đức ở hải ngọai vì ông chỉ trị được…ma chết, trong khi PSNT thích Giác Đức trị được ma sống lọai dữ dằn là một con ma cái,vốn là nữ sinh viên VĐH Vạn Hạnh trước 30-4-1975! Muốn trị được ma cái, PSNT thích Giác Đức phải làm quen và gần gũi với con ma cái nầy và lửa gần xăng nên lòi ra liền tù tì 3 đứa Giác Đức con, giống cha như đúc!
Chuyện tình PSNT thích Giác Đức tóm tắt như sau: Thời Đệ II VNCH, bọn Giặc Thầy Chùa Giáo Hội PGVNTN (hậu thân Giáo Hội Ấn Quang) khuynh lóat chính quyền VNCH từ cấp hạ tầng quận tỉnh lến đến trung ương Sàigon. Chúng muốn gì được nấy như Trần Quang Thuận làm Bộ Trưởng Xã Hội, còn các tên Sư trẻ nổi tiếng có công lật đổ Đệ I VNCH như Giác Đức, Chánh Lạc v.v… được du học.
Thời đó Giác Đức tục danh Nguyễn Anh Tuấn còn trẻ, mang hàm Đại Đức du học Hoa Kỳ, lấy bằng Tiến Sĩ ở ĐH Harward, về nước dạy tại VĐH Vạn Hạnh. Tại đây, hắn ve vãn (cua) được một nữ sinh viên trẻ đẹp, và cô nầy cũng chịu đèn “thầy” Giác Đức đẹp trai, học giỏi bất kể cái đầu trọc lóc của hắn, mà có lẽ dưới mắt cô chỉ là “cái mốt đầu trọc” (no-hair head fashion) như bây giờ!
Mối tình nam thầy chùa – nữ sinh viên kéo dài đến 30-4-1975 thì Giác Đức được Mỹ cho di tản., Người tình yêu dấu của hắn còn kẹt lại cho đến mấy năm sau, gia đình nàng được định cư ở Canada. Giác Đức truy tầm được tin tức người yêu, bèn bảo lãnh nàng sang Mỹ bắt đầu “vầy duyên cá nước” dù đang là một…Thượng Tọa dưới trướng của HT thích Tâm Châu, Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới (hú hồn không phải trong…Vũ Trụ!).
Giác Đức trả áo cà sa, không ở với…Phật mà ở với vợ, nhưng rồi mặc lại vì…tiền chùa: Có vợ đẻ con mà ở trong chùa, cạo dầu mặc áo cà sa, xưng là Thượng Tọa, sau lên Hòa Thượng thì…coi hỏng được nên Giác Đức xin trả cà sa cho HT thích Tâm Châu để hòan tục bằng một buổi “lễ trả áo cho thầy” đàng hòang!
Nhưng hòan tục một thời gian mà không lo kiếm job nuôi vợ con, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn liền mặc lại áo cà sa, cạo đầu, mang lại tên Giác Đức, léng phéng vào chùa kiếm ăn. Thấy không ổn, Giác Đức xin HT Tâm Châu cho lập Giáo Hội Tân Tăng để tập trung các nhà sư có vợ con như hắn, giúp bọn nầy mưu sinh nhờ thùng phước sương ở chùa khỏe re hơn là “biểu tình tại gia nằm nhà chơi sướng, đẻ con năm một mà…nghèo!”. Không được HT Tâm Châu cho phép, và một thời gian sau, Giác Đức lại xin lập Giáo Hội Phật Giáo Đại Chúng cùng một mục đích nhưng vẫn thất bại.
Giác Đức gia nhập Băng đảng Giặc Thầy Chùa Giáo Hội PGVNTN hải ngọai: Tiến thóai lưỡng nan, Giác Đức tức Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn vẩn không chịu từ bỏ thùng phứơc sương với cái nghề làm thầy chùa vừa có vợ, vừa có tiền nhiều mà được kính lạy nên hắn bèn bỏ Giáo Hội của HT Tâm Châu, chạy sang gia nhập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngọai.
- Phẩm trật Pháp Sư Niên Trưởng do đâu mà có? Với pháp danh cũ là thích Giác Đức, từng nổi tiếng là một đàn anh, ngang hàng lãnh tụ thích Trí Quang nên các đàn em thích Quảng Độ, thích Hộ Giác, thích Chánh Lạc không biết sắp xếp phẩm trật cho thích Giác Đức ra sao để phân ngôi thứ!
Gọi thích Giác Đức là Hòa Thượng thì khó coi với một vợ 3 con, thôi thì đẻ ra phẩm trật Pháp Sư Niên Trưởng có một không hai trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam xưa nay và cả thế giới! Thế là chỉ duy nhất ở Việt Nam mới có một thầy chùa có vợ 3 con mang đầy đủ phẩm trật, pháp danh là Pháp Sư Niên Trưởng thích Giác Đức! Có thể đây là một tiền lệ dành riêng cho giới thầy chùa có vợ con, sẽ nối gót con heo nọc đầu đàn là Pháp Sư Niên Trưởng thích Giác Đức!
- Chức vụ của Pháp Sư Niên Trưởng thích Giác Đức: Có phẩm trật tương đối ổn thỏa, thích Giác Đức cần có chức vụ tương xứng. Thôi thì đang ở với vợ con tại tư gia thuộc Boston, MS nên PSNT thích Giác Đức giữ chức Chánh Đại Diện GH/PGVNTN Miền Tịnh Khiết thật tiện đôi bề! Nhưng cái tên Miền nầy phỉ nhổ vào mặt tên Chánh Đại Diện: PSNT thích Giác Đức, phá giới không ở chùa, hú hí với vợ tại nhà riêng mà…Tịnh Khiết cái nỗi gì?
Thà như Pháp Sư tức ông thầy phù thủy Hồ Văn Tiên là dân thường, đầu không cạo, ở nhà với vợ con, đàng nầy tên phù thủy- PSNT thích Giác Đức chuyên đánh …đêm, đánh luôn cả ngày con ma cái còn sống, lòi ra 3 đứa nhỏ; nhưng hắn vẫn cạo đầu mặc áo cà sa, ở nhà riêng giao chùa cho đệ tử quản lý giùm thùng phước sương thì thử hỏi có phải hắn là một tên Giặc Thầy Chùa không?
Hắn và đồng chí thích Chánh Lạc tức Tiến Sĩ Lê Kim Cương là hai tên có học vấn cao mà vô hạnh dâm đãng, giữ chức lớn trong Giáo Hội PGVNTN, cặp kè đi đây đó làm Giáo Thọ các Khóa Tu Học để …dạy Phật tử về món giới cấm..TÀ DÂM! Đúng là bọn nầy là hai tên Giặc Thầy Chùa phản Phật trắng trợn, bất chấp lời Phật dạy:
“Người mặc áo nhà tu mà tâm chưa rời bỏ những điều tham dục, không tự kềm chế được mình và thiếu thành thật, thì không xứng đáng mặc áo nhà tu.” Và “Dạy người thế nào, tự mình làm như thế ấy. Trước hãy sửa mình rồi sau mới dạy người, vì tự sửa mình là điều khó nhất. (Kinh Pháp Cú).
Từ Pháp Sư Hồ Văn Tiên, tức ông thầy phù thủy ỏ Việt Nam, tôi sực nhớ Pháp Sư Niên Trưởng thích Giác Đức ở Hoa Kỳ, đề nghị tác giả bài báo trên NguoiVietOnline nên gọi Pháp Sư Niên Trưởng thích Giác Đức là “thầy phù thủy cuối cùng” của Việt Nam mới đúng!
Mong thay!
Tuần Aet Phan
Đây mới thật là thầy phù thuỷ (thầy pháp) cuối cùng
của Việt Nam: Pháp Sư NT thích Giác Đức:
Thầy phù thủy cuối cùng Monday, June 28, 2010 | ||||||
| ||||||
| ||||||
Nguyễn Thị Hàm Anh/Người Việt Ðó là người am tường cách tế lễ tâm linh, đứng ra thực hiện cũng như hướng dẫn các nghi thức ấy. Thầy cúng không tiến hành tất cả nghi lễ trong buổi lễ, mà các hoạt động khác nhau sẽ do nhiều người khác nhau đảm nhiệm: dâng trà rượu thuộc đội học trò lễ, dâng lễ vật hoa quả thuộc nhóm bóng, đọc sớ bởi chánh tế... Lễ Nghinh Ông ở miễu Bà Chúa Xứ Mỹ Long, trong các cuộc lễ tổ chức ngoài biển và trong miễu, đều có pháp sư đứng đầu. Thầy pháp ở đây không đọc sớ cầu quốc thái dân an như thầy cúng thông thường mà giữ nhiệm vụ quan trọng hơn. Ðó là việc chủ trì những buổi lễ rước vong. Bắt đầu được từ miễu, đoàn rước đến bờ biển, giong ghe ra khơi đón “quan tướng” và “quân binh” là những oan hồn trên biển về miễu dự hội. Sau một ngày ở lại miễu dự đầy đủ các cuộc tế lễ, “quan quân” được rước tiễn trở về trùng khơi với hàng ngàn người nô nức đi theo hộ tống. Hằng năm cứ đều đặn như thế, người dương không quên cõi âm. Hẳn là những linh hồn thác oan nơi biển cả cũng ngậm cười. Làm chiếc cầu giao nối hai cõi âm dương là thầy pháp. Duy thầy pháp mới có khả năng và quyền lực làm công việc ấy. Nam bộ xưa là miền mới khai phá đất thưa người ít. Ðời sống con người thường xuyên bị đe dọa bởi rừng rậm, đầm lầy, chướng khí, thú dữ tung hoành. Thật nhỏ bé và yếu đuối trước thiên nhiên hoang dã đó, con người chỉ còn biết nương dựa vào niềm tin ban sơ. Gốc cây, tảng đá, muông thú... đều ẩn chứa những bất trắc không ngờ. Trong khung cảnh đó, thầy pháp xuất hiện để trấn áp hiểm nguy, trấn an tinh thần họ... Thầy pháp trước kia vùng nào cũng có. Khi đời sống ngày càng văn minh, hình ảnh thầy pháp cùng với bóng tối của cõi u minh phai dần đi. Nhưng trong lễ Nghinh Ông Mỹ Long hằng năm, vẫn xuất hiện một vị làm chủ lễ. Ðó là ông Hồ Văn Tiên, năm nay bảy mươi sáu tuổi, sinh ở xã Phú Khánh, ấp Phú Lợi, huyện Thành Phú, Bến Tre. Khi tưởng nhớ lại, ông cho biết từ nhỏ trong gia đình đã thấy cha và ông nội đều là thầy pháp, ngược lên ông cố, ông sơ cũng thế. Những người con trai liên tiếp nhiều đời đều làm thầy pháp. Không biết đây là nghề quen thuộc cha truyền con nối hay là bổn phận giao tiếp giữa hai cõi âm dương mà Trời đã chọn một số người đặc biệt để giao phó nhiệm vụ. Pháp sư chuẩn bị đọc bài cúng. (Hình: NTHA) Một thời gian dài, người ta thường xem thầy pháp tương đương với sự mê tín dị đoan. Ông Tiên bực tức phản đối: “Công việc của thầy pháp rất khó khăn. Do nhiều người không biết gì vẫn hành nghề quàng xiên nên mới gây tai tiếng cho giới pháp sư.” Ðể trở thành một pháp sư chân chính, ông Tiên đã được cha dạy chữ Nho từ năm lên tám tuổi cùng với việc học thuộc lòng các câu thần chú, cách thức vẽ bùa từ dễ lên khó. Việc học kéo dài cho đến năm ông bốn mươi, có ba mặt con rồi, chữ Nho vẫn luyện không ngưng. Vì thế, ông có thể đọc trôi chảy các bài cúng từ những quyển sách chữ Nho truyền lâu đời in trên giấy bản cũ mèm rách bươm, long bìa. Bắt đầu giờ hành lễ, ông choàng chiếc áo dài đen, đầu chụp khăn bịt đen, ông đưa tay dắt ba nén nhang lên vành khăn để cầu thầy tổ, cha mẹ và các vong khuất mặt độ cho công việc được trôi chảy. Dải lụa đỏ có in ấn tổ quấn quanh cổ thả dài trước ngực xuống gần mắt cá chân, có khi khoác qua tay nhằm tăng thêm sức mạnh cho cầu nối hai bờ âm dương, ông bước ra trước bàn thờ. Trong tiếng nhạc réo rắt của phường nhạc ngồi một bên, ông vừa đọc bài chú, tay tung chiếc khăn ấn, bước chân thoăn thoắt xoay uyển chuyển phảng phất theo điệu của hát bộ. Ngồi trên mũi ghe lướt phăng phăng ra biển trong lễ Tống Tàu, ông mở chiếc va li nhỏ đựng đồ nghề bày ra sách, chiêng, mõ, dùi và cả một con dao ngà để trừ tà. Thầy pháp có thể nhiều nhưng pháp sư thật sự như ông Tiên rất hiếm. Chỉ có ông mới đủ quyền “điểm nhãn” cho chiếc ghe mã chở lễ vật thả ra ngoài biển, chỉ ông hai giờ khuya gióng chiêng trống làm lễ khao quân, phát lương để “quan tướng” có lương thực, lộ phí lên đường, chỉ có ông hộ kiệu dẫn đám rước nghinh Ông về và tiễn Ông đi. Ở miền quê nơi văn hóa phương xa chưa lan tràn ảnh hưởng đến, các buổi tế lễ vẫn được tổ chức theo đúng các nghi thức cổ truyền, và linh hồn cho cả một kỳ lễ hội sống động ấy chính là vị pháp sư. Khi được hỏi có đệ tử nào được thu nhận chưa vì ông tuổi cũng đã cao, ông Tiên trả lời ngay: “Tôi không thể nhận đệ tử được vì không ai chịu học chữ Nho.” Ngoài chữ Nho, để thành thạo, một người cần phải chăm chỉ học nghề hằng mấy chục năm. Ông Tiên theo phụ cha ông từ lúc đầu còn để chỏm, trong khi cha bắt ấn thì cậu bé Tiên đọc chú, người cha pháp sư chỉ dẫn kỹ lưỡng từng chút. Học từng câu chữ của bài cúng, học từng cử chỉ, động tác của nghi lễ cúng tế. Sau này cha qua đời, ông tiếp tục theo phụ thầy Hai Nhỏ ở Hàm Luông cho mãi đến tận năm năm mươi hai tuổi, khi thầy Hai Nhỏ mất, ông mới trở thành thầy Cả, tức là một mình tự điều khiển, chủ trì các buổi đại lễ trang trọng và phức tạp. Ông thủ từ xác nhận vùng này trước đây có mười mấy thầy pháp nhưng từ từ khuất cả. Nếu không có ông Tiên, miễu chỉ làm lễ “chay,” cúng bái đơn giản chứ không ai biết hoặc dám thực hành các nghi lễ rắc rối dành riêng cho pháp sư cao tay. Vì thế nơi nào tổ chức lễ hội to đều phải vời đến ông. Suốt năm ông đi cúng hết Cà Mau, Rạch Giá, Bến Tre, Trà Vinh... lên cả Saigon. Ông lắc đầu trầm ngâm: “Tôi là thầy phù thủy cuối cùng.” Bởi vì ông không phải chỉ cúng đình miễu mà còn đảm đương nhiều việc khác. Ông chữa bệnh điên, chữa trẻ con giật mình, vớt người té giếng... Không phải phái Thần quyền giao đấu bằng võ bùa, không phải phái Lỗ Ban mà là Phù thủy vẽ bùa lưỡi. Ông giải thích bằng cách le lưỡi di động theo nhiều hướng để vẽ bùa, đồng thời niệm chú thầm trong đầu. Ông nói: “Tôi thuộc lòng bảy trăm câu chú.” Bao nhiêu câu chú là bấy nhiêu trường hợp: đau bụng, nóng lạnh cho đến tự vẫn... Chú Ngụy Trưng trừ tà sát quỷ. Nếu không thành công thì bắt ấn Cao Biền, qua chữa Thằng Bố, dùng Ðàng Dưới, bắt Thần Vòng... Ngoài đa số chú Nho, còn có những bài tiếng Việt đọc lên du dương trầm bổng thành câu hát: Ðêm vàng văng vẳng kiếu thiên hô Phát phát địa hầu dơ dơ cả tiếng kêu Cô Sáu buông lời triệu thiên linh Xưa nàng đà con gái làm tinh Mười ba tuổi thanh tân thục nữ Sáu ngươi ơi, ai sao khỏi hai đường sinh tử Số mạng này nàng lại hồi tiên... Một kỳ lễ hội có khi kéo dài hai ba ngày gồm nhiều cuộc cúng tế khác nhau. Người đi lễ chen chân đông đúc ồn ào, tiếng đàn nhạc qua thùng loa vang dội ra tận ngoài sân, ông Tiên ráng cất tiếng cho át từng ấy âm thanh nên giọng ông lúc nào cũng khàn khàn, khản đặc. “Tôi muốn bỏ nghề. Tôi giành giật người bệnh, người chết từ tay ma quỷ nên chúng không ưa, chúng trù lại. Dường như tất cả phù thủy đều là con một và cuộc sống thường không khá là vậy. Họ phải trả giá...” Ông Hồ Văn Tiên vẫn một mình đi đi về về căn nhà nhỏ ở Bến Tre mọc đầy rêu mốc, cỏ hoang lan vào tận trong nhà. Vợ ông từ lâu dọn ở riêng, con cái đi làm ăn xa không gần gụi. Tuy nói vậy nhưng ông không bỏ nghề được, máu phù thủy đã năm đời lưu chảy trong huyết quản thấm sâu vào da thịt, làm sao từ bỏ. Giờ chẳng ai nhờ tới phù thủy trục ma, chữa bệnh nữa, ông chỉ chuyên tâm một việc cúng đình, cúng biển. Nếu không có ông, những vong hồn bơ vơ sẽ bị lãng quên và tập quán tế lễ của cha ông truyền lại sẽ bị mai một. Hầu đồng đã được chính thức thừa nhận là di sản văn hóa VN. Còn ông, không biết có ai đến tìm hiểu ông để kịp lưu giữ lại một trong những hoạt động rất đặc biệt của nền văn hóa tâm linh miền Nam còn sót lại, trước khi thầy phù thủy cuối cùng này trôi vào trú ngụ vĩnh viễn trong thế giới của truyện cổ tích. |
No comments:
Post a Comment