Từ sau ngày 30.04.1975 đến nay , TinParis chưa từng thấy các người lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam nói chung và lãnh đạo Ấn Quang ( Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất )nói riêng mở lời hay viết một bức Thư Xin Lỗi quân dân các chính Miền Nam vì đã lỡ lầm đi theo kẻ cướp , dâng cả Đất Nước Việt Nam cho Bọn CSVN ! Chúng tôi đang trông chờ ...- Hứa Vạng Thọ -
Bắc Kinh ca ngợi Quách Thị Trang
Bản Tin " anh ngữ " , đính kèm dưới đây, của thông tín viên Bắc Kinh ngày 7 .03.1966 đã ca ngợi Quách Thị Trang với nội dung vắn tắt như sau:
Một tượng đài Quách Thị Trang, một nữ liệt sĩ Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống Đế Quốc Mỹ cứu nước được dựng tại khu Chợ Saigon.
Được nhân dân tôn kính, đây là cái gai liên tục đâm vào thịt của kẻ thù dù chúng đã nhiều lần mưu tính phá hủy. Nhưng bức tượng vẫn còn đứng thẳng dưới sự bảo vệ và chăm sóc của dân Saigon.
Quách Thị Trang là một sinh viên can đảm và yêu nước. Năm 1963, cô đứng hàng đầu trong cuộc biễu tình chống Đế Quốc Mỹ và đám bù nhìn, và bị giết chết khi kẻ thù nổ súng bắn những người biểu tình. Cô hiến dâng cuộc đời son trẻ cho cuộc chiến lớn.Không sợ bạo lực cũng như không sợ chết, hành động anh hùng của cô đã làm dân chúng thán phục. Để vinh danh cô, một bức tượng do một sinh viên Trường Mỹ Thuật Saigon thiết trí đã được dựng tại Khu Chợ Saigon.
- Tài Liệu của Bắc Kinh
Đệm hôm ấy, Trang thao thức mãi không ngủ được. Trang nhớ lại ngày 20-8 vừa qua, bọn Mỹ Diệm đã tiến công các chùa chiền, bắt cóc tăng ni và hàng vạn nhân dân lao động, Phật giáo, lòng cảm thấy đau đớn cực độ.
Sáng hôm sau, Trang dậy thật sớm đến nhà Yến rồi cả hai cùng đến chơ Bến Thành. Đông đảo bà con lao động các giới và đồng bào Phật Tử đã tụ tập ở đó. Bỗng nhiên từ hông chợ Bến Thành, đám đông người úa ra với một dải băng khẩu hiệu mang dòng chữ đỏ chói:" Hãy giết chúng tôi đi! Đả đảo Ngô Đình Diệm!"
Phía bên kia xuất hiện một số cảnh sát dã chiến gầm gừ với nhiều lựu đạn,,súng liên thanh, phi tiễn...
Quách thị Trang xông lên phía trước và hô : "Đả đảo đàn áp". Một loạt súng nổ. Cô thiếu nữ trong chiếc áo dài mầu trắng tinh khiết ngã xuống mặt đường, máu đỏ loang trước chợ Bến Thành. Bên cạnh Trang là tên cảnh sát ác ôn đang ôm khẩu súng vừa giết người. Quách thi Trang, nữ sinh trung học Trường Sơn Sàigòn hy sinh giữa lúc vừa tròn 15 tuổi. Tên tuổi Trang sống mãi trong lòng mọi người. Anh chị em học sinh, sinh viên, tạc tượng nhớ cô nữ sinh đã hy sinh tuổi trẻ đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc."
Trên đây là nguyên văn - nguyên văn, từ dấu phết dấu chấm dấu than-- bài "Quách Thị Trang", trang 937, quyển "Chung Một Bóng Cờ " của bọn chó đẻ Hồ Chí Minh.
Trong cuộc biểu tình ngày 25-8-1975, Quách thị Trang đã tử nạn tại Bùng Binh Chơ Bến Thành . Người bị tố cáo đã bắn chết Quách thị Trang là ông Cò Khánh. Ông Khánh đã bị tòa sơ thẩm đại hình Sàigòn phạt về tội cố sát. Tôi không nhớ ông đã bi phạt bao nhiêu năm tù, và luật sư nào đã cãi cho ông trước toà sơ thẩm
Ông Khánh chống án. Ông yêu cầu tôi biện hộ cho ông trước tòa thượng thẩm.
Cái tin tôi nhận biện hộ cho ông Khánh trước tòa Thượng Thẩm, làm xôn xao dư luận . Nhiều người khuyên tôi không nên cãi cho ông Khánh. Họ nói : tòa Thượng Thẩm sẽ không thể đi ra ngoài sự thật. Sự thật đó, là: ông Khánh đã bắn chết Quách thi Trang.
Phiên tòa Thượng Thẩm hôm đó, người đi xem khá đông. Chánh thẩm là cụ Huỳnh Hiệp Thành. Chưởng lý là ông Nguyễn Mạnh Nhụ.
Thừa phát lại kêu tên bị can. Ông Khánh và tôi bước lên vành móng ngựa. Và phiên tòa bắt đầu.
Tôi đặt ngay vấn đề tiên quyết ( question préjudicielle).Tôi yêu cầu tòa truyền quật mồ Quách Thị Trang. Hàng ghế khán giả ở dưới ồn ào. Cụ Huỳnh Hiệp Thành gõ búa truyền im lặng, rồi hỏi : tại sao phải quật mồ nạn nhân. Tôi lên tiếng biện hộ. Cuối cùng, tòa đã truyền quât mồ Quách Thị Trang. Bài biện hộ của tôi hôm đó rất ngắn, nhưng rất hùng biện .
Theo giấy chứng thương của bệnh viện Đô Thành thì Quách Thị Trang chết vì bị một vật cứng (objet contondant) xuyên vào đầu., và vật cứng đó vẫn còn nằm trong đầu của nạn nhân. Giấy chứng thương của Tổng Y Viện Cộng Hòa của tuớng Trần văn Đôn đưa cho tôi cũng xác nhận điều đó. Tôi yêu cầu tòa truyền quật mồ nạn nhân để lấy cái vật cứng ấy ra, xem là cái gì. Nếu đó là một viên đạn, thì viên đạn ấy thuộc loại súng nào ? Có thuộc loai súng mà bi can Khánh mang trong người hôm dẹp biểu tình hay không. Và biết đâu viên đạn đó đã không bay ra từ nòng súng của chính bọn Việt Cộng nằm vùng.
Bài biện hộ của tôi dài không đầy 8 phút. Sau khi nghị án, tòa đã chấp nhận lời yêu cầu của tôi : truyền quật mồ Quách thị Trang.
Tôi nhớ mãi chuyện cách đây hơn 30 năm.
Đêm 26 tháng 3/1975 , tôi bị lưc lượng công an của bọn Thiệu Khiêm xông vào nhà , xích tay , đem giam một nơi, đợi ngày đưa đi Côn Đảo.
Hai giờ rạng 27 - 4- 1975, tôi được Tỗng Thống Trần Văn Hương mang ra khỏi tù. Trưa 27-4 tôi mang xe tới bệnh viện Grall rước mẹ tôi về nhà, để cùng đi tỵ nạn. Lúc đó, mẹ tôi đã hơn 80 , lúc tỉnh lúc mê. Tôi thấy ông Khánh đứng trên lầu, bên cạnh buồng mẹ tôi. Ông đến thăm một ngưới trong gia đình. Trông thấy tôi, ông hỏi tôi đi đâu.
Rồi chính ông đã dìu mẹ tôi từ trên lầu bệnh viện xuống xe. Ông đặt mẹ tôi trong xe, và nói trong nước mắt " chúc mẹ đi bình an".Cử chỉ ấy , suốt đời tôi không quên.
Nguyễn văn Chức
12 tháng 11. 2006
No comments:
Post a Comment