Friday, January 8, 2010

GX Ðồng Chiêm- Bai giang LM Phạm Minh Triệu


Audio


Bài giảng

Linh mục Giuse Phạm Minh Triệu
tại nhà thờ Đồng Chiêm

Thứ Tư ngày 06 tháng Giêng 2010)
Kính thưa quý Cha đồng tế,
Kính thưa quý tu sĩ nam nữ,
Cùng toàn thể anh chị em,
Và chúng tôi cũng có lời chào với tất cả các cán bộ, nhân viên an ninh đã trà trộn chung quanh nhà thờ để cùng với chúng tôi chứng kiến cái biến cố đau thương xảy ra trong ngày hôm nay.
Anh chị em thân mến,
Không phải phụng vụ Hội Thánh hôm nay do chúng ta Mừng Lễ Suy Tôn Thánh Giá. Nhưng mà xét cho cùng thì trong suốt cuộc đời và đức tin người tín hữu thì Thánh Giá Chúa Giêsu Kitô là đời sống, là sự sống, là dấu hiệu, và là hành vi suy tôn từng giây, từng phút, từng hơi thở của chúng ta. Sáng sớm hôm nay, sau khi chúng tôi dâng Thánh Lễ về đến phòng thì nhận được tin rằng chính quyền đã cho hơn 500 lực lượng quân đội, công an, cảnh sát, chó nghiệp vụ đến để bao vây Núi Thờ và đã đập tượng Thánh Giá Chúa xuống, trong đó có anh chị em chúng ta bị đánh trọng thương.
Chúng tôi lúc đó không ai nói điều gì; cũng không ai than trách điều gì. Chúng tôi nhìn lên Thánh Giá mà chúng tôi cảm nghiệm được rằng: "Lạy Chúa! Mầu nhiệm cuộc tử nạn của con Chúa không chỉ xảy ra cách đây hơn 2000 năm. Nhưng ngày hôm nay, tại giáo xứ Đồng Chiêm, những người con của Chúa, những người tín hữu của Chúa và chính Chúa đang bị người ta chà đạp, bị người ta đập phá, bị người ta chống đối".
Một tiếng sau, có một đài nước ngoài gọi điện phỏng vấn tôi rằng: "Cha nghĩ thế nào về việc người ta đập tượng Thánh Giá tại Núi Thờ, giáo xứ Đồng Chiêm?". Tôi trả lời rằng: "Điều hợp pháp hay không hợp pháp, không ai để ý đến. Nhưng một tổ chức, một chính quyền nào mà xúc phạm đến biểu tượng tôn giáo thì chính quyền đó đang đi dần vào sự tự sát!"
Mà quả thực, trong lịch sử dân tộc Việt Nam người ta kể chuyện rằng tại núi Cùng, ngày nay được gọi là công viên ở đường Hoàng Hoa Thám; cuối đời Lý khi mà Lý Long Đỉnh là một ông vua tàn ác, ăn chơi,… đàn áp tôn giáo, cụ thể là Phật Giáo, đã lên Chùa Núi Cùng bắt sư sãi nằm xuống rồi róc mía trên đầu sư sãi. Và quả báo, đó là toàn bộ gần trọn đời nhà Lý bị phân tán, và bị tan cơ sạt nghiệp chỉ vì đã làm những điều thất đức.
Người ta hỏi: "Thế còn việc đập tượng Thánh Giá thì Cha nghĩ thế nào về hậu quả của nó?".
Tôi trả lời: "Cái điều này không lạ gì với người Công Giáo chúng tôi, là bởi vì đức tin của chúng tôi là đức tin Mầu Nhiệm Thập Giá, Mầu Nhiệm Con Thiên Chúa chịu đau khổ mà ngày hôm nay người ta đập tượng Thánh Giá không có gì là ngạc nhiên đối với chúng tôi. Nhưng, chỉ có một điều ngạc nhiên rằng, cái lưỡi của nhà nước này, mới Lễ Giáng Sinh vừa qua vào Tòa Giám Mục, và các nhà thờ bắt chân, bắt tay, tặng lẵng hoa chúc mừng, Mừng Chúa Giáng Sinh. Và rồi mấy hôm sau chưa được hơn 10 ngày người ta vác búa đến, lực lượng quân đội, cảnh sát, chó nghiệp vụ đến, rồi mà […] kích tượng Thánh Giá xuống. Coi như là một sự sỉ nhục vào chính bản thân mình. Chẳng khác nào ngửa mặt lên trời nhổ nước bọt".
Điều đó là cái điều khó hiểu đối với chúng ta.
Vậy thì tôi muốn chia sẻ với chúng ta về nội dung chính của Thánh Lễ hôm nay. Đó là chúng ta Suy Tôn Thánh Giá. Tất cả các biến cố xảy ra từ sáng đến giờ và màu trắng khăn tang đội trên đầu ông bà và anh chị em, cũng như là màu máu, màu đỏ của các Cha đồng tế hôm nay nói lên rằng, một lần nữa Chúa lại chết cho thế gian và Chúa đã chọn chính đất của anh chị em Đồng Chiêm ở đây để dâng Thánh Lễ hy tế cứu độ trần gian;.
Để một lần nữa, Chúa cảnh báo những quyền lực của tối tăm và sự dữ là hãy ăn năn sám hối vì tội lỗi các ngươi. Một lần nữa, Chúa lại bị đóng đinh, bị đập phá, bị giết chết. Thật vậy, Thiên Chúa đã yêu thế gian và đã ban con một của Người cho chúng ta, như bài tin mừng chúng ta vừa nghe. Mà con một Thiên Chúa đã không chọn gì khác, không chọn ngai vàng, không chọn đất đai, không chọn địa vị quyền tước. Nhưng con một Thiên Chúa đã chọn chính cây thập giá -- là biểu tượng ô nhục đối với người Hy Lạp và người Do Thái. Chính con Thiên Chúa đã chọn lấy để làm phương tiện cứu độ trần gian.
Trong lời nguyện khi đi đàng Thánh Giá, chúng ta đọc rằng: Thánh Giá là chìa khóa mở cửa Thiên Đàng cho chúng con được vào. Thánh Giá là cờ vua cả toàn thắng dẫn chúng con đến nơi kính quốc. Thánh Giá là tàu cả giúp chúng con vượt qua biển cả.
Vậy thì, ngày hôm nay biểu tượng là Thánh Giá của Chúa bị đập vỡ thì còn đâu là chìa khóa cho chúng ta vào nước Trời nữa hay sao? Có phải là khi họ đập Thánh Giá rồi thì không còn chìa khóa vào nước Trời, không còn cờ chiến thắng nữa, không còn con tàu để cho chúng ta vượt qua biển đỏ được hay sao? Không. Đối với thế gian họ làm như vậy là một sự sai lầm. Bởi vì nếu Thiên Chúa đã dùng chính thập giá làm biểu tượng của sự chiến thắng thì không có một quyền lực nào từ hỏa ngục có thể dẫy lên để chiến thắng được Mầu Nhiệm Thập Giá Con Thiên Chúa. Hơn 2000 năm nay, Thánh Giá luôn là biểu tượng của tình yêu, của sự hòa giải và tha thứ. Đồng thời, Thánh Giá cũng là biểu tượng của sự hoán cải.
Chắc chắn quý ông bà và anh chị em đau khổ rất nhiều, thất vọng rất nhiều. Nhưng đối với Đức Tin, chúng ta biết rằng khi mà quyền lực bóng tối đã lợi dụng tối tăm để làm những việc thất đức, bất nhân, bất nghĩa như thế thì chính Thiên Chúa sẽ củng cố Đức Tin của chúng ta. Có thể một thập giá bằng sắt, bằng đá trên Núi Thờ bị hạ xuống nhưng sẽ nẩy sinh và làm lớn lên hàng trăm nghìn cây thập giá trong tâm hồn của chúng ta.
Có thể nói rằng, trong số anh chị em ở đây nếu mà chiều Thứ Tư này Cha Sở có về dâng Lễ thì cũng được một hai chục người là cùng. Nhưng mà ngày hôm nay Chúa Giêsu cùng với chúng ta trong Mầu Nhiệm Tử Nạn là biểu tượng Cứu Độ của Chúa bị quyền lực bóng tối đập vỡ, thì Chúa đã mời gọi tất cả chúng ta đông đảo quy tụ về đây và trên đầu để những chiếc khăn tang để nói lên rằng: "Con yêu mến Mầu Nhiệm Thập Giá của Chúa". Và chính sự đau khổ của Chúa trên thập giá một lần nữa mời gọi chúng ta hãy nhìn lại Đức Tin của chúng ta.
Đức Tin của chúng ta không phải là tin vào cây thập giá bằng gỗ và bằng sắt. Nhưng, Đức Tin của chúng ta tin vào cây thập giá mà Con Thiên Chúa đã dùng để Chết và Sống Lại để cứu độ chúng ta. Và cây Thánh Giá của chúng ta là cây Thánh Giá được ghi dấu ấn ngày chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Chúng ta vẫn chú ý đến cây Thánh Giá đó mới là điều quan trọng. Và làm cho cây Thánh Giá đó sinh hoa kết trái; làm cho cây Thánh Giá trong cuộc đời của chúng ta trở thành chìa khóa, trở thành lá cờ chiến thắng, và trở thành con tàu vượt qua biển cả.

Đó mới là điều mà Giáo Hội muốn ta hướng tới. Chứ không phải là cây Thánh Giá bằng gỗ, bằng xi-măng mà quyền lực bóng tối ngờ nghệch bị lừa. Bởi vì chúng chỉ tin rằng sự sống của chúng là đời này, và hơi thở của chúng là tiền bạc. Trong Thánh Vịnh có câu rằng: "Kẻ ngu si tự hỏi làm chi có Chúa Trời?". Chúng hư đốn không còn biết làm những điều thiện.
Khi mà quyền lực bóng tối đã bao phủ thì chúng không còn cơ hội để nhìn ra ánh sáng. Nhưng chúng ta không chống đối. Chúng ta không cầu nguyện để rồi Chúa làm cho những con người đã đập Thánh Giá của Chúa phải chết một cách bất ưng hoặc là gặp sự khốn khó. Đức Tin Công giáo của chúng ta không cho phép chúng ta làm điều ấy.
Nhưng Đức Tin và Mầu Nhiệm Chúa Kitô Khổ Nạn và Phục Sinh mời gọi những con người đó hãy hoán cải đời sống nội tâm. Những đau khổ Chúa chịu chưa đủ hay sao mà còn chồng chất lên thân thể của Chúa những đau khổ khác. Những con cái của Chúa ngày hôm nay quanh năm lũ lụt chưa đủ hay sao mà còn tàn phá tâm hồn anh chị em nữa.
Tại sao không đi ra biên giới phương Bắc mà đòi hải đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc mở các tour du lịch, lấn chiếm; rồi… các ngư dân của chúng ta đang bị đánh đập. Tại sao lại đi đàn áp tôn giáo từ Thái Hà, tòa Khâm Sứ, rồi xứ Loan Lý, rồi Tam Tòa,… Không chỉ Công Giáo rồi còn chùa Bát Nhã nữa. Ngày hôm nay đến lượt giáo xứ Đồng Chiêm chúng ta.
Người Việt Nam chúng ta nói rằng, khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một Mẹ chớ hoài đá nhau. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng. Trong khi luồn cúi ngoại bang lại đi đàn áp chính đồng bào của chúng ta. Tại sao phải gieo rắc những khăn tang trắng trên khuôn mặt hiền từ của các bé thơ nơi đồng quê chất phác của chúng ta. Tại sao lại chất những gánh nặng nề đau khổ trên những tâm hồn tháo vác, quanh năm lụt lội. Còn mỗi một Thánh Giá là biểu tượng của niềm hy vọng để vươn lên sống làm người, làm con Chúa, làm công dân tốt, làm một tín hữu tốt mà tại sao còn chà đạp lên cả biểu tượng là niềm hy vọng của chúng ta nữa?
Nếu không phải là một chính quyền thì là một tà quyền, mới làm những điều đó. Bởi vì một chính quyền không bao giờ làm điều thất đức đó. Và không bao giờ làm điều lén lút đó vào đêm tối. Chỉ có lực lượng của ma quỷ, trộm cắp và phường cú vọ thì mới làm những chuyện đó vào đêm tối. Còn con cái của ánh sáng chúng ta làm việc giữa ban ngày để mọi người nhìn thấy việc lành của chúng ta mà ngợi khen Thiên Chúa. Nói như thế là để cho mỗi người chúng ta cám ơn Chúa.
Quan điểm cá nhân, Đức Tin của chúng ta là cám ơn Chúa vì Chúa đã dùng Đồng Chiêm của chúng ta để thực hiện một hy tế. Mặc dù hy tế không đổ máu, nhưng đã làm cho tất cả các tín hữu Đồng Chiêm […], mà ngày hôm nay trong vòng mấy chục phút mà toàn thế giới đã biết rằng chính quyền cộng sản Việt Nam đã đập biểu tượng Thánh Giá, biểu tượng của Công Giáo trên toàn cõi Việt Nam, và không phải là lần thứ nhất mà nhiều lần khác. Thì những cái bắt tay, những cuộc đi ra nước ngoài gọi là du hành, những cuộc thăm viếng vào dịp Lễ Giáng Sinh, có phải là bàn tay sắt bọc nhung, có phải là củ cà-rốt và cây gậy để rồi xoa dịu cái mưu đồ chính trị không?

Còn nếu đúng là một thiện chí, nếu đúng là một sự thương dân thì không bao giờ đập vỡ biểu tượng niềm hy vọng sự sống của con người quanh năm chân đất, quanh năm đau khổ vì thiên tai còn mỗi một cây Thập Giá trên Núi Thờ là nơi linh thiêng thuộc miền quê yêu dấu thì người ta cũng dập tắt niềm hy vọng của chúng ta. Có phải là một chính quyền hay là một tà quyền? Có phải là những người nghiêm túc hay là phường tội lỗi?
Cho nên, kính thưa quý ông bà cùng toàn thể anh chị em,
Không phải hôm nay chúng ta trút giận lên đầu chính quyền hay người đã thực hiện hành vi đồi bại như thế. Nhưng, chúng ta quy tụ về đây để chúng ta một lần nữa học hỏi về Mầu Nhiệm Thập Giá, để chúng ta phân biệt đâu là ánh sáng và bóng tối.
Thứ nhất, để chúng ta một lần nữa được củng cố nhờ lời Chúa, củng cố Đức Tin là Chúa Giêsu không chọn vinh quang trần thế. Nhưng Chúa đã chọn Thập Giá -- Mầu Nhiệm của Sự Đau Khổ -- làm phương tiện để cứu độ chúng ta. Thì đến lượt chúng ta thì chúng ta hãy lấy biến cố đau thương này như là chìa khóa, như là cờ chiến thắng, như là tàu để vượt qua biển cả để cứu mình và cứu người khác khỏi tội lỗi và khỏi chết muôn đời.
Thứ hai, chúng ta phải thấy rằng Chúa đã chọn Đồng Chiêm của chúng ta để thực hiện những kỳ công vĩ đại này, thì chúng ta phải tự hào mà an ủi lẫn nhau để rồi chúng ta không chỉ trồng một cây Thánh Giá bằng gỗ, bằng xi-măng, bằng sắt trên Núi Thờ, mà chúng ta sẽ trồng, không những trong tâm hồn chúng ta, mà khắp vùng của khu vực này những cây Thánh Giá thiêng liêng và bất tử. Những cây Thánh Giá là tín lý công chính, bình an và yêu thương cùng với sự hòa giải.
Và điều thứ ba, chúng ta không có ý tưởng cầu nguyện cho những người đập phá phải gặp tai bay vạ gió nhưng chúng ta xin Chúa Giêsu một lần nữa -- đã chịu đau khổ vì nhân loại -- ban cho những người đã làm các việc hôm nay xấu xa đó biết ăn năn hối cải, làm cho các nhà chính quyền, những người mà suy nghĩ nhất thời chỉ vì quyền lợi vật chất tiền bạc mà làm những điều xấu xa đó biết ăn năn trở lại, để rồi được ơn cứu độ.
Và quan trọng nhất là mỗi người chúng ta phải rèn giũa Đức Tin của chúng ta qua những biến cố này để chúng ta trưởng thành hơn, trưởng thành hơn trong sự đau khổ, trưởng thành hơn trong Mầu Nhiệm Thập Giá của Chúa. Và đó mới chính là con đường mà người Kitô hữu chúng ta phải đi qua. Bởi vì đó chính là con đường mà Giêsu -- Thầy Chí Thánh -- của chúng ta đã đi qua.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con đang mang trên đầu những chiếc khăn tang màu trắng không phải chúng con vô tình, nhưng chúng con tin rằng nhờ biến cố với sự đau thương này, Chúa nhắc nhở tâm hồn mỗi người tín hữu chúng con rằng, chỉ có bước vào con đường Thập Giá, chỉ có tình yêu hy sinh của Thập Giá mới đem lại Ơn Cứu Độ cho con người.
Xin cho chúng con nhận rằng những đau thương mà chúng con chịu trong ngày hôm nay, nếu máu của chúng con đổ ra xuống đất Đồng Chiêm ngày hôm nay sẽ là hạt giống, sẽ là sự bắt đầu của một mùa vụ thu nếu Năm Thánh Sở Kiện vừa qua thật là hoành tráng, thật là sốt sắng trang nghiêm thế nào, thì chúng ta phải biết rằng hàng hai trăm năm trước, máu của các Anh Hùng Tử Đạo cũng đã đổ ra như chúng ta này hôm nay, mà chúng ta tin chắc một điều là như vậy.
Anh chị em có tin vào điều đó không?

CĐ (Cộng đoàn trả lời): Có!

Anh chị em có định xây dựng Thánh Giá
trong tâm hồn chúng ta không?

CĐ (Cộng đoàn trả lời): Có!

Anh chị em có cầu nguyện cho
những người đó ăn năn sám hối không?

CĐ (Cộng đoàn trả lời): Có!
Đó là con đường của chúng ta. Đó là Ơn Cứu Độ của chúng ta. Vậy, lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu độ trần gian xin ban cho chúng con, và cho kẻ thù chúng con nữa, được ơn ăn năn thống hối, để cùng nhau xây dựng một Giáo Hội, một đất nước an bình để mọi người dân Việt Nam chúng con được hưởng nền thái bình thịnh trị, nhờ Mầu Nhiệm Sự Chết và Sống Lại của Con Một Chúa. Amen.
CĐ: (vỗ tay)



Vietnam police tear gas, beat Catholics over cross: priest

AFP
January 8, 2010

HANOI (AFP) - Several Vietnamese Catholics were injured when police used electric prods and fired tear gas in a dispute over a crucifix, a priest said Thursday.

The incident occurred early Wednesday in Dong Chiem parish, about 70 kilometres (40 miles) from Hanoi, when parishioners tried to stop a large group of police and troops sent to dismantle a cross on a mountain top, said parish priest Nguyen Van Huu.

He said parishioners had told him the police used electric prods, tear gas and stones against the crowd, two of whom were seriously injured and taken to Hanoi for treatment.
Four or five other parishioners were also hurt, said the priest, who was not present during the incident.

The clash, as described by the priest, is one of the most serious incidents in a long-running series of church-state land disputes.
Police refused to comment on the incident.

Officials began seizing church property, along with many other buildings and farms, more than 50 years ago when communists took power in what was then North Vietnam.
In December 2007, Catholics began a series of demonstrations over seized land.

The European Parliament, in a November resolution, urged Vietnam to return assets "arbitrarily seized" by the state from the Catholic Church.
Huu said local authorities had argued the cross was built without permission atop a mountain that is under state management.

The parish mobilised hundreds of followers to build the cross last March to replace a wooden crucifix destroyed years previously in wartime, he said.
"In fact, we have used this land for more than 100 years," he said.

Police arrived with trucks, dogs and shields while many villagers carried Bibles, he said.
"They sent troops to the top of the mountain and dismantled the cross.

"When people told them to show the official decision to dismantle the cross, no papers were shown.
"When we built the cross, the authorities did not say anything," the priest said.

Vietnam has Southeast Asia's second largest Catholic community after the Philippines, with at least six million followers.
Religious activity remains under state control but the government says it always respects freedom of belief and religion.

Huu said his parishioners, all of them poor, were still "in panic" on Thursday after what happened. "I am trying to calm them down," he said.

http://nz.news.yahoo.com/a/-/world/6654716/vietnam-police-tear-gas-beat-catholics-over-cross-priest/

01/08/2010 12:25
VIETNAM
Diocese of Hanoi: destruction of the crucifix of Dong Chiem "true sacrilege"
by J.B. An Dang
The site has belonged to the parish for more than one hundred years and since 1944 has been used as a cemetery. Priests and faithful travel to express solidarity with the attacked parishioners. Found and hospitalized two wounded that police had taken away.

Hanoi (AsiaNews) - "A sacrilege" that "offends the Catholic faith"; the archdiocese of Hanoi has expressed its outrage at the January 6 destruction, carried out with the explosive, of the crucifix in the cemetery of the parish of Dong Chiem. The same day, "the priests and faithful flocked to Dong Chiem to bring solidarity and best wishes to the pastors and parishioners. They are close to the victims of the violence and concelebrated a Mass, praying for the wounded and for the parish as a whole".

"The hill - says a statement issued yesterday by Vice-Chancellor, Father John Le Trong Cung - has always been owned by the parish, since its establishment, more than one hundred years ago." Furthermore, "since the time of the Great Hunger, - the statement continues - that hit the north of Vietnam between October 1944 and May 1945 and in which two million people died of starvation, the site has been used as the parish cemetery. Still today, the parish allows some people to rent some of the hill for cultivation”.

It is known, however, that the authorities deny any right of ownership, with the statement that in a communist country "the land belongs to the people and the state manages it for the people."

Father John Le Trong Cung recalls that before the destruction of the cross, the faithful intervened to ask the police not to pursue the sacrilegious action, but the hundreds of police in riot gear present reacted with brutality. "At least a dozen people have been badly beaten, two of them were seriously injured and taken to a clinic in Te Tieu, where, however, they did not receive treatment. Later, the priests and the faithful found them and they took them to Viet Duc hospital, where doctors intervened”.

"Now we are experiencing great pain and we are deeply anguished, because what happened to the crucifix is a sacrilege against Christ our Lord. It is a real sacrilege, an insult against the most sacred symbol of our faith. Brutally attacking unarmed and innocent civilians is a savage and inhuman act, which seriously injures human dignity. This senseless conduct must be condemned. "

Finally Father Le Trong Cung calls to priests, religious and faithful to pray "that our country will become just, democratic and civil where sacred values are respected and human rights protected".



VOA-Cảnh sát Việt Nam ngăn chặn ký giả tới Giáo xứ Ðồng Chiêm

08/01/2010

Thanh gia duoc dung tam o Dong Chiem
Thánh giá mới bằng tre được dựng lên để thay thế tại Giáo xứ Ðồng Chiêm
Cảnh sát Việt Nam ngăn không cho các ký giả của hãng thông tấn Pháp tới một giáo xứ ở Hà Nội, nơi có một số tín đồ Công giáo bị thương trong lúc cảnh sát dùi cui điện và hơi cay để giải tán những người phản đối việc triệt hạ Thánh Giá trên núi.

Tường thuật hôm thứ 6 của AFP cho hay các phóng viên của họ đã bị công an ngăn chận trong lúc tìm cách đến Giáo xứ Đồng Chiêm ở quận Mỹ Đức. Các viên chức công an di trú mặc thường phục nói rằng “đây là lệnh đặc biệt” và người ngoài không được phép vào khu vực mà họ nói là đã xảy ra “một vụ tranh chấp đất đai”.

Theo lời Linh mục Nguyễn Văn Hữu, chánh xứ Đồng Chiêm, và thông báo ngày 7 tháng 1 của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, vụ rối loạn bùng ra khoảng 2 giờ sáng ngày 6 tháng 1 khi giáo dân tìm cách ngăn không cho hàng trăm người thuộc các lực lượng vũ trang của chính quyền triệt hạ và đập phá Thánh Giá bằng bê tông trên Núi Chẽ.

Linh mục Nguyễn Văn Hữu cho biết trong số giáo dân bị thương có hai người bị thương nặng vẫn còn nằm bệnh viện để điều trị. Vị linh mục này nói thêm rằng Thánh Giá bằng bê tông được dựng lên hồi năm ngoái để thay cho Thánh Gía bằng gỗ đã bị hư haị nhiều năm trước trong thời chiến tranh.

Chính quyền địa phương cho rằng Thánh Giá này dựng lên trái phép trên đất do nhà nước quản lý. Tuy nhiên, Linh mục Nguyễn Văn Hữu và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội nói rằng Núi Thờ, còn gọi là Núi Chẽ, nằm cạnh nhà thờ Đồng Chiêm luôn thuộc quyền sử dụng của giáo xứ Đồng Chiêm kể từ ngày thành lập giáo xứ hơn 100 năm nay.

Vụ rối loạn ở Đồng Chiêm là vụ việc mới nhất trong một loạt những vụ căng thẳng giữa Giáo hội Công giáo và chính phủ Việt Nam từ cuối năm 2007, khi các tín đồ Công giáo bắt đầu thực hiện những cuộc biểu tình qui mô lớn để phản đối việc đất đai bị chính quyền tịch thu.


VOA- VN: Công an xô xát với giáo dân tại Giáo xứ Đồng Chiêm

07/01/2010

Dong Chiem
Thánh giá trên ngọn đồi của Giáo xứ Ðồng Chiêm
Giáo hội Công giáo Việt Nam nói rằng công an đã phá hủy một cây thánh giá và tấn công một nhóm giáo dân tại một giáo xứ ở gần thủ đô Hà Nội.

Hôm thứ năm, các vị linh mục trong Giáo hội Công giáo cho biết là nhiều người đã bị thương trong vụ xô xát tại giáo xứ Đồng Chiêm.

Trong một thông cáo, Tổng giáo phận Hà Nội nói có đến 500 cảnh sát vũ trang nghiêm ngặt xông vào giáo xứ Đồng Chiêm hôm thứ Tư, trong khi Cha Xứ và Cha Phó đang tĩnh tâm tại Tòa Tổng giám mục Hà Nội.

Thông cáo này nói một đơn vị công binh đã sử dụng chất nổ để phá hủy một cây thánh giá dựng trên một ngọn đồi cao nhìn xuống một nghĩa trang của giáo xứ Đồng Chiêm.

Cha Huu quan sat hien truong sau khi tro ve tu Ha Noi
Linh mục Nguyễn Văn Hữu quan sát hiện trường sau khi trở về từ Hà Nội
Linh mục Joseph Nguyễn Văn Hữu trích lời các giáo dân trong xứ đạo nói rằng cảnh sát đã sử dụng hơi cay và gậy gộc để cản đường những người tức tốc chạy đến để bảo vệ cây thánh giá.

Hiện chính quyền chưa lên tiếng chính thức về vụ việc này.

Giáo dân Công giáo nói họ thường xuyên bị chính quyền cộng sản Việt Nam đàn áp.

Hiện đang có một loạt các vụ tranh chấp về đất đai giữa Giáo hội Công giáo với nhà nước Việt Nam.

Các giới chức Việt Nam vẫn khẳng định rằng nhà

No comments:

Post a Comment