Saturday, January 16, 2010

DonG Chiem ngafy 16-01-2010 bàn thờ, hoa, ảnh tượng ở chân núi bị vứt xuống hồ

Ban đêm người ta phá thánh giá, giáo dân lại dựng lại thánh giá bằng tre trên đỉnh núi
VietCatholic News (16 Jan 2010 22:18)
ĐỒNG CHIÊM - Sáng nay 17.1, giáo dân các giáo họ Bắc Sơn, An Phú không thể về nhà thờ giáo xứ dự lễ. Vì công an đã chặn các lối vào thôn. Giáo dân xứ Tuỵ Hiền, do cha Hữu phụ trách, cũng bị cấm đường.

Tham dự thánh lễ chỉ có các giáo dân trong thôn Đồng Chiêm. Khoảng 8 h, khi kết thúc thánh lễ Chúa nhật ở nhà thờ, mọi người đã ra Núi Thờ cầu nguyện. Giáo dân vừa cầu nguyện vừa khóc lóc.

Người ta thấy bàn thờ, hoa, ảnh tượng ở chân núi bị vứt xuống hồ. Các thánh giá bằng bương và bằng gỗ trên đỉnh núi cùng cờ tang bị vứt xuống triền núi. Một thánh giá bị vứt xuống sông. Không bị chặt gẫy, chỉ bị dập đôi chút.

Các thiếu nhi đã lên núi tìm lại thánh giá và xuống khe đá tìm lại cờ tang. Khoảng 9 h thì thánh giá và cờ tang được dựng lại như cũ. Lúc này vẫn còn nhiều giáo dân ở chân núi và một số cán bộ công an huyện, xã đã xuất hiện ở phía xa xa trên đường đê.

Lúc này là 10 h, giáo dân nhiều người vẫn đang ở chân Núi Thờ khóc lóc và cầu nguyện. Một số đang xuống hồ vớt thánh giá và ảnh tượng./.

(CTV chuacuuthe.com)
An Hòa


Hãy cam đảm hiệp thông bằng mọi hình thức
VietCatholic News (16 Jan 2010 15:30)
IM LẶNG là ĐỒNG LOÃ
6. Thông tấn xã VN đã dối trá đưa tin sai sự thật. Thử nghe Đức Cha Sang nói:

"Ngày 15/01/2010 thông tấn xã Việt Nam đã đề cập tới vấn đề này, nội dung không phù hợp với thông cáo của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội. Thông tấn xã nói: “Chính quyền và nhân dân đã tháo gỡ Cây Thánh Giá đã trồng trái phép trên núi thờ …”, còn thông cáo của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội nói rằng: “ Thánh Giá bị đập phá…” Sự thực thế nào thì anh chị em giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm, các quân nhân, công an tham dự vụ đó đều thấy rõ. Thánh Giá bị đặt mìn, bị đập bằng các búa tạ, các mảnh vỡ vung vãi khắp nơi như các ảnh chụp được, mà có người đã dùng danh từ thảm thiết hơn là “Thịt Chúa” như bài viết được đăng trên báo điện tử www.vietcatholic.org. Như thế là “tháo gỡ” hay “đập phá” thực tế rành rành không ai có thể chối cãi". (xem bài Phỏng vấn Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang về sự kiện đập phá Cây Thánh Giá ở Đồng Chiêm, VietCatholic News 16 Jan 2010 08:32)
7. Tên thuộc hạ nghe Đức Giê-su chất vấn đã không tiếp tục vả mặt Người nữa. Còn ngày nay, từ vụ Tòa Khâm sứ đến Thái Hà, rồi Loan Lý, Tam Tòa, Thủ Thiêm, Vĩnh Long, Bát Nhã…cũng đã có lên tiếng, nhưng chưa hiệu quả, khiến kẻ dữ càng ngày càng lấn sân, tiếp tục “vả mặt” từ nơi nầy đến nơi khác, từ nông dân, ngư dân, đến tín đồ các tôn giáo. Phải chăng là do tiếng nói đòi sự thật, đòi công lý, đòi nhân quyền chưa đủ mạnh do thiếu sự liên đới, đoàn kết với nhau. Đôi khi có vẻ gây chia rẽ do những cách ứng xử mập mờ, gửi những tín hiệu không rõ ràng về tội lỗi của kẻ dữ, khiến họ không sám hối, mà còn dám nghĩ mình là đúng! Và họ cứ mặc tình làm tới, hại cho Đất Nước và đồng bào. Vụ việc Thánh giá Đồng Chiêm bị đập tan tành không còn giống như các vụ trước đây đối với Công giáo. Đây là vụ leo thang về “chất.” Lúc trước quân dữ còn cho xe chở tượng Đức Mẹ tại Tòa Khâm sứ đi “cất” đâu đó, thậm chí còn muốn thương lượng để trả lại. Bây giờ, họ thẳng thừng đập phá không nương tay, và sau đó còn dùng nhiều thủ đoạn “ngăn sông cấm chợ” ngăn cản việc đi lại của đồng bào, của nhân dân. Cũng chỉ vì chúng ta chưa có tiếng nói mạnh của sự đoàn kết-liên đới-hiệp thông.

8. Đức Giê-su không dùng khí giới để tiêu diệt kẻ dữ, nhưng Người can đảm dùng lời nói và có khi cả hành động “dùng roi xua đuổi, đổ tung, lật nhào…” để tố cáo sự dữ, để nói lên sự bất bình của Người đối với những kẻ quá cứng lòng, để thức tỉnh lương tâm con người mong họ ăn năn sám hối mà quay lại hành xử cho ra con người. Còn chúng ta, làm thế nào để chúng ta có can đảm nói lên tiếng nói bất bình của chúng ta? Đây là một số đề nghị mà có người đã đưa ra đây đó trên mạng:

8.1. Càng có nhiều thông tin với hình ảnh càng tốt để chứng minh cho sự thật;

8.2. Thông tin và Chia sẻ rộng rãi cho mọi tầng lớp, kể cả người ngoài tôn giáo để mọi người thấy vấn đề và hiệp thông với nhau;

8.3. Khiêm tốn và can đảm hiệp thông bằng mọi hình thức khi có cơ hội:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Núi Thờ có thể trở thành Núi Thánh Giá nếu mỗi người hành hương để lại đó một cây Thánh Giá nhỏ.

8.4. Tìm công lý đến cùng: “Tại sao lại đánh tôi?” Câu hỏi nhức nhối có thể thức tỉnh lương tâm nhiều người thiên chí. Vành khăn trắng có thể là một cách đặt câu hỏi đó.

8.5. “Hãy khôn ngoan như con rắn, và đơn sơ như con bồ câu:” Nhất quyết không dùng bạo lực để hại kẻ khác, nhưng khôn khéo tự bảo vệ, tự che chắn, đùm bọc, tương trợ, nhất là cầu nguyện (Thắp nến-hành hương, bí tích sám hối, Bí tích Thánh Thể.)

(Sàigòn ngày 17-01-2010)
Xuân Cao
Như bầy cú vọ lúc nửa đêm
VietCatholic News (16 Jan 2010 15:23)
Gần nửa đêm, tôi ngồi theo dõi tin tức Đồng Chiêm. Và thật bàng hoàng khi biết tin “Hồi 20 giờ 10 phút ngày 16/1/2010, nhà cầm quyền CSVN đã dùng lực lượng lên núi Thờ tiếp tục phá những cây Thánh Giá còn lại của giáo dân Đồng Chiêm trên Đất thánh và những Thánh Giá bằng tre, gỗ tại đây”, rồi lúc 23 giờ, trong khi những kẻ giấu mặt phá Thánh Giá trên Núi Thờ, thì công an, chính quyền giữ chân các linh mục, tu sĩ ngay trong nhà xứ bằng trò "kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu". “Hiện giáo dân hết sức căm phẫn kẻ đã phá Thánh Giá, nhưng đêm tối nên việc truy tìm những kẻ đó hết sức khó khăn. Giáo dân đang bừng bừng phẫn uất và tình hình đang rất sôi động.”

Tôi lặng lẽ giở lại Tin Mừng Gio-an: “Sau khi ăn miếng bánh, Giu-đa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối” (Ga. 13,30). Rồi trong bóng đêm, “Giu-đa tới đó, dẫn một toán quân cùng đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pha-ri-siêu; họ mang theo đèn đuốc và khí giới” (Ga. 18,3). Ngày ấy, khi Giuđa phản bội và khi người ta muốn hãm hại Đức Giêsu, mọi chuyện đều xảy ra trong bóng đêm.

Bây giờ, nhà cầm quyền và đám côn đồ cũng phá Thánh Giá Chúa trong bóng đêm. Khi xúc phạm đến Thánh Giá lần trước, nhiều người quả quyết bọn người phạm thánh đã ra tay lúc 2 giờ sáng, họ cãi lại là 5 giờ sáng! 2 giờ hay 5 giờ cũng còn bóng đêm, và không ai làm việc hành chánh trong giờ đó nếu họ quang minh chính đại.

Hôm nay 20 giờ 10 phút cho đến nửa đêm, bọn người xấu lại lén lên núi đập phá. Trong nhân loại người ta thường nghe nói Trời đánh, đầu thế kỷ 21 này có bọn người đánh Trời. Trời đánh ai còn đánh ban ngày. Bọn giang hồ lại tìm cách đánh Trời trong đêm tối. Tại sao?

Có một điều chắc chắn mà người vô thần không hiểu được, ấy là Thiên Chúa có thể tiêu diệt những kẻ ngông cuồng tàn ác trong phút chốc. Nhưng vì lòng nhân hậu, Thiên Chúa không làm điều ấy ngay, mà Ngài chờ họ ăn năn hối cải. Nếu họ vẫn ngoan cố chống đối Ngài, họ sẽ thấy họ chỉ là hạt bụi giữa lò nung quặng sắt. Dù vậy, đa phần những tội ác của thế gian đều xảy ra ban đêm. Bóng tối vẫn đồng loã với cái ác. Tại sao?

Tội ác diễn ra ban đêm là bởi vì kẻ ác sợ bị phát giác và bị trừng phạt bởi người công chính. Ban ngày nếu con người làm điều gian ác, họ sợ sẽ bị người ngay lành lên án. Nhưng họ không biết rằng dù luật pháp có thể không biết điều xảy ra trong bóng đêm (trừ khi chính kẻ làm luật lại ra lệnh cho kẻ ác hành xử bất minh), nhưng lương tâm con người không thể không biết. Nhưng kẻ không tin Chúa thì có nghĩ gì đến lương tâm, được định nghĩa là tiếng Chúa nói trong lòng con người. Ở thời đại này, những chuyện xảy ra ban đêm vẫn có thể có tin tức đưa đi nửa vòng trái đất trong tích tắc. Vậy mà có kẻ phá Thánh Giá Chúa vẫn cứ suy nghĩ như người thời Giuđa phản bội: cứ lao vào bóng đêm thì sẽ chẳng ai phát giác!

Tội ác diễn ra ban đêm vì người công chính trở tay không kịp. Ban đêm là giờ giấc nghỉ ngơi. Người Công giáo đêm thứ bảy còn phải nghỉ sớm để sáng mai dâng lời ca tụng Đấng Phục Sinh. Và do đó, những bầy cú vọ tự tin bay vào nghĩa trang Đồng Chiêm đập phá niềm tin của người đã khuất. Nhưng linh hồn người chết ở Đồng Chiêm không chấp nhận những khách gian tà. Và người giáo dân đồng Chiêm cũng cảnh giác vì những ngày này họ có quá nhiều những đớn đau. Và như vậy, đám người gian ác kia lại phải chui nhủi trong hang hốc của núi đá rét căm cuối đông. Không biết Chúa có trừng phạt ngay không, nhưng giữa đêm lạnh phải chui rúc như vậy đã là hình phạt rồi.

Tội ác diễn ra ban đêm còn vì ban ngày kẻ ác còn ngẩng mặt lừa được người chung quanh. Khi ánh mặt trời mà Chúa cho mọc lên trên người công chính lẫn người gian ác (x.Mt 5,45) thì kẻ ác có khi lại giương giương tự đắc y như người đã qua một đêm ngủ bình an trong ơn Chúa. Và lòng dạ của loài lang sói và loài cú vọ kia lại tự bọc cho mình cái vỏ lấp lánh để cũng phản chiếu ánh sáng mặt trời! Rồi có khi còn cao giọng khoe khoang rằng mình sống theo lề luật và lương tâm. Bóng tối đồng loã với kẻ ác nhưng khi thấy kẻ ác giả nhân giả nghĩa, chắc bóng tối cũng phải ngậm cười chua chát khinh bạc.

Viết đến đây, tôi đọc được tin: 23 giờ 25, một số giáo dân vẫn tiếp tục vây quanh chân Núi Thờ dù trời đã rất khuya và rét lạnh vì họ phán đoán rằng những kẻ phá Thánh Giá vẫn lẩn trốn đâu đó. Thấy thương anh chị em mình quá. Và thấy căm phẫn bọn người giơ chân đạp mũi nhọn. Đúng là khốn nạn cho bọn ấy nhưng cũng khốn khổ cho cha xứ và anh chị em tôi quá. Có điều cú vọ lẩn tránh thì người công chính sẽ khó tìm được vì ngóc ngách của loài cú và loài chuột thì ngoằn ngoèo và tối tăm.

Giáo xứ Đồng Chiêm là ánh sáng đang lan toả, nhưng lại bị kẻ gian ra sức lôi vào bóng tối. Đồng Chiêm ơi, xin đừng lo. Cả thế giới công chính đang đứng về phía các bạn. Đồng Chiêm đang bị dẫn đi trong bóng đêm, như Đức Giêsu bị quân dữ dẫn ra trước toà án Philatô. Đức Giêsu đã làm nên lịch sử. Và trong lịch sử ấy cũng có Philatô. Thậm chí trong kinh Tin Kính cũng có tên Philatô. Nhưng vị thế hai con người ấy hoàn toàn khác nhau. Đồng Chiêm rồi sẽ vinh quang cùng Đấng Phục Sinh. Nhưng kẻ ác sẽ bị ngàn đời nguyền rủa.

Như ngôn sứ Isaia nói về Thành đô Giêrusalem, chúng ta hãy cùng hát vang lên: “Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Đồng Chiêm! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi”. Là người tin vào Đức Giêsu Phục Sinh, chúng ta biết không bao giờ bóng tối tồn tại lâu dài và một khi ánh sáng đã chiếu soi thì bóng tối sẽ kinh hãi mà biến mất.

Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa, vì nhờ cây Thánh Giá mà niềm hân hoan đã đến nơi địa cầu. Xin Chúa tha thứ cho những kẻ gian ác và xin hãy ra tay bảo vệ đoàn chiên nhỏ của Chúa.
Gioan Lê Quang Vinh
Báo Ba Lan bình luận: hiện cảnh đàn áp ở về vụ Đồng Chiêm làm nhớ tới thời thành Rome bạo chúa
VietCatholic News (16 Jan 2010 15:15)
Nasz Dziennik (16.01.2010) Xã hội - Một số phản ứng và bình luận về đàn áp giáo dân ngày một tăng tại Việt Nam. Linh mục Edward Osiecki, cha đỡ đầu cộng đồng công giáo Việt Nam tại Ba Lan nói „Chính quyền cộng sản thưởng hậu đội ngũ cán sự của mình, cho phép tay chân làm giầu bằng giáo hội công giáo, phật tử và cả đội ngũ đối lập. Những gì xảy ra tại Việt Nam làm ta mường tượng tới thời thành Rome bạo chúa - lính tráng trở về phải hoàn trả một phần chiến lợi phẩm lấy được từ chiến trận, phần còn lại thì tư lợi”.

Nghị viên đòi quốc hội Ba Lan và Châu Âu phản ứng (nguồn)

„Tôi đòi có các phản ứng mạnh mẽ từ phía chính phủ Ba Lan trước những đàn áp tôn giáo tại Việt Nam” – nghị viên Anna Sobecka viết thư ngỏ tới Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski. Trong thư nói về tình thế ngày càng tồi tệ của giáo dân Việt Nam, bà viết „Trong những tình huống như thế này, quốc hội Ba Lan phải có công hàm gửi chính quyền cộng sản Hà Nội và đề cập tới vấn đề này lên Liên Minh Châu Âu.”

Linh mục Edward Osiecki SVD, đồng sáng lập cộng đồng công giáo Việt Nam tại Ba Lan: (nguồn – Chodzi o uwłaszczenie nomenklatury)

Tại Việt Nam, công giáo đã tồn tại trên 350 năm. Trong thời gian đó, đã có bao nhà dòng, nhà thờ, trường học, trại trẻ mồ côi, bệnh viện và các cơ sở thiện nguyện khác được xây dựng. Để hoạt động thiện nguyện, Nhà thờ cần có chỗ dựa vật chất, chúng thuộc sở hữu Nhà thờ Việt Nam nên cũng thuộc sở hữu của giáo dân Việt. Thời nay, sở hữu của Nhà thờ thu hút lòng tham của cán sự cộng sản tưởng dễ dàng chiếm đoạt. Khẩu hiệu cộng sản „nhân dân sở hữu đất, còn đảng cộng sản điều hành đất thay cho người dân”. Trong thời buổi „kinh tế Việt Nam mở cửa” thì đây là cách để cán sự cộng sản làm giầu mà không cần tốn công. Các khu đất thu hồi, tùy theo vùng, được chuyển thành khu giải trí, quán ăn, trung tâm buôn bán… Chính quyền cộng sản thưởng hậu đội ngũ cán sự của mình bằng cách cho phép tay chân làm giầu bằng giáo hội công giáo, phật tử và cả đội ngũ đối lập. Những gì xảy ra tại Việt Nam làm ta mường tượng tới thời thành Rome bạo chúa - lính tráng trở về phải hoàn trả một phần chiến lợi phẩm lấy được từ chiến trận, phần còn lại thì tư lợi. Chính quyền cộng sản làm ngơ khi có cướp đất còn công an thì luôn chấp hành lệnh chính quyền.

Linh mục Waldemar Cisło, giám đốc tổ chức của Ba Lan Giúp Nhà Thờ Trong Gian Khó: (nguồn – Święte prawo własności)

Nhà thờ cần có sở hữu để có thể hoạt động bình thường, để có thể giảng đạo và cầu nguyện. Cần nhấn mạnh rằng khi nhận giúp đỡ của giáo dân, nhà thờ dùng nó cho những tiêu chí đáng trọng, bởi vậy mới có trại mồ côi, nhà bảo trợ, cơ sở thiện nguyện. Làm vậy nghĩa là thực hiện nguyện vọng của những giáo dân từng đóng góp tài trợ đông thời không bao giờ muốn những gì họ sở hữu rơi vào tay cộng sản. Không thể nói Nhà thờ Việt Nam có nhiều của cải và giàu mạnh, Nhà thờ chỉ có một vài sở hữu để hoạt động. Tước quyền sở hữu là thách thức bổn phận Nhà thờ. Không thể chấp nhận việc tước đoạt quyền sở hữu thiêng liêng.

Giám mục Albin Małysiak thuộc cố đô Kraków: (nguồn – Oni wszędzie działają podobnie)

Người cộng sản ở đâu cũng như nhau. Cha nhớ rất rõ trước kia tại Ba Lan người cộng sản cũng lấy đi các nhà sàn giảng đạo, không cho phép xây mở nhà thờ, hàng giáo phẩm cùng các linh mục cũng như giáo dân đều bị đàn áp. Thiếu điện thờ, thiếu nhà dòng và những cơ sở công giáo lạnh ẩm, hư hỏng dĩ nhiên không phải là những cơ sở thuận lợi cho phát triển tâm linh. Những người cộng sản vô thần muốn vậy. Họ không muốn người dân gặp gỡ nhau trong những lần giảng đạo, trong lễ Mi-sa để tâm linh không có cơ hội phát triển. Người cộng sản sẽ luôn đàn áp con chiên của Chúa vốn cấu kết người dân vào một mối. Nhà thờ luôn ưu thế khi người dân mạnh mẽ niềm tin. Người Ba Lan từng trải qua nhiều năm hình thành và phát triển công giáo khiến cho cộng sản không thể đàn áp. Nhà thờ Ba Lan đã thắng thế bởi người dân mạnh mẽ niềm tin. Chúc cho Việt Nam cũng vậy.

(Bến Việt dịch từ nguyên bản)
Bến Việt

Hãy nâng đỡ những Thiên Thần của Chúa ở Đồng Chiêm!
VietCatholic News (16 Jan 2010 09:28)
Sau biến cố ngày 6/01 vừa qua, Đồng Chiêm trở thành điểm nóng của Giáo Hội Công giáo khi Thánh Giá – biểu tượng thiêng liêng và cao quý nhất của người Công Giáo bị lăng nhục – một hành động thể hiện sự “ tự do tôn giáo” hèn mọn của chế độ CSVN. Điều ấn tượng nhất với con khi được đặt chân tới mảnh đất cằn khô sỏi đá ấy là những ánh mắt em thơ – chúng quá trong sáng đối lập hẳn với những thủ đoạn, những đàn áp ngông cuồng của thế lực thống trị CSVN – Đó là những trẻ thơ của Chúa.

Ngày 12 tháng 1 vừa qua, cùng tham dự chuyến hành hương của Hội SVCG TGP Hà Nội về hiệp thông chia sẻ những đau thương mất mát với GX Đồng Chiêm trong bao biến cố tang thương liên tiếp ập đến, nhưng Thánh Giá nơi những giáo dân nơi đây chưa một lần gục ngã, thậm chí Thánh Giá vẫn trường tồn vững trãi ngay trong chính tâm hồn những đứa trẻ của Chúa. Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân tới khu vực Đồng Chiêm, đó là một cuộc sống nghèo, lam lũ cơ cực của những người dân nơi ấy.

Nông nghiệp là công việc chính nuôi sống họ, thanh niên đến tuổi trưởng thành và đàn ông phần lớn là đi làm thuê tại các thành phố lớn. Ở nhà chỉ còn lại phụ nữ và trẻ nhỏ, cuộc sống cứ quẩn quanh ngày qua ngày họ chỉ dựa vào việc đồng áng để mưu sinh. Và những đứa trẻ nhỏ nơi đây, không có súng máy, ô tô điện tử, búp bê xinh, hay thú nhồi bông mới ngộ nghĩnh đáng yêu… tuổi thơ của chúng là cánh đồng, là dòng sông, là những buổi chiều tan học được vui trơi tụ tập dưới chân Núi Thờ. Nhưng chúng vẫn rất ngoan, rất chăm chỉ đến nhà thờ đọc kinh và học giáo lý. Hình ảnh những cô bé cậu bé mới lên bảy, lên mười quỳ gối trước bàn thờ Chúa cất cao câu hát “ Kinh Hòa Bình” để cầu cho công lý và hòa bình sẽ mang đến một cuộc sống tươi mới hơn ở nơi đây.

Những em bé này, hàng ngày được cô giáo dạy học cách sống trung thực, học cách sống biết yêu thương bạn bè, học về một hình tượng chú bồ đội, chú công an trong màu áo xanh ôn hòa với nụ cười thân thiện, chúng ngây thơ với những ước mơ lớn lên trở thành chiến sĩ công an luôn chiến đấu bảo vệ cho những người dân lành. Nhưng ngày hôm nay, em được thấy những gì: Là áo xanh cơ động mang rùi cui, chó cảnh vệ, là lựu đạn hơi cay … để sẵn sàng đánh đập và chà đạp lên cha, mẹ, ông, bà của em! Là cán bộ ủy ban – là cha là mẹ của dân – đi đổ đất lấp đường, ngăn sông cấm chợ khiến em không thể đến trường! là những cái lườm nguýt, quát tháo dọa nạt nếu như em tiếp tục đi đọc kinh và cầu nguyện tại chân Núi Thờ! Làm sao em có thể tin được nữa vào những hình tượng trong sách vở tươi sáng kia, khi thấy chính chú công an cùng bao ông cán bộ vô duyên vô cớ bổ xô đánh đập tàn nhẫn những người dân hiền lành vô tội, những chú thương binh không có đủ sức lực để tự vệ? Thật có lẽ em ngây thơ quá, và em chưa thể giải thích được sự khác biệt giữa những điều được học và những sự thật trước mắt!

Khi nhắc tới những em nhỏ này, Cha Xứ Đồng Chiêm mỉm cười, Ngài rất tự hào về các em: Chúng thân thiện và ngoan lắm, từ ngày GX có biến cố, các đoàn hành hương về rất nhiều. Chính các em luôn đi theo và dẫn đường cho các đoàn hành hương. Trưa nào, tan học là các em lại đến nhà thờ đọc kinh cầu nguyện. Bao đau thương, mây đen u ám bao trùm cả giáo xứ, nhưng những nét hồn nhiên tinh nghịch vẫn luôn là vẻ đáng yêu nơi các thiên thần bé nhỏ này

Và giờ đây các em có một thói quen sinh hoạt mới đó là đến nhà thờ và quây quần bên Cha Xứ để cùng đồng hành với mọi người bảo vệ Thánh Giá, bảo vệ Núi Thờ - nơi linh hồn những trẻ nhỏ được an nghỉ.

Tạm biệt các em khi đến giờ phải quay trở về nhà cùng với lời hứa hẹn sẽ sớm trở lại thăm các em vào một ngày gần nhất. Những nụ cười thánh thiện ấy thật khó phai trong trái tim mỗi người chúng con. Ngày mai, khi mặt trời lên, người ta sẽ lại tiếp tục giở trò đen tối gì nữa nơi Đồng Chiêm này nhưng con tin rằng, Thập Giá Chúa Kitô sẽ được cắm trồng bền chặt nơi tuổi trẻ, nơi các giáo dân toàn cầu, và Thập Giá ấy sẽ còn tỏa sáng hơn nữa để gìn giữ và che chở trái tim những thiên thần bé nhỏ Đồng Chiêm này – những đứa trẻ của Chúa! Cầu chúc một tương lai tươi sáng và ngập chàn hạnh phúc sẽ đến với các em, ước mong tâm hồn sỏi đá, trái tim ma quỷ sẽ sớm nên thơ trong sáng trở lại như những em nhỏ này!

Clip các em nhỏ cùng sinh viên đọc kinh cầu nguyện dưới chân Núi Thờ:
http://www.youtube.com/watch?v=9TmU0AUbs9Q&feature=player_embedded
http://www.youtube.com/watch?v=tkAs2-iAa5c&feature=player_embedded

Thư ngỏ của hội SVCG TGP Hà Nội muốn nâng đỡ tinh thần các trẻ em Đồng Chiêm

HỘI SINH VIÊN CÔNG GIÁO TGP HÀ NỘI
Phòng C1 - Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội
40 Phố Nhà Chung - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Email: svcgtgphn@gmail.com
Website: http://www.svgiaotinhhanoi.com


Kính gửi: Các bạn sinh viên Công giáo Tổng giáo Phận Hà Nội,

Trong chuyến đi ngày 12 tháng 1 năm 2010, Ban điều hành Hội Sinh viên Công giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội về giáo xứ Đồng Chiêm, chúng tôi thấy rằng các em thiếu nhi ở đây đang trong tình cảnh rất thương tâm, các em gặp rất nhiều khó về vật chất và tinh thần sau khi chính quyền triệt phá Thánh Giá và đánh đập bà con giáo dân.

Do điều kiện vùng đất này làm ăn kinh tế khó khăn, vì mưu sinh nên nhiều cha mẹ các em đi làm ăn xa, đành phải để con cái ở nhà “bơ vơ, vất vưởng”. Đây là một sự thiệt thòi rất lớn cho các em vì thiếu vắng tình thương, nâng đỡ và dạy dỗ của cha mẹ. Hoàn cảnh đã khó khăn, nay lại càng khó khăn thêm khi chính quyền huy động lực lượng cảnh sát, dùi cui, chó nghiệp vụ...để triệt phá Thánh Giá và đánh đập bà con giáo dân. Hơn nữa, còn tiếp tục dùng loa phóng thanh cỡ lớn để khủng bố và tuyên truyền không đúng sự thật. Điều này đã gây tâm lý hoảng loạn, sợ hãi và bất ổn cho các em trong lúc không có được tình thương nâng đỡ của cha mẹ.

Khi chúng tôi chào tạm biệt các em ra về, nhiều em đã rưng rưng nước mắt và nói với chúng tôi rằng “thỉnh thoảng các anh chị về đây với chúng em nhé !”. Quả thật những câu nói này của các em đã buộc chúng tôi phải hứa là: “các anh chị sinh viên sẽ về thăm và có quà cho các em nhưng với điều kiện là các em phải chăm ngoan, học giỏi và cầu nguyện nhiều”.

Để không thất hứa và có dịp nâng đỡ tinh thần cho các em trong hoàn cảnh khó khăn này. Qua thư ngỏ, Ban điều hành chúng tôi muốn kêu gọi các bạn Sinh viên Công giáo hãy cùng chia sẻ đôi chút để động viên các em. Cụ thể là mỗi bạn sinh viên sẽ “hi sinh” một bữa ăn sáng để lấy số tiền đó mua quà, sách vở cho các em. Ban điều hành Hội và đại diện Ban điều hành các Nhóm Sinh viên trong Tổng giáo phận Hà Nội cùng đi để vận chuyển 3 tấn gạo và một số quà cho các em vào một ngày gần nhất.

Xin các bạn sinh viên hãy ủng hộ và cầu nguyện cho chuyến đi này!

Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2010

ĐẠI DIỆN CHO 5.768 HỘI VIÊN
Trưởng Hội
Giuse Nguyễn Tiến Đạt

ĐỒNG CHIÊM - NHÀ CẦM QUYỀN CHO CỰU CHIẾN BINH VÀO XIẾC

Khoảng 10 giờ ngày 15/1/2010 chúng tôi thấy có 3 xe buýt chạy vào làng. Rất lạ. Những người trên xe khi bước xuống cũng lạ. Họ được một vài người dẫn đi dạo vô định trong làng. Nói chuyện với họ, thì được biết đấy là các cựu chiến binh và thương binh. Họ hỏi chúng tôi đấy là đâu. Sau khi nghe trả lời, họ nói: “Bảo đi họp tổng kết cuối năm mà cứ đi linh tinh thế này!”


















Đồng Chiêm 15/1/2010 - Tăng Cường Bạo Lực Để Triệt Hạ Thánh Giá?
VietCatholic News (15 Jan 2010 17:17)
Hà Nội - Ngày 15/1/2010 nhà cầm quyền Hà Nội tăng cường triển khai các lực lượng vũ trang và quần chúng tại Đồng Chiêm, đồng thời ra sức kiểm soát người ra vào thôn.

Người Đồng Chiêm cùng lúc bị nhiều thức bạo lực tra tấn: Trên đầu là hệ thống loa phóng thanh ra rả suốt ngày tra tấn người dân. Loa nói kể từ ngày 6/1 thôn Đồng Chiêm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Thông báo cho biết UBND xã An Phú sẽ đặt 2 biển cấm ở khu vực đến Núi Thờ để “đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho các cháu”. “Nếu ai cản trở và có hành vi vi phạm khác sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Dưới đất, có sự hiện diện của các lực lượng vũ trang thông thường như dân phòng, cảnh sát, quân đội. Ngoài ra có một “Tổ Công tác đặc biệt”, khoảng 60 người mà phần lớn là người địa phương, được thành lập để tham gia khống chế giáo dân và tháo dỡ Thánh Giá bằng tre trên đỉnh Núi. Phần lớn thời gian chúng tôi thấy những người này tụ tập để đánh bài, chửi thề và uống rượu với nhau.

Cùng lúc, các nhân viên CA, quân đội, nhà báo, UBND, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội, “vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” như lệnh được triển khai. Nhiều người lạ mặt mang quân phục lần thường phục, xâm nhập Đồng Chiêm, nghênh ngang trong nhà ngoài ngõ khiến người dân có cảm giác như mình trở thành người ngoại quốc trên chính quê hương mình.

Ngày hôm nay 15/1 có khoảng 20 chuyến xe lớn bé ra vào, không kể các nhân viên tập kết bằng xe máy. Khoảng 8 h30 chúng tôi thấy chủ tịch huyện Mỹ Đức và đoàn tuỳ tùng vào nhà thờ và tu viện Mến Thánh Gía Đồng Chiêm. Không biết vị chủ tịch và các cán bộ có đi thị sát những chỗ nào nữa không.

Khoảng 10 h chúng tôi thấy có 3 xe bus chạy vào làng. Rất lạ. Những người trên xe khi bước xuống cũng lạ. Họ được một vài người dẫn đi dạo vô định trong làng. Nói chuyện với họ, thì được biết đấy là các cựu chiến binh và thương binh. Họ hỏi chúng tôi đấy là đâu. Sau khi nghe trả lời, họ nói: “Bảo đi họp tổng kết cuối năm mà cứ đi linh tinh thế này!”

Rút kinh nghiệm lần trước, họ xâm nhập ban đêm, lần này các lực lượng vũ trang đã xâm nhập ban ngày, phần lớn mang thường phục, chúng tôi chỉ trông thấy 1 sĩ quan mang quân hàm trung tá. Có cá nhân mang theo cả hành lý, quần áo. Có mấy xe chở chăn màn. Các xe chở nhân viên ra vào cũng bằng xe bus và các loại xe dân sự mang biển số xanh.

Trong làng hiện có tối thiểu 300 nhân viên công lực. Họ ngồi lỳ ở các quán tạp hoá, cư trú ở khu vực trường mẫu giáo, trường tiểu học và trong nhà các cán bộ xã thôn. Cũng có một số cứ lượng quanh khắp trong làng, ngoài làng. Không khí đường trong thôn ngoài làng khá tập nập trong chiều đông ảm đạm, rét buốt.

Giáo dân trong làng vẫn sinh họat bình thường. Các gia đình hầu hết chỉ còn người già, phụ nữ, trẻ em và các bệnh nhân. Họ chẳng có gì để mất cũng như chẳng có khả năng làm gì để phải sợ. Họ chỉ có nỗi đau thánh giá bị đập phá và xúc phạm.

Đêm qua Tu viện Nữ Truyền Tin ở Nghĩa Ải bị kiểm tra hộ khẩu và ban ngày bị làm việc. Tu viện MTG Đồng Chiêm đã bị đánh tiếng kiểm tra từ mấy hôm trước. Còn các nhà xứ Đồng Chiêm và Nghĩa Ải liệu đêm nay có được yên?

Theo phán đoán của chúng tôi, từ hôm nay có lẽ nhà cầm quyền muốn khống chế từng hộ gia đình để một lần nữa triệt phá thánh giá, ngăn chặn giáo dân đến Núi Thờ, ngăn chặn giáo hữu các nơi đến hiệp thông, thăm viếng và cầu nguyện.

Và lần này thì thánh giá có lẽ được khiêng về nhà thờ chứ không bị chặt ra từng khúc và đập nát như lần trước? Vì hôm nay có nhiều nhân viên an ninh xâm nhập vào nhà thờ Đồng Chiêm và gần trưa có một nhóm mang thường phục tự động qua mặt các cha xứ, xâm nhập nhà thờ, lên cung thánh khiến cha Phó xứ đã phải tỏ thái độ phản đối./.
Lạc Đồng ctv chuacuuthe.com

No comments:

Post a Comment