Monday, November 16, 2009

Chương7- 8:Ai giết anh em Ngô Đình Diệm-NGÀY LỊCH SỬ 7-5-1963


Ai giết anh em Ngô Đình Diệm Vll ?

(Quốc Đại)



Tôn giáo, Chính Trị

Ai giết anh em Ngô Đình Diệm


Chương 7
CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NGƯỜI MỸ

Sau vụ biến cố đẫm máu tại Đài Phát thanh Huế 4 ngày, ông Nhu đã cho nổ một trái bom làm rung động giới ngoại giao Mỹ, khi ông Nhu tuyên bố với phái viên tờ Washington Post "Cho đến lúc này Chính phủ Việt Nam cộng hoà không thấy cần thiết một số cố vấn quân sự quá lớn, cho nên Việt Nam Cộng hoà có thể yêu cầu Chính phủ Mỹ cho rút một nửa số cố vấn quân sự Mỹ, tức là chỉ nên duy trì 7, 8 ngàn là đủ (Washington Post 12-5-1963).
Cũng vào thời gian này ông Nhu nói với giáo sư Bửu Hội "Đã đến lúc mình phải xét lại sự viện trợ và hợp tác của Mỹ. Anh có thể giúp tôi tìm sự ủng hộ thân hữu của Pháp và các quốc gia Bắc Phi. Trong tình thế hiện nay chúng ta phải đi đến một modus vivendi thoả ước với Bắc Việt”.
Sáng chủ nhật hôm ấy ông Nhu cũng lặp lại câu nói như vậy với một vài cộng sự viên thân cận. Nhưng ai nấy đều cho rằng con đường mà ông Nhu sắp đi tới rất nguy hiểm. Nhưng ông Nhu vẫn chủ quan cho rằng kế hoạch ấp chiến lược và đường lối ngoại giao mới qua trục Paris và Á phi sẽ tạo cho miền Nam đủ tư thế chấp thuận thoả ước với miền Bắc. Nhưng ông Nhu quên rằng với 16 ngàn cố vấn Mỹ và mỗi ngày Mỹ phải chi trên một triệu dollars cho cuộc chiến tại Việt Nam (1963) thì không dễ gì Mỹ có thể để cho ông Nhu tự do hành động khác với những đường lối của họ.

MỘNG ƯỚC HIỆP THƯƠNG HAI MIỀN NAM BẮC.

Trước năm 1961 Ngoại trưởng Pháp Couve de Murville sau cuộc tiếp xúc với ông Nhu tại Paris (196l) đã phê bình ông "Ngô Đình Nhu là một người có nhiều ảo tưởng”.
Ông Murville cũng như bác sĩ Trần Kim Tuyến cho rằng phê bình như vậy cũng có phần đúng.
Theo ông Tuyến "ông Nhu là một chính khách có suy tư về chính trị, có khám phá, có sáng tạo trên bình diện chiến lược. Nhưng thực tại tình hình chính trị miền Nam chính nó đã làm cho suy nghĩ của ông Nhu trở nên ảo tưởng".
Một buổi sáng trời trong xanh, ông Nhu mỉm cười mô tả một cách đầy thi vị với ông Tuyến: "Buổi sáng Việt Nam mầu trời pha lê, toa thấy chiến tranh phi lý quá hỉ. Bọn nó (tức Mỹ) như con hổ bị thương, chúng sẽ cho dollars để Phật giáo phá moa… Nhưng chế độ này thì phải tồn tại".
Khi ông Nhu toan tính bắt tay với miền Bắc Việt Nam thì trước hết ông đã gặp phản ứng hết sức bất lợi cho kế hoạch riêng của ông… Phản ứng đó xuất phát ngay từ tập thể Thiên Chúa giáo và nhất là một số người khối dân di cư. Một số trong khối người đó từng hậu thuẫn vô giá cho chế độ Ngô Đình Diệm, những ngày đầu 1954-1955. Tuy toan tính của ông Nhu không mấy ai biết nhưng hẳn nhiên không thể qua mắt được các đức Giám mục Thiên Chúa giáo. Đức cha Lê Hữu Từ có thể là người được biết quá thông suốt về những toan tính của ông Nhu. Điều này cha Jean (một Linh mục người Pháp lúc đó đang sống tại Sài Gòn) đã có nhiều cơ hội được am tường một cách tương đối rành rẽ. Sau cuộc biểu tình dữ dội của Phật giáo ngày 17-7, phản ứng của Mỹ hoàn toàn bất lợi cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Đài VOA thông tin và bình luận một cách có thiện cảm hay đúng hơn là đã gián tiếp ca ngợi cuộc đấu tranh của Phật giáo. Cha Jean được mời vào dinh gặp ông Nhu. Cuộc gặp gỡ kéo dài trong hai tiếng đồng hồ. Ông Nhu đã đề cập về cuộc xuống đường của Phật giáo ngày 17, ông nói: "Tôi có nhiều bằng chứng là hiện nay Cộng sản đã thao túng phật giáo. Rất nhiều cán bộ Cộng sản cải trang vào đó với tư cách Phật tử hay các nhà sư".
Cha Jean chỉ lắng nghe mà không đáp. Ông Nhu với thái độ giận dữ: "Tôn giáo là tôn giáo, quốc gia là quốc gia. Tổng thống không thể nào nhượng bộ họ được nữa. Đã đến lúc Chính phủ phải có biện pháp mạnh. Nếu Chính phủ hạ lệnh thì chỉ trong vòng một ngày, quân đội và cảnh sát có thể dẹp tan phong trào tranh đấu này".
Cha Jean đáp: "Thưa ông Cố vấn, đây là vấn đề nguy hiểm và rất tế nhị… vấn đề Phật giáo theo tôi biết đã có tầm mức quôc tế. ông Cố vấn có thể nào tìm được cách giải quyết tốt đẹp hơn là đàn áp không”.
Ông Nhu lừ mắt nhìn cha Jean, ông lắc đầu: “Đến nay thì không còn cách nào giải quyết tốt đẹ pnữa. Hiện các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp đang bất mãn với Phật giáo, họ đang thúc xúi Tổng thống hạ lệnh cho họ được phép dẹp cho yên". Cha Jean không còn biết nói gì hơn. ông Nhu lại tiếp tục: "Tôi hiểu, nhiều kẻ đang âm mưu gây rối miền Nam… Chính phủ không thể tha thứ bất cứ một cuộc nổi loạn nào”.
Bất chợt ông Nhu hỏi cha Jean: "Phía Hoa kiều Chợ Lớn cha thấy thái độ chung của họ như thê nào”.
Cha Jean đáp "Hoa kiều tại Việt Nam như ông Cố vấn đã rõ, họ chỉ biết làm ăn buôn bán".
Ông Nhu nói: "Cha có thể giúp tôi làm một việc riêng?".
Cha Jean đáp: “Tôi sẵn sàng nếu thấy có khả năng".
Ông Nhu ngần ngại rồi đi thẳng vào câu chuyện: "Cha có thể giúp tôi một việc quan trọng này ngoài cha, Tổng thống không muôn uỷ thác cho một ai".
Ông Nhu lại yên lặng hút thuốc lá lâu hàng 5, 7 phút. Đoạn ông nói: "Cha sang Đài Loan giúp Chính phủ được không”.
Cha Jean chưa trả lời, ông Nhu nói tiếp: "Cha có đủ uy tín nói chuyện với Chính phủ Đài Bắc, làm sáng tỏ cho họ rõ là Việt Nam Cộng hoà không bao giờ chủ trươg và kỳ thị tôn giáo. Cuộc tranh đấu của Phật giáo đang bị lợi dụng”.
Cha Jean đáp: "Thưa ông Cố vấn, tôi nghĩ việc này ông Cố vấn nên tiếp xúc thẳng với Dại sứ Đài Bắc hoặc nếu không ông Cố vấn có thể uỷ thác cho ông Bộ trưởng Ngoại giao".
Sự từ chối khéo của cha Jean làm ông Nhu mất bình tĩnh: "Bộ trưởng Ngoại giao ấy à? ông ta không làm được cái chi hết. Còn ông đại sứ Đài Bắc, cũng đang bị dư luận đầu độc. Tôi muốn cha sang Đài Loan nói cho Chính phủ Tưởng Giới Thạch biết rõ sự thực và cha nói giùm Chính phủ Đài Bắc phải chấm dứt ngay chiến dịch báo chí ở Đài Loan hiện đang xuyên tạc Chính phủ Việt Nam Cộng hoà và họ đang cổ vũ cho cuộc tranh đấu của Cộng sản duới chiêu bài tôn giáo".
Cha Jean nói: "Xin ông Cố vấn cho tôi trình bày ý kiến. Theo tôi, có thể nói Cộng sản len lỏi vào hàng ngũ tranh đấu của Phật giáo nhưng tôi tin rằng cuộc tranh đấu này vẫn có tính tôn giáo đấy chứ. Tôi không tin Thượng tọa Thích Tâm Châu hay ông Mai là Cộng sản. Đại sứ của ông Tưởng Giới Thạch cũng đã nói với tôi nhu thế. Xin ông Cố vấn thông cảm cho sự khó khăn của tôi, tôi xin không thể nói gì khác hơn là như vậy".
Ông Nhu hỏi: "Ngay cha cũng tin vào dư luận là Tổng thống sẽ thương thuyết với Bắc Việt”.
Cha Jean đáp: “Đó là điều làm tôi ngạc nhiên".
Cha 1ại hỏi "Chắc chắn ông Cố vấn có theo dõi hoạt động của "Uỷ ban Hoà bình phục hưng miền Nam" (Comité pour la Paix et la Rénovation du Sud Việt Nam).
Ông Nhu "à" một tiếng khá lớn lắc đầu với thái độ khinh miệt "Tôi biết tổ chức ấy là một con số không, do một số người Pháp đỡ đầu. Trần Văn Hữu chắc cha biết rõ?”
Cha Jean đáp “Tôi có gặp ông ấy một vài lần".
Ông Nhu bỗng cao hứng nói một hơi thật dài. Đến nay cha Jean chỉ còn nhớ lại một số nét chính đại cương: "Trần Văn Hữu hiện nay đang được nhóm Paul Devinat Bolaert, Pignon đỡ đầu, hắn đòi biết gì không? Hắn đòi phải lật đổ Chánh phủ này, nghĩa là xoá bỏ chế độ này, sau đó tổ chức một chánh phủ liên hiệp, có Mặt trận Giải phóng tham gia và miền Nam sẽ trung lập".
Cha Jean lại hỏi: “Thưa ông Cố vấn nghĩ như thế nào về đề nghị của ông Hữu?".
Ông Nhu đáp: "Đó là một đề nghị trẻ con, tôi không quan tâm, nếu có nói chuyện trung lập thì chỉ nói với Bắc Việt thôi chứ Mặt trận Giải phóng chỉ là một tổ chức phiến loạn".
Cha Jean nhân cơ hội này lại hỏi "Thưa ông cố vấn, ông có nghĩ đến vấn đề nói chuyện với Bắc Việt không?”.
Ông Nhu mỉm cười: “Đó là vấn đề chính mà hôm nay tôi cần gặp cha và nhờ cha giúp tôi".

BẮT TAY VỚI CỘNG SẢN CHỈ LÀ CHIẾN THUẬT TRẢ ĐŨA HOA KỲ

Qua cuộc tiếp xúc với ông Nhu, cha Jean nhận thấy ông Nhu đang trải qua cơn dao động với một thái độ quyết liệt. Về vấn đề bắt tay với Bắc Việt, ông Nhu tỏ ra hết sức dè dặt. Ông vẫn không tin tưởng vào thế trung lập mà liên hiệp với Bắc Việt lại càng không thể có. Ông Nhu nhắc đi nhắc lại với cha Jean: "Cha đã hiểu biết nhiều về Cộng sản.. Chắc cũng biết rõ là Tổng thống ghét Cộng sản như thế nào".
Sau đó ông rất dè dặt tâm sự: “ Trong tình thế này Hoa Kỳ cứ gây khó khăn mãi cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tôi phải lựa chọn”.
Ý ông Nhu muốn nói là ông phải lựa chọn một thế đứng mới làm điều kiện trả đũa áp lực của Hoa Kỳ.
Cha Jean cũng nhận thấy chưa bao giờ ông Nhu lại tỏ vẻ tức giận Hoa Kỳ như vậy. Trong cuộc gặp gỡ hôm ấy, ông Nhu muốn nhờ Cha Jean qua Đài Loan rồi trở về Paris. Về việc qua Đài Loan ông Nhu cho biết ông muốn nhờ cha Jean nói với nhà cầm quyền Đài Loan biết rằng, Tổng thống Diệm vẫn giữ vững lập trường chống Cộng không có vấn đề liên hiệp, tuy nhiên ông Nhu nhấn mạnh "Tuy nhiên nếu quốc gia chống Cộng như Trung Hoa dân quốc ([i]) không giúp đỡ tích cực Việt Nam Cộng hoà và không làm cách nào cho Mỹ bớt gây rối Miền Nam thì buộc lòng Việt Nam cộng hoà phải chọn lựa, nghĩa là sẽ có chuyện ngưng bắn và thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với Bắc Việt”.
Điểm sau cùng mà ông Nhu nhấn mạnh "Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa hoàn toàn ủng hộ Trung Hoa Dân quốc và chính vì thế mà Hoa kiều tại Việt Nam Cộng hoà đã hưởng mọi ân huệ. Nếu tình thế thay đổi nghĩa là khi Chính phủ Việt Nam Cộng hoà buộc lòng phải bắt tay với Cộng sản Bắc Việt thì lúc ấy Hoa kiều không còn được hưởng ân huệ như vậy và các tổ chức chìm nổi của Chính phủ Đài Loan tại miền Nam Việt Nam cũng sẽ khó khăn rồi tự nó tan rã".
Trước khi ra về ông Nhu nắm chặt tay cha Jean tiễn ra tận hành lang, ông nhắc đi nhắc lại:"Bất cứ một người Công giáo nào cũng không thể nghi ngờ được lập trường chống Cộng của Tổng thống".
Ông Nhu ngập ngừng khẽ nhún vai, dáng điệu ấy cho đến nay cha Jean vẫn chưa thể quên.
Ông Nhu nói: "Lập trường chống Cộng phải đi song song với lập trường dân tộc. Nếu Hoa Kỳ không tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam thì buộc lòng Tổng thống sẽ phải xét lại công cuộc viện trợ. Chắc Cha đã rõ nhiều quốc gia sẵn sàng viện trợ cho Việt Nam, Tổng thống sẽ cân nhắc lựa chọn". Trong buổi tiếp xúc này, ông Nhu nói có vẻ muốn thanh minh hai điểm quan trọng.
1) Không có chuyện đàn áp Phật giáo.
2) Tập thể Công giáo cứ yên tâm và tin tưởng vào lập trường chống Cộng của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Từ Cha Jean cho đến bác sĩ Trần Kim Tuyến và giới thân cận với ông Nhu đều nhận định rằng ông Nhu muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ, muốn tìm một thế đứng mới, nhưng chuyện mưu đồ bắt tay với Cộng sản chỉ là một chiến thuật mặc cả với Hoa Kỳ. Nhưng Hoa Kỳ lại dùng chiến thuật "gậy ông đập lưng ông" quật ngã ông Nhu, khi họ cố tình cho rằng ông Nhu bắt tay với Cộng sản. Một số tướng lãnh và sĩ quan cao cấp Việt Nam Cộng hoà đã bị Hoa Kỳ lung lạc tinh thần bằng cái dư luận: ông Nhu định điều đình với Cộng sản. Thực sự cơ quan CIA không thiếu gì phương tiện, nhất cử nhất động của ông Nhu không qua khỏi con mắt của CIA. Có lẽ vấn đề ông Nhu bắt tay với Cộng sần không làm Mỹ lo ngại bằng vấn đề bang giao Việt-Pháp mỗi ngày càng thêm tốt đẹp, sau nữa là thái độ quá cứng rắn của ông Diệm trước những đề nghị của Mỹ mà ông Diệm cho rằng xâm phạm đến chủ quyền miền Nam Việt Nam (như vụ Cam Ranh, đề nghị đặt Cố vấn Mỹ cạnh Tỉnh trưởng Việt Nam, lập phòng Dân vụ Mỹ cạnh Toà Đại biểu Chính phủ. Sau năm 1963 những vấn đề này được Chính phủ sau đảo chính thoả mãn ngay).
Trước năm 1962, bang giao Việt - Pháp vẫn tẻ lạnh như buổi chợ chiều. Chánh phủ De Gaulle không một chút thân thiện nào đối với Việt Nam Cộng hoà. Theo những tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu thì Tổng thống Diệm do sự thúc đẩy của ông Nhu đã gián tiếp ngỏ ý muốn qua hành hương tại Lourdes và nhân cuộc hành hương này tướng De Gaulle sẽ chính thức mời Tổng thống Diệm thăm viếng Paris. Song điều đó bất thành.

CHẮP NỐI DUYÊN XƯA

Theo cha Jean thì không phải chỉ năm 1963 ông Nhu mới nghĩ đến chuyện phát triển bang giao Việt - Pháp và tìm điểm tựa mới nơi chính phủ De Gaulle.
Năm 1961 trong chuyến du hành qua Maroc dự lễ đăng quang Đức vua Hassan II ông Nhu nhân dịp này ghé qua Paris với tư cách riêng. Tuy vậy ông Nhu cũng đến thăm xã giao Ngoại trưởng Pháp Couve de Murville. Tuy với tư cách riêng Ngoại trưởng Couve de Murville cũng mở dạ tiệc khoản đãi ông Nhu với sự hiện diện của Đại sứ Laloutte và ông Étienne Manach đặc trách Á Châu sự vụ tại Bộ Ngoại giao Pháp. Tuy không đạt được một kết quả cụ thể nào nhưng chuyến thăm viếng Paris lần này ông Nhu đã phá được bầu không khí tẻ lạnh giữa chính quyền Ngô Đình Diệm với Pháp.
Kể từ năm 1961, ông Manach trở thành nhịp cầu thông cảm giữa hai Chính phủ. Hơn nữa vẫn theo cha Jean, ông Manach rất có thiện cảm với ông Nhu - một cựu sinh viên trường Cổ học Paris- đó cũng là điểm hào quang dễ dàng thu hút sự cảm phục của giới ngoại giao Pháp.


Tôn giáo, Chính Trị

Ai giết anh em Ngô Đình Diệm

Chương 7 (B)

CÁI THẾ CỦA KẺ KHĨ ĂN ĐONG



Riêng những công tác tình báo tại miền Bắc (phần đầu đã nói sơ qua) thì Hoa Kỳ và chính quyền miền Nam đã bất đồng sâu xa. Chính quyền miền Nam muốn chú trọng về tình báo chiến lược, Hoa Kỳ ngược lại chỉ chấp thuận những hoạt động có tính cách tình báo chiến thuật. Phương tiện hoạt động của Sở Nghiên Cứu lúc đầu đều tuỳ thuộc vào khả năng viện trợ của Mỹ. Mà Mỹ viện trợ cho từng điệp vụ và những vụ này phải là những công tác phối hợp tay đôi (Việt và Mỹ).
Năm 1957, chính quyền miền Nam rất muốn thực hiện một kế hoạch tình báo chiến lược tại miền Bắc, trước hết nhằm vào các vùng thượng du (Mông Cái, Đầm Hà, Tiên Yên, Lai Châu, Hồ Bình) sau là hai miền Bùi Chu, Phát Diệm. Nếu kế hoạch này được thực hiện với phương tiện dồi dào thì sẽ tiến đến sự thành lập một Mặt trận giải phóng miền Bắc làm động cơ phát động du kích chiến đấu chống cộng từ mỗi cục bộ địa phương nhằm đến tồn bộ miền Bắc.

Muốn được như thế đòi hỏi một ngân khoản quá lớn lao và một sự đài thọ liên tục và dồi dào. Cuối cùng kế hoạch ấy chỉ còn là mộng ảo và Hoa Kỳ chỉ thoả thuận tài trợ cho những điệp vụ phối hợp có tính trắc nghiệm khả năng tình báo (cả miền Bắc lẫn miền Nam). Những điệp vụ phối hợp đễ chỉ nhằm thả người ra miền Bắc với nhiệm vụ thâu lượm tin tức, gây rối phá hoại như phá hoại đường xe lửa, ném lựu đạn, đặt chất nổ, nghĩa là hoàn toàn có tính cách chiến thuật giai đoạn. Chống Cộng mà lại chống ngay trong vùng Cộng sản (Bắc Việt) thì như thế quả thật là ngây ngơ lố bịch vì không khác gì kẻ cho ăn đong giữa khi đói kém, khốn nỗi miền Nam lại vào thế của kẻ khĩ ăn đong mà Hoa Kỳ thì nắm hầu bao rất chặt.

Đại cương sự bất đồng giữa Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam là như vậy.

CHÍNH QUYỀN NGƠ ĐÌNH DIỆM - SIHANOUK VÀ MỸ.

Trong khi Hoa Kỳ tìm cách loại bỏ ảnh hưởng của Pháp tại miền Nam thì ngược lại họ vẫn củng cố Sihanouk mặc dầu ai cũng biết Sihanouk chỉ là con cờ của Pháp phải duy trì bằng bất cứ giá nào tại Đơng Dương.

Năm l956 ơng Ngơ Đình Nhu qua Campuchia cùng với chủ trương ve vãn Sihanouk. Lúc ấy Hoa Kỳ chưa phải là thế lực đáng kể tại bán đảo Đơng Dương. Và Hoa Kỳ tán trợ đường lối ve vãn Sihanouk của ơng Nhu. Theo bác sĩ Trần Kim Tuyến thì ông Nhu được Sihanouk đón tiếp một cách trọng thể. Tuy khơng có nghi lễ chính thức nhưng ơng Sihanouk đã dành cho ơng Nhu một ngoại lệ, nghĩa là tiếp ơng như một quốc trưởng. Sau đó Sihanouk chính thức được mời qua thăm Việt Nam Cộng hòa và dịp này Sihanouk được đón tiếp hết sức trọng thể. Cuộc hội đàm Sihanouk-Ngơ Đình Nhu được coi là rất tốt đẹp. Nhưng Tổng thống Ngơ Đình Diệm vốn là người khơng khéo léo trong sự giao tế qua hình thức nghi lễ nên theo bác sĩ Tuyến, trong cuộc gặp gỡ Sihanouk, Tổng thống Diệm vẫn giữ vẻ mặt trang nghiêm đạo mạo… Do đó mà thiếu sự thân mật cởi mở cần phải có đối với một người khơn khéo và có tài "diễn xuất" như Sihanouk.

Kết quả là khi trở về nước Sihanouk lại tiếp tục chính sách ve vãn Cộng sản và bất thân thiện với miền Nam. Cũng từ đó Việt Nam Cộng hòa và Campuchia giữ miếng nhau. Theo bác sĩ Tuyến, ơng Nhu chủ trương "phải triệt hạ cho bằng được Sihanouk". Khi ơng Nhu chủ trương như vậy thì Hoa Kỳ tiếp tục ve vãn Sihanouk. Một xa lộ thênh thang nối liền Campuchia với Sihanoukvilie được Mỹ thực hiện để làm quà dâng cho ơng vua xứ chùa tháp. Rồi một bệnh viện lớn cũng được Hoa Kỳ xây cất tại Campuchia. Nhưng Sihanouk vẫn tiếp tục chính sách riêng của ơng ta và tiếp tục công kích Mỹ. Xa lộ Nam Vang biệt thự Sihanouk do Mỹ viện trợ khánh thành chưa được bao lâu thì Trung-cộng lại nhảy vào viện trợ cho Campuchia và dựng lên cả một hệ thống cột điện chạy dài trên xa lộ của Mỹ. Bệnh viện tại Nonpênh do Mỹ xây cất thì lại do Liên Xơ viện trợ máy móc cùng các đồ trang bị thuốc men với một số bác sĩ Nga. Dù ve vãn, Mỹ vẫn bị Sihanouk đá bay khỏi Campuchia.

Tuy vậy, Mỹ vẫn cố gắng tìm mọi cơ hội ve vãn Campuchia và đồng thời ngăn chặn không cho miền Nam phá Sihanouk. Hậu quả là Mỹ vẫn "tay trắng" tại Campuchia. Nhưng Mỹ muốn tách biệt miền Nam với Campuchia.
Chúng tơi kể lại đây một câu chuyện mưu sát Sihanouk do miền Nam chủ động, nhưng Mỹ lại chịu tai bay vạ gió và nồng độ chống Mỹ của Sihanouk càng tăng. Đây cũng là một thí dụ cho biết rằng đối với Mỹ thì đừng có do dự khúm núm và phải đặt Mỹ vào trước những việc đã rồi và phải trói chặt chân họ vào những biến cố. Và ta phải làm chủ biến cố. Chính sách chủ nhân ơng độc quyền của Mỹ, dân nhược tiểu phải biết điều đó.
Tháng 8 năm 1963, bà Ngơ Đình Nhu nĩi trong phiên họp Phụ nữ Liên đới rằng "Phải trói chân, trói tay mấy thằng phiêu lưu đĩ (ám chỉ Mỹ) mà hành hạ". Câu nĩi đĩ tuy cĩ đại ngơn nhưng nghĩ lại cũng đáng cho ta suy nghĩ. Trở lại câu chuyện ám sát Sihanouk năm 1961 thì đó cũng chỉ là " trước ám sát Sihanouk " "sau hành hạ Mỹ cho vui". Số là, sau khi ơng Ngơ Trọng Hiếu rời khỏi chức vụ đại diện Nam Việt Nam tại Campuchia thì tồ đại diện Nam Việt Nam vẫn duy trì cơ sở như cũ. NamViệt Nam-Campuchia tuy rất căng thẳng nhưng chưa đến nỗi đoạn giao. Mặc dù vậy cơ quan tình báo Phủ Tổng thống vẫn nhận được chỉ thị phải "hạ" Sihanouk bằng bất cứ cách nào. âm mưu này muốn đạt được kết quả thì trước hết phải canh chừng Mỹ. Xử lý chức vụ đại diện lúc ấy là ông Phạm Trọng Nhơn một điệp viên của Nam Việt Nam hoạt động tại Nonpênh cĩ biết được một kỹ sư Mỹ (có trách nhiệm thiết lập xa lộ Nonpênh vườn Sihanouk) là chỗ quen thân của họ Sihanouk. Bà mẹ Sihanouk lại nổi tiếng là người thích nhận hối lộ và quà biếu. Điệp viên này được mật lệnh của Phủ Tổng thống là phải bám sát viên kỹ sư người Mỹ và tìm cánh "khai thác" ơng ta nếu có thể được. Điệp viên kể trên báo cáo cho cơ quan tình báo Phủ Tổng thống biết là viên kỹ sư Mỹ sắp lên đường về Mỹ qua ngả Hong Kong. Ngày lên đường về Mỹ viên kỹ sư người Mỹ có đến chào cáo biệt Quốc trưởng Sihanouk và Hồng Thái hậu. Đĩ cũng là ngày Sài Gòn bật đèn xanh cho phép các điệp viên hành động. Réseau tại Nonpênh cĩ chuyển về Sài Gịn một tấm danh thiếp của viên kỹ sư Mỹ này cùng bút tích của ơng ta. Lập tức cơ quan tình báo Phủ Tổng thống in lại một số danh thiếp của viên kỹ sư Mỹ (rập đúng y khuơn) và trao phĩ cho một chuyên viên nghiên cứu kiểu chữ của ơng ta và sẽ giả mạo kiểu chữ này cho cơng tác điệp vụ. Kế hoạch được trình bày lên ơng Nhu và ơng hồn tồn tán thành. Sau đĩ hai chiếc vali tuyệt đẹp được dùng vào việc giết Quốc trưởng Sihanouk. Chiếc va li thứ nhứt thì bình thường trong đựng một số kỷ vật quý giá xuất xứ tại Hong Kong. Chiếc vai thứ hai chính nó sẽ quyết định số mạng của Sihanouk, trong đó ngoài một số kỷ vật còn có một cái hộp ngà hảo hạng xuất xứ từ Đài Loan, một loại chất nổ ghê gớm cực mạnh (dành cho các điệp viên) được cho vào hộp cùng với một bộ phận cơ bẩm tinh vi khác và bộ phận này được nối với nắp va li khi mở vali thì tự động chất nổ sẽ bộc phát ngay. Sau khi hóa trang và làm dấu cẩn thận… hai chiếc vali này được đưa lên xe mang biển số ngoại giao của ơng đại diện Phạm Trọng Nhơn. Chính ơng Phạm Trọng Nhơn cĩ nhiệm vụ chuyên chở hai chiếc va li này lên Nonpênh nhưng ơng cũng khơng biết được "nội dung" ra sao và ơng Nhơn cũng chỉ "cảm thấy" có chuyện gì khác lạ sắp xảy ra.

SIHANOUK THOÁT CHẾT VÀ KẾ HOẠCH CỦA ƠNG NHU BẤT THÀNH.

Nhờ xe mang biển số ngoại giao đồn của ơng Phạm Trọng Nhơn nên hai chiếc vai "nguy hiểm" đã vượt qua biên giới và đến tồ Đại diện hồn tồn tốt đẹp. Tại Sài Gòn, cơ quan tình báo Phủ Tổng thống theo dõi từng giây phút với bao nhiêu lo âu hồi hộp. Nếu như bị tình báo Campuchia khám phá thì bang giao Campuchia -Nam Việt lần này sẽ đứt đoạn luơn khơng còn gì hàn gắn được nữa. Ơng Ngơ Đình Nhu cùng mấy cộng sự viên thân cận đã tính tốn thế này: nếu giết được Sihanouk thì việc đầu tiên phải đưa Sơn Ngọc Thành về Campuchia để làm chủ tình hình.

Ngoài mấy điệp viên chủ chốt thì Tồ đại diện Nam Việt Nam khơng một ai hay biết gì về âm mưu này, kể cả ơng đại diện Phạm Trọng Nhơn cũng chỉ được "rỉ tai” sơ qua là sẽ cĩ một vụ nổ lớn.

Theo kế hoạch đã dự định, điệp viên Nguyễn Nhơn cải trang thành một nhân viên của nhà thầu Mỹ nơi mà viên kỹ sư Mỹ này phục vụ.
Khoảng 9 giờ sáng, điệp viên Nhơn dùng xe hơi vào Hoàng cung xin yết kiến viên Giám đốc Nghi lễ Hồng cung để trao tặng phẩm của viên kỹ sư Mỹ. Nhơn nói là viên kỹ sư Mỹ khi ghé qua Hong Kong đã mua hai vali tặng phẩm này để gửi tặng Quốc trưởng Sihanouk và ơng Giám đốc Nghi lễ.

Giám đốc Nghi lễ Hồng cung Campuchia cũng là chỗ bạn thân của viên kỹ sư Mỹ nên khơng do dự gì cả và ơng vui vẻ nhận hai va li quý giá. Chiếc va li thứ nhất tặng viên Giám đốc Nghi lễ cùng với danh thiếp của viên kỹ sư Mỹ và trên danh thiếp khơng quên viết mấy dòng thăm hỏi.

Sau vụ ám sát hụt này, báo chí Campuchia đã có dịp tường thuật khá đầy đủ. Riêng về phía tình báo Phủ Tổng thống lúc bấy giờ được báo cáo nội vụ như sau: Khi viên Giám đốc Nghi lễ mở chiếc va li phần tặng của ơng ta thì chiếc vali này chứa đựng tồn tặng phẩm đắt tiền. Sau đĩ, ơng ta đem chiếc va li vào phịng khách riêng của Sihanouk. Chiếc vali này niêm phong kỹ càng đề chữ "Kính tặng Hồng Thái hậu và Quốc trưởng Khmer”, cùng với phong thư đựng tấm danh thiếp của viên kỹ sư Mỹ với những lời lẽ rất đẹp "kính thăm" và chào cáo biệt Hồng Thái hậu và Quốc trưởng Sihanouk. Phòng khách lúc ấy lại có mặt cả hai mẹ con Sihanouk. Nhưng lại nhằm đúng vào giờ Thái tử Sihanouk và Hồng Thái Hậu phải ra đại sảnh để tiếp đón phái đoàn sinh viên Trung Quốc cùng đi với một số sinh viên Campuchia.

Thái tử Sihanouk vừa cất lời khuyên nhủ sinh viên thì một tiếng nổ kinh hồng làm rung động cả hồng cung. Số là, khi Sihanouk và Hồng Thái hậu ra đại sảnh tiếp sinh viên thì có nhẽ, viên Giám đốc mở vali lấy tặng phẩm để dâng Thái tử nên chiếc vali phát nổ, viên Giám đốc Nghi lễ chết tan thây. Cả thủ đơ Nonpênh náo động. Buổi phát thanh vào lúc 12 giờ trưa đài VOA cũng như Matxcơva đều loan tin và cho biết vắn tắt Thái tử Sihanouk thốt hiểm, nhưng dân Campuchia lại khơng tin và cho rằng Sihanouk đã chết tan thây.

12 giờ trưa nghe tin đài VOA, cơ quan tình báo Phủ Tổng thống đã lấy làm mừng và sửa soạn thực hiện giai đoạn II, nghĩa là cấp thời đưa Sơn Ngọc Thành về nhưng chỉ ít phút sau, một tài liệu gởi về Sài Gịn cho biết, âm mưu bất thành. Cho đến lúc ấy, tòa đại sứ Mỹ vẫn chưa được biết tình báo Nam Việt Nam chủ động vụ này. Nhưng chỉ một ngày sau thì báo chí Campuchia đều chĩa mũi dùi vào Mỹ và quả quyết Mỹ âm mưu sát hại Thái tử Sihanouk.
Bang giao Mỹ Campuchia lại thêm một lần nữa trở nên căng thẳng. Có một điều lạ là Campuchia khơng nghi ngờ Sài Gòn. Hoa Kỳ lãnh đủ cơn tai bay vạ gió này. Dư luận báo chí Campuchia lại cĩ dịp được ồn ào và mạt sát Mỹ thậm tệ, nhất là mấy nhật báo La Dépêche Cambodge, Bang Khoeum Monous. Sau đĩ ít lâu một người Nam Việt bị bắt vì Campuchia tình nghi ơng ta là nhân viên tình báo CIA có liên quan đến vụ mưu sát Sihanouk. Thực ra Phạm Quang Tịng (tên đương sự) hết sức oan uổng ơng ta chỉ làm nghề viết báo. Đương sự bị kết án tử hình. Mãi gần đến sau cuộc đảo chính của Lonnon ơng ta mới được trả tự do.

Cuộc mưu sát Sihanouk bất thành nên kế hoạch đưa Sơn Ngọc Thành về Nonpênh đành xếp lại Nam Việt Nam bắt đầu nghiên cứu một kế hoạch mới mà Sơn Ngọc Thành sẽ giữ vai trị chủ chốt.

Trước vấn đề nan giải này, ơng Nhu hỏi bác sĩ Tuyến xem có cắt xén ngân sách và ngoại viện được khơng. Điều này khơng thể được vì sẽ lộ ngay và khi tồ đại sứ Mỹ biết được thì họ sẽ khơng bao giờ chấp thuận dùng khoản tiền ngoại viện để viện trợ cho họ Sơn. Do đĩ chỉ cịn cách trích trong quỹ đen của Phủ Tổng thống. Nếu dồi dào phương tiện thì Sơn Ngọc Thành cĩ đủ khả năng phát triển tổ chức của ơng ta đến mức độ lớn mạnh. Nhưng rút cuộc ơng ta đành thúc thủ trong một hồn cảnh hết sức thiếu thốn. Mỗi tháng Phủ Tổng thống chỉ cĩ thể viện trợ cho Sơn Ngọc Thành vài ba trăm ngàn bạc mặt.

Tuy cĩ điều số tiền này được trao tận tay họ Sơn và ơng ta cĩ thể chi tiêu như thế nào tuỳ ý. Điều đĩ theo bác sĩ Tuyến đã làm cho Sơn Ngọc Thành rất cảm động vì tuy nhận tiền của Nam Việt Nam nhưng ơng ta vẫn khơng bị xúc phạm vì lòng tự ái quốc gia của một lãnh tụ.

Nơi ăn chốn ở và sự di chuyển của Sơn Ngọc Thành hồn tồn bí mật. Cơ quan CIA của Mỹ cũng biết nhưng khơng cĩ một phản ứng nào, vì lẽ tiền của Nam Việt Nam tài trợ cho Sơn Ngọc Thành khơng thuộc ngân sách ngoại viện.
Đầu năm 1960, lực lượng họ Sơn quy tụ khoảng hơn 400 cây súng phân tán trong hai vùng mật khu Châu Đốc và Bình Long. Sĩ quan Nam Việt Nam trực tiếp đảm nhận huấn luyện và làm cố vấn cho lực lượng võ trang này. Tuy họ cĩ tinh thần chiến đấu hồn tồn gan dạ nhưng lại hồn tồn thiếu về mọi phương diện nhất là vũ khí, quân trang, quân dụng. Trong khi đĩ Hoa Kỳ thì vũ khí đổ đi khơng hết, nhưng tuyệt nhiên Hoa Kỳ khơng viện trợ cho lực lượng của Sơn Ngọc Thành lấy một cây súng Garant. Chính quyền Ngơ Đình Diệm cũng chỉ cịn cách vơ vét một số khí giới thuộc loại phế thải của Pháp, như MAT 49, MAS 36 để giúp họ Sơn. Nếu nĩi rằng Mỹ viện trợ vũ khí cho Nam Việt Nam và Nam Việt Nam cĩ tồn quyền sử dụng vũ khí ấy thì khơng đúng. Cố vấn Mỹ kiểm sốt một cách khắt khe nên Phủ Tổng thống khơng thể dùng một khẩu Garant M1 của Mỹ để tặng họ Sơn. Bởi nhất nhất đều khơng qua được con mắt dịm ngó của tình báo Mỹ. Về phía Tây, Sơn Ngọc Thành được Thái Lan yểm trợ nhưng bản doanh vẫn là Sài Gịn.

Trên đây cũng tạm đủ nĩi lên sự mâu thuẫn và bất đồng giữa Việt - Mỹ.

CHỦ TRƯƠNG CỦA HOA KỲ THEO NGƠ ĐÌNH NHU LÀ MỘT SỰ LƯỜNG GẠT XẤU XA

Kể từ năm 1959, theo bác sĩ Trần Kim Tuyến thì ơng Ngơ Đình Nhu chủ trương quyết hạ cho bằng được Sihanouk, vì nếu khơng chính Sihanouk sẽ là một mũi dùi đâm cực mạnh ngang hông Việt Nam Cộng hồ. Biên giới Việt - Campuchia nếu còn Sihanouk thì đây sẽ trở thành vùng chiến thuật bất khả xâm phạm của Cộng sản. Đối với Sihanouk, ơng Nhu chỉ cĩ hai giải pháp: một là lật nhào ơng ta, hai là trở lại ve vãn thân thiện với ơng ta. Giải pháp ve vãn thân thiện đã bất thành cho nên miền Nam chỉ cịn một cách là đương đầu quyết liệt với Campuchia.

Con đường này lại đi ngược với chủ trương của Mỹ. Kể từ năm 1960 khi chiến cuộc gia tăng và nhất là trận đánh Kiến Phong (tháng 10-1960) giữa lực lượng chính quy của Cộng sản với tiểu đồn 1 nhảy dù, người Mỹ mới bắt đầu nhận ra sự thật: Campuchia đã trở thành căn cứ đại an tồan của Mặt trận dân tộc Giải phĩng miền Nam Việt Nam. Lực lượng Cộng sản đã xuất phát từ bên kia lãnh thổ Campuchia tiến qua đánh Kiến Phong. Tuy biết sự thật như vậy nhưng Mỹ vẫn giữ chủ trương ve vãn o bế Sihanouk. Khơng phải tất cả các chiến lược gia Mỹ khơng hiểu rõ tầm mức quan trọng của lãnh thổ Campuchia đối với cuộc chiến tại Việt Nam. Nhưng lúc ấy Washington vẫn cịn chủ trương giới hạn cuộc chiến trong cục bộ miền Nam.
Đầu năm 1963, với trận Ấp Bắc tuy không có gì đáng gọi là một trận thua lớn (sự thiệt hại của Việt Nam Cộng hồ được coi là cân bằng) nhưng Hoa Kỳ lại lợi dụng trận đánh này và ồn ào gây áp lực mạnh với Tổng thống Kennedy buộc chính quyền Ngô Đình Diệm phải thay đổi chiến thuật. Cũng từ năm 1963 Hilsman nhận định rằng, phải thay đổi thái độ với Sihanouk nghĩa là chấm dứt giai đoạn o bế ve vãn. Trong khi đó thì ông Ngô Đình Nhu lại làm ngược lại, nghĩa là bắt tay với Pháp tìm ở De Gaulle một điểm tựa, ông Nhu cũng đồng thời cũng muốn hâm nóng lại mối bang giao Việt-Campuchia đã nguội lạnh từ lâu. Hoa Kỳ coi chủ trương này như một mối đe doạ cho thế đứng của họ tại bán đảo Đông Dương. Bởi vì Hoa Kỳ muốn đẩy mạnh cuộc chiến, muốn mở rộng địa bàn hoạt động, thì toan tính của ông Nhu lấy Pháp làm thế tựa, tìm ở Campuchia một thái độ trung lập tích cực (nghĩa là trung lập giữa Việt Nam Cộng hồ và Bắc Việt) thì chủ trương ấy tự nói lên tính cách đe doạ nguy hiểm đối với toan tính của Hoa Kỳ. Đó cũng là lý do khiến người Mỹ nóng lòng muốn thanh tốn ngay Ngô Đình Diệm.
Ngày 19-7-1963 Nghị sĩ Wayne L. Morse thuộc Uỷ ban Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố. "Việt Nam không đáng nhận được sự hy sinh của một trẻ em Hoa Kỳ". Ông còn nghĩ rằng, không đồng ý cho m....



Tôn giáo, Chính Trị

Ai giết anh em Ngô Đình Diệm
Chương 8 (a)



PHẬT GIÁO VÀ TỔNG THỐNG DIỆM NGÀY LỊCH SỬ 7-5-1963 (ÂM LỊCH)



Không một người Việt Nam nào có thể ngờ rằng, ngày ấy và bức công điện ấy đã cắm cột mốc khởi điểm cho một thảm kịch bi thương.
Trần Khôi hồi tưởng lại những ngày khi ông ra Huế thanh tra trước ngày 8-5 khoảng mấy ngày. Bây giờ nghĩ lại ông Khôi chợt bàng hoàng về một sự trùng hợp ngẫu nhiên và tự hỏi. Người Mỹ muốn gì ở Việt Nam?
Vốn quen biết với đại tá Mỹ Coner trong thời gian thuộc quyền Bộ Nội vụ trước khi ra Huế, Khôi tình cờ gặp ông Coner, ông Coner khoe:
“- Do sự thuyết phục của tôi Tổng thống Diệm mới chịu thi hành dân chủ tại xã ấp.
Kể từ đó xã ấp đều do dân chúng trực tiếp bầu theo lối phổ thông đầu phiếu.
Biết rõ bản tính Coner nên ông Khôi nghĩ bụng "Thằng cha thuộc loại nói róc tay tổ " Coner còn nói thêm:
Chính phủ Việt Nam Cộng hoà còn phải thi hành nhiều cải tổ quan trọng nữa mới thắng được Cộng sản chính quyền này thiếu dân chủ. Rồi Coner lại nhấn mạnh: "Tôi có có cảm tưởng Chính phủ Việt Nam Cộng hoà là Chính phủ của những nguời Công giáo.
Anh ra Huế thì biết. Tôi sẽ giới thiệu anh với Johnson, đàn em của tôi đang giúp Hoàng Trọng Bá huấn luyện lực lượng Nhân dân võ trang".
Coner nói với Khôi như một giãi bày tâm sự:
"- Dư luận Mỹ đang bất lợi cho Việt Nam, muốn chống Cộng sản thì phải huy động lực lượng Phật giáo không phải chỉ một chính quyền Công giáo. Phật giáo sẽ tẩy chay Chính phủ.
Ông ra Huế thì biết đó chỉ là một vương quốc của Tổng giám mục Ngô Đình Thục"
Ông Khôi lấy làm lạ lùng về thái độ của Coner, một người Mỹ có kinh nghiệm 30 năm ở miền Nam Việt Nam không hiểu suy luận từ một sự kiện nào lại nhất định cho rằng chính quyền Ngô Đình Diệm là một chính quyền của người Công giáo. Ông Khôi biết bụng vậy thôi và khi ra Huế đúng vào dịp Huế đang tưng bừng đón Phật đản đồng thời đang sôi động về bức công điện cấm treo cờ ông mới hiểu điều Coner ám chỉ.
Theo lời Trần Khôi, quan sát ngay tại chỗ về vụ nổ ở Đài Phát thanh Huế sẽ không dủ cho ta những lập luận có thể tin được, là CIA hoặc Cộng sản đã nhúng tay vào biến cố ngày 8-5. Nhưng về phía Mỹ, qua những cuộc đối thoại trao đổi thì talại dễ dàng cảm thấy bằng trực giác là Mỹ có thể đã nhúng tay và qua nhiều ngẫu nhiên trùng hợp thì quả là người Mỹ đã "ra tay hành động".
Buổi tối 7-5, ông Khôi được mời dùng cơm tại nhà một viên chức Mỹ. Trong bữa cơm đó ông gặp Johnson, ông Phó Lãnh sự Mỹ, một bác sĩ người Đức tại trường Đại học Y khoa Huế và một người Việt Nam tự giới thiệu là giáo sư trường Đại học văn Khoa Huế. Khôi ngồi cạnh ông Johnson, ông ghi nhận Johnson là một tay người Mỹ, không khen hay chê Chính quyền. Nhưng luận điệu của ông Phó Lãnh sự Mỹ cũng tương tự như Coner. Đề cập đến Phật giáo ông Phó Lãnh sự Mỹ nói đại ý:
Phật giáo là một lực lượng rất lớn lao. Nhưng Phật giáo không tham gia vào công cuộc chống Cộng nếu Chính phủ Việt Nam Cộng hoà không mở rộng cho Phật giáo tham dự.
Nghe nói như vậy, ông Khôi phản đối:
Quan niệm của ông Phó Lãnh sự có phần không đúng. ông Tỉnh trưởng ở đây, ông tướng Tư lệnh vùng đềtt là Phật giáo. Phó Tổng thông cũng là phật giáo. Tướng Tổng Tham muu trưởng cũng là phật giáo.
Ông Phó Lãnh sự Mỹ mỉm cười không đáp. Một lát sau, viên chức Mỹ Warren Smith lên tiếng công kích nặng nề việc làm của Nha Công tác miền Thượng. Viên chức Smith cho rằng, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đang thực hiện kế hoạch Việt Nam hoá và Công giáo hoá tất cả đồng bào Thượng và nhất là Nha này đã xâm phạm chủ quyền vương quốc Lào và quyền "tự quyết" của các sắc tộc Thượng.
Bữa cơm hôm ấy, các viên chức Mỹ, Smith và nhất là ông Phó Lãnh sự đã công kích chính quyền Ngô Đình Diệm khá mạnh mẽ về vấn đề Phật giáo. Đề cập đến vụ biểu tình tại toà Tỉnh trưởng Thừa Thiên chiều mùng 7, ông Phó Lãnh sự cho rằng: “Nếu chính quyền Ngô Dình Diệm không chịu "liên hiệp”(?) với Phật giáo tham chánh thì Phật giáo sẽ đứng lên tranh đấu”
Cũng từ ngày 7-5, có một số người Mỹ ở Đà Nẵng cấp tốc ra Huế. Đó là đại uý Scot. Tất nhiên là không ai để ý đến ông ta.
Nhưng đại uý Scot ra Huế để thực hiện một công việc quan trọng do Trung ương tình báo Mỹ trao phó cho ông ta.
(Năm 1965, đại uý Scot trở thành sĩ quan cố vấn của Tiểu đoàn 1/3 Sư đoàn 1 BB. Trong cuộc hành quân tại vùng Nam Đồng, Scot trong lúc đau buồn bất mãn đã tiết lộ công vìệc mà ông ta đã thực hiện ngày 8-5-1963)
Tại Sài Gòn, không có một chuyện đáng tiếc nào xảy ra trong hai ngày 7 và 8. Sáng ngày 8, Lương Khải Minh được mấy người bạn cho biết, bên phía chùa Xá Lợi đang có chuyện bất mãn với Chính quyền về vụ cấm treo cờ. Lúc ấy ông ta mới hay và rất ngạc nhiên.
Lương Khải Minh thầm nghĩ: "Trong tình thế này cấm đoán làm chi dù cho là hợp lý. Vụ cờ Vatican rồi vụ cờ Phật giáo, chế độ càng ngày càng tạo thêm mâu thuẫn".
Và Cộng sản cũng chỉ mong có thế. Sáng sớm, Thượng toạ Trí Dũng và một vị Thượng toạ khác có lại thăm bác sĩ Tuyến tại nhà riêng và yêu cầu ông can thiệp, làm thế nào để Chính quyền đình chỉ thi hành bức công điện cấm treo cờ. Bác sĩ Tuyến gọi điện hỏi ông Đoàn Thêm (Đổng lý Văn phòng Bộ phủ tổng thống) ông Đoàn Thêm xác nhận là có bức công điện đó và do nơi ông Đổng lý phó tổng thống Quách Tòng Đức gởi đi (ông Quách Tòng Đức thi hành khẩu lệnh của Tổng thống Ngô Đình Diệm).
Sự việc đã xảy ra như vậy, biết làm thế nào?
Tại Sài Gòn, Lương Khải Minh tự động giải quyết theo đường lối tình cảm cá nhân. Quận 3 là nơi tập trung rất nhiều chùa chiền và những chùa lớn như Xá Lợi, Kỳ Viên…Từ tư thất, bác sĩ Tuyến gọi Trung tá Phó đô trưởng Nội An và ông Cảnh sát trưởng quận 3 (bấy giờ là cò Kính ) và yêu cầu hết sức thận trọng "Nơi nào đã treo cờ rồi cứ để nguyên đừng cho cảnh sát hạ xuống. Nơi nào đồng bào Phật tử chưa treo thì tìm lời khéo léo nói với họ xin thông cảm".
Nhờ sự sốt sắng và không quan tâm của cảnh sát thuộc 7 quận đô thành nên vụ cờ Phật giáo đã không gây ra những chuyện đáng tiếc tại Sài Gòn. Lễ Phật đản cử hành như mọi năm.


BÀI THUYẾT PHÁP NẢY LỬA


Ngày 8-5, từ sáng sớm tinh mơ, Huế đã trở mình thức dậy giữa một rừng cờ. Đồng bào Phật tử trong khắp thành phố nhất tề quần áo bảnh bao sửa soạn kéo nhau về chùa Từ Đàm để dự đại lễ. Nguyễn Hữu Cang trong một tâm trạng nao nức.
Nguyễn Hữu Cang đã được bạn rỉ tai từ tối hôm trước là sáng nay có thể chính quyền sẽ đàn áp Phật giáo và ngăn chặn không cho rước kiệu Phật. Song cũng vì nguồn tin như vậy nên số Phật tử đi dự lễ càng đông càng hăng say.
Từ 8 giờ sáng trên các ngả đường thành phố Huế tấp nập những người, từ Đập Đá, từ An Cựu, đến Gia Hội, Diệu Đế…hàng ngàn Phật tử rước kiệu Phật tiến về lễ đài thiết lập tại chùa Từ Đàm.
Khoảng 9 giờ, đại uý Minh vào gặp ông Cẩn và tin cho ông Cẩn hay, mọi chuyện rước xách đã diễn ra rất tốt đẹp.
Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm cũng như ông đại biểu Hồ Đắc Thương, ông Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng đều khăn đóng áo dài đến chùa Từ Đàm dự lễ vừa với tư cách chính quyền vừa tư cách Phật tử.
Trước đó, một đoàn ước chừng 500 người từ Gia Hội rước Phật qua Từ Đàm, khi đi ngang Toà Đại biểu thì dừng lại, năm bảy chiếc biểu ngữ được giơ lên. Không khí bắt đầu sôi nổi.
Trong số biểu ngữ đó có những khẩu hiệu như là đòi chính quyền thực thi quyền bình đẳng tôn giáo và lên án kỳ thị tôn giáo.
Đoàn người dừng lại một lúc lâu, có nhiều tiếng la ó và đả đảo. Sau đó đoàn người lại thẳng bước tiến về lễ đài. Theo Nguyễn Hữu Cang thì hôm ấy, thanh niên và hướng đạo Phật tử đã nhận được lệnh là luôn luôn đề cao cảnh giác và chính quyền có thể đàn áp bất cứ lúc nào.
Trong buổi lễ Thượng toạ Trí Quang đăng đàn thuyết giảng. Bao nhiêu ngàn Phật tử im lặng như tờ. Phật tử vừa thích thú vừa hồi hộp, ngạc nhiên. Thượng toạ Trí Quang nói hay quá, hấp dẫn và nồng nàn. Thượng toạ lên tiếng công kích chính quyền rất nặng nề và tố cáo sự kỳ thị tôn giáo, bất bình đẳng tôn giáo. Tóm lại, bài thuyết giảng đó vừa công kích chính quyền vừa có tính cách kêu gọi Phật giáo tranh đấu cho Phật pháp và “đòi quyền bình đẳng tôn giáo".
Tội nghiệp cho ba "ông lớn"của chính quyền được một phen "rụng tim". Ba "ông lớn" thất sắc đưa mắt nhìn nhau và lắc đầu chịu trận. Thiếu tướng Nghiêm cho rằng thầy Trí Quang công kích chính quyền nặng quá, đang dự leã chả lẽ ông lại bỏ ngang ra về. Bài thuyết giảng của Thượng toạ Trí Quang được cơ quan an ninh thu băng.
Khi tan lễ, Thiếu tướng Nghiêm cũng như ông Đẳng và ông Chương cùng lần lượt kéo nhau đến tư dinh ông Cẩn và mỗi người lần lượt trình bày về nội dung bài thuyết pháp của Thượng toạ Trí Quang. Ông Cẩn thắc mắc nói với mọi người: “Tại sao thầy Trí Quang lại cư xử với mình như vậy?”. Có thể nói ông Cẩn rất ngạc nhiên về bài thuyết pháp của Thượng toạ Trí Quang. Lúc đầu nghe nói ông vẫn không tin “Làm gì có chuyện đó”. Mãi sau khi nghe hết cuộn băng, ông Cẩn chỉ lắc đầu, than dài.
Về phía đồng bào Phật tử tinh thần bỗng lên cao và càng thêm hăng say nhờ bài thuyết pháp của Thượng toạ Trí Quang.
Theo Nguyễn Hữu Cang, sau khi nghe Thượng toạ Trí Quang thuyết pháp như vậy, Cang cũng như bạn bè nhất là giới Phật tử lao động và học sinh, sinh viên bỗng nhiên cảm thấy phẫn uất và cần phải làm một cái gì đó. Cơn giông tố bắt đầu nổi lên.
Buổi chiều ngày 8 lặng lẽ trôi qua. Theo chương trình đã dự định thì 8g30 tối sẽ đốt pháo bông và rước xe hoa tại chùa Từ Đàm. Vào khoảng 6 giờ chiều đồng bào đã lũ lượt kéo nhau về Từ Đàm. Những năm trước lễ Phật đản tại Huế bao giờ cũng tấp nập đông vui như vậy.
Vào khoảng 7giờ 30, đồng bào tập trung tại chùa Từ Đàm chen chân không nổi. Bỗng nhiên ban tổ chức cho biết, chương trình được thay đổi và không có đốt pháo bông như dự định.
Đồng bào được mời về tập trung tại Đài phát thanh phía cầu Tràng Tiền. Ban tổ chức cho biết đồng bào hãy tập trung quanh vùng Morin, để đón đoàn xe hoa từ Đà Nẵng ra tham dự. Đồng bào Phật tử lại chen nhau đổ xô về địa điểm đã định. Ai nấy đều nao nức, mong chờ đoàn xe hoa từ Đà Nẵng tiến ra.
Tại Đài phát thanh, ông Quản đốc Ngô Ganh đang cho sửa soạn để phát chương trình lễ Phật đản vào lúc 8g15. Chương trình đã được thu thanh từ trước và được kiểm duyệt theo thể lệ chung. Lình tính cho ông biết sắp xảy ra chuyện chẳng lành. Đồng bào tập trung quanh Đài phát thanh đông quá sức tưởng tượng. Nhân viên của đài vẫn yên trí làm việc vì cho rằng, đồng bào đến để nghe phát thanh chương trình đặc biệt về lễ Phật Đản, giản dị chỉ có thế thôi.
Nhưng sau đó, có mấy ông Thượng toạ, Đại đức và một số thanh niên Phật tử vào thẳng văn phòng ông Quản đốc, yêu cầu được thay đổi chương trình phát thanh. Thay vì cho phát thanh chương trình đã được thu thanh và kiểm duyệt, ban tổ chức yêu cầu ông Quản đốc cho truyền thanh trực tiếp buổi lễ ban sáng kể cả bài thuyết pháp của Thượng toạ Trí Quang mà ban tổ chức đã thu thanh.
Quản đốc Ngô Ganh từ chối với lý do ông chỉ được phép cho truyền thanh những cuộn băng nào đã được kiểm duyệt, còn vấn đề trực tiếp truyền thanh buổi lễ thì ông không thể thoả mãn. Ban tổ chức cương quyết đòi hỏi phải được truyền thanh theo chương trình trong cuốn băng của Ban tổ chức. Bên ngoài Phật tử và đồng bào tập trung mỗi lúc một đông và tựa như từng lớp sóng người trong vùng biển động.
Ngô Ganh gọi điện cho từng cấp liên hệ để báo cáo sự tình. Đôi bên vẫn dằng co.
Về phía chính quyền lúc 5 giờ chiều, cơ quan an ninh đã nhận được nguồn tin mật là tối nay các Thày sẽ làm áp lực buộc Đài Phát thanh phải cho trực tiếp truyền thanh cuộn băng ghi lời thuyết pháp ban sáng của Thượng toạ Trí Quang - Thiếu tá Đặng Sỹ Phó Tỉnh trưởng đi tìm ông Tỉnh Trưởng để tường trình nội vụ. Nhưng ông Sỹ không sao tìm được ông Đẳng. Ông Sỹ cho người đến nhà vợ nhỏ ông Đẳng cũng không thấy ông đâu.
Cuối cùng Thiếu tá Sỹ đến văn phòng ông Cẩn thì lúc ấy ông Lê Văn Đạm (Đổng lý toà Đại biểu) và ông Đẳng cũng vừa tới. Ông Sỹ trình bày qua loa về hiện tình, ông Đẳng cho biết ông đã gặp Thượng toạ Trí Quang và nói: "Cứ yên trí không có chuyện gì đâu". Sau đó hai ông Đạm và Đẳng gặp riêng ông Cẩn. Ông Cẩn cho rằng: “Nếu có như rứa thì sao bây chừ …vậy cố gắng sao nói với thày Trí Quang bỏ qua đi".
Tình hình đài phát thanh lúc ấy đã hết sức căng thẳng. Đồng bào Phật tử đã tràn vào tới sân, nhiều tiếng la lối, hò hét. Ngô Ganh gọi điện thoại cho Thiếu tá Sỹ cầu cứu. "Thiếu tá phải can thiệp gấp họ chiếm Đài bây giờ này". Rồi cứ năm phút Thiếu tá Sỹ lại nhận được điện thoại của Ngô Ganh. “thiếu tá không can thiệp gấp thì họ chiếm Đài họ giết tôi đó". Ông Sỹ cũng không biết làm thế nào, đành phải trấn an Ngô Ganh: “Anh. cứ yên trí, không sao đâu tôi ra ngay đó". Sự thực lúc ấy Thiếu tá Sỹ cũng như văn phòng ông Cẩn chưa biết phải giải quyết như thế nào cho êm đẹp.
Tình thế quá gấp rút, ông Nguyễn Văn Đẳng bảo Thiếu tá Sỹ: "Bây giờ chỉ còn cách giải tán, Thiếu tá lo giùm tôi đi".
Ông Sỹ trả lời "Tôi làm ngay, nhưng ông Tỉnh trưởng ra lệnh đã". Ông Đẳng có vẻ mất bình tĩnh. Tin tức cho biết, Đài phát thanh có thể mất đến nơi. Ông Đẳng bảo Thiếu tá Sỹ: "Thiếu tá lo gấp dùm tôi, ký một giấy chứ hàng trăm giấy tôicũng ký”. Thiếu tá Sỹ ngần ngại: "Tôi thi hành lệnh giải tán với tư cách nào? Phó Tỉnh trưởng Nội an hay Tiểu khu trưởng?". Ông Đẳng chưa biết trả lời sao thì được ông Sỹ giải thích: “Nếu với tư cách phó Nội an thì tôi chỉ có một ít cảnh sát, công an và hai đại đội địa phương quân". Ông Đẳng vui vẻ: "Thiếu tá thi hành theo tư cách Tiểu khu trưởng đi”. Ông Đẳng không quên vấn đề giấy tờ và nói: “Thiếu tá về Tiểu khu làm giấy tờ đi rồi tôi ký sau”. Theo quyết định 57 của Chính phủ Việt Nam Cộng hoà thì, Tỉnh trưởng ngoài chức trưởng hành chính còn giữ chức trưởng an ninh lãnh thổ. Như vậy, giải tán cuộc biểu tình tại Đài phát thanh đều thuộc thẩm quyền tối thượng của Tỉnh trưởng Thừa Thiên.
Sau khi nhận lệnh của ông Đẳng, Thiếu tá Sỹ gọi điện thoại về Đà Nẵng trình nội vụ lên Thiếu tướng Nghiêm Tư lệnh Vùng I chiến thuật. Tướng Nghiêm tỏ vẻ lo lắng và ra lệnh cho ông Sỹ: “Anh phải lo giải quyết ngay còn chần chừ gì nữa…N



No comments:

Post a Comment