Friday, July 31, 2009

RFA Phản ứng của người Việt hải ngoại về vụ Tam Tòa



.



.

Audo Phản ứng của người Việt hải ngoại về vụ Tam Tòa




Phản ứng của người Việt hải ngoại về vụ Tam Tòa


Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2009-07-31

Việc đưa lực lượng công an hùng hậu đến trấn áp, bắt bớ, gây thương tích các vị lãnh đạo tinh thần và giáo dân địa phận Tam Toà đã được giới truyền thông tường thuật liên tục từ suốt tuần qua.

Photo courtesy of Vietcatholic

Cầu nguyện cho Tam Tòa.

Trong phần tin tức và phóng sự gởi đến quý vị trong các buổi phát thanh trước, Ban Việt Ngữ chúng tôi có trình bày chi tiết về sự kiện đang gây chú ý cùng tiếng vang khắp thế giới.

Sau đây, xin mời quý vị theo dõi phản ứng, góp ý và nhận định từ một số người Việt hải ngoại, do Đỗ Hiếu ghi nhận.
Sốc, bất bình…

Từ Australia, Tiến sĩ Võ Thanh Liêm nhấn mạnh, hành động đàn áp bằng võ lực tại giáo xứ này là điều không thể chấp nhận được, nhà cầm quyền Việt Nam cần phải chấm dứt ngay điều vô lý đó:

“Rất là bất bình và tôi cảm thấy rất là sốc khi một người giáo dân đi tới một khu vực mà theo truyền thống người ta có nhà thờ để người ta cầu nguyện, và những người có trách nhiệm để bảo vệ nhân dân mà lại tới đó để hành hung là chuyện không thể chấp nhận được, và tôi hoàn toàn ủng hộ nhân dân ở Tam tòa và cộng đồng công giáo Việt nam, những cộng đồng đã từng chịu trong quá khứ rất nhiều sự đàn áp mà họ vẫn vươn lên và họ là một cộng đồng rất là tốt của dân tộc Việt Nam.

Rất là bất bình và tôi cảm thấy rất là sốc khi một người giáo dân đi tới một khu vực mà theo truyền thống người ta có nhà thờ để người ta cầu nguyện, và những người có trách nhiệm để bảo vệ nhân dân mà lại tới đó để hành hung là chuyện không thể chấp nhận được.

TS Võ Thanh Liêm

Không thể nào đối xử với người ta một cách rất là tàn bạo như thế được. Mà hơn nữa, tôi có lời nhắn nhủ với những người đã xúc phạm tới danh dự, phẩm giá và đã đánh đập người ta tàn nhẫn như thế này, đây là một cái cộng đồng công giáo, Thiên chúa giáo, một cái đạo rất là lớn của thế giới, thành ra tôi nghĩ là phía cầm quyền nên ngừng tay, không nên tiếp tục đàn áp người ta như thế nữa.”

TamToa-072909-305.jpg
Giáo xứ Tân Lộc, hạt Cửa Lò, tuần hành ủng hộ giáo dân Tam Tòa.
Cô Thanh Thảo, một người sinh hoạt về truyền thông tại Pháp cho là, bất cứ một cuộc tập họp đông người nào, dù đó là thành phần tôn giáo ôn hoà cũng gây ít nhiều quan ngại cho chánh quyền, cho nên họ phải tìm cách trấn áp, bất chấp sự lên tiếng của quốc tế:

“Trước những bất mãn của người dân hiện nay thì bất cứ một hành động nào mà gọi là tụ tập của người dân thì nhà cầm quyền cộng sản Việt nam đều cố gắng tìm cách để mà dập tắt, hơn nữa đây là một lực lượng tôn giáo mà các giáo dân công giáo là những người mà không thể nào dừng bước khi mà đạo bị tấn công hoặc là những người giáo dân bị đánh đập, thành ra tôi nghĩ là nhà cầm quyền đảng cộng sản Việt Nam, sau cái vấn đề của Thái Hà, sau cái vấn đề của tòa tổng giám mục ở ngoài Hà Nội thì ngày hôm nay, trước sự tập hợp của đồng bào giáo dân ở Vinh thì họ rất là sợ.

Nhất là theo tôi biết ở Vinh là một giáo phận đứng hàng thứ ba của nước Việt Nam thì tôi nghĩ là họ rất là sợ và họ muốn sử dụng cái đòn phép mà gọi là dùng bạo hành càng sớm càng tốt, mặc cho thế giới lên tiếng phản đối như thế nào, họ đã đến lúc gọi là điên cuồng rồi.”

Ông Đỗ Văn Bùi, thành viên cộng đồng Việt Nam tại Hà Lan giải thích rằng, Hà Nội lâu nay vẫn thường đụng chạm đến các tôn giáo, nhưng theo ông thì lần này, qua sự việc xảy ra ở Vinh, họ đã đi quá trớn. Tuy nhiên đây là một dấu hiệu phấn khởi đối với cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo nơi quê nhà:

“Có lẽ là, tôi nghĩ đến cái giai đoạn chót rồi đấy anh, tức là bây giờ Cộng Sản Việt Nam họ đã đụng mạnh đến các tôn giáo, họ đã đụng đến các tôn giáo rất lâu rồi nhưng mà có lẽ là tôn giáo đó là Thiên Chúa Giáo, thì kỳ này họ đụng tương đối là rất là mạnh và họ đã đánh mấy ông linh mục bị thương nữa, với lại tôi thấy cái sự đoàn kết của giáo phận Vinh, phải không ạ.

Riêng tôi là người công giáo tôi thấy hết sức phấn khởi tại vì mình thấy là bây giờ đã công lên lực đẩy tương đối là mạnh trong hàng ngũ linh mục, cũng như giáo mục và giáo dân ở cái địa phận đó mà họ đoàn kết với nhau thì với riêng tôi, tôi cảm thấy điều đó là điều rất là tốt và rất là phấn khởi.”
Cách hành xử của chính quyền?

Từ thủ đô Bruxelles, vương quốc Bỉ, luật sư Lê Thị Tuyết Nga nói, mượn tay công an, xã hội đen đàn áp, hành hung các vị linh mục cùng giáo dân là hành vi đáng lên án, đồng thời cũng cho thấy là quyền lực của Hà Nội suy giảm, trước nguyện vọng tự do, dân chủ của người dân:

“Thêm một lần nữa tại nhà thờ Tam Tòa, Việt Nam cho công an dùng thái độ du côn, dùng ngay những tên du côn, những kẻ bại hoại trong xã hội mà đáng lẽ công an có nhiệm vụ bài trừ, để đánh đập tàn nhẫn nhân dân từ nhà tu hành cho tới đàn bà, trẻ con. Sự xấu xa này của chính quyền không có lời gì để diễn tả hết được.

Nếu chính quyền đã sử dụng bọn côn đồ để đối phó với nhân dân thì thật là mỉa mai, buồn cười. Nhưng trên khía cạnh nào đó, điều này cũng cho thấy quyền lực của những người cai trị Việt Nam đã suy giảm rất nhiều, họ phải dùng đến hạ sách đó.

LS Lê Thị Tuyết Nga

Nếu chính quyền Việt Nam đã sử dụng thái độ côn đồ, bọn côn đồ để đối phó với nhân dân thì tại nơi đây, nói có luật pháp thì thật là mỉa mai, buồn cười. Nhưng trên khía cạnh nào đó, điều này cũng cho thấy quyền lực của những người cai trị Việt Nam đã suy giảm rất nhiều, họ phải dùng đến hạ sách đó, có nghĩa là, ngày mà họ nhường chỗ cho những người thật sự yêu nước, yêu dân để xây dựng lại Việt Nam đã đến gần.”

Một tù nhân lương tâm, từng bị toà án xử hai năm tù, khi về nước đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, từ Texas, ông Nguyễn Tấn Trí phát biểu rằng, chuyện xảy ra tại Tam Toà cho thấy sự lúng túng, khó xử trí dẫn tới hành động giải toả bằng sức mạnh. Tuy nhiên, có thể đây là một cơ hội, một dịp may cho phong trào đòi tự do tôn giáo ở Việt Nam:

“Đối với sự việc này thì đầu tiên chúng tôi nghĩ là cộng sản Việt Nam đang ở cái thế rất yếu. Cái thế yếu đó họ lúng túng, họ không biết xử trí cách nào với mọi việc cho nó ổn thỏa. Họ bị áp lực từ nhiều phía, kể cả từ phía dân chúng ở trong nước.

Chúng tôi nghĩ rằng do những cái áp lực đó mà những lực lượng đối kháng họ phải cố gắng họ triệt tiêu, bởi vì họ sợ rằng những lực lượng đó sẽ lớn lên và trong cái thế yếu đó của họ đó, thì họ có thể bị lật đổ hay là bị những cái khó khăn nào đó.

Cho nên, theo tôi thấy đó thì cái phản ứng của họ trong lúc này, biểu lộ ra ở cái thế mà họ đang bị động rất là nhiều, và họ đang bị rất nhiều các áp lực từ các phía. Kết luận cho tôi thấy rằng, với cái tình hình hiện giờ.

Cái phản ứng của dân chúng có thể sẽ bộc phát rất là mạnh mẽ, nhất là trong cái vụ mà Tam Tòa vừa qua, thì Cộng sản Việt Nam có thể sẽ bị những phản ứng rất là mạnh mẽ về phía công giáo cũng như về dân chúng.

Thành ra trong trường hợp này thì chúng tôi thấy là Cộng sản Việt Nam đang ở những cái rất là khó khăn và nếu mà các cái nhà tranh đấu trong cái thời buổi hiện tại bây giờ mà lợi dụng ở những cái tình thế này để mà đẩy mạnh những hoạt động ở trong nước, thì tôi nghĩ là tình hình sẽ có thể có những cái biến chuyển to lớn hơn nữa.”

Một người thường xuyên theo dõi thời cuộc Việt Nam, hiện định cư tại Đan Mạch, ông Trần Viết Khoái ủng hộ đề nghị đưa Hà Nội trở lại danh sách CPC:

“Đưa nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội trở lại danh sách cần được quan tâm. Cái này chúng tôi đã tán đồng yêu cầu đưa cộng sản trở lại danh sách cần được quan tâm đặc biệt. Đấy là cái điểm thứ nhất chúng tôi xin tán đồng với quý vị cũng như là mọi người về cái đó.Cộng sản vẫn nguyên cái bản chất của họ, họ tráo trở, lừa gạt, không có một cái tiến bộ nào hết, mặc dù phía tự do, hay đúng ra phía chính phủ Mỹ đã nhìn họ với một con mắt quá lạc quan và về cái việc cụ thể là việc đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền, thì tôi có cảm tưởng là cái mức đàn áp ngày càng trầm trọng thêm.

Và cái sự vi phạm nhân quyền cũng vậy, những vụ bắt bớ các nhà báo, những người lên tiếng, dù là đối lập trong một tinh thần ôn hòa nhưng chủ trương nó rất rõ ràng là bất bạo động thì Cộng sản vẫn diệt mạnh tay. Cho nên theo tôi là không có nghi ngờ gì sự việc này, vì vậy mà tôi tán đồng cái lập trường là yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ đưa chế độ cộng sản trở lại danh sách cần quan tâm một cách đặc biệt.”

Khi đề cập đến diễn biến xảy ra ở Tam Toà, báo Quân Đội Nhân Dân, số ra hôm thứ tư 29 tháng 7, 2009 nói, trước những hành vi sai phạm pháp luật của một số công dân theo đạo Thiên Chúa tại khuôn viên chứng tích chiến tranh tháp chuông Tam Toà, Đồng Hới, Quảng Bình, chánh quyền và lực luợng an ninh đã có biện pháp ngăn chặn quyết liệt.
Báo The Wall Street Journal xuất bản tại Hoa Kỳ hôm 27 tháng 7, cho hay con số giáo dân tham gia biểu tình tới hàng trăm ngàn người dưới sự hướng dẫn của 170 linh mục và 420 nữ tu, cuộc đụng độ giữa giáo dân và công an tại Tam Tòa
đã xảy ra, có hai linh mục bị thương nghiêm trọng


.

No comments:

Post a Comment