Sunday, July 5, 2009

James O. Clifford Srf -Kỷ Niệm 40 Năm Vụ Thảm Sát Mậu Thân 1968

K Nim 40 Năm V Thm Sát Mu Thân 1968:

V Thm Sát B Quên Lãng!

- James O. Clifford Srf –

Chuyn Ng: T Uyên

LGT: Kể từ khi bóng ma cộng sản xuất hiện trên quê hương Việt Nam, người cộng sản đã tạo nên không biết bao nhiêu tội ác, giết hại không biết bao nhiêu dân lành vô tội, trong đó có những vụ thảm sát rùng rợn thời Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc và những vụ thảm sát kinh tâm động phách vào dịp Tết Mậu Thân ở Miền Nam, đặc biệt là ở Huế, cách đây 40 năm. Ghê rợn hơn, sau 40 năm gây ra tội ác, những người cộng sản vẫn không hề ăn năn, hối hận, tiếp tục trâng tráo và trắng trợn rầm rộ tổ chức "ăn mừng chiến thắng Mậu Thân". Thái độ không hề ăn năn, không hề hối hận của CS, rõ ràng xuất phát từ bản chất vô thần, vô gia đình, vô tổ quốc của người CS. Hiểu rõ bản chất của CS, chúng ta chỉ phẫn nộ, căm thù CS, tuyệt nhiên, không ai ngạc nhiên hay thất vọng khi thấy CS có thái độ không hề ăn năn, không hề hối hận đối với chính những tội ác mà CS đã gây ra. Dĩ nhiên, chúng ta cũng rất thông cảm khi ở VN, sống trong sự kìm kẹp của CS, có rất nhiều người, nhiều tổ chức, muốn làm lễ tưởng niệm 40 năm các nạn nhân bị CS thảm sát trong vụ Mậu Thân, nhưng họ đã không thể làm, hoặc không dám làm một cách công khai. Tuy nhiên, điều khiến chúng ta ngạc nhiên, thất vọng và phẫn nộ, khi tại các quốc gia tự do dân chủ ở hải ngoại, có những tổ chức của người Việt, lúc nào cũng vỗ ngực kêu gào đòi tự do, dân chủ, hòa bình, công lý... nhưng thực tế, trong dịp tưởng niệm 40 năm Tết Mậu Thân, họ lại tảng lờ trước những cái chết tức tưởi oan ức, của hàng chục ngàn đồng bào, nạn nhân vô tội bị CS thảm sát. Nguyên nhân nào dẫn đến thái độ vô lý này? Tại sao họ lại có thái độ né tránh không dám nói đến những tội ác ghê tởm của cộng sản VN? Phải chăng họ đã bị CS thao túng, lũng đoạn? Liệu thái độ né tránh của họ có thoát khỏi sự phán xét của dư luận, của lịch sử, của lương tâm, và của Đấng Tối Cao? Bài viết sau đây của James O. Clifford Srf (*) do Từ Uyên chuyển ngữ sẽ cho quý độc giả thấy được phần nào những nguyên nhân dẫn đến thái độ bất chính của phóng viên ký giả Tây phương đối với vụ thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế, để qua đó, quý độc giả có được cơ hội nhìn rõ bàn tay lông lá của CS đằng sau những gương mặt, những tổ chức giả nhân giả nghĩa thường xuất hiện tại hải ngoại.

*

Phải chăng cuộc tàn sát tại Huế là cuộc tàn sát được giấu kín nhất? Đúng như vậy nếu ta tin vào ngành truyền thông đại chúng Hoa kỳ cũng như trong môn học về lịch sử. Đó là lời kết luận của tôi sau 40 năm làm báo, phục vụ trong hai hãng thông tấn quan trọng nhất thế giới là United Press quốc tế (UPI) và Assocated press (AP).
Tôi về hưu năm 2000 và như vậy ra khỏi ngành truyền thông, một ngành được coi như liên hệ tới nhiều cơ quan khác và nhằm thổi còi ra lệnh. Có thể việc giới hạn mọi báo cáo về cuộc tàn sát tại Huế là một màn giấu giếm cố ý và có tổ chức, đã khiến tôi băn khoăn ngay từ khi tôi còn là phóng viên non trẻ phục vụ cho UPI, lúc tôi được đọc một thông cáo ngắn ngủi về vụ thảm sát này. Cuộc thảm sát có tổ chức giết ít nhất 2810 thường dân tại Huế (nhưng theo Douglas Pike, một nhà khảo cứu về Việt Nam, nạn hân lên tới 5700) gồm ngoại kiều, trí thức, lãnh tụ tôn giáo, chính trị gia và nhiều người khác. Vụ thảm sát hình như do các cán bộ cộng sản tại địa phương thực hiện, không phải do quân chính qui miền Bắc xâm nhập sát hạ.
Mồ chôn tập thể được tìm thấy tại Huế ngày 26 tháng 02 1968 sau khi chiếm lại Huế, đáng lẽ xứng đáng là đề tài mà giới truyền thông phải nói lên nỗi khủng khiếp của cuộc thảm sát này. Nhưng tôi chờ đợi năm này qua năm khác không ai nhắc tới chuyện này.
Bỏ quên vụ thảm sát này khiến tôi cảm thấy nhiệm vụ của báo chí được coi như cơ quan tiên phong của lịch sử, đã bị biến thể. Trước đây theo truyền thống căn bản, người phóng viên có bổn phận viết phần đầu của mọi sử liệu. Một giáo sư của tôi đã dạy: "Rồi sau này, những năm tới sẽ có một hay nhiều giáo sư danh tiếng dùng tài liệu của anh mà viết thành sách". Ngày nay, phóng viên hay chủ bút đã thay thế sử gia để quyết định cho nhân dân nên nhớ hay quên cả việc quốc gia.
Thí dụ rõ rệt: Hãng Associated Press Television and Radio Association họp Đại hội năm 1998 và trưng bày những bức hình coi như vĩ đại nhất trong 150 năm qua. Và ta thấy gì: Thế chiến thứ hai được tượng trưng qua bức hình Dựng cờ tại IWO JIMA và hình binh sĩ khải hoàn chiến thắng trở về. Chiến tranh Cao ly được tượng trưng qua cánh tay lính Mỹ chết dơ qua lớp tuyết dày. Trái lại, trận chiến tại Việt Nam lại trưng ra hình ảnh do Eddie Adams chụp năm 1968 cho thấy một sĩ quan Việt Nam bắn chết một tên khủng bố, cùng với hình em gái trần truồng chạy sau trận thả bom napalm năm 1972.
Không một lời bình luận, không một hàng ghi chú . Khi nhìn hai bức ảnh đó người coi có cả ngàn câu phỏng đoán về nơi xuất xứ của các tấm hình. Bức hình chụp trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã nhằm chứng minh [sai lạc và ác ý] rằng Hoa kỳ đang trợ giúp một chính thể coi bắn giết như một trò đùa. Người lảy cò chính là Tướng Nguyễn ngọc Loan chỉ huy trưởng Cảnh sát. Ông qua đời năm 1998. Và cho tới ngày chót ông vẫn là bạn của Adam. Nhiếp ảnh gia này trong bài điếu tang đã thú nhận, người bắn cũng như tấm hình bắn giặc đã bị hiểu lầm. "Tôi rất bực tức vì tới khi ông chết, không ai hiểu gì về ông", Adams nói tiếp. Anh cho rằng Tướng Loan là một người anh hùng và Mỹ quốc phải khóc thương ông. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng chẳng biết Adams khóc than Nguyễn ngọc Loan hay than khóc cho sự bất công của bức hình phóng sự liên hệ tới việc xử bắn tên khủng bố ngoài phố 30 năm về trước.
Người mà Ông Loan bắn là một tên khủng bố, hắn đã sát hại cả gia đình một sĩ quan cảnh sát. Hắn lại mặc thường phục và như vậy tại nhiều cuộc chiến Mỹ đã tham gia, hắn có thể bị xử bắn ngay. Đồng ý, như vậy không có nghĩa là việc bắn này là hoàn toàn đúng. Hắn có thể bị đưa ra tòa xét xử. Nhưng bức hình đưa ra đã khiến người coi ngộ nhận tướng Loan khát máu. Trong khi sự thực, kẻ khát máu chính là tên khủng bố VC. Tướng Loan đã tức giận vì tên khủng bố đã quá tàn nhẫn tàn sát cả một gia đình.
Tôi rất ngạc nhiên khi cảm thấy lương tâm dành cho chiến tranh tại Việt Nam chỉ nghiêng về một phía.Tường thuật về chiến tranh không phải là chuyện dễ, nhưng tại Việt Nam lại quá dễ. Những giới hạn ấn định dành cho phóng viên quá sơ sài so với các cuộc chiến tranh khác trước đây. Các phóng viên tại các cuộc chiến tranh trước phải tuân theo quân luật và phải chịu nhiều giới hạn cũng như đều bị kiểm duyệt các phóng sư. Muốn tới đâu phải được chấp thuận và hướng dẫn.
Tại chiến trường Cao Ly phóng viên được coi như quân nhân, mặc quân phục trái hẳn với cách ăn mặc của các phóng viên hoạt động tại Việt Nam qua bộ đồ Safari hay các cách ăn mặc lạ kiểu khác.Trong các trận chiến trước, phóng viên được coi như cái đuôi của quân đội, nhưng tại Việt Nam những cái "đuôi" này chỉ vẫy về một phía. Thí dụ điển hình nhất là vụ Mỹ lai và vụ Huế. Vụ Mỹ lai được giấu khá lâu, vì báo chí không biết. Còn vụ thảm sát tại Huế thì diễn ra ngay trước mắt nhưng không được ai tìm hiểu và điều tra. Vụ Mỹ Lai không chịu đi vào dĩ vãng. Năm 1998, 30 năm sau vụ Mỹ Lai, cả nước hướng về câu chuyện của chuẩn úy Hugh Thompson được coi như anh hùng đã cứu được một số nạn nhân tại Mỹ Lai, và khi nhắc tới hành động anh hùng này khi chạm trán với bộ binh Mỹ khi cứu nạn nhân, có người đã kết luận rằng "Đây là lúc đen tối nhất trong các cuộc chiến Hoa kỳ tham gia".
Vụ thảm sát tại Huế xảy ra trước vụ Mỹ lai hai tháng. Vậy việc thiếu sót thông tin, không tường thuật phải chăng vì lý tưởng thiên lệch? Chúng tôi không tin như vậy vì nếu phóng viên được biết nhiều về Mỹ lai, họ cũng như quần chúng biết rất ít về vụ thảm sát tại Huế. Tuy nhiên cũng có lý khi tin rằng có phóng viên muốn chôn luôn vụ thảm sát Huế và lãng quên luôn số nạn nhân trong cuộc thảm sát này. Thực vậy khi nói tới Mỹ Lai, người ta tăng dần số nạn nhân, khi nói tới Huế người ta lại giảm số thường dân bị thủ tiêu.
Hãng AP truyền đi ngày 13-3-1998 từ Hà Nội kể lại chuyện tại Mỹ Lai em nhỏ được Thompson cứu và kết luận 504 người bị thảm sát. Đài CNN tường thuật nhân dịp kỷ niệm Mỹ lai cho biết qua các loa phóng thanh tại địa điểm làm lễ kỷ niệm kể lại Mỹ giết hại 407 nạn nhân.
Còn về Huế rõ ràng các phóng viên cố né tránh. Ngay cả phóng viên hãng AP Peter Eng khi đi một vòng theo các vị Mỹ dùng xe đạp du lịch Việt Nam ngày 10-1-1994 cũng kể lại lộ trình các vị này đi qua các vùng đã xảy ra kịch chiến như Huế, Đà Nẵng, Quảng ngãi và nhất là Mỹ Lai nơi quân Mỹ giết vài trăm dân lành. Thấy chưa: họ coi Huế là chiến trường còn Mỹ Lai là nơi bị thảm sát. Họ không nhắc tới tội ác tàn sát dân lành tại Huế.
Eng cũng như những vị chủ bút của anh dùng lại như hệt những cụm từ cũng do AP đặt ra năm 1991 khi 38 người Mỹ bay đi Hà Nội để bắt đầu hai tuần đi bộ nhằm tạo tình hữu nghị giữa Hoa kỳ và Việt Nam, họ thăm Hà Nội, Huế, Đa Nẵng, Vinh, Vũng Tàu, Sai gon và có thể sẽ tới thăm Mỹ Lai nơi Mỹ gây thảm sát, tuyệt đối tránh vùng Huề. Không đả động một câu về vụ thảm sát rùng rợn tại đây.
Một thí dụ nữa khi ta thấy George Esper người được coi là đặc phái viên của AP viết bài dài 1000 chữ về cuộc thăm viếng Mỹ của một cựu chiến binh VN CS. George Esper làm việc tại Việt Nam từ 1965 tới ngày miền Nam sụp đổ năm 1975. Người cựu chiến binh VNCS gặp vài cựu chiến binh Hoa kỳ có lẽ trong số này có cả đối thủ cũ của anh.
Câu chuyện nhan đề "Bạn và Thù" mở đầu bằng cảnh người cựu chiến binh Việt đứng trước đài kỷ niệm quân nhân Mỹ. Đài kỷ niệm có ghi rõ các địa danh chiến trận trong đó có HUẾ. Sau đó người cựu chiến sĩ Việt cho biết anh đã đổi khác cảm tưởng của anh về quân nhân Mỹ, trước đây anh nghĩ lính Mỹ là những kẻ chuyên nghiệp được huấn luyện để giết người như tại Mỹ Lai. Tôi không thấy đoạn đối thoại nào nhắc tới Huế về cuộc chiến trong thành phố này cũng như về vụ thảm sát.
Esper nay cũng về hưu, tôi hỏi anh nhiều lần tại sao anh ít đề cập tới Huế nhất là về chết chóc tại đây? Anh tránh không bao giờ trả lời tôi. Tôi cũng hỏi cả Joe Galloway người đã là phái viên của UPI trong chiến tranh VN và sau này anh còn là đồng tác giả cuốn We Were Soldiers Once, và cả Young người biết nhiều về trận Drang 1965. Anh có nhiều điều để nói.
"Việc không cho viết lên hàng đầu các tin quan trọng là nguyên nhân của sự giấu giếm thảm sát ở Huế". Và đó là bài học cho những ai tin vào Truyền thông đại chúng tại Hoa kỳ. Đó là kết luận của tôi sau 40 năm theo đuổi nghiệp phóng viên, một sự nghiệp tôi theo đuổi trong đời làm việc với United Press International và The Associated Press, hai hãng thông tấn lớn nhất thế giới. Galloway nói với tôi, anh về hưu năm 2000 và anh chẳng còn để tâm tới vấn đề giết chóc nữa nhưng ai cũng biết Quân Bắc Việt và Việt Cộng vô cùng tàn bạo trên con đường chiếm đoạt chính quyền. Chúng tôi viết nhiều về những vụ xã trưởng, vợ ông và cả gia đình bị trói vào cọc, bị mổ bụng, bị chặt đầu rồi treo lên như một hình phạt để đe dọa nhân dân. Vụ thảm sát Huế cũng chỉ là vụ thanh toán tàn bạo y hệt, chỉ có điều tầm vóc lớn hơn gấp bội.
Đại úy George Smith phụ trách thông tin tại Huế cũng chung nhận xét: Khi viết cuốn The siege of Huế Ông ghi nhận ít ai để ý tới tàn ác của CS tại Huế mà chính ông là nhân chứng khi tìm thấy trong tháng 3-1968 nhiều xác chết tay còn bị trói bằng dây thừng hay dây kẽm. Không như tại Mỹ Lai, sự thực chỉ bại lộ 20 tháng sau, tại Huế vụ thủ tiêu ghê rợn này chỉ được coi như một tin không đáng kể rất tầm thường trong một nước có chiến tranh.
Ngày đó là như thế, và ngày nay cũng vẫn vậy. Tôi hiểu tại sao báo chí chỉ chú ý tới Mỹ Lai. Đó chỉ là một cách chuộc tội. Trước sau, vụ Mỹ Lai cũng do phía Mỹ đưa ra ánh sáng.
Tôi vẫn không hiểu tại sao các phóng viên và các vị chủ bút tới giờ này cũng vẫn tảng lờ vụ thảm sát ở Huế? Nếu có những tin trái ngược cũng phải nhảy vào vì câu chuyện còn chờ đó.
Có nhiều nguồn tin trái ngược nhau lắm chứ kể từ khi tờ New York Times, AP, UPI, và Washington Post loan ra vào tháng 5 năm 1968.
Cho tới tháng 11 năm 1969 tin trái ngược nhất do nhà Sử học D. Gareth Porter tốt nghiệp tại Cornell, trên tờ The Christian Kentury ông cho biết bản báo cáo về nạn nhân vụ Huế bị thổi phồng vì chính quyền muốn dọa dân nhằm cho họ thấy số phận họ một khi Cộng quân chiến thắng. Porter năm 1975 viết bài trên Ramparts magazine nhắc lại: Huyền thoại về vụ thảm sát tại Huế ( The Myth of the Hue Massacre). Lần này các bài phản đối ông xuất hiện nhiều và trung thực hơn điều ông viết.
Porter được chính quyền Huế năm 1969 cho ông biết có gần 5000 người bị thảm sát, và ông kết luận ngay, như vậy chứng tỏ việc này do chính quyền Việt Nam thời đó bịa đặt để tuyên truyền nhằm đánh lừa dư luận Mỹ, Việt và được báo chí Hoa kỳ chấp nhận không phê bình.
Không phải chỉ mình nhà trí thức Porter có thái độ đó, Grover Furr, nhân viên ban Anh ngữ Đại học Montclair tại New Jercey cũng lầm lẫn khi dạy Sử Việt Nam. Qua một bài phỏng vấn với báo Sinh viên trường này năm 1984 ông cho rằng kẻ thủ tiêu người tại Huế chính là mật vụ VNCH và Tình báo CIA giả dạng để đổ lỗi cho Việt Cộng, ông còn đi xa hơn khi cho rằng vụ Mỹ giết người tại Mỹ Lai là chuyện thường xuyên và không là chuyện đặc biệt.
Tôi đọc được bài báo đó và tôi điện thoại cho Furr yêu cầu cho biết xuất xứ của các in này. Furr xác nhận tất cả do Porter đưa ra. Câu hỏi của ngày hôm nay: Liệu những lời tố cáo của Porter có thể được báo giới Hoa kỳ chấp nhận không?
Cuộc tranh luận dài dài trên Internet và cả hai phe đả kích nhau liên tiếp. Thỉnh thoảng thấy bài trên báo, bài nhắc lại Mỹ Lai, bài đòi điều tra về vụ thảm sát Huế. Có nhiều lá thư gửi cho Chủ bút, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ thấy trên mục tin tức hàng đầu.
Stanley Karnov công nhận từ lâu thảm sát tại Huế có thật nhưng toàn báo giới Hoa kỳ lặng câm. Tôi một lần đã nhờ trưởng phòng yêu cầu cấp cao tại New York cho tôi làm một cuộc điều tra về vụ này và được trả lời: Quân Mỹ có bao giờ làm vậy, và hiểu ngầm rằng, đó là do bên kia làm thì cần gì phải điều tra thêm...
Hơn nữa việc thảm sát tại Huế không còn là tin sốt dẻo. Ngoài việc làm cho AP tôi còn đọc thêm 7 tờ báo nữa mỗi ngày và từ 10 năm nay những tin tức về Huế chỉ còn đếm trên đầu ngón tay và phần nhiều viết về chiến tranh, đôi khi nhắc tới cuộc thảm sát qua vài hàng. Có vài câu chuyện cho biết nhà cầm quyền hiện nay đã không nhắc tới giết chóc, một cách lảng tránh đáng kể. Tuy nhiên một việc đáng chú ý, Việt Nam đang có Viện Bảo tàng trưng bày tội ác của Mỹ.
Trong số người qua thăm có Raymond Schtrot, một phóng viên và cũng là giáo sư tại Đại học Loyola tại New Orleans. Trong một bài viết cho tờ báo danh tiếng Review của trường báo chí Columbia năm 1996 ông không ngạc nhiên khi được coi bức hình lính Mỹ trưng ra một cái đầu lâu. Tuy nhiên trong tờ Review không một bài nào nói về Huế và chắc chắn nếu có bài về Huế thế nào cũng có người chú ý cũng như xúc động. Chuyện về Huế hoàn toàn bị lãng quên.
Sự thiếu sót này nêu lên câu hỏi về lòng trung thực của báo chí. Độc giả và thính giả kết luận ra sao về các nguồn tin coi như chính thức này? Vậy những nguồn tin khác, nhất là các nguồn tin xuất xứ từ người Việt đang sống tại Hoa kỳ thì sao? Tuy nhiên dù tôi không dựa theo những nguồn tin của họ để viết thành câu chuyện, tôi cũng nghĩ, tin của người Việt tị nạn thỏa mãn được nỗi tò mò của tôi ít nhất tôi có thể hiểu được lối làm việc của Porter.
Porter nhấn mạnh rằng các tin cung ứng cho báo chí dựa theo một bản báo cáo của cán bộ cộng sản khi dịch ra có thể khó hiểu. Trong bản báo cáo tiếng Việt, VC viết "ta loại được 1892 nhân viên hành chánh địch". Porter khẳng địch chữ "loại" dịch ra tiếng Mỹ chỉ là vô hiệu hóa và không có nghĩa là giết hại. Nhưng theo người Việt tị nạn, "loại" đối với V.C có nghĩa là thủ tiêu hay rõ rệt là giết chết.
Ngoài nguồn tin của người Việt tị nạn, ngày nay còn có những cựu chiến binh trong cuộc ngày trước nay được tự do phát biểu. Bạn láng giềng tôi là Dan Diridoni trước đây là hạ sĩ trong tiểu đoàn 9 công binh thuộc Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến. Hồi ức của anh được ghi trong cuốn sách mới của binh chủng do Jean Shellenbarger viết.
Anh cho biết kỷ niệm đau thương nhất của anh khi tới nhà thờ vùng Huế: "Có chừng 100 tới 150 xác bị giết nằm la liệt trong đó".
Hơn nữa ngày nay sau một thời gian, các tài liệu về Huế được giải mật nhờ quyền tự do tìm hiểu các tài liệu, nên có thể biết được, con số các nạn nhân là do chính quyền VNCH ngày đó nguỵ tạo, hay quả thực họ đã bị thảm sát do lệnh của quân Bắc vì điên khùng tự ý gây ra hay chính họ đã nhận lệnh của cấp trên.
Tôi tìm được một tài liệu của tổ chức Rand liên hệ tới hoạt động của Mỹ tại Huế và tìm được một tài liệu nhặt được: cuốn sổ tay của một cán bộ cao cấp BV hành quân trong vùng Huế.
Tài liệu này cho biết "ta đại thắng vì đã tiêu diệt được 3000 cán bộ VNCH trong đó có phó tỉnh trưởng bị sát hại. Tất cả ngụy quyền từ cấp xã tới tỉnh đều bị tan vỡ." Tài liệu này không phải do VNCH kiếm được mà do Đệ nhất sư đoàn không kỵ Hoa kỳ tìm thấy ngày 12-6-1968.
Những gì đã xảy ra tại Huế nay rõ ràng hơn sau 30 năm (1998) im hơi lặng tiếng. Cựu Phó Tổng thống Al Gore đã khẳng định một điều mà ai cũng biết từ lâu: "Thật là nỗi lầm lẫn lờn cho những ai nghĩ rằng chiến tranh VN là sai khi cho rằng VC chỉ là những người nhà quê chiến đấu giành độc lập. Sự thực họ là công cụ của miền Bắc từ đầu đến cuối."
Và mặc dầu báo chí vẫn im hơi lặng tiếng nơi mục tin tức thì trong mục Bình luận của tờ Register-Guard of Eugene tại Oregon ngày 6 tháng 2 1998 thấy đăng thơ của độc giả: Donald May, cựu chiến binh của sư đoàn 101 nhảy dù. Để nối tiếp bài viết của AP nhân kỷ niệm 30 năm ngày Tết Mậu Thân ông viết: Bài về vụ thảm sát Huế thiếu một đoạn, tôi xin bổ túc "Mỹ lai là một lỗi lầm, nhưng Huế là một vụ thảm sát do VC gây nên, nhưng đã bị báo chí bỏ quên và do đó, người Mỹ đã không có dịp biết đến."

(*) James O. Clifford Srf phục vụ trong Hải quân Hoa kỳ từ 1956-58 với tư cách phóng viên chiến trường tại Phi luật Tân, sau đó ông là chuyên viên thông tin trong binh chủng Không quân trừ bị; và cuối cùng, ông là thông tín viên hãng A.P. San Francisco đặc trách tin liên hệ tới lịch sử.



No comments:

Post a Comment