Saturday, July 18, 2009

DÂN IRAN, KHÔNG BIỂU TÌNH TẠI GIA. -- TRƯƠNG MINH HÒA

DÂN IRAN, KHÔNG BIỂU TÌNH TẠI GIA.

- TRƯƠNG MINH HÒA ( Tinparis.net) -

Iran là một quốc gia có nền văn minh từ cổ với hơn 2,500 lịch sử, đa số theo Hồi Giáo; thời kỳ phong trào thuộc địa, đất nước nầy bị hai thế lực tranh đua ảnh hưởng là Anh Quốc và Nga; tuy nhiên đến năm 1907, thì hai cường quốc nầy đồng ý chia sẻ quyền lợi và từ đó trong dân chúng phát sinh ra phong trào cánh tả.

Thời đệ nhất thế chiến, Iran trở thành một trong những chiến trường sôi động ở vùng Trung Đông, khi ấy thì Anh và Nga trở thành đồng minh đánh với phe Đức và Thổ Nhỉ Kỳ. Nhưng sau đệ nhất thế chiến, người Anh trở thành thế lực bao trùm, có nhiều ảnh hưởng nhất, nhưng Nga vẫn muốn có thế đứng tại đây, thế là năm 1920, họ xua quân chiếm một số tỉnh ở vùng Caspian. Cuộc ly tán kết thúc vào tháng 1 năm 1921, khi đại tá Reza Khan, kéo đoàn kỵ binh gồm 2,5000 quân về thủ đô Teheran, thành lập chính quyền và năm 1923, trở thành thủ tướng, thiết lâp chế độ độc tài. Năm 1925, sau khi lật đổ chế độ, vương triều mới ra đời, khởi đầu dòng họ Pahlavi và người Anh ảnh hưởng hoàn toàn, nên triều đình Iran yêu cầu người Nga phải triệt thoái hết quân đội ra khỏi các tỉnh phía bắc. Nhưng Nga nào chịu thua, phát động phong trào cánh tả ngấm ngầm và từ sau đệ nhị thế chiến, Nga hậu thuẫn cho đảng Cộng Sản Iran Tedeh, đảng Cộng Sản vô thần nầy không có chỗ đứng trong một quốc gia Hồi Giáo đa số, là điều khó tránh khỏi. Từ năm 1951, kỷ nghệ dầu hỏa làm hưng chấn nền kinh tế, các nước Tây Phương vào đây khai thác, để bảo vệ quyền lợi, năm 1955 Iran ký hiệp ước Badghdad với Hoa Kỳ và năm 1960, thêm hiệp ước an ninh quốc gia.

Từ đó, Iran được ổn định, nhưng đến năm 1979, giáo chủ Hồi Giáo Khomeini, bỗng đứng lên lật độ vương quyền, đánh đuổi vua Paul Pahlavi, gọi là" cuộc cách mạng Hồi Giáo", được các nước Cộng Sản ca tung, nên các cơ quan truyền thông của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ca tung hết mình.

Giáo chủ Khomeini là vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, rất có khả năng trong việc" lễ, cúng, cầu nguyện" hơn là lãnh đạo quốc gia; đó là cái giới hạn và là" mặt yếu" của những nhà lãnh đạo tinh thần nào, có tham vọng lãnh đạo đất nước hay tham chính. Cho nên, khi mới lên cầm quyền, cuộc cách mạng Hồi Giáo Iran trở thành cuồng nhiệt, Khomeini được dân chúng sùng bái như là" thánh sống", nên các sĩ quan của vương triều Pahlavi bị bắt nhốt trong tù, như Việt Cộng làm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã bắt hết sĩ quan, công chức VNCH cầm tù trong các trại tù dã man hơn cả trại tập trung thời Hitler, ngụy trang bằng" trại cải tạo". Thế nhưng cuộc chiến Iraq xảy ra, lúc nầy Khomeini cần sĩ quan không quân lái máy bay để đánh với Saddam Hussein, nhưng lại không có, nên cho người vô tù mời phi công" chế độ cũ" ra giúp nước, thì họ từ chối; nên thời gian đầu, không quân Iran gần như tệ liệt, thế là trên vùng trời, chỉ có Saddam Hussein mặc tình" cỡi gió, tung mây"; hậu quả là Iran gần như bại trận, với hàng trăm ngàn người bị chết. Chính quyền" cách mạng Hồi Giáo" tỏ ra hung hăng, thời tổng thống" bạc nhược" Jimmy Carter, Iran bắt nguyên cả tòa đại sứ Mỹ làm con tin giam giữ gần 400 ngày, làm cho uy tín Hoa Kỳ xuống dốc thê thảm, phải đợi đến tổng thống Ronald Reagan, mới giải quyết và phục hồi.

Do ảnh hưởng của cái gọi là" cách mạng Hồi Giáo" di truyền từ giáo chủ Khomeini, nên Iran càng ngày càng xa rời cộng đồng thế giới, trải qua nhiều vị lãnh đạo và nổi bật nhất là tổng thống Mohamoud Ahmadinejah, người gầy nhiều chấn động về tham vọng vũ khí nguyên tử, vùng lên cùng Bắc Hàn, làm cho cơ quan Nguyên tử Năng Liên Hiệp Quốc điên đầu, nhiều lần lên tiếng, hội hợp và đâu lại vào đấy. Tổng thống nước Iran hung hăn nầy gây bất ổn trong vùng Trung Đông, nhúng tay vào việc hổ trợ vũ khí, tài chánh và các phương tiện khác với các tổ chức có chủ trương" lấy khủng bố làm chiến lược đấu tranh" như Hezbollah, Hamas.... ông ta tuyên bố tiêu diệt Do Thái, làm cho thế giới bất ổn, nhất là vùng Trung Đông, nơi nầy phập phòng lo sợ cuộc chiến xảy ra bất cứ úc nào giữa Do Thái và các nước Hồi giáo... ngay cả Hoa Kỳ, thời tổng thống George. W.Bush cũng khó chịu mỗi lần tổng thống Mohamoud Ahmadinejad phát biểu tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, thăm viếng Hoa Kỳ, hay mượn diễn đàn của khối Á Rập để tuyên bố huênh hoang về sức mạnh của quốc gia nầy, ông ta thường nhắm tới Do Thái, là kẻ thù số một.

http://www.tinparis.net/tinqt09/2009_06_15_Iranmanif1.jpg Những việc làm nầy của ông Mohamoud Admadinejad tưởng đâu được dân Iran chấp nhận như là" anh hùng", khi hàng ngày, ông được một số người ủng hộ bày tỏ thái độ qua các cuộc tuần hành trên đường phố, chống Mỹ, bài Do Thái...Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử tổng thống vào ngày thứ sáu, 12 tháng 6 năm 2009, mới biết tế nào" ý dân là ý trời", tức là người dân Iran nhận thấy tài lãnh đạo bằng đe dọa nguyên tử, gây hận thù khắp nơi, không thể đưa đất nước Iran vào con đường phát triển kinh tế, dân an cự lạc nghiệp. Do đó, cử tri Iran đã dồn phiếu cho ứng cử viên Mirhossein Mousavi, nên nguyên tổng thống đương quyền Admadinajad đành phải giở thủ đoạn" bầu cử gian lận", khiến dân chúng Iran bất mãn, đưa đến những cuộc" biểu tình tại đường phố" thủ đô Teheran, con số tham dự lên đến hàng trăm ngàn người vào ngày 16 tháng 9 băm 2009, xung đột với cảnh sát, làm chết ít nhất 8 người ( tính đến ngày 17 tháng 6 năm 2009, tức là 4 ngày sau bầu cử), đây là lần đầu tiên, người dân Iran không còn" biểu tình tại gia" nữa, vì lối nầy quá tiêu cực và không bao giờ có thay đổi chính phủ, tiến tới dân chủ được. Tình hình càng căng thẳng, nên nhiều nước cảnh báo dân chúng không nên đi du lịch đến Iran; các nước Âu Châu, Hoa kỳ, Úc....quan ngại tình hình bất ổn và nghi ngờ cuộc bầu cử nầy gian lận, nên lên tiếng cảnh báo; người Iran sống ở các nước dân chủ, cũng đã bày tỏ thái độ qua nhiều cuộc biểu tình" tại đường phố" để ủng hộ đồng bào trong nước của họ, đòi phải bầu cử lại. Tình hình nầy càng gây bất lợi cho ông tổng thống Mohamoud Ahmadinejad, nói lên sự bất bình và bất tính nhiệm của dân, với nhà độc tài Iran, đây là sự báo hiệu cho nhân loai về sự ra đi của các chế độ độc tài còn lại trên hành tinh nầy, mà các nước Cộng Sản tàn dư cũng sẽ lần lượt ra đi theo trào lưu dân chủ toàn cầu.

Người Việt Nam qua cuộc" biểu tình tại đường phố" của người dân Iran, đây là bài học quí báu trong các cuộc đấu tranh như câu tục ngữ:" muốn ăn phải lăn vào bếp", các" chuyên gia chất xám", trong hội Chuyên Gia Việt Nam ( công của đảng Việt Tân) muốn có bằng cấp cao như tiến sĩ, bác sĩ, kỷ sư, luật sư...cũng phải học đến đờ người, chớ không phải" thất học tự nhiên bằng cấp" ( chỉ có ở Việt Nam mới có tình trạng" nhỏ không học, lớn thành tiến sĩ" đầy đường). Không xuống đường thì không thể" giai thể chế độ Cộng Sản" được, đây là chân lý, dù sông có cạn, núi có mòn.

Lối đấu tranh" bất bạo động, bất hợp tác" trong các phương thức đấu tranh, được Gandhi áp dụng vào đầu thế kỷ 20, là cuộc thành công hiếm hoi, được coi là" hoa chỉ nở một lần" và ít khi lập lại lần nữa, nên cách nầy đã trở thành" lổi thời" từ lâu. Do đó, những ai như huề thượng Thích Quảng Độ với sách lược cũ của Gandhi:" biểu tình tại gia và bất tuân dân sự" hay là lối đấu tranh không tưởng, ru ngũ, đấu tranh kiểu:" dùng bất bạo động để tháo gở độc tài" mà băng đảng Việt Tân lấy làm phương châm" chủ đạo" là nuôi dưỡng, cũng cố cho đảng Cộng Sản chớ không thể làm cho đảng cướp sụp đổ. Thật vậy, băng đảng Việt Tân có lập trường rõ ràng:" coi đảng Cộng Sản Việt Nam là thành phần dân tộc và tên quốc tặc Hồ Chí Minh là người có công với đất nước" nên đảng Việt Tân luôn tìm cách" bảo vệ đảng cướp Việt Cộng như bảo vệ con ngươi trong tròng mắt" là điều đương nhiên. Những ai còn nhắm mắt, cùng" dắt tay nhau đi theo tấm bản chỉ đường của đảng Việt Tân lạc lối đấy", hảy mau thức tỉnh.

Nếu dân Việt ở trong nước cứ" biểu tình tại gia" và" bất tuân dân sự" thì làm gì có những biến động như ở Nga Sô vào tháng 8 năm 1991?. Trong khi đó ở hải ngoại, người chủ trương" biểu tình tại gia" lại không kêu gọi:" đừng về Việt Nam du lịch, làm ăn", là yếu huyệt, vì nếu cứ mang tiền đều đều, thì đảng cướp Việt Cộng không bao giờ sụp đổ; hình như lối kêu gọi nầy chắc chắn làm" thiêt hại đảng Việt Cộng" và giáo hội của ngài cũng ảnh hưởng, làm thất thu số tiền" cúng dường" từ hải ngoại gởi về? Do đó, có lẽ huề thượng không muốn cắt đứt nguồn máu từ nước ngoài, dù lời kêu gọi rất dễ dàng, chỉ cần ra Giáo Chỉ thôi.?.

Lối" biểu tình tại gia và bất tuân dân sự" nếu có kể cả việc huề thượng Quảng Độ cùng với" chư tôn công đức" trong và ngoài nước, cùng nhau thành tâm:" cầu nguyện", đọc cả tỷ, tỷ... câu kinh, gõ đến bể cả mỡ, rè cả chuông.... đốt hàng trăm tấn nhang.....và luôn :" cầu Phật Trời diệt dùm bọn Cộng Sản vô thần, cứu nguy cho chúng sanh, giải trừ pháp nạn, quốc nạn..", thì đảng cướp Việt Cộng vẫn" thanh tâm trường cai trị", không chừng quỷ đỏ vô thần còn cho tiền, giúp in thêm in để cầu nguyện và hổ trợ cho nhang, đèn để đốt, hầu tiếp tục cầu nguyện.. Biểu tình tại đường phố như dân Iran, mới có kết quả, còn:" biểu tình tại gia" như sách lược của huề thượng Quảng Độ, là" còn lâu" Việt Cộng mới sụp đổ; lý do dễ hiểu là huề thượng Quảng Độ được đào tạo để" tu và hành" chớ không đươc đào tạo lành công việc" an bang tế thế", khi người không chuyên môn mà làm việc chuyên môn của người khác, là không tránh khỏi sai lầm, giống như người sửa xe mà cho vào phòng giải phẫu, thay bác sĩ vậy.
Do đó, những ai còn mơ mộng huề thượng Quảng Độ làm lay chuyển chế độ Việt Cộng, là lãnh đạo trong nước....là đang trong cơn" trường mộng du" đấy, nhất là người Việt Nam không tin cậy vào những tăng ni nào gốc Ấn Quang, sau khi cái nghiệp báo mà những người nầy đã gây ra cho dân tộc, tại miền Nam trước 1975, đóng góp công cho Việt Cộng tiến chiếm vùng đất tự do nầy./.




TRƯƠNG MINH HÒA
17.06.2009


No comments:

Post a Comment