Thursday, June 4, 2009

Vụ án Thầy Thích Thiện Minh chết trong ngục tù CS 1

Vụ án Thầy Thích Thiện Minh

chết trong ngục tù cộng sản


(phần 1)

Tài liệu của GHPGVNTN


Mạc Thị Hà Tiên. 2008


***

Ghi chú:

Năm 1972 Thích Thiện Minh và Thích Trí Thủ cùng nhau đến nhà một phật tử và gặp một cụ thầy tướng, tác giả Bách Linh cũng có mặt nơi đây kể lại cuộc đối thoại như sau : sau khi được giới thiệu với cụ thầy tướng số, Thích Thiện Minh hỏi ngay:

-Ông coi liệu tôi có làm tổng thống được không ? Liệu chừng nào tôi có thể ta làm tổng thống”?

Tác giả Bách Linh:

-“ mấy thầy đi tu rồi, thì ham công danh, làm tổng thống làm cái gì?”

Thích Thiện Minh trả lời:

-“ thì sấm Trạng Trình nói: thầy tăng ra mở nước. Thì đó là nói sư tăng chúng tôi ra làm việc nước, lãnh đạo, làm tổng thống chứ gì nữa?”

Lúc đó thì Thích Trí Thủ kéo Thích Thiện Minh qua hỏi chuyện với thầy tướng số.

Vài năm trước đó, xe của Thích Thiện Minh bị đặt chất nổ và bị ám sát hụt nên di khập kiểng.

Thích Thiện Minh bị Thích Trí Quang ra lệnh cho công an giết năm 1978 vì chính trịi tham vọng muốn làm tăng thống GHPGVNTN rồi trở thành tổng thống.

Thích Trí Thủ bị phe Ấn Quang giết chết bằng độc dược năm 1984.

[Tóm tắt trong Thế Chiến Lược Việt Nam năm 2006- Kế Hoạch Xâm Lăng và Diệt Chủng Việt Nam của Bắc Kinh- Tác giả Bách Linh –chương 23 trang 242]

***



Nhà sư Thích Thiện Minh (Đỗ Xuân Hàng) chết trong ngục tù cộng sản, 30 năm trôi qua (1978-2008) mà vụ án vẫn còn chìm trong bóng tối. Đến nay hệ quả chung quanh vấn nạn còn ảnh hưởng đến nhiều người; nó chính là luận đề luôn mời gọi nghiên cứu sinh tiến sĩ, học giả tham gia góp phần làm sáng tỏ sự thật lịch sử Việt nam và Phật giáo Việt nam; nó cũng là biến cố cuốn hút với nhiều người theo nhiều cách nhìn khác nhau. Từ lãnh tụ tôn giáo đến Tăng, ni, Phật giáo đồ bởi nhiều lý do mà trên hết chân dung vấn nạn nầy gợi lên gam màu rõ nét về cách hành xử bạo ác của chế độ XHCN với nhà lãnh đạo tôn giáo – Phật giáo; cách “xuống tay” bất nhân vì nó đơn thuần chỉ là một vụ “bị tình nghi về chính trị”. Cho nên, với nhà nước XHCN, vụ án Thích Thiện Minh là một vấn nạn cần phải được che lấp, xóa nhòa; Với các đảng phái chính trị, các đoàn thể dân sự, nói chung là các tổ chức quần chúng đối kháng XHCN thì vụ án Thầy Thích Thiện Minh (1978) cũng như vụ án Linh Mục Nguyễn Kim Điền (1988) là ngọn cờ khơi dậy lòng yêu quê hương dân tộc và tôn giáo trước bảo vũ quốc nạn với pháp nạn Việt nam. Hơn ai hết, với Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất (GHPGVNTN), cái chết của nhà Sư Thích Thiện Minh ngày 18 tháng 10 năm 1978 là vụ án oan khuất, thương tâm cần phải được giải bày để làm rõ tính công minh pháp luật, trả lại sự công minh cho Phật giáo; trên hết phải nói rằng đây là một Đại biến cố với Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất (GHPGVNTN).

Sư Thích Thiện Minh (1922 -1978) Phó Viện trưởng, Viện Hóa Đạo (VHĐ), GHPGVNTN (1971). Quyền viện trưởng Viện Hóa Đạo (1973). Cố vấn Ban chỉ đạo VHĐ (22-01-1977). Thượng Tọa đã bị tra tấn cho đến chết ngay ở Sàigòn, tại Trại X4 (ở đường Nguyễn Trãi, SG) là trại thẩm vấn (hiểu là tra tấn) và tạm giam trước khi phân phối qua các nhà tù hay trại tập trung. [Sau đó] cộng sản đã chở xác Thượng Tọa [đến khám Chí Hòa, Sài Gòn, nhưng khi xe chở xác Thầy vừa đến cỗng khám Chí Hòa thì “có lệnh trên” phải tức tốc chuyển ngay] ra Hàm Tân [Phan Thiết] để đánh lạc hướng biểu tình của Phật tử ở Sàigòn đang sôi động sau những ngày Thượng Tọa bị bắt. [ * ]


Bối cảnh chính trị miền Nam trước 1975, trong GHPGVNTN xuất hiện nhiều khuôn mặt làm chao đảo chính trường, một trong số đó là Thầy: Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Minh Châu, Thích Trí Thủ, v.v… quí Thầy thường xuất hiện hòa quyện vào nhau, đan xen nhiều mặt, đến nỗi có người nhìn: Thích Trí Quang (
phụ trách hành động), Thích Thiện Minh (phụ trách tổ chức - nhà chiến lược), Thích Minh Châu (phụ trách về đường lối), Thích Trí Thủ (phụ trách cơ sở) như là “bộ tứ” gây nên sóng gió với chính trường miền Nam. Thực tế thì GHPGVNTN bấy giờ không phải là một khối. Chính Thầy Thích Tâm Châu đã xé nát GHPGVNTN ra làm hai mảnh mà hệ quả điêu linh không phải là nhỏ và di chứng nó, đến nay chưa dứt. Theo Ông Nguyễn Văn Hiếu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa XHCN Việt nam thì có 2 Phật giáo: “Thống nhất với Phật giáo cách mạng chứ thống nhất làm gì với bọn Phật giáo phản động. Như vậy, “Phật giáo phản động” mà Cộng sản kết án thông qua miệng Nguyễn Văn Hiếu, chính là GHPGVNTN Huyền Quang – Quảng Độ, Thầy Thích Thiện Minh thuộc Giáo Hội nầy và là Thánh tử đạo thời pháp nạn XHCN. Hơn 30 năm trôi qua (1978-2008) đến nay, chung quanh vụ án còn nhiều ẩn số mà những kẻ “dấy máu ăn phần” trong vụ án nầy còn đang dấu mặt, họ tiếp tục gây phân hóa GHPGVNTN trong và ngoài nước mà chùa Phật giáo Việt nam, Houston, Tesax, Hoa kỳ của Thầy Thích Nguyên Hạnh, là một trong những “bãi đáp” được đặc tình Thích Thông Kinh bao thầu kinh tài “trọn gói”. Xin hỏi “Bát đại Huề thượng” xã nghĩa: họ là ai? [ * ]



1. Bối cảnh pháp nạn chung quanh cái chết Thầy Thích Thiện Minh

Sau 1975 cộng sản vào thành, lúc XHCN “cờ thắng trong tay” cũng là lúc GHPGVNTN (Phật giáo Ấn Quang, nhóm theo lập trường dân tộc) bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Điều nầy cũng có nghĩa là ngay cái ngày 30-04-75 nhà nước XHCN đã không nhìn nhận sự có mặt của GHPGVNTN rồi. Khơi nguồn pháp nạn XHCN cũng bắt đầu từ đó nỗ ra và lan rộng toàn quốc từ Quảng Trị đến Cà Mau rồi đưa đến cái chết của nhà sư Thích Thiện Minh là một điển hình.

Nhà tù XHCN với GHPGVNTN mở ra mô thức ngục tù mới gọi là “Nhà tù 4 phòng”: 1. “Sống không nhà; 2. Chết không mồ; 3. Đi không đường; 4. Tù không tội; Ngoài ra còn có “nhà tù di động” (lúc nào công an cũng bám theo thành viên GHPGVNTN); Rồi “nhà tù bay” là loại đã áp tải Thượng tọa Thích Không Tánh từ Hà Nội về Sài gòn (2007); là loại nhà nước dự kiến áp tải Ngài Thích Huyền Quang, Tăng thống GHPGVNTN ra Hà Nội để đưa lên ngôi Pháp chủ năm 2007. XHCN cướp giựt toàn bộ giáo sản Giáo Hội nầy từ tỉnh Quảng Trị đến Cà Mau. Các cơ sở Từ thiện (như Cô nhi viện Quách Thị Trang), Cơ sở giáo dục (như Viện Đại học Vạn Hạnh, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề), Cơ sở xã hội (như lớp học Tình thương) v.v… Pháp nạn diễn ra thật kinh hoàng, khủng khiếp. Chỉ trong vòng 22 tháng (từ tháng 05-1975 đến tháng 03-1977), Viện Hóa Đạo đã có đến 85 (tám mươi lăm) Kháng Thư gởi đến nhà nước CHXHCNVN, thế nhưng không có vụ án nào được xét xử cả. Tiếp sau đó, Nhà nước tiến hành Thống nhất Phật giáo theo mô hình đưa chính trị vào tôn giáo, áp lực Phật giáo nằm trong Mặt trận tổ quốc, Quí Thầy Thích Đôn Hậu, Thầy Thích Thiện Minh, Thầy Thích Huyền Quang, Thầy Thích Quảng Độ, phản kháng quyết liệt, biến cố đã đặt GHPGVNTN trước cơn bảo lũ pháp nạn thảm khốc. Tiếp đến,

1975-05. Liên hiệp thanh niên, sinh viên Sàigòn Gia Ðịnh chiếm cứ Văn phòng Tổng vụ Thanh niên (Trung Tâm Quảng Ðức ở số 294 Công Lý Sàigòn) của Thầy Thích Thiện Minh.


1976-07-22 Thủ Tướng Phạm văn Đồng ban hành Quyết định QĐ 310/TT.G theo đó Tu sĩ các tôn giáo tuổi từ 18 đến 25 phải thi hành nghĩa vụ quân sự. Kết quả là hàng ngàn Tăng sĩ trẻ Phật giáo trên khắp đất nước đặc biệt là miền Trung và Nam Việt Nam phải lên đường tòng quân, một số không muốn cởi áo ca sa trở về thế tục đã phải sống trốn tránh ở các địa phương khác trong tình trạng không có giấy tờ tuỳ thân, không nơi cư trú. Thậm chí nhà sư phải lang thang hè phố, sống vô gia cư, hiện trạng bấy giờ đã gợi lên chân dung tôn giáo XHCN thật thảm não.

1977, Thầy Thích Thiện Minh cố vấn Viện Hóa Đạo (VHĐ) ra thông cáo phản đối việc nhà nước buộc Tăng sĩ trẻ đi nghĩa vụ quân sự.

1977-01-21. Đại hội 7, GHPGVNTN, Thầy Thích Thiện Minh giữ chức Cố vấn VHĐ, GHPGVNTN

1977-03-11 Nhà nước chiếm dụng toàn bộ trụ sở (05-1975 chỉ chiếm có 1 phần) Tổng Vụ Thanh niên (đường Công Lý), tống xuất Thầy Thích Thiện Minh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên ra khỏi trụ sở và xóa bỏ quyền cư trú của ngài (xóa tên trong sổ gia đình cũ, không cho lập sổ hộ khẩu mới), Thầy Thích Thiện Minh đã phải lang thang rày đây mai đó, từ chùa viện đến niệm Phật đường. Thế nhưng đến đâu Thầy cũng bị công an xua đuổi bằng cách gây khó khăn với các vị trú trì chủ hộ nơi mà Thầy dừng chân, tạm nghĩ.

1977-04-09. Thông cáo VHĐ/TC/VP

Thầy Thích Thiện Minh phát“Lời kêu gọi 6 điểm bảo vệ Nhân Quyền tại nước CHXHCNVN” gởi đến nhà cầm quyền CSVN đòi hỏi :

1. Thả tù nhân chính trị, tôn giáo và hàng trăm ngàn người khác đang ở trong các trại cải tạo. 2

. Thi hành nghiêm chỉnh chính sách tự do tín ngưỡng.

3. Chấm dứt tình trạng tham nhũng của nhân viên chính quyền các cấp.

4. Cho phép những người có khả năng, những người không phải đảng viên của Cộng sản được phép tham gia vào công cuộc xây dựng xứ sở theo khả năng chuyên môn.

5. Yêu cầu cho phép các tu sĩ và tín đồ thuộc các tôn giáo được tiếp tục làm các công tác xã hội mà không phải từ bỏ tôn giáo tín ngưỡng của mình.

6. Phá bỏ mọi bất công, kỳ thị giữa các đảng viên cộng sản và nhân dân. Mọi người đều có quyền công dân.


1977
. Thầy Thích Trí Thủ cho biết là “Mặt trận mời tôi với tư cách Viện trưởng Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN” tham gia Thống nhất Phật giáo, Hòa thượng đưa việc đó ra hỏi ý kiến Hội Ðồng Viện Hóa Đạo, Thầy Thiện Minh nhân đó xin phát biểu:

“ Xin Hòa thượng Viện Trưởng đừng đưa việc đó ra đây làm khó chúng tôi !”

Hòa thượng Trí Thủ hỏi lại: "Làm khó cái gì?"

Hòa thượng Thiện Minh thưa: " Nếu Hội Ðồng nầy đồng ý để Hòa thượng làm việc đó với tư cách Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, tức là đồng ý dẹp bỏ Giáo Hội này sau khi Giáo Hội mới thành lập. Còn nếu không đồng ý, thì có sự khó khăn đến với các vị trong Hội Ðồng và cả Giáo Hội ta nữa. Vậy Hòa thượng nên tự ý lựa chọn và làm với tư cách cá nhân của Hòa thượng mà thôi. Chúng tôi không thể nói nên hay không nên trong việc nầy" .

Lúc bấy giờ trong cuộc họp không ai có ý kiến gì khác, coi như mặc nhiên đồng ý với Thầy Thiện Minh đã nói. [ * ]


1977? Mai Chí Thọ Giám đốc công an Thành Phố HCM, trong cuộc họp với Phật Giáo, ông Thọ đã tuyên bố:

có thể quý thầy nói hàng ngàn người nghe, chúng tôi nói không ai nghe, nhưng chúng tôi có súng, có nhà lao, có quân đội. Tất cả chúng tôi có trong tay. Liệu các thầy có chống đối được không và chống đối đến bao giờ?”


Thầy Thích Thiện Minh trả lời:

“tôi nghĩ rằng có lẽ ông đã nói sai. Hơn ai hết ông biết rằng trong suốt thời gian đương đầu với Pháp và với Mỹ, kẻ khác chứ không phải là ông đã nói ra những câu tương tự như vậy. Lịch sử đã chứng minh rằng súng đạn và nhà tù không phải là tất cả, lại càng không phải là yếu tố tất thắng. Một Ngô Ðình Diệm với 9 năm cai trị bằng mật vụ; một Tần Thủy Hoàng với chính sách bạo ngược đốt sách, chôn học trò. Kết quả như thế nào? Ðúng, chúng tôi, một tất sắt cũng không có trong tay và các ông thì có tất cả. Nhưng chúng tôi biết bài học lịch sử".

Cùng với Viện Hóa Đạo, Thầy Thiện Minh đã phản kháng mạnh mẽ trước những áp lực nặng nề của nhà nước XHCN giáng xuống GHPGVNTN. Những biến cố như thế đặt Thầy Thích Thiện Minh trước vô vàn nguy hiểm! Rồi Thầy bị bắt ngày 13-04-1978, bị giam giử, tra tấn và …


2. Thầy Thích Thiện Minh, Những năm tháng cuối đời.

Thầy Thích Thiện Minh bị bắt ngày 13 tháng 4 năm 1978. Bị giam giữ, tra tấn dã man ròng rã suốt 6 tháng trường, Thầy mất ngày 18-10-1978. Cộng sản buộc Thầy 3 việc:

1. Âm mưu đứng ra tổ chức chống phá cách mạng? và

2. Ký giấy giải tán Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống Nhất.

3. Thầy phải giao nộp con dấu Viện Hóa Đạo cho họ. Nhưng Thầy đã cương quyết không chấp thuận.

Chúng hỏi Thầy tại sao không chấp nhận. Thầy Thích Thiện Minh đã trả lời “Giáo Hội là Giáo hội của Phật tử. Các ông bảo chúng tôi ký giấy giãi tán Giáo Hội thì làm sao chúng tôi dám ký. Phật tử đã bầu chúng tôi làm Quyền Viện Trưởng Viện Hoá Đạo nhưng Giáo Hội không phải của riêng tôi. Nếu các ông muốn chúng tôi ký giãi tán Giáo Hội thì các ông hãy thả tôi ra, cho tôi triệu tập Phật tử để hỏi họ có bằng lòng giải tán Giáo Hội không?”

Thầy Thích Thiện Minh vừa nói xong tức tốc bọn công an Việt cộng đánh bể hai hàm răng, đập đầu Thầy vào tường hết sức tàn bạo và Thầy đã ngất đi. Sau đó chúng đổ nước cho tỉnh lại rồi tra tấn tiếp.

Tên công an gằn giọng:

- Tôi hỏi lần cuối cùng: ông có chịu ký vào biên bản nhận mình có âm mưu đứng ra tổ chức chống phá cách mạng không? Thượng Tọa Thiện Minh lắc đầu: Không.

Tên công an đập bàn quát:

- DM mày ngoan cố hả?

Thượng Tọa Thiện Minh vẫn điềm đạm:

- Tôi không ngoan cố. Tôi chỉ đòi hỏi ông nêu ra những bằng cớ chính xác chứng minh là tôi đứng ra âm mưu tổ chức chống phá cách mạng. Thế thôi.

Tên công an gừ gừ mấy tiếng trong cổ họng nhưng cuối cùng hắn vẫn nín khe. Hắn guờm gườm nhìn vị Thượng Tọa ốm yếu đang ngồi xiêu vẹo trước mặt. Đôi long mày sâu róm của hắn cau lại, đôi môi giật giật liên hồi, mắt hắn long lên như đổ lửa. Rồi hắn đúng dậy, rít lên trong kẻ răng:

- Được, mày muốn, ông sẽ chứng minh cho mày thấy.

Hắn quay ra ngoài, gọi lớn:

- Đính đâu?

Một tên công an mặt mũi non choẹt nhưng hung ác te tái chạy vào:

- Thưa thiếu tá, có em.

Tên thiếu tá công an nhìn Thượng Tọa Thiện Minh, hất hàm:

- Đánh.

Không cần lời ra lệnh thứ hai, Đính hiểu ngay. Hắn bước từng bước chậm chạp lại gần thầy Thiện Minh. Thầy cố trấn tỉnh chờ đợi. Thầy nghe tiếng chân hắn khua trên nền gạch. Thầy nhìn bàn tay hắn co lại. Và thầy thấy hình như cánh tay hắn vung lên. Thầy bật người ra sau, ngã sóng soài dưới đất. Mắt hoa lên thấy cả một trời sao lấp lánh. Hai vệt máu từ từ lăn ra hai bên khoé miệng. Thầy rán lồm cồm bò dậy. Đính lặng yên đứng ngó: hắn đang chờ lệnh tiếp. Tên thiếu tá công an hất hàm:

- Tiếp.[hết trích]
(Bảo Trâm, [Lê Xuân Thuấn Kể], Câu chuyện Thầy Thích Thiện Minh, đd, tạp chí Quê Mẹ số 90 & 91, Paris, 1988)

Thầy bị đánh đập dập nát mặt mày, vỡ đầu, bị hành hạ đến sa sút, tiều tụy. Sau đó bị biệt giam trong phòng tối tăm, lột bỏ quần áo mà Thầy vẫn kiên cường đối kháng cho đến chết.

Dính dự trực tiếp đến cái chết của Thầy Thiện Minh là công an thành phố, trại X4 Sài gòn. Chính tên Đính công an chấp pháp, ra tay đánh chết Thầy Thiện Minh và 1 tên Thiếu tá truyền lệnh và chứng kiến cho tên Đính hành sự; tên Thiếu tá nầy lại nhận lệnh từ cấp trên là Lê Thanh Vân (Ba Vân?, con của sư Thích Thiện Hào, chùa Xá Lợi, TP thành Hồ, Phật giáo quốc doanh). Thảm sát cố Hoà Thượng xong bọn công an Việt công chuyển xác Thầy từ trại tạm giam X4 (số 258 đường Nguyễn Trãi) quận 1, công an thành phố về khám Chí Hòa. Thế nhưng khi xe chuyển xác vào đến sân khám Chí Hòa thì có “lệnh trên” bảo phải tức tốc chuyển ra Hàm Tân, Phan Thiết. (Bảo Trâm, [Lê Xuân Thuấn kể], Câu chuyện Thầy Thích Thiện Minh (xem phụ lục cuối bài). Nhân đây cũng nên tra cứu xem, trưởng phòng chấp pháp trại X4, công an TP vào năm 1978 là ai? Lật lại hồ sơ công tác chuyển tử tội Đỗ Xuân Hàng (Thích Thiện Minh) từ khám Chí Hòa – Hàm Tân tháng 10-1978 là gồm những ai?

Hai hôm sau, Thầy Thích Trí Thủ, chùa Già Lam, Gò Vấp, Viện trưởng VHĐ nhận được Giấy báo tử của phường, giấy chỉ có mấy dòng chữ:

Ông Đỗ Xuân Hàng, tên đạo là Thích Thiện Minh, sinh năm 1921 tại Quảng Trị, chết tại trại giam Hàm Tân thuộc huyện Hàm Tân tỉnh Thuận Hải vào ngày 18.10.1978. Lý do: bệnh”(câu chuyện Thầy Thiện Minh đd). “Trước sân chùa Quảng Hương Già lam ở Gò Vấp, Hòa Thượng Thích Trí Thủ cầm tờ giấy báo tử mà cứ ngơ ngẩn như xuất thần. Ông đọc đi đọc lại tờ giấy mỏng dính, vàng khè ấy không biết bao nhiêu lần. Vẫn có chừng ấy chữ. Nội dung thật vô cùng đơn giản. Thế mà nỗi thương tâm đau tận ngút ngàn”.

Thầy Thích Trí Thủ cùng với vài vị Tăng trong Giáo hội cùng đi theo đoàn ra Hàm Tân nhận xác Thầy Thiện Minh. Theo người biết chuyện, Thượng tọa Thích TS (nghe nói cũng từng du học Ấn Độ, hiện nay định cư Hoa Kỳ) người đã từng thăm nuôi trường kỳ Thầy Lê Mạnh Thát lúc Thầy Thát còn trong nhà tù (Lê Mạnh Thát bị đi tù năm 1984) thì trong chuyến đi ra Hàm Tân bấy giờ có tiến sĩ Lê Mạnh Thát và người tiếp theo trong danh sách được nhận diện là Thượng tọa Thích Trí Quảng, chùa Ấn Quang, người đại diện cho Phật giáo Ấn Quang). Lúc bấy giờ nhà nước phân công tác cho Thầy Trí Quảng đại diện Phật giáo Ấn Quang. Thầy Trí Quảng cũng có mặt trong chuyến đi Cần Thơ trong âm mưu “hợp thức hóa” vụ án 12 vị Tăng ni Thiền viện Dược Sư tỉnh Cần Thơ tự thiêu cùng lúc vào tháng 11-1975.

Thầy Thích Trí Thủ với công an Hàm Tân, Phan Thiết:
Hòa thượng: xin được vuốt mặt người quá cố. Công an Hàm Tân không cho; Xin mang thi hài người đã mất về mai táng, cũng không cho; xin tham dự buổi lễ mai táng, cũng không cho; xin tụng 1 thời kinh ngắn cho người mất, cũng không cho. Tất cả, công an đều không cho với lý do: “cho dù đã chết, ông Đỗ Xuân hàng vẫn là 1 tội nhân”, mà tội nhân thì Nội qui trại không cho những yêu cầu như thế. Sau đó, thi thể của Thầy Thiện Minh bị chôn nhanh tại trại tù Hàm Tân, Phan Thiết và mọi dấu vết đã được xóa sạch. Đã thế, cộng sản cũng chưa “an lòng”. Về sau, họ xúi Thầy Thích Minh Nghị, công an nằm vùng Viện hóa Đạo, cải táng Thầy Thiện Minh đem đi thiêu lại, để sau nầy không còn có thể khám nghiệm tử thi được nữa (Thích Minh Nghị xem ở phần sau). Thế để biết, bàn tay bọn giáo gian góp phần không nhỏ kéo dài pháp nạn XHCN là như thế. Còn nỗi đau nào hơn! GHPGVNTN mất đi “con chiến mã” ngã quỵ sa trường. Chỉ vì kiên trì không cho bọn cộng sản chiếm đoạt GHPGVNTN mà Thầy đã phải vong thân. Quí Thầy trong Viện Hóa Đạo đã có phản ứng gay gắt vụ nầy như Thầy Thích Đôn Hậu, Thầy Thích Huyền Quang v.v…

Mới đây, ông Lê Xuân Thuấn, nguyên là một cán bộ công an làm việc tại Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Nội vụ của cộng sản VN, không chịu đựng nổi sự thống trị nghiệt ngã dã man và vô cùng sảo quyệt của cộng sản, đã vượt biên tìm tự do. Trong thời gian công tác, ông Thuấn đã chứng kiến những sự kiện liên quan đến cái chết của T. T. Thích Thiện Minh từ đầu đến cuối thật khá rõ ràng. Nên từ trại tạm cư ở Thái Lan ông biên thư đã kế lại chi tiết gửi đến tạp chí Quê Mẹ ở Paris (Bảo Trâm, Câu chuyện Thầy Thích Thiện Minh) [ * ].

Được hỏi thăm từ Paris, cố Hoà thượng Thích Trí Thủ viết thư đề ngày 7.11.1978 cho đạo hữu Võ Văn Ái, Chủ nhiệm tạp chí Quê Mẹ và Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, có mấy dòng xác nhận như sau : “... Thầy Thiện Minh đã qua đời một cách hắc ám tối tăm trong cơ cực, tin cho bà con biết. Khi Thầy nằm xuống, không một thân nhân ở đó. Khi được tin thì tôi cũng chỉ được quyền ngó mặt rồi họ giục về cho họ đi chôn. Muốn ở lại thêm họ cũng không cho (...)”. (Xem tư liệu trong tạp chí Quê Mẹ số 90 & 91, Paris 1988)

Vì sao nhà nước XHCN lại ngụy trang, chuyển xác Thầy Thích Thiện Minh ra Hàm Tân, Phan Thiết trong khi sự thật thì Thầy chết trong trại tra tấn X4 ở Sài gòn. Cũng dễ hiểu thôi, bởi lúc bấy giờ, tin Thầy Thích Thiện Minh vừa mất thì sáng hôm sau đài BBC đã đưa tin nóng nầy: “Hòa thượng Thích Thiện Minh thuộc GHPGVNTN đã chết trong nhà tù cộng sản” loan ra khắp thế giới. Dư luận Phật giáo thành phố lúc bấy giờ vô cùng câm phẩn, có thể bùng lên cao trào phản kháng nhà nước mạnh mẻ. Cho nên nhà nước đưa xác Thầy Thiện Minh ra Hàm Tân, Phan Thiết cách xa thành phố, đường đi, giao thông tồi tệ của những năm 1978 sẽ hạn chế được những điều bất trắc cho Xã nghĩa.


3. Thầy Trí Quang, Thầy Trí Thủ với cái chết của Thầy Thích Thiện Minh trong cách nhìn tham chiếu.

Nói thẳng vấn đề, một người tù chết trong nhà giam thì trách nhiệm đương nhiên thuộc về nhà nước. Ở đây hãy tìm hiểu cụ thể xem vai trò Thầy Trí Quang, Thầy Trí Thủ ra sao đối với cái chết của Thầy Thiện Minh và ai là người “dấy máu ăn phần” hoặc trực tiếp hay gián tiếp đến vụ án cũng như diễn biến chung quanh vụ án ra sao?

Thông thường, Nhà nước XHCN xử dụng giáo gian nhằm vào nhiều việc như: Một là tham khảo nội tình Phật giáo; hai là tham vấn [giáo gian] với tư cách là tổ chức vòng ngoài (những vị Sư quốc doanh, Linh mục quốc doanh) của họ trước khi nhà nước hành xử vụ việc, nhất là đối với những vụ “nghiêm trọng”; và ba là núp sau hậu trường, đẩy sư quốc doanh ra lãnh trách nhiệm trong thanh trừng, xóa sổ thành viên tôn giáo chống đối. Biến cố đưa đến cái chết của sư Thích Thiện Minh cũng không ngoài thông lệ như thế, nghĩa là có sự “gật đầu” của đám giáo gian chóp bu: Trí Quang, Trí Tịnh, Trí Thủ, Minh Châu, Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm, Hoàng Văn Giàu … Nhà nước đề xuất, giáo gian “gật đầu”; Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Bộ nội vụ xuống lệnh, công an thành Hồ thi hành. Chung quanh cái chết của Nhà sư Thích Thiện Minh, có bàn tay giáo gian dính dự, giáo gian kia là những ai? Vai trò Thầy Trí Quang, Thầy Trí Thủ là thế nào.

Bấy giờ 1978 chiến dịch đánh phân hóa GHPGVNTN lên cao, nhà nước áp lực Viện Hóa đạo phải hợp thức hóa việc họ cướp giáo sản Giáo hội. Hoà thượng Thích HK phụ tá Tổng vụ Tăng sự GHPGVNTN (nhân chứng hiện còn sống tại TP HCM), người làm việc nhiều năm trong văn phòng Viện Hóa Đạo cho rằng Nhà nước xuống lệnh cho Hoà thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN phải làm văn bản hiến cúng toàn bộ cơ sở Giáo sản GH cho nhà nước. Sư Thích Trí Thủ vốn là nhà sư Thân cộng ngay từ thời còn ở Ba La Mật, Huế. Nay trước áp lực XHCN nên đã dễ dàng làn văn bản giao hiến toàn bộ giáo sản GHPGVNTN từ Quảng Trị đến Cà Mau cho nhà nước. Văn bản sọan xong (có 3 người trong danh sách tình nghi dính dự đến soạn ra văn bản nầy là Lê Mạnh Thát, Thích Minh Châu và Thích Tuệ Sỹ), Hòa thượng Thích Trí Thủ trình cho Thầy Thích Thiện Minh (Đỗ Xuân Hàng), cố vấn VHĐ xem và “xin thỉnh ý”. Xem qua văn thư, Thầy Thích Thiện Minh bất bình quát lên: “bộ không sợ mất đầu à! Giáo sản là của Giáo Hội [của toàn thể Tăng ni, Phật giáo đồ] chứ là của mình đâu mà giao hiến”. Thầy Thiện Minh rất giận dữ nói tiếp: “việc lớn lao trọng đại như ri, sao không bàn trước, nay Thượng tọa đã ký [tên vào văn bản] rồi, thì còn ý kiến chi nữa! Liền sau đó, Thầy Thích Thiện Minh xé nát văn bản đang cầm trên tay. Việc nầy Thầy Thích Trí Thủ đem trình lên Sư Thích Trí Quang, Trí Quang phản ứng bằng sự “im lặng khó hiểu”. Sau vụ đó (vụ phản đối Sư Trí Thủ bàn giao Giáo sản GH cho nhà nước) không lâu sư Thích Thiện Minh bị bắt để đưa đến cái chết. Cho nên người biết chuyện cho rằng Thầy Thiện Minh bị bắt là có dự phần của Thầy Trí Thủ cũng như sự “gật đầu” của Thầy Thích Trí Quang. Trí Quang với Trí Thủ luôn “chung vai gánh vác việc Thống nhất Phật giáo, việc nầy Đỗ Trung Hiếu, Thống nhất Phật giáo đã xác định như thế.


31. Vai trò Thầy Thích Trí Thủ.

11- 03-1977, Trung tâm Quảng Đức, Trụ sở Tổng vụ Thanh niên (xưa là đường Công lý, nay là 294 Nam kỳ khởi nghĩa, đối diện chùa Vĩnh Nghiêm, Q3, Sài Gòn) bị khám xét, Thầy Thích Thiện Minh bị thâu thẻ cư trú, bị trục xuất khỏi nơi cư trú Trung tâm Quảng Đức. Thầy lang thang đó đây, bị khủng bố cao độ, không một chùa nào trong thành phố thành Hồ cho Thầy tạm trú bởi áp lực của công an. Cho nên Thầy về chùa Già Lam, Gò Vấp, Gia Định, tạm nương náu nơi đây. Nhà nước lại đến chùa Già Lam hỏi giấy tờ, Thầy không còn giấy tờ (giấy tờ đã bị họ đã giữ lấy) nên họ trục xuất Thầy khỏi chùa Già Lam. Do đó, Thầy về Lái Thiêu (Thủ Đức) tìm kế sinh sống. Ngày nọ Thầy ngồi ô tô trên đường từ Sài Gòn qua Gia định về Lái thiêu thì bị chận bắt với lý do vượt biên! Từ Sài gòn đi Lái Thiêu mà vượt biên ư? “Như thế thì mỗi ngày có hằng triệu người vượt biên đó, sao nhà nước không bắt mà chỉ bắt có Thiện Minh?” (Lời Thầy Thích Đôn Hậu chất vấn nhà nước).

Thầy Trí Thủ, Viện trưởng VHĐ với Thầy Thiện Minh, Phó Viện trưởng, VHĐ, cả 2 đã từng kề vai chung gánh việc Phật, việc Giáo hội qua bao cơn bảo dữ. Thế tại sao Thích Trí Thủ chùa Già Lam mà không giữ nỗi Thầy Thiện Minh nơi Mái chùa Già Lam, được sự bao bọc trong khuôn viên nhà chùa thì có an toàn hơn không, hơn là để Thầy phải lang thang rày đây mai đó bởi không một chùa nào lúc bấy giờ dám chứa Thầy cả. Dù rằng nhà nước áp lực không cho Thầy Thiện Minh ở chùa Già Lam là một lẽ. Thế nhưng hơn ai hết, Thầy Trí Thủ vốn biết rằng để Thầy Thiện Minh ra khỏi chùa Già Lam, lang bạt trên hè phố của những năm 1978, là lúc giai kỳ pháp nạn lên cao như thế thì cũng đồng nghĩa với Thầy “gật đầu” đưa đến cái chết cho Thầy Thiện Minh rồi. Chờ người ra khỏi nhà rồi tạo tai nạn giao thông như cái chết của nhà văn Lưu Quang Vũ [ * ] hay cộng sản âm mưu hại Thầy Thích Chánh Lạc, Hoa Kỳ qua Văn Thư Mật số 023/MV của CSVN vào năm 1999 [ * ]. Theo chỉ thị mật “Hãy triệt hạ bọn chống đảng và nhà nước ở Hải Ngoại và kế hoạchBằng mọi cách phải đuổi tên Chánh Lạc ra khỏi chùa Như Lai thì chúng ta mới có cơ hội diệt trừ nó”. Việc nầy cũng như tai nạn giao thông về cái chết của Ni sư Thích nữ Trí Hải 2003 đến nay vẫn còn trong nghi vấn bởi bàn tay cộng sản dự vào. Cho nên ngoảnh mặt để Thầy Thiện Minh ra đi khỏi chùa Già Lam, Thầy Trí Thủ xử sự như thế, mà Thích Trí Quang thì lặng thinh, sự im lặng khó hiểu của trí Quang trong trường hợp đó cũng có nghĩa là đồng tình rồi.


32. Vai trò Thầy Thích Trí Quang.

Nghi vấn Thích Trí Quang “gật đầu” đưa đến cái chết của Thích Thiện Minh càng rõ hơn nữa đó là. Sau khi vừa ra tù 14-01-1993 Thầy Thích Đức Nhuận, Cố vấn Ban chỉ Đạo Viện Hoá Đạo [ * ] đã đến thăm Sư Thích Trí Quang. Trong câu chuyện hàn huyên, Thầy Thích Đức Nhuận tỏ ý rằng việc Ngài được ra tù là do Quốc tế Nhân quyền can thiệp .v.v... Thích Trí Quang lại lên giọng kẻ cả: “đừng có mà hí hửng!

Việc nầy làm cho mọi người nhớ lại việc Thầy Thích Trí Tịnh “mách nước” với nhà nước (khi được nhà nước hỏi. Mà có lẽ nhà nước cũng chẳng cần hỏi, bởi biết Trí Tịnh là loại nhiệt tình có dư trong việc triệt hạ người cùng sắc áo kia mà) rằng “muốn giết rắn phải đập đầu nó” đã đưa đến việc nhà bắt Thầy Quảng Độ lần I và kết án 5 năm tù năm 1995, hay năm 1982 lưu đày về quê quán hai Thầy Huyền Quang và Quảng Độ cũng tương tợ như thế. Thích Quảng Độ, Nhận định về những sai lầm tai hại … [ * ]. Cũng như việc Sư Thích Minh Châu chụp mũ Thầy Thích Quảng Độ là: “Thượng Tọa Quảng Ðộ [lược] triệt hạ uy tín toàn Ban Vận Ðộng Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam phá hoại công cuộc thống nhất Phật Giáo, phản lại nguyện vọng tha thiết của tuyệt đại đa số Tăng Ni và đồng bào Phật tử cả nước, ngang nhiên thách thức với chánh phủ và Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. (Biên bản Ban vận động Thống nhất Phật giáo [ * ].

Những điển hình trên cho thấy Ba lãnh tụ GH Phật giáo quốc doanh (Thích Trí Quang, Thích Trí Tịnh, Thích Minh Châu) đang tâm triệt hạ Ba nhà lãnh đạo GHPGVNTN (Thích Thiện Minh, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ) là như thế đó. Cho nên Thành viên VHĐ, giới biết chuyện lúc bấy giờ chuyền tai nhau rằng “đưa đến cái chết của sư Thích Thiện Minh có sự “gật đầu” của sư Trí Quang là có cơ sở chứ không là nhận thức tùy tiện.

23-02-1969 Thầy Thích Thiện Minh bị chính quyền ông Thiệu bắt giữ, sau đó Thầy bị truy tố ra tòa với những tội danh: phản nghịch, chứa chấp vũ khí bất hợp pháp và chưá chấp du đãng trốn quân dịch”. TT Thích Thiện Minh bị mang ra xét xử trước toà án Mặt Trận Vùng Ba Chiến Thuật trong ba ngày, 12, 14,15 tháng 3/1969, và bị lên án 15 năm khổ sai. Thượng toạ được chính quyền miền Nam ân xá ngày 30/10/1969, nhờ sự can thiệp của Ân Xá Quốc Tế và phái đoàn Hoa Kỳ trong đó có dân biểu John Conyers.”

Ngay Luật sư Nguyễn Văn Chức, một Thượng Nghị sĩ Công giáo, vốn không ưa Phật giáo cũng đã nhận định rằng : “Riêng TT Thích Thiện Minh vẫn một lòng với đạo pháp và dân tộc, vì vậy đã bị Việt cộng tống giam, rồi chết trong tù. Phải chăng cái chết cuả Thượng Toạ Thích Thiện Minh đã khẳng định một sự thật? Sự thật đó, là: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thời Việt Nam Cộng Hòa không phải là Phật Giáo Ấn Quang của nhà sư Trí Quang thời đó, cũng không phải là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quốc doanh hôm nay của Việt cộng. (Nguyễn Văn Chức, Thích Trí Quang và tôi) [ * ]

Như vậy, ngay từ những năm 1969, cách nay đã 40 năm mà Luật sư Nguyễn Văn Chức đã thẳng thắng vạch mặt “những kẻ núp sau tấm áo cà sa để tranh đấu gian lận, một chiều, phá họai chính quyền Quốc Gia, đâm sau lưng các chiến sĩ Quốc Gia, trói tay Quân Đội VNCH, và tiếp tay cho cộng sản thôn tính miền Nam.”của Thích Trí Quang rồi.

Vài điển hình như trên cho thấy Thích Trí Quang tìm luật sư biện hộ cho Thầy Thiện Minh là vì nếu để mất một Thiện Minh thao lược về tổ chức GH thì lấy ai làm “tướng quân mười đạo” bôn ba xông xáo cho ván bài mượn GHPGVNTN “làm bệ phóng” của Trí Quang. 10 năm sau (1969-1978), đến 1978 khi Thầy Thiện Minh chết trong ngục tù cộng sản, bấy giờ với Thầy Trí Quang, “giải phóng xong rồi” và Thầy Thiện Minh còn đó thì biết đâu, một Thiện Minh chống cộng lại là một “chướng ngại” với Nhóm Già Lam thân cộng nữa là. Cho nên không hề nghe, thấy Thầy Trí Quang bôn ba tìm Luật sư chống án cho Thầy Thiện Minh trong chế độ XHCN như Trí Quang đã từng làm thuở 1969 mà chỉ thấy đơn độc một mình Thầy Thích Đôn Hậu gào thét lên án bọn ác ôn cộng sản, chia sẻ chút tình thâm pháp lữ với bạn đồng liêu qua Đơn từ chức Đại biểu Quốc hội khóa 6 (1978) nhà nước XHCN (Hòa thượng bị áp chế ghi tên ứng cử Quốc Hội) như đã biết. Bấy giờ Thầy Trí Quang ở ngỏ ngách mô? sao lại ngậm câm như hến vậy. Thầy Thiện Minh từ bị bắt cho đến lúc mất là ròng rã hơn 6 tháng trường (04-1978 đến 10-1978) trong ngục tối, thế mà Thầy Trí Quang bình chân như vại, gặp chuyện quay lưng vào vách (xúc sự diện tường) như thế thì có đáng bậc trượng phu chăng? Với những ai đã từng tâng bốc ông ta: lên hàng “Trí Quang thượng nhân” thì qua cách ứng xử của Thái Thượng Hoàng Phạm Văn Bông trước cái chết của Thầy Thích Thiện Minh xin kẻ đó hãy cáo khắp với mọi người mà rút lời vàng tâng bốc hố kia lại và trả “nhà sư có tham vọng chính trị” trở về nguyên chất của ông ta đi.

Cho nên, Người biết chuyện cho rằng cái “gật đầu” của Thích Trí Quang như là “giọt nước tràn ly” đưa đến cái chết của Thầy Thích Thiện Minh. Như vậy, trước cái chết của Thầy Thích Thiện Minh, Thầy Trí Quang, Thầy Trí Thủ, kể cả Thầy Minh Châu, Hoàng Nguyên Nhuận tức tên Hoàng Văn Giàu Phật tử giả hiệu nằm vùng cùng nhóm Hoàng Phủ Ngọc Tường ở Huế, và Thích Minh Nghị có góp phần “chấm - mút” ít nhiều. Việc nầy hãy để lịch sử chấp bút. Có điều là 3 năm sau, đến 1981 Thầy Thích Minh Châu “muốn mượn chiếc búa tạ để đập nát hạt đậu nhỏ” qua việc “gật đầu”, xuống tay, hạ bút đưa đi đày hai Thầy Huyền Quang với Quảng Độ, bằng chứng Văn bản còn rõ ràng ra đó.[ * ]. Thì nay 1978 Thầy Thích Minh Châu góp phần đưa đến cái chết của Thầy Thiện Minh, đó là “chuyện thường ngày ở huyện” nhà mà thôi. Điều cần nên biết thêm là mọi việc diễn ra tại chùa Già lam có liên quan đến Phật giáo hay của Thân hữu Già Lam đều phải thông qua “kiểm soát” của Thái Thượng Hoàng Trí Quang cả. Trí Quang, một con người lặng lẽ nhưng không phải là không nói, bởi sau Thầy Trí Thủ mất (1988) thì còn có Thích Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát, Nhất Hạnh, vốn là học trò cũ đã thay Thầy mình nói hết cả rồi.

33. Ông Lê Xuân Thuấn (người cán bộ cộng sản cảnh tỉnh) nói về chết của Hòa thượng Thích Thiện Minh.
“Thượng Tọa đã bị tra tấn cho đến chết ngay ở Sàigòn, tại Trại X4 (ở đường Nguyễn Trãi, SG) là trại thẩm vấn (hiểu là tra tấn) và tạm giam trước khi phân phối qua các nhà tù hay trại tập trung. Cộng sản đã chở xác Thượng Tọa ra Hàm Tân để đánh lạc hướng biểu tình của Phật tử ở Sàigòn đang sôi động sau những ngày Thượng Tọa bị bắt”. (câu chuyện Thầy Thiện Minh đd).


4. Giáo gian – đặc tình cấu kết với cộng sản đánh phá GHPGVNTN trong cách nhìn tham chiếu.

Những kẻ “dấy máu ăn phần” trong cái chết của sư Thích Thiện Minh đó là: Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Bộ nội vụ; Hoàng Văn Giàu; Công an Lê Thanh Vân; Công an chấp pháp tên Đính và đặc biệt là Thích Minh Nghị, chùa Long Vĩnh, Sài gòn.

4-1. Vai trò Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Bộ nội vụ.
Mai Chí Thọ, người gây nhiều oan trái với GHPGVNTN trong suốt mùa pháp nạn. Câu chuyện Mai Chí Thọ với GHPGVNTN sẽ nói vào một dịp khác.


42.
Vai trò Hoàng văn Giàu.
Trong “chiếc áo” Trưởng ban chấp hành Đoàn sinh viên Phật tử Sài gòn 1967 (Quán Như, Mối tình đoàn hữu hơn ba mươi năm) [ * ], Hoàng Văn Giàu (còn có tên nặc danh Hoàng Nguyên Nhuận, Giới Tử, v.v... khi viết lách) “lặn sâu” vào tổ chức Thanh niên Phật tử Sài gòn, trước theo phò Hòa thượng Thích Trí Quang, sau do theo chiến lược mới, được “trên giao” nhiệm vụ mới nên chạy sang ôm chân Hòa thượng Thích Thiện Minh, (Đỗ Xuân Hàng), Cố vấn Ban chỉ đạo, Viện Hoá Đạo (1977). Nằm trong nhóm đặt tình phản gián cao cấp của cộng sản, Theo Quán Như (đd), Hoàng văn Giàu có nhiều tên, hiệu: Hoạt động trong Gia Đình Phật tử Việt nam thì có tên là
Anh Giàu; ở báo Lập Trường thì có tên là Hoàng Nguyễn Tùy Anh, Chung Hoàng, Ngô Chu Hà; ở báo Vấn Đề và Hải Triều Âm Phật Giáo thì có tên là Tùy Anh; trong những bài đánh phá GHPGVNTN có tên là Huỳnh Công Hòe; Hoàng Nguyên Nhuận. Ở lò Giáo Điểm thì có tên là Giới Tử. Do đó Hoàng Nguyên Nhuận có cùng “nhóm máu” với Nhóm Phật Giáo vì dân tộc… Xô Viết, Nhóm Tăng Ni Hải ngoại của Thích Nguyên Siêu – Bùi Ngọc Đường điều nầy đã quá rõ rồi.

Đồng hội đồng thuyền” với Hoàng văn Giàu còn có: Nguyễn Long, Đoàn Viết Hoạt, Quán Như (bộ ba nầy do Thích Minh Châu biệt phái từ Bộ Giáo Dục (thời Thiệu Kỳ) sang làm việc cho Viện Đại học Vạn Hạnh. Vĩnh Tùng, Vĩnh Kha, Huỳnh Ngọc Ghênh, Nguyễn Thế Côn, Trần Xuân Kiêm, … Sau biến động miền trung 1967 cơ sở cộng sản nằm vùng tại Huế của họ bị đánh tan tát, bọn nầy chạy bán mạng vào Sài gòn. Bản doanh vun thân của nhóm nầy là: Chùa Pháp Hội (chợ Bàn cờ), Trung tâm Quảng Đức, trụ sở Tổng vụ Thanh niên (hiện nay GHPG quốc doanh chiếm đoạt làm VP2), cư xá Viện Đại học Vạn Hạnh. Quán Như, mối tình đoàn hữu hơn 30 năm, Ông Như đã ca Hoàng Nguyên Nhuận lên mây xanh. Thế nhưng bài ca “mẹ hát con vỗ tay” kia quá dở khiến người đọc thấy rõ bộ mặt đặc tình tôn giáo Hoàng Nguyên Nhuận. Tự choàng cho mình “chiếc áo Thanh niên Phật tử”, thế nhưng Nhuận thuộc loại xấc láo, cao ngạo với lãnh đạo GHPGVNTN, điều nầy càng lộ rõ qua bài: Hoàng Nguyên Nhuận, Hạnh nguyện của một nhà sư [ * ]. Theo đó cho thấy Hoàng Nguyên Nhuận vốn từ lò Giao Điểm với bút hiệu Giới Tử. Đọc Giao Điểm, Chuyển Luân, Đông Dương Thời báo rồi quay sang đọc Hoàng Nguyên Nhuận thì người đọc sẽ dễ dàng để thấy Nhuận cũng lập lại chiêu thức y chang đặc tình Tôn giáo vận cộng sản khi đánh phá GHPGVNTN.

Đọc Hoàng Nguyên Nhuận, Hạnh nguyện của một nhà sư để thấy cái cao ngạo của Nhuận đến độ nào: “Xa cách sơn môn tổ đình, xa cách những tôn đức trưởng thượng, số Tăng Ni này hành xử như gà bươi bếp, tranh nhau lên chức như một đám kiêu binh ô hợp. Phật tử hải ngoại mấy ai khỏi thống tâm khi nghe đến chuyện Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn ở Melbourne ra thông bạch, chuyện ĐĐ Quảng Ba ở Sydney đã bay qua New Zealand phong cho một ĐĐ trú trì bên đó lên TT, chuyện HT Thượng Thủ Tâm Châu, bỏ áo nâu áo lam đắp y Tiểu Thừa, chuyện Tỳ kheo Tiểu Thừa Hộ Giác nhảy lên làm HT là một chức tước của Đại Thừa quy định trong Kinh Phạm Võng về Bồ Tát giới, cũng như Tỳ kheo Hộ Giác đã trịnh trọng ban đạo từ về Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm là vị Bồ Tát mà Tiểu Thừa không hề biết đến”.

“Trước khi Thiền sư Nhất Hạnh về, đám tàn quân “Thống Nhất” đã được Võ văn Ái kích động tột độ. Và không chỉ một mình Võ văn Ái mà thôi. Trước đó, một trong những thành phần kỵ chuyền về của Nhất Hạnh đã phong tặng cho HT Quảng Độ tước hiệu Đạo Pháp Trung Thần, không biết có phải với dụng ý mong HT tự thiêu? Chưa kể đám CCCB (Chống Cộng chết bỏ), CCCĐ ba mươi năm nay ra rả đòi bóng ma cộng sản phải giải thể tức khắc”.

“Ba mươi năm nay những tẩu tướng hàng thần chạy lọt ra ngoại quốc đã ê tay rã họng ra tuyên ngôn tuyên cáo đòi đủ thứ và đã được gì? Không lý giờ đây Nhất Hạnh lại phải hợp ca với Phở Việt Tân, Nguyễn hữu Chánh, Nguyễn Khánh, Lê Minh Đảo, Nguyễn xuân Vinh, Nguyễn hữu Luyện, Võ văn Ái bài ca con cá sống vì nước, tôi đây sống nhờ tranh đấu nhân quyền và đòi cộng sản giải thể tức khắc? Và tức khắc mấy chục năm rồi?”

Đọc Giao Điểm:
Đọc các bài viết của Giới Tử (tức Hoàng Văn Giàu), Sư tử trùng tại sao?[ * ]; Giới Tử, Giáo Hội và Giáo Hội; Giới Tử, thượng thủ pháp sư bội chủ để thấy tính xấc lao, ngạo mạn đến độ nào của một Hoàng Nguyên Nhuận (bút hiệu của Giới Tử), người được Quán Như, mối tình đoàn hữu hơn 30 năm ca tụng là hoạt động lâu năm trong Đoàn thanh niên Phật tử Sài gòn, từng kề bên hàng lãnh đạo GHPGVNTN hay Nhuận chạy gạo, kiếm cơn, bằng ngòi bút ca tụng cộng sản; tiếp tay với tội ác, nhắm mắt trước bao đau thương của dân tộc mình. Tổng quan từ danh mục Hoàng Văn Giàu cho thấy, ngòi bút của Nhuận chỉ là loại “bút máu” theo như điều mà Vũ Hạnh, bút máu đã từng nói vậy.

Cho dù núp dưới chiếc áo nào đi nữa thì chân tướng Hoàng Nguyên Nhuận, Giới Tử cũng đã được Nguyễn Sĩ Tiến, Nghè Trần Chung Ngọc: một tâm địa xỏ lá, một kiến thức sơ sài về Nhân quyền (2001); và Nguyễn Sĩ Tiến, Theo lệnh ai Tổng Đàn, Giới Tử, Hồng Quang từ lò Giao Điểm... ba mặt một lời đánh phá Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (2003) cũng như Tâm Thông, Lê Minh Tuấn, Vạch trần mặt thật của nhóm Giao Điểm trước ánh sáng sự thật từ lâu rồi.

Cho nên không còn lạ gì khi trước Hoàng Nguyên Nhuận ai điếu Thích Mãn Giác theo điệu hò: đưa con sáo qua sông rồi đến Chuyến về Việt Nam của Nhất Hạnh 2005, Hoàng Nguyên Nhuận lại “sáu câu vọng cổ” mà ca Nhất Hạnh theo bài Hạnh nguyện của một nhà sư; rồi tiếp đó Nhuận cũng không quên đánh phèng la kêu gọi nhóm người: trước kia ủng hộ Hoà thượng Thích Mãn Giác thì nay hãy ủng hộ Nhất Hạnh. Trong khi đó Hạnh-Phượng hoạt động đặc tình Tôn giáo vận cộng sản như thế nào, điều nầy Quách Thị Tam Thê, Nhất Hạnh một dòng sông đã chết đã nói [ * ] (cũng như Quách Thị Hương Giang, Nhất Hạnh âm mưu đảo chánh GHPGVNTN không thành [ * ] cũng đã nói rồi. Mới đây ngày 20-12-2007 Đại tá Lê Công Hoàng, Phó cục trưởng, Cục Hải quan thành phố ký công văn “về việc hỗ trợ ông Bùi Hồng Quang được mang “khỏang 420 quyển tạp chí “Giao Điểm số 65 để xuất cảnh ra nước ngoài”. Với chừng ấy chứng cứ để biết nhóm Giao Điểm là ai? Từ đó cũng sẽ biết luôn Tiến sĩ Thích Nhật Từ (cán bộ trí vận) là ai, số đảng tịch Nhật Từ còn đang giải mả, ai biết xin báo khắp mọi người cùng biết thì thật là phúc đẳng hà sa còn hơn xây chín bậc phù đồ nữa đó.

Từ đó dòng chãy đặc tình Tôn giáo vận cộng sản đã lộ ra những Nhất Hạnh + Thích Mãn Giác + Hoàng Nguyên Nhuận (Giới Tử); Trần Chung Ngọc, Thích Nhật Từ. Hay có kẻ đánh đồng GHPGVNTN với cộng sản rồi đánh phá như kiểu Tú Gàn, Chu Sa, Tâm Đạt, Bạch Linh, Kim Nguyên, v.v … của bọn Cần Lao phục thù thì đó là loại văn nô múa bút … kiếm cơm, chạy gạo thật đáng thương sót vô bờ.

Một mặt Hoàng Nguyên Nhuận ca ngợi Thầy Thích Mãn Giác, là ông tổ thân cộng qua vụ tổ chức “mừng lễ chiến thắng 15-05-75” và “mừng sinh nhật Hồ Chí Minh 19-05-75”, rồi đến 2007 con bài Thích Mãn Giác trong vai trò Tổng Giáo Hội sắp được Đảng đưa lên sân khấu “chào hàng” trong ngoài nước theo chiến lược xoá sổ GHPGVNTN bổng đâu Thích Mãn Giác lăn đùng ra chết tốc hành không kịp trăn trối! (Thích Thông Kinh – Thích Đồng Điển, đặc tình Xã nghĩa cũng đang hấp hối, nay mai Xa nghĩa sẽ có Cáo phó đó các bạn ạ) Sau đó Hoàng Nguyên Nhuận trở cờ kêu gọi mọi người quay sang ủng hộ “gánh xiếc” làng Mai về Việt Nam 2007 của Nhất Hạnh. Mà con người thật của Nhất Hạnh là gì? Điều nầy không còn xa lạ nữa. Cứ hể nơi mô mà có đoàn hát bội: “võng anh đi trước, võng nàng kề bên” là đích thị giáo chủ Mai thôn Hắn Ta Đấy. Hai lần về Việt Nam 2005 rồi 2007 Tăng thân mở rộng đâu thì chưa thấy mà ngay cả “căn cứ địa cuối cùng của làng Mai tại Huế cũng đã mất” (Quách thị Song Phu, Hiện tượng Nhất Hạnh). Đến nay, trong lòng Tăng ni Việt nam, đoàn múa rối Làng Mai chỉ còn là xác chết mượn hồn biết đi theo vỡ tuồng “hồn Trương ba, da hàng thịt” mà thôi.

Hoàng Nguyên Nhuận nói:
PG nhờ dân tộc mà có cơ hội thi hành công quả, dân tộc nhờ có PG mà thăng tiến, không đọa lạc. Chính là vì vậy mà có thể nói phục vụ dân tộc là phục vụ PG, và phục vụ PG là phục vụ dân tộc” (Hoàng Nguyên Nhuận, Ngày kỵ Thầy) [ * ]. Úi chà! Hơi hám câu nói trên quả là Y Chag giọng điệu của Nhóm Phật giáo Vì dân tộc ... Xô Viết quá hè. Xin hỏi Phật giáo vì dân tộc mà dân tộc nào vậy? Dân tộc cũng có “năm ba bảy đường” như Nàng Kiều nói đó; hay Phật giáo Vì dân tộc Mác – Lê- Hồ [ * ], nếu thế thì sao ông Nhuận không quịt tẹt mẹ nó ra quần cho mọi người biết mặt luôn đi. Làm vậy mới ngon, thiên hạ mới phục theo cái kiểu “dám làm dám chịu” chứ cứ thụt ló, ló thụt như phường buôn hương bán phấn chốn “Giấc mộng lầu Hồng” như rứa thì kẻo thiên hạ lầm cái đám “đánh phá Nhà thờ cầm cờ Phật giáo” như bao năm qua mà tụi nghiệp quá quá hè!


43. Vai trò Thích Minh Nghị, chùa Long Vĩnh, Sài gòn
.
Thích Minh Nghị gốc chùa Long Vĩnh, Sài gòn, là cộng sản nằm vùng trong Viện Hóa Đạo. Do luồng lách vào làm đệ tử “ngang hông” Thầy Thiện Minh. 1978 giữ chức vụ Phụ tá Thư ký (Thích Minh Kiến phó Tổng thư ký VHĐ) kiêm Chánh văn phòng Viện Hóa Đạo. Quá trình công tác tốt, đến 30-04-75 đeo quân hàm cấp Thượng tá, có mang colt trong người, việc nầy nhiều người rõ biết. Minh Nghị thường với Thích Pháp Châu là cặp bài trung trong công tác kinh tài hải ngoại dưới quyền điều hợp của Thích Đồng Điển (Thích Thông Kinh,) chùa Đông Hưng, Sài gòn. Nhóm kinh tài – Trí vận nầy: Thích Thông Kinh, Pháp Châu, Minh Nghị, Nhật Từ, Bùi Hồng Quang, họ đi về Hoa Kỳ - Việt nam như đi siêu thị bởi khi qua cửa hải quan đều có “bùa hộ mệnh” đi kèm (xem giấy công tác của Bùi Hồng Quang, phụ lục cuối bài) . Do tánh khi hung bạo, Minh Nghị đã đánh chết một chú tiểu trong chùa nên bị thất sủng.


5. Từ vụ án Thích Thiện Minh (1978) đến những biến động phân hóa GHPGVNTN hải ngoại ngày nay (2008) đến “những con bạch tuộc săn mồi dấu mặt”.

Tập san Chuyển Luân, Hoàng Nguyên Nhuận tự ví đời mình gói gọn trong “ba giải”: Đối với tư tưởng ông kêu gọi giải hoặc; đối với lịch sử ông theo hướng giải thực; và đối với tôn giáo ông biểu tỏ giải nghiệp (Hoàng Nguyên Nhuận, Phồn hoa kinh, đd)

Từ vụ án Thích Thiện Minh (1978) đến “Phật giáo thời Cộng sản và những liên hệ gây động loạn và mâu thuẫn” (xem http://www.queme.net/vie) [ * ] đến những biến động GHPGVNTN hải ngoại hôm nay trong cách nhìn tham chiếu để xem Hoàng Nguyên Nhuận (Hoàng Văn Giàu, điệp viên tôn giáo dưới quyền Tướng tình báo cộng sản Ba Quốc, bí danh của Thiếu tướng tình báo Đặng Trần Thức nằm vùng ở Saigon trước 1975) [ * ] trong quan hệ với Sư Thích Mãn Giác, với Châu Văn Thọ (Chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Phật giáo Việt nam); với Nhất Hạnh, Thích Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát, Bùi Ngọc Đường, Trần Quang Thuận cộng hợp điều phối cùng Bát đại Huề thượng (nhóm Về Nguồn); với Bùi Hồng Quang, Trần Chung Ngọc, Thích Nhật Từ (nhóm Giao Điểm); với Thích Thông Kinh, Thích Hạnh Đạo (nhóm đặc tình), họ đã và đang giải hoặc, giải thực và giải nghiệp kiểu nào đây?

Chùa Phật giáo Việt nam, Los Angeles, California, Hoa Kỳ của Thầy Thích Mãn Giác (1922-2006), rồi Thích Nguyên Hạnh, rồi Thích Nguyên Đạt, nói đây là Bản doanh, là Tổng hành dinh giải hoặc của nhóm Hoàng Nguyên Nhuận. Thế nhưng, chùa Phật giáo Việt nam, lúc Thích Mãn Giác chưa về châu “tổ Mác” thì những năm 2003, nơi đây thả dàn cho Châu Văn Thọ cùng với lão Tướng Đỗ Mậu và bọn Hồng Quang, Hồng Phấn, Lê Hậu (tức Thích Nguyên Hạnh), Bùi Ngọc Đường, Trần Quang Thuận, cả đồng bọn cùng đối ẩm những chiêu “đâm sau lưng” chiến sĩ người Việt tỵ nạn cộng sản. Lúc bấy giờ Giới Tử, Cơn bảo trong tách trà [ * ] cũng “đánh hôi” ăn bả, to mồm bênh vực cho Thích Mãn Giác, con ngáo ộp cũa XHCN. Rồi năm 1989, nhóm Giao Điểm (theo tôn chỉ: “đánh phá nhà thờ cầm cờ Phật giáo”) đả kích Luật sư Nguyễn Văn Chức theo kiểu “chó vua Thuấn sủa vua Nghiêu” khi Ông Chức “giải mã’ Thích Trí Quang qua bài Nguyễn Văn Chức, Thích Trí Quang và tôi [ * ]. Đến khi nhà nước Xã nghĩa sắp sửa “ra trình làng” vào năm 2007 qua ván bài “Tổng Giáo Hội” Phật giáo Việt nam thì bổng hoạnh tai chi hoạnh tử, Huề thượng thi sĩ Huyền Không bổng “đứt dây chuông” mà về chầu “Tiên – Sư – Cha – Bác”, khiến cho ông Nhuận hụt hẩng “cuộc chơi” nên bèn phải “bóp bụng” đổi tông mà múa bút hô hào người người: “trước kia ủng hộ Thầy Mãn Giác thì nay hãy quay hướng con tàu sang ủng hộ Nhất Hạnh về Việt nam 2007. Quái chiêu chưa? Từ Chùa Phật giáo Việt nam , Huê Kỳ mà lại LINK sang tận làng Mai, Pháp quốc, cái “cáp ngầm liên lục địa” kia được nối kết từ hồi nào rồi vậy ta? Trong khi Hoàng Nguyên Nhuận nói:“PG nhờ dân tộc mà có cơ hội thi hành công quả”. Nói thế mà nghe được ư?

Ở đây cũng nên nói tới việc trở cờ của Thích Mãn Giác, một tu sĩ kiêm thi sĩ hiền lành nhưng háo danh và mê đắm phụ nữ, từng có vợ Nhật thời du học Nhật trước 75. Ai cũng biết Thích Mãn Giác tranh chấp và thù ghét Thích Minh Châu thời Đại học Vạn Hạnh. Sau này vượt biển sang Mỹ nối gót Thầy Thiên Ân làm chủ chùa Việt Nam vùng Los Angeles, California. Cộng sản cử người tới bắn tiếng là sẽ giao trả Đại học Vạn Hạnh lại cho Phật giáo và sẽ mời Mãn Giác về làm Viện trưởng. Cơ hội cho Mãn Giác rửa thù Minh Châu. Thế là Mãn Giác híp mắt « giả từ chống Cộng », ngồi chờ Cộng sản rước về làm Viện trưởng. « Trả Đại học Vạn Hạnh » lại cho Phật giáo là miếng mỡ treo trước miệng mèo Thích Mãn Giác, và nay là trước miệng mèo Lê Mạnh Thát và Thích Tuệ Sỹ ! Than ôi, món mồi danh lợi không chỉ thu hút người đời thường mà ngay cả giới Hoà thượng, Thượng toạ như Thích Mãn Giác, Lê Mạnh Thát, Thích Tuệ Sỹ cũng đua đòi, giành giựt.

Trong nhà Phật chỉ có vun bồi công quả hay tu tạo phước điền hay tu tập thiện duyên, phước duyên, thắng duyên chứ kho tàng Ba tạng thánh giáo nhà Phật không hề có cái cụm từ “nửa nạc nửa mỡ” thật vô duyên như cụm từ thi hành công quả cả. Công quả mắc gì lại thi hành? Thì cứ tẹt ra quần mẹ nó là thi hành “chỉ thị trên giao” cho nó oai hay cứ “lời chào cộng sản” như [2 bức] Thư Hồ Chí Minh gởi Stalin [
* ] cho nó thuần hóa luôn thể. Còn như ông Nhuận nói: “dân tộc nhờ có PG mà thăng tiến, không đọa lạc”. Đây lại là cái kiểu ngoại lai, vong bản mất gốc nữa rùi. Khi Phật giáo chưa gieo hạt trên vùng đất Giao Chỉ - Giao Châu thì dân tộc nầy cũng đã thăng tiến và “ăn nên - làm ra” những chiến công lẫy lừng “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” mà không bị đồng hóa bởi Hán tộc phương Bắc, Tuy có chậm tiến, thăng tiến chứ chưa bao giờ dân tộc Việt do vì không có Phật giáo mà trở nên đọa lạc như ông Nhuận nói cả. Có đọa lạc chăng là kể từ khi chủ nghĩa Mác- Lê do tên tội đồ Hồ Chí Minh áp đặt cho dân tộc Việt nầy. Từ đó, xã hội phân hóa, lòng người ly tán, con trai Việt phải nô lệ vạn dậm cõi ngoài theo cái gọi là “xuất khẩu lao động”; con gái Việt bị đem trưng bày ở chợ ngưởi quốc tế cho cái gọi là xuất khẩu hôn nhân; Rồi cột mốc đất liền biên giới Việt – Trung “biết đi”, lãnh hải trên biển Việt - Trung “biết trôi”, lần mất về tay Tàu cộng. Nhuận ơi! Chưa nghe một lần ông hỏi: chừng nào bầu trời không phận Việt nam xuất khẩu cho Tàu nữa đây. Cái đọa lạc mất nước như thế 80 triệu đồng bào ai cũng thấy, cũng biết cũng nghe mà sao nhóm Giáo Điểm - Chuyển Luân, Đông Dương thời báo của ông không nói ? Hay ông muốn nói phục vụ dân tộc [XHCN] là phục vụ PG, và phục vụ PG là phục vụ dân tộc [XHCN]. Nếu thế thì ông cũng nên nói rõ luôn cho người người cùng biết, cho cả Sư Thích Tín Nghĩa, Hoa kỳ cùng biết là: Cái chết của Thầy Thiện Minh là do cộng sản giết; mà do cộng sản giết là gây ra cái chết của Thầy Thiện Minh. Quá đúng 100% luôn, cho đi thẳng vào Lăng Ba Đình bưng ... bô Bắc bộ phủ mà khỏi thông qua tuyển chọn, hay lựa lọc gì ráo. “Cung kính bất như phụng mệnh”, là Truyền thống tổ đạo 2000 năm đó. Chỉ cần Sư Thích Tín Nghĩa cũng như Ông Nguyên Nhuận Hoàng Văn Giàu mà cùng cất cao tiếng nói trên trang nhà www.phatgiaovietnam.net : Thầy Thiện Minh Chết Trong Nhà Tù Cộng Sản. Thầy Thiện Minh Chết Trong Nhà Tù Cộng Sản. Thầy Thiện Minh Chết Trong Nhà Tù Cộng Sản. Chỉ chừng ấy thôi thì mỗi năm Sư Tín Nghĩa khỏi cần phải “Ngày kỵ Thầy” hay “Ngày giỗ Thầy” hay Ông Nhuận củng khỏi phải ca bài “Hạnh nguyện của một nhà sư” rùm beng để hòng lừa dối thiên hạ nữa, làm thế thì tội nọ bằng non, chín sông khôn rữa sạch sạch. Mà thiên hạ thì không thể bị lừa dối mãi được đâu. Thích Tánh Hải, Tôn giáo hoà hợp XHCNVN, bài học tang thương máu - lệ suốt 70 năm (1930-2007) mà nay vẫn chưa phai [ * ] là công án cho chúng ta tư duy trên đường giải trừ pháp nạn XHCN. Cám ơn Thầy Thích Tánh Hải thật là nhiều. Mô Phật.

Rồi nay lại có con nhạn lạt đàn Sư Thích Giác Nhôm [Giác Nhiên], giáo chủ đạo chàng hảng (chẳng Nam tông, cũng không Bắc tông mà lại nằm giữa “ngã ba Bà Điểm, Hóc Môn”), chẳng lo giác ngộ, giác chiếu, giác giường, giác chổng mà lại đi giác tào lao, bá láp đứng đầu danh sách Cộng đồng Giáo hội Phật giáo Việt nam hải ngoại trông dáng vẻ Thích Giác Nhôm nầy, nó hợm hỉnh khác nào cái Mồng gà trên cổ vịt vậy hỉ. Thượng thủ Thích Tâm Châu bởi sa chân theo đám Về Nguồn Xã nghĩa nên đã cháy rụi sự nghiệp xế chiều để nhập bọn cùng với đám “đâm trâu thất nghiệp”: Thân hữu già Lam. Nay Sư Giác Nhôm [Thích Giác Nhiên] lại đi “rao bán thuốc dạo Sơn Đông” ra Tâm Thư phóng xạ ô nhiểm gì nữa đây.



---------------------------

Thích Trí Quang - Võ Đình Cường - Giao Diểm - Trần Quang Thuận - Thân Hữu Già Lam : Nên hợp tác với CS vì kẻ thù của Phật giáo là Thiên Chúa giáo.


Những bí ẩn đàng sau

Lữ Giang, 13.3.08

Gần đây, sau khi "Nhóm Thân Hữu Già Lam" xuất hiện với chủ trương đưa Giáo hội Phật Giáo VN Thống Nhất (GHPGVNTN), thường được gọi là Giáo hội Ấn Quang, về "hợp tác" với Giáo hội Phật Giáo Nhà Nước, một số tác giả đã viết bài nói đến trách nhiệm của Hòa Thượng Thích Trí Quang trong việc đưa GHPGVNTN vào các cơn khủng hoảng liên tục, kể cả ngày hôm naỵ Những phê phán về Hòa Thượng Thích Trí Quang đã tăng lên kể từ khi Tập San Biệt Động Quân số 19, Xuân Đinh Hợi 2007, cho đăng bài "Biến động Miền Trung, những chuyện chưa ai nói" của ông Liên Thành, Cựu Trưởng Ty Cảnh Sát Thừa Thiên - Huế và giới thiệu ông như là môt Phật tử thần thành. Bài này đã kể lại các biến cố Phật Giáo tại Huế và Thừa Thiên từ 1963 đến 1966 mà ông đã chứng kiến. Trong bài đó, ở đoạn nói về Hòa Thượng Trí Quang, ông có viết như sau: "Theo hồ sơ của Sở Liêm Phóng tức Mật Thám Pháp còn lưu tại ban Văn Khố Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên, Huế và sau này tin tức thẩm vấn cán bộ VC được cập nhật thêm, thì Thích Trí Quang là đảng viên CS. Thích Trí Quang gia nhập đảng CSVN vào năm 1949 tại mật khu Long Miêu, Dương Hòa, là một làng nhỏ nằm phía tây lăng vua Gia Long cách làng Đình Môn khoảng 30 cây số đường bô.. Người kết nạp và chủ tọa buổi lễ gia nhập cho Thích Trí Quang là Tố Hữu, đảng viên cao cấp của đảng CSVN." (tr. 203 - 204).

Cùng có nhận định tương tự, bà Tôn Nữ Hoàng Hoa ở Texas đã cho phổ biến trên các diễn đàn Internet hôm 11.2.2008 bài "Sự thật về Thích Trí Quang qua biến động Miền Trung và Pháp Nạn của Giáo hội Phật Giáo VN Thống Nhất hôm nay", với câu hỏi của nhiều người: "Tại sao Phật Giáo mình lung tung vậỷ" Trước hết, bà đưa ra một nhận định tổng quát:

"Cho đến nay trước những mưu toan xâm chiếm GHPGVNTN bắt nguồn từ những vị Sư Quốc Doanh đã trà trộn trong Phật Giáo VN đã từ từ lộ diện. Tuy những tổ chức trá hình Thân Hữu Già Lam, Nhóm Tăng Ni Hải Ngoại đi từ Giao Điểm, Giao Điểm về Nguồn đã cho thấy lực lượng Sư Quốc Doanh trong GHPGVNTN đã lặn sâu để hôm nay nhất định phải trèo cao hầu thực hiện giai đoạn chót của những kẻ đạo tặc trong GHPGVNTN đang biến Đạo vào Đảng hôm naỵ"

Bà viết tiếp:

"Cho dù đứng dưới lăng kính nào, cho dù bất cứ một suy nghĩ nào dù cho các vị cao tăng trong GHPGVNTN cũng phải đồng ý ngầm một điều rằng bất cứ những biến cố nào đang xảy ra hôm nay cũng đều được điều hướng bởi "Thái Thượng Hoàng". Một Thái Thượng Hoàng mà trong bức tâm thư cùa TT Thich Chơn Tâm đã gởi ra cách đây không lâu đã có nhắc đến trước âm mưu soán ngôi của Đại Lão Hoà Thương Thích Quãng Độ của nhà thơ, nhà tu, nhà ước mơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây ca khúc khải hoàn Thích Tuệ Sĩ.

"Thái Thượng Hoàng đó mà Thích Chơn Tâm ám chỉ là aỉ Xin thưa cùng qúi vị đó chính là Thích Trí Quang. Một thời đã "chống Mỹ cứu nước lẫy lừng " qua biến cố Miền Trung 1963-1966.

"Thích Trí Quang hiện đang cư ngụ tại Chùa Già Lam của Thích Trí Thủ, ở VN."

Trong phần chính của bài, bà kể lại những gì mà Hòa Thượng Trí Quang đã gây ra cho Phật Giáo và đất nước trước 30.4.1975.

* Tại sao có sự liên kết nàỷ

Chuyện Hòa Thượng Trí Quang đã gây khủng hoảng nghiêm trọng cho Phật Giáo VN và Miền Nam VN, ai cũng biết. Nhưng sở dĩ một số người tin rằng hiện nay Hòa Thượng Trí Quang đang đóng một vài trò nào đó trong chủ trương của Nhóm Thân Hữu Già Lam vì ông đang cư ngụ tại chùa Già Lam và có ảnh hưởng rất lớn đối với hai thành phần chủ chốt của nhóm này là TT Thích Tuệ Sĩ và TT Thích Pháp Siêu, tức Giáo Sư Lê Mạnh Thát, hai nhân vật đang chủ trương "hợp tác" với Giáo hội Phật Giáo Nhà Nước để xây dựng Phật Giáọ

Chúng tôi xin nhắc lại hôm 14.9.2007, TT Thích Không Tánh ở trong nước, đã gởi lên các diễn đàn Internet một văn thư nói về những chuyện gây lủng củng trong nội bộ Giáo hội Ấn Quang, trong đó có đoạn như sau:

"Những năm 1977, 78 vì VC họ nắm được và điều khiển được HT Trí Quang, Minh Châu, Trí Tịnh (Ghi chú của TG: và luôn cả HT Trí Thủ. Viện Trưởng VHD Ấn Quang)... cho nên VC mới bắt và giam cầm nhị vị HT Huyền Quang, HT Quảng Đô.... Nếu Quý HT theo VC mà có tinh thần Pháp Lữ thì VC không thế nào lập được GHPG Quốc doanh như ngày hôm nay được!

"Thầy Trí Siêu LmT (Lê Mạnh Thát) và Thầy Tuệ Sĩ là học trò, là cháu của HT Trí Quang và HT Minh Châu cho nên cũng đang đi theo con đường của Chú và Thầy mình, nhưng ngại dư luận lên án, nên phải nói là "Trá hàng VC để làm Văn Hóa, Hoằng Pháp..."!


1. Vài nét về Tuệ Sĩ và Trí Siêu

Như chúng ta đã biết, TT Tuệ Sĩ tên thật Phạm Văn Thương, sinh năm 1943 tại Thahine, Pakse, Lào, vì thân phụ ông đến lập nghiệp tại Lào từ thập niên 30, nhưng ông quê ở Đức Phổ, Quảng Bình, một làng chỉ ở cách làng Diêm Điền của Hòa Thượng Trí Quang khoảng 2 cây số. Đa số dân hai làng này đều theo CS và năm 1954 chúng tôi không thấy dân hai làng này có ai di cư vào Nam, mặc dầu họ có thể ra đi một cách dễ dàng.

Năm 12 tuổi, cậu Phạm Văn Thường về thọ giới Sa Di tại chùa Từ Đàm, Huế. Sau đó, ông được thầy Trí Quang gởi vào học Phật Pháp ở Học Viện Hải Đức, Nha Trang, rồi về thiền viện Quảng Hương Già Lam ở Gò Vấp. Giáo Sư Lê Mạnh Thát sinh năm 1943 tại Quảng Trị, xuất gia năm 1955 và theo học Phật học tại Chùa Bảo Quốc Huế. Từ năm 1964 đến 1974, ông được đi du học tại viện đại học Wisconsin - Madison (Hoa Kỳ), tốt nghiệp tiến sĩ triết học Ấn Đô.. Sau đó ông về nước, dạy học tại Viện Đại Học Vạn Ha.nh.
Sau vụ chống đối việc thành lập Giáo hội Phật Giáo Nhà Nước, cả TT Tuệ Sĩ lẫn TT Trí Siêu đều bị bắt giam và bị tuyên án tử hình vào tháng 10 năm 1988. Nhưng đến tháng 9 năm 1998, hai TT này đã được phóng thích cùng với Hòa Thượng Quảng Độ và một số tù nhân lương tâm khác.


2. Con đường "hợp tác" của Trí Siêu

Sau khi được phóng thích, cả TT Tuệ Sĩ lẫn Trí Siêu đều về sống tại Chùa Già Lam. TT Tuệ Sĩ còn tiếp tục chống đối nhà cầm quyền một thời gian dài, nhưng TT Trí Siêu chủ trương "hợp tác" với Giáo hội Nhà Nước để làm văn hóạ Vì thế, "con đường danh vọng" của ông ở trong nước ngày càng đi lên.
Ngày 10.11.2007 vừa qua, ông được Nhà Nước chọn làm Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Tế (IOC) đồng thời là Tổng Thư Ký Ủy Ban Điều Phối Quốc Gia Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc (VESAK) và Đại Hội Phật Giáo Quốc Tế Lần Thứ 5 từ ngày 13 đến 17.5.2008 tại Hà Nội, với dự tính sẽ có khoảng 4.000 người tới tham dự, trong đó có đại diện của 70 quốc gia trên thế giớị Thiền Sư Nhất Ha.nhcũng đã được mờị Nhưng nhóm GHPGVNTN không được dư..


3. Vài nét về lễ Vesak LHQ

Để độc giả có thể nắm vững vấn đề hơn, chúng tôi xin trình bày qua vài nét về lễ Vesak LHQ: VESAK là tên gọi tháng thứ 4 của năm theo lịch Ấn Đô.. Người Ấn Độ có tín ngưỡng Phật giáo xem tháng Vesak là tháng linh thiêng vì theo truyền thuyết, vào ngày trăng tròn của tháng này đã diễn ra 3 sự kiện quan trọng gắn với thân thế và sự nghiệp đức Phật: Phật đản sinh, Phật thành Đạo và Phật nhập Niết bàn. Ngày 15.12.1999, tại phiên hợp thứ 54, theo đề nghị của 34 nước, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc. Từ đó, lễ Vesak bắt đầu được tổ chức tại các nơi khác nhau trên thế giới: Lễ Vesak LHQ đầu tiên được tổ chức tại trụ sở LHQ ở New York năm 2001. Lễ Vesak lần 2 được tổ chức tại Mumbai, Ấn Độ vào năm 2005. Hai lễ Vesak tiếp theo được tổ chức tại Thái Lan: năm 2006 tại Trung tâm Phật giáo Quốc gia Buđhamonthon và năm 2007 tại Trường Đại học Mahachulalongkom. Năm 2008 lễ Vesak được tổ chức
tại Hà Nộị

Vào tháng 5 năm 2006, Giáo sư Lê Mạnh Thát cũng đã được chọn làm thành phần trong phái đoàn Phật Giáo Nhà Nước đi dự Đại Hội Phật Giáo ở Thái Lan. Một vài sự kiện nói trên cho thấy Giáo Sư Lê Mạnh Thát đang trở thành con bài lớn của Mặt Trận Tổ Quốc và Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Do đó, việc ông chủ trương đưa GHPGVNTN về "hợp tác" với Giáo hội Nhà Nước là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên.

Hiện nay, báo chí trong và ngoài nước đang viết bài ca tụng ông như là một siêu nhân của Phật Giáo, nhất là "những phát hiện lịch sử chấn động" của ông. Nhưng chúng tôi đã đọc một số tác phẩm của ông và nhận thấy ông cũng như các thiền sư VN khác, chỉ chú tâm đến những huyền thoại về Phật Giáo và "bỏ quên" tất cả các "Pháp nạn" đau xót của Phật Giáo trong lịch sử. Vấn đề được đặt ra là những quyết định của hai TT Tuệ Sĩ, Trí Siêu và Nhóm Thân Hữu Già Lam có chịu ảnh hưởng của TT Trí Quang như nhiều người đã nói không?


* Thử tìm câu trả lời


1. Mục tiêu gióng nhau

Mọi người đều biết, tham vọng của Hòa Thượng Trí Quang cũng như nhóm trí thức Phật Giáo trong Nhóm Thân Hữu Già Lam là muốn thống lãnh Phật Giáo để từ đó tiến tới thống lãnh đất nước, nhưng khó tin được chính Hòa Thượng Trí Quang đã hướng dẫn Nhóm Thân Hữu Già Lam tham gia vào Giáo hội Nhà Nước để xâm chiếm dần giáo hội này và đợi khi chế độ CS sụp đổ, sẽ thống lãnh Phật Giáo VN và từ đó thống lãnh đất nước, vì Hòa Thượng Trí Quan không bao giờ có những "cao kiến" như thế.


2. Con người thật của Trí Quang

Theo bản chất và qua quá trình hoạt động của Thích Trí Quang, chúng ta thấy ông là người có nhiều tham vọng, cuồng tín, cực đoan và bốc đồng, nhưng ông lại là người không có mưu lược, miệng hùm gan sứa, khi gặp thời thì hống hách, kiêu căng, phách lối, nhưng khi thất thế lại tìm cách chạy trốn, để mặc hậu quả cho những kẻ theo ông gánh chịu...


Cuốn Bạch Thư của Hòa Thượng Thích Tâm Châu công bố ngày 31.12.1993 có trích dẫn lá thư viết tay của Đại Đức Thích Quảng Thành ở Huế, dài 10 trang đề ngày 31.12.1973, gởi cho TT Trí Quang lên án một cách nặng nề thái độ hèn nhát của TT nàỵ Đại Đức viết:

"Năm 1964, khi Thiên Chúa Giáo xuống đường dưới thời chính phủ Nguyễn Khánh, TT đã trút bỏ trách nhiệm, cạo bỏ râu mày, cải trang trốn sang Cao Miên. Nữa đường, nghe tình thế biến chuyển, TT mới trở về. Trong những cuộc đấu tranh, cứ đến khi nào bí lối, nguy hiểm, TT đều dùng hình thức tuyệt thực, để giao trách nhiệm và công việc cho các TT khác".

Các báo cáo còn để lại, cũng những các cuộc phỏng vấn Thiếu Tá Đặng Sĩ, Phó Tỉnh Trưỡng Nội An ở Huế và ông Lê Văn Dư, Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia ở Huế thời đó đều cho biết người hoạch định kế hoạch tổ chức Lễ Phật Đản ở Huế năm 1963 một cách rầm rộ khác thường để khiêu khích chính quyền theo kế hoạch của CIA là TT Thích Thiện Minh chứ không phải TT Thích Trí Quang. Mặc dầu đã có những lời lẽ hằn học và kích động trong bài thuyết pháp vào sáng 8.5.1963 tại chùa Từ Đàm, sau khi biến cố xẩy ra ở đài phát thanh Huế, Thích Trí Quang đã chấp nhận giải pháp hòa giải của ông Ngô Đình Cẩn. Đại Đức Thích Quảng Thành cho biết như sau:

"... Nhưng chưa ai biết, sau buổi lễ này (lễ Phật Đản tại chùa Từ Đàm năm 1963), TT lại gửi thơ cho ông Cẩn, nhân danh Hội Trưởng Hội Phật Giáo Trung Phần VN, qua trung gian của ông Nguyễn Văn Đẳng, Thị Trưởng Huế lúc bấy giờ, để xin cam đoan không có chuyện gì sẽ xẩy ra nữa, sẽ chấm dứt mọi chuyện, nếu ông Cẩn cho tổ chức một lễ cầu siêụ Sau khi gửi thư, TT gặp ông Cẩn và sau đó, TT giao hết mọi chuyện cho các TT khác, TT chỉ còn gặp ông Woulf. Nếu các TT khác cũng làm như TT thì liệu có hay không cuộc cách mạng 1963?" Đại Đức Thích Quảng Thành còn trách TT Trí Quang: "Đem con bỏ chơ.. Đầu hàng nữa chừng. Trốn tránh trách nhiệm. Không xứng đáng làm gương cho Tăng, Ni noi theo".


3. Một con người nguy hiểm

Người ngăn cản mọi giải pháp hòa giải và tìm cách làm cho tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn để cướp chính quyền là TT Thích Thiện Minh.

Một báo cáo mật đề ngày 17.8.1963 của cơ quan CIA ở Saigon (mới được giải mã), cho biết trong khi đang thương lượng với chính phủ, Thích Thiện Minh, Phó Chủ Tịch Tổng Hội Phật Giáo VN (GAVB) tại Trung Phần, và Thích Trí Quang "đã soạn thảo một danh sách sơ khỏi những người họ muốn thấy có mặt trong chính phủ nếu ông Diệm bị lật đổ, trong đó có cả Phan Khắc Sửu..." Mặc dầu Tướng Đỗ Mậu đã ra lệnh đốt bỏ tất cả các tờ khai của các cao tăng trong vụ Phật Giáo để phi tang và tự do viết phịa sử, người ta còn tìm thấy được một tờ khai của TT Thích Tâm Châu ở Bộ Nội Vụ, trong đó TT nói rõ người ngăn chận mọi cuộc hòa giải chính là Thích Thiện Minh.

Như vậy, người điều khiển kế hoạch của Phật Giáo lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm và chiếm chính quyền là Thích Thiện Minh chứ không phải Thích Trí Quang. Vì biết Thích Thiện Minh là người nguy hiểm nên dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, để ngăn chận các kế hoạch phá hoại của Thích Thiện Minh, ngày 25.2.1969, cơ quan an ninh đã lục soát Trung Tâm Phật Giáo Quảng Đức ở số 294 đường Công Lý, Saigon, nơi Thích Thiện Minh đang cư trú và hoạt động, tịch thu một số tài liệu và võ khí, và truy tố Thích Thiện Minh ra Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Vùng III, tuyên phạt 10 năm khổ sai và 5 năm cấm cố. Sau khi được ân xá, ông đã lập ngay Lực Lượng Hòa Giải Dân Tộc và giao cho Luật Sư Vũ Văn Mẫu làm Chủ Tịch để yểm trợ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Mặc dầu "có công với cách mạng", VC cũng tin rằng Thích Thiện Minh là thành phần nguy hiểm, nên tìm cách loại trừ:


Đêm 6.4.1977, công an lục soát chùa Ấn Quang, bắt ông và một số tăng sĩ khác. Đầu tiên ông bị giam ở công an, sau được đưa vào khám Chí Hòa, rồi chuyển ra trại Hàm Tân ở Bình Tuy và ông đã chết rủ tù tại đây vào ngày 17.10.1978, hưởng dương 57 tuổị Trong khi đó, TT Thích Trí Quang, tuy rất hung hăng con bọ xít, nhưng hữu dỏng vô mưu, nên cả chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa lẫn VC không nghĩ rằng phải loại ông, do đó ông vẫn còn tồn tại đến ngày hôm naỵ


4. Một cú chơi xỏ đau hơn hoạn

Sau khi khai thác TT Thích Trí Quang để lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm, ông đã bị CIA bỏ rơi vì tính ngông cuồng của ông. Ông lại trở thành con bài của VC để đánh bại Miền Nam. Nhưng sau khi chiếm xong Miền Nam, VC chẳng những không xài ông mà còn chơi ông một vố khá nặng:

Năm 1981, khi thành lập Giáo hội Phật Giáo Nhà Nước, VC đã dùng tên cán bộ tôn giáo vận Đổ Trung Hiếu để dánh lừa ông, giả vờ mời ông làm Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Giáo hội Phật Giáo Nhà Nước để ông không đứng về phe chống đối hay quậy phá. Ông tưởng thật, đã phập phồng chờ đợi... Nhưng trong đại hội Phật Giáo ngày 4.11.1981 tại Chùa Quán Sứ ở Hà Nội, người được bầu làn Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự (bù nhìn) không phải là ông mà là Hòa Thượng Thích Trí Thủ, nguyên Viện Trưởng Viện Hòa Đạo của GHPGVNTN! Sau khi bị chơi một vố đau hơn hoạn, ông còn bị mời ra khỏi Chùa Ấn Quang. Ông phải về cư ngụ tại Chùa Quảng Hương Già Lam của Hòa Thượng Trí Thủ. Chùa này ở số 498/11 Lê Quang Định, Gò Vấp, hiện do TT quốc doanh Thích Đức Chơn trụ trì.

Tuy bị đá đau, nhưng ông không bao giờ dám đưa ra một lời tuyên bố công khai nào chống lại sự đàn áp Phật Giáo của chính quyền như đa số các chư tằng trong ban lãnh đạo GHPGVNTN. Thỉnh thoảng có người quen đến thăm, ông chỉ thốt ra đôi lời bất mãn về chế độ mà thôị


* Người cầm tinh Thích Trí Quang

Vì ông Liên Thành xác quyết Hòa Thượng Thích Trí Quang là một đảng viên Đảng CSVN, nên chúng tôi thấy cần nói thêm một số hoạt động cho CS của Thích Trí Quang để giúp làm sáng tỏ vấn đề. Làng Diêm Diền (thường được gọi là làng Kẻ Nại) ở cách làng tôi chưa đến hai cây số. Tôi biết rất nhiều chuyện đã xẩy ra tại đây trước 1954, kể cả gia đình ông, nơi ông thọ giới sa di..., nhưng khi đọc "Tiểu truyện tự ghi" do chính ông viết nói về thời thơ ấu của ông, làng ông... và nhất là vụ trốn vào Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở đường Hàm Nghi, Saigon, tôi thất vọng vô cùng. Tôi không ngờ một Hòa Thượng mà có thể viết tự truyện một cách bố láo và khôi hài như vậy! Nói một cách vắn tắt, năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, cả 4 anh em ông là Phạm Quang, Phạm Minh, Phạm Chính và Phạm Đại đều đi theo Việt Minh. Phạm Chánh đi bộ đội có cấp bậc Trung Sĩ, chỉ huy một tiểu đội du kích của VC, đã bị Pháp bắn chết ở Đức Phổ, phía Tây thành phố Đồng Hới vào ngày 4.6.1947 khi mới 21 tuổị Phạm Minh làm giấy tờ văn phòng còn Phạm Đại làm y tá. Riêng Phạm Quang (trước gọi là Phạm Văn Bồng), tức Thích Trí Quang, giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc Quảng Bình. Ủy Ban này do Hòa Thượng Thích Quảng Độ, một đảng viên Đảng CSVN làm Chủ Ti.ch. Khi Pháp chiếm Đồng Hới, ông cũng bị bắt, nhưng nhờ sự bảo lãnh của một viên chức làm việc cho Pháp ở Huế, ông được trả tự do và trở vào Huế.

Sau khi Hiệp Đình Genève được ký kết vào ngày 20.7.1954, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ thành lập Phong Trào Hòa Bình để yểm trợ cho Việt Minh đòi quân đội Pháp rút khỏi miền Nam và tổ chức tổng tuyển cử.
Tại Huế, Thích Trí Quang đang giữ chức Hội Trưởng Hội VN Phật Học, đứng ra phát động phong trào này, nên đã thu hút được một số trí thức Phật Giáo thời đó tại Huế như Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Bác sĩ Thú Y Phạm Văn Huyến, Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng, ông Nguyễn Văn Đảng, Giáo Sư Tôn Thất Dương Ky....

Trước tình thế này, ngày 7.11.1954 chính phủ Ngô Đình Diệm đã ra lệnh bắt tất cả những người liên hệ đến Phong Trào Hòa Bình thân Cô.ng.

Vì Thích Trí Quang đang là Hội Trưởng Hội Phật Học ở Huế nên công an trình nội vụ cho ông Ngô Đình Cẩn giải quyết. Sau khi xem hồ sơ của Thích Trí Quang, ông Ngô Đình Cẩn thấy Thích Trí Quang là người đồng hương nên quyết định chiêu hồi cả nhóm nàỵ

Trước cái thế chẳng đặng đừng, TT Thích Trí Quang đã chấp nhận hợp tác và ông Cẩn đã dùng TT Trí Quang và nhóm của ông để nắm khối Phật Giáo ở Huế. Nhiều người đã ngăn cản ông Cẩn về chuyện này, nhưng ông tin rằng ông có thể nắm Thích Trí Quang dược. Nhóm của Thích Trí Quang đều được trọng dụng:


- Bác sĩ Lê Khắc Quyến được cử giữ chức Giám Đốc Bệnh Viện Trung Ương Huế và khi trường Đại Học Y Khoa Huế được thành lập, ông được cử giữ chức Khoa Trưởng của trường nàỵ

- Ông Nguyễn Văn Đảng thuộc ngạch Thừa Phái của Tây được chuyển qua ngạch Đốc Phủ Sứ và được bổ làm Tỉnh Trưởng Bình Định, sau đó ra làm Tổng Thư Ký Tòa Thị Chính Đà Nẵng từ năm 1955 đến năm 1962, rồi được đưa ra làm Tỉnh Trưởng tỉnh Thừa Thiên kiêm Thị Trưởng thành phố Huế.

- Nguyễn Cao Thăng được giao cho đứng tên sang lại hảng được phẩm OPV của Pháp và làm chủ hảng nàỵ Đây là một cơ sở kinh tài quan trọng của Đảng Cần Laọ

- Riêng Bác sĩ Thú Y Phạm Văn Huyến đã được Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cử làm Tổng Ủy Phụ Trách Đồng Bào Tỵ Nạn.

Ông Vĩnh Phúc, một người thân tín của Bác sĩ Trần Kim Tuyến, có kể lại: Nhân có đại hội Phật Giáo tại Tích Lan, Phật Giáo VN đã cử hai TT Thích Thiện Minh và Thích Trí Quang đi tham dư.. Vì hai vị sư này rất thân với ông Cẩn, nên ông Cẩn đã viết cho Bác sĩ Trần Kim Tuyến một tấm thiệp nhỏ, vỏn vẹn ghi mấy chữ: "Giới thiệu hai đồng chí TT Thích Trí Quang và TT Thích Thiện Minh." Điều này cho thấy hai TT này rất được ông Cẩn tin cậỵ

Tôi biết chắc trong hồ sơ tình báo của VNCH do Pháp để lại có ghi Đại Đức Thích Minh Châu và Võ Đình Cường (Huynh Trưởng Gia Đình Phật tử ở Huế - vừa qua đời ngày 6.3.2008 tại Saigon) đã gia nhập đảng CSVN năm 1943. Thích Minh Châu phụ trách về văn hóa và giáo dục, còn Võ Đình Cường trở thành Ủy Viên Dân Vận của Tỉnh Ủy Thừa Thiên. Nhưng tôi không tìm thấy một dấu vết nào cho thấy Thích Trí Quang có gia nhập đảng CSVN.

Năm 1955, qua một cuộc lục xét, đoàn công tác đặc biệt của Dương Văn Hiếu đã bắt được một cán bộ CS là Lê Thị Chanh (tên thật là Phan Thị Chanh), cháu của cụ Phan Bội Châụ Qua khai thác, đoàn đã bắt được gần như toàn bộ các thành viên của Tỉnh Ủy Thừa Thiên, trừ viên Bí Thư Tỉnh Ủy chạy thoát được. Nguyễn Văn Đạt, Phó Bí Thư, và Võ Đình Cường cũng bị bắt luôn. Nhưng Thích Trí Quang đã can thiệp nên ông Cẩn đã ra lệnh thả Võ Đình Cường rạ

Tôi đồng ý với ông Liên Thành, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Tình Ủy Thừa Thiên đã được tái lập và nấp dưới các cơ sở Phật Giáo ở Huế để hoạt đô.ng. Hoàng Kim Loan, người thay Nguyễn Văn Đạt làm Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Thừa Thiên đã nấp sau lưng Hòa Thượng Đôn Hậu để hoạt động và dùng Chùa Từ Đàm làm nơi liên lạc. Lúc đó chùa này do TT Thích Thiện Siêu trụ trì. Tuy nhiên, mọi kế hoạch vận động Phật Giáo do Khu Ủy Trị Thiên - Huế hay Tỉnh Ủy Thừa Thiên hoạch định đều được giao cho Võ Đình Cường thi hành.

Võ Đình Cường đã xử dụng Thích Trí Quang để gây ra các biến đô.ng. Võ Đình Cường đã bị bắt rất nhiều lần, nhưng lần nào cũng được Thích Trí Quang can thiệp xin thả rạ

Có thể nói, từ năm 1964 đến năm 1975, Võ Đình Cường là người "cầm tinh" Thích Trí Quang.

Chúng tôi nhớ lại, vào đầu tháng 4 năm 1975, khi Đà Nẵng vừa bị mất, nhóm Trần Kim Tuyến và Nguyễn Cao Kỳ đã họp với các nhóm khác tổ chức lật đổ Tổng Thống Thiệu và thành lập một chính phủ "ba thành phần". TT Thích Trí Quang đã đồng ý. Nhưng khi Võ Đình Cường đại diện Thích Trí Quang đến họp, đã đòi phải tuyên bố trung lập và Mỹ phải rút quân khỏi VN ngay, Ông Trần Kim tuyến nói Thầy Trí Quang đã đồng ý thành lập chính phủ "ba thành phần", Võ Đình Cường trả lời ngay: "Tôi là người quyết định chứ không phải Thích Trí Quang."

Chúng tôi tin rằng Đảng CSVN không bao giờ chấp nhận một người háu thắng, bốc đồng và vô kỷ luật như Hòa Thượng Trí Quang vào Đảng CS. Ông chỉ được CS xử dụng như một còn bài, xài xong thì bỏ. Chúng ta chỉ biết hiện nay có những tăng sĩ Phật Giáo cao cấp sau đây là đảng viên đảng CSVN, đó là Hòa Thượng Thích Thanh Tứ ở Hà Nội, Hòa Thương Thích Minh Châu và Hòa Thượng Thích Trí Quảng ở Saigon.


* Con tẩy đã bị lật lên

Sau 33 năm "chống cộng cứu Phật Giáo", nhóm Thân Hữu Nhà Lam thấy rằng con đường này chẳng những không tạo cho GHPGVNTN được một chỗ đứng nào ở VN mà còn làm cho giáo hội này ngày càng hao mòn đi, nên đã thay đổi chiến thuật: "Hợp tác" với Giáo hội Nhà Nước để dần dần xâm nhập vào các cơ quan lãnh đạo của giáo hội này, với hy vọng sau khi chế độ CS sụp đổ, sẽ thống lãnh Phật Giáo và tiến lên thống lãnh đất nước, thành lập một chính quyền Phật Giáo do họ điều khiển.

Nhận định này được thu gọn trong lời tuyên bố của Trần Quang Thuận, nguyên Vụ Trưởng Vụ Giao Tế của Giáo hội Ấn Quang, trong cuộc hội thảo về "Nhân Quyền Cho VN" tại tại thành phố Westminster vào chiều 8.1.1995. Trần Quang Thuận bảo có người từ VN mới về đã đưa ra một nhận định "rất độc đáo" như thế này:

"Cái hiểm họa mà Phật Giáo mắc phải trước đây và có thể cả sau này, thật sự không phải là CS mà là Thiên Chúa Giáọ Ông nói Phật Giáo với bản chất hiền lành như thế đó không làm sao có thể ngăn chận được cái sự xâm nhập của Thiên Chúa Giáọ Chỉ có CS làm được việc đó không mà thôị Như vậy đó, tại sao các ông lại chống chính quyền, chống CS ở bên đó. Chính CS đã tiếp tay cho các ông làm những chuyện như vậỵ"

Nhưng tham vọng của Nhóm Thân Hữu Già Lam khó thực hiện được vì các lý do sau đây:

Lý do thứ nhất: Khi con bài tẩy đã bị lật lên rồi thì không còn xài được nửạ Cả hai bên sẽ tìm cách khai thác: Trong khi Đảng CSVN tiếp đón nhóm này một cách niềm nở, trao cho một số chức vụ ở mặt nổi để chiêu dụ rồi dùng nhóm để làm biến mất dần GHPGVNTN, CIA lại tìm cách ngăn chận hay phá vỡ. Điều chắc chắn là nhóm Thân Hữu Già Lam không có khả năng để qua mặt được VC và CIẠ Họ sẽ bị biến thành công cụ của CS.

Lý do thứ hai: Tham vọng đưa ra quá lớn và phiêu lưu, nhóm Thân Hữu Già Lam không đủ uy tính và kinh nghiệm để thực hiện.

Lý do thứ ba: Kinh nghiệm lịch sử cho thấy không một chế độ nào, dù CS hay không CS, có thể chấp nhận chủ trương cửa Nhóm Thân Hữu Nhà Lam vì chủ trương này nếu được đem thực hiện chắc chắn sẽ gây ra những biến loạn như năm 1966 tại Miền Trung. Cuối cùng, chủ trương này sẽ bị các thế lực chính trị vô hiệu hóa bằng những biện pháp khác nhaụ

Trong bài "Buđhism and Politics", Hòa Thượng Sri Dhammananda có nhận định như sau:

"Khi tôn giáo bị sử dụng để thỏa mãn các ý đồ chính trị thì tôn giáo sẽ phải hi sinh các lý tưởng đạo đức cao quí của mình và trở nên bị hạ thấp giá trị do những nhu cầu chính trị trần tục."
(When religion is used to pander to political whims, it has to forego its high moral ideals and become debased by worldly political demands.)



Xuan xua Tet nay voi nhung tro choi dan gian co truyen


No comments:

Post a Comment